Thảo luận Các chùm gần âm trong chữ Hán

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi sannyas60, 12/5/20.

Moderators: amylee
  1. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Chào các bạn!
    Dạo gần đây, thấy nhu cầu học tiếng Nhật đang tăng cao.
    Mà cái khó nhất của tiếng Nhật là Kanji. Cái này nghe nhiều người bảo.
    Với mình thì nó chẳng khó chút nào. Phương pháp của mình là học chữ Hán theo các chùm gần âm.
    Các chữ này không đơn giản chỉ là gần âm không thôi, mà mỗi chữ trong chùm ấy lại có hình ảnh và ý nghĩa rất gần nhau.

    Vậy, mỗi ngày mình sẽ thử đưa ra một chùm, để các bạn cùng ngâm cứu nhé. Tôi không giỏi trong khoản viết văn, nên tôi sẽ làm thơ. (để không phải bận tâm đến những khúc nối rối rắm)

    Chùm 12/5/2020: 革 覇 羈(覊)
    Chữ 革 CÁCH tượng hình một bộ da bị lột rồi căng ra
    Trên là đầu, giữa là thân, dưới là đuôi và 2 chân banh 2 bên
    Nên chữ còn có nghĩa là tước bỏ như CÁCH CHỨC 「革職」
    Chữ 皮 và 革 đều có nghĩa là da, nhưng 皮 da sống còn 革 là da thuộc
    Từ da sống đến da thuộc phải trải qua nhiều công đoạn
    Như là bỏ thịt, cao lông, ngâm axit,...
    Vậy nên dẫn đến nghĩa thứ ba là chỉ sự đổi thay
    Như CÁCH MỆNH 「革命」, CẢI CÁCH 「改革」

    Chữ BÁ 覇. Tấm ra được căng da rộng thì hơn rất nhiều so với bản thân con vật(月).
    Như 覇業 BÁ NGHIỆP, 覇権 BÁ QUYỀN đều chỉ sự rộng lớn.

    Chữ KI 羈. Tấm dàm đầu(目) ngựa, thường làm bằng da vừa mềm vừa chắc.
    Mục đích là để ràng giữ những chú ngựa.

    upload_2020-5-12_20-48-2.png
     
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc Kanji mới viết Chữ BÁ là 覇 còn Hán tự viết là 霸
     
  3. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Hô phong hoán vũ, quả thật bá đạo.
    Cảm ơn bác.
     
  4. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Các bác nghĩ sao về chùm này :

    告 CÁO, báo cáo
    酷 KHỐC, khốc liệt
    浩 HẠO, mênh mông rộng lớn
    皓 HẠO, trắng sáng
    造 TẠO, chế tạo
     
  5. mist

    mist Lớp 3

    Cách học của bạn khá tương tự như cách của cô Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Dưới phần bình luận clip đa phần đều bảo không mấy hiệu quả, mình cũng thấy vậy. Thoạt nhìn có vẻ hay nhưng chữ càng phức tạp càng khó giải nghĩa theo cách đấy. 5 từ cáo, tạo,... ở trên hầu như chả có gì liên quan, nếu bạn có học bộ thủ sẽ thấy 5 chữ đấy thuộc 5 bộ khác nhau...
    Muốn nhớ mặt chữ cách hiệu quả nhất theo mình là đọc nhiều. Vừa học được từ vừa học được câu, cả các loại thành ngữ, từ lóng.
     
  6. Thái Phác

    Thái Phác Lớp 2

    Về cơ bản. Chiết tự hay hình tượng hóa chỉ là một cách để nhớ chữ. Sa đà quá thì cũng không phải hay. Đọc, viết, sử dụng thì mới mau hoàn thiện được, mình đồng ý với quan điểm này.
     
  7. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Cái mình nói ở trên, thực sự không phải do tự tưởng tượng mà là nguồn gốc lịch sử của chữ.
     
  8. ceon

    ceon Lớp 1

    Không phải chữ nào cũng giữ nguyên ý nghĩa từ lúc xa xưa, chẳng hạn như một số chữ 文, 正, 冬. Cố gắng giải thích các chữ này theo hình dạng, nguồn gốc lịch sử của nó sẽ không đúng với ý nghĩa đang dùng hiện nay.
     
  9. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Chinese, Japanese là 2 ngôn ngữ khó học đầu bảng. Nghĩ cách làm nó dễ học ngoài cách hack não thì ko có gì gọi là dễ học cả. Cách trên như clip Shaolan tính hack mà hack ko ổn bị chê nhiều rồi.

    Ngôn ngữ nói chung là âm đc ghi lại, muốn nghe nói thì cứ sống trong nó. Muốn viết đọc thì phải học như học tri thức mà tri thức thì tùy từng người khó dễ.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này