Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi 4DHN, 24/9/16.

  1. Derby

    Derby Lớp 7

    Cám ơn anh đã đưa tin này lên để mọi người cùng biết. Trong phần cmt của trang, em thấy có nhiều người cũng cùng một ý. Anh làm ơn chịu khó theo dõi, khi có cách, mỗi người chúng ta sẽ góp một tay.
     
    4DHN thích bài này.
  2. Derby

    Derby Lớp 7

    “Nô lệ tư tưởng” đối với những bộ óc rỗng, thật sự rất cần thiết, vì thiếu nó thì kẻ đó sẽ chẳng có gì để nói. Và việc lập lại những tư tưởng của người khác, cho người-lập-lại một màn sương để qua đó, có thể đánh giá sự hiểu biết và nhân cách của mình khác hơn cái giá trị thật sự của họ. Bạn nên thông cảm chút đi mà :D.
    Vì trong tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu. Sự khác biệt giữa một nền giáo dục tốt là nhằm tạo nên những công dân tốt cho xã hội, khác biệt xa với việc tạo nên những “ngu trung”, của một nền GD chưa được tốt. Quan trọng không kém là người được đào tạo bởi một nền GD tốt hiểu rất rõ rằng “họ không bao giờ có thể dựa vào luật pháp của nước họ là công dân để hiếp đáp người ngoại quốc” vì nếu là người làm sai, chắc chắn họ sẽ bị kết tội.

    Em có coi bài viết được bạn @quang3456 dẫn linh. Đó là câu chuyện của Vũ Lan, một du học sinh Việt tại Úc bị cặp vợ chồng Lê Vũ Hoàng và Lâm Nam Anh, cựu vô địch Olympia 2005, chiếm đoạt số tiền bond Lan Vũ đã đặt khi thuê nhà. Lê Hoàng Vũ và Lâm Nam Anh đã có những lời lẽ và hành vi rất đáng khinh.

    Lời lẽ (nói với Vũ Lan):
    • ” Em ngu thì em chịu, chứ du học sinh như em sang đây đi làm trái phép, ăn bám nước Úc thì dám kiện gì anh chị”.
    • "Bọn chị là người có quốc tịch ở Úc thì du học sinh như em dám làm gì? Giỏi thì kiện đi xem kiện nổi không hay là bị huỷ visa và mất thêm tiền?”
    • “Cứ kiện thoải mái, luật pháp úc sẽ bảo vệ những người citizen như anh chị, rồi em sẽ bị huỷ visa nếu như dám động đến anh chị”.
    Hành vi:
    • Gian trá với người thuê nhà
    • Xúi người thuê nhà nói láo với agent
    • Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật pháp của Úc của người thuê, đã hăm dọa, ức hiếp, lường gạt và vu cáo người đồng hương.
    Trái với một số nước khác, luật pháp Úc cho phép du học sinh đi làm 20 hr một tuần cho nên việc bạn Vũ đi làm không có gì là trái phép. Du học sinh đi làm để kiếm tiền trang trải sự sống, đồng thời cũng là góp phần vào sự phát triển của nước Úc (nếu không phải là cash-in-hand), không phải là “ăn bám”. Việc hạn chế số giờ là để bảo đảm du học sinh dành thời giờ cho việc học, để có thể hoàn tất tốt đẹp học trình. Cũng để tránh việc dhs sẽ vì quá ham mê kiếm tiền mà làm trái lại với điều đã khai trong visa xin nhập cảnh (đi học). Điều này cũng nhằm bảo vệ uy tín cho nhà trường.

    Luật này được làm ra vì trước kia, có rất nhiều người khai dối là xin đi học nhưng thực chất là đi làm để kiếm tiền mang về nước. Vì tuy phải đóng một số học phí khá cao so với giá trị tiền tệ của họ, chế độ lương ở Úc vẫn giúp người du học sinh có được một tài sản nhỏ để làm vốn khi trở về nước. Tuy vậy, chưa từng có tin Bộ Di Trú Úc gây phiền phức cho những du học sinh không theo quy định "20 giờ" này.

    Thái độ ỷ y vào quốc tịch Úc của mình là cái nhìn của những người chưa biết gì về luật pháp Úc (cho dù đã sống ở đây gần 10 năm), hoặc còn quá quen với luật pháp của nơi họ sống trước kia. Thí dụ, speeding là điều mà ít ai tránh khỏi khi lái xe, nhưng người dân thường có thể xin xóa án phạt dựa trên việc chưa từng (bị bắt quả tang) chạy quá tốc độ trong hai năm vừa qua. Còn các cấp chính quyền (từ Thủ tướng trở xuống) lại không được hưởng qui chế này. Cũng vậy, tuy có thái độ rất khoan hồng đối với những người vi phạm lần đầu, sở thuế Úc lại phạt nặng nhân viên của chính mình khi họ làm sai.

    Việc tòa án dân sự Victoria đã xử cặp Lê - Lâm hoặc phải bồi hoàn lại số tiền Au$476.18 cho bạn Vũ Lan ngay lập tức, hoặc trả lại toàn bộ số tiền Au$1200 bond và bắt đầu lại việc tố tụng ở một phiên tòa khác, đã chứng minh sự công bằng của luật pháp Úc.

    Nguyên văn: “Vì làm quá mất nhiều thời gian và thái độ không đúng mực nên toà đã quyết định bên anh Lê Vũ Hoàng đưa lại 1200$ bond ngay lập tức cho mình và có thắc mắc gì thì rời vào phiên toà khác.”

    Ngoài việc vẫn giữ nếp suy nghĩ và cung cách làm ăn bất hợp pháp cũ, có một số điều cho người đọc thấy cặp vợ chồng này không hề học được gì về cách suy nghĩ và ứng xử của một người Úc có trình độ ĐH:

    “Chị Nam Anh đã có hành vi bức xúc phi từ hàng ghế ngồi tham dự lên bàn người bị đơn là chồng chị Nam Anh- anh Lê Vũ Hoàng và cùng phiên dịch viên để quát tháo không tôn trọng toà án, chị vẫn cố tình muốn nuốt trọn nốt số tiền mà thẩm phán yêu cầu anh chị phải trả lại cho mình.”

    Có lẽ việc Lê-Lâm phải dùng tới thông dịch viên đã cho vị thẩm phán ý tưởng là chị Lâm không hiểu được cách hành xử trong phiên tòa, nên vị này đã không yêu cầu chị ta phải lập tức rời khỏi phòng xử (như vẫn thường làm).

    “Trong đơn “BẰNG CHỨNG” đưa ra toà, chị Lâm Nam Anh vẫn tiếp tục vu khống và bôi nhọ danh dự mình bằng việc nói rằng mình ở cùng với bạn trai mà trong khi chị ấy cũng biết bạn trai mình đang ở Việt Nam.”

    Việc đưa những chi tiết về đời sống cá nhân của bạn Vũ vào trong đơn đưa ra trước tòa chứng minh rất rõ ràng Lê-Lâm không có khả năng phân biệt chi tiết nào liên hệ trực tiếp đến vụ thưa kiện và chi tiết nào không. Luật pháp Úc xét xử dựa trên luật định, trên những bằng chứng xác thực, và án lệnh sẽ xét đến yếu tố bị can vi phạm lần đầu hay tái phạm. Những việc riêng của hai bên nguyên – bị được xem là “irrelevant”. Và không có một thẩm phán nào của Úc, có thể tuyên bố, “Chúng tôi không chỉ xử lý đúng pháp luật mà chắc chắn còn phải cân nhân nhắc đến yếu tố tình cảm. Một người vong ân, bội nghĩa thì không thể được pháp luật bảo vệ”, như bà thẩm phán Ái Mỹ Nhung của TAND Q. Cái Răng trong vụ thưa kiện đăng ở trang này: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lời tuyên bố của bà Ái Mỹ Nhung được dẫn ra nhằm nhấn mạnh đến sự khác biệt trong việc áp dụng luật pháp giữa hai nước Úc – Việt. Em không có ý bình phẩm việc xử án ở VN.

    Trong bài viết Vũ Lan có nhắc đến sự “nổi tiếng” của Lê – Lâm. Thì ra Vũ Lan không phải là nạn nhân Việt đầu tiên của cặp này. Điểm đáng buồn ở đây, ngoài cách ứng xử hèn hạ với người đồng hương của Lê – Lâm, còn là việc Vũ Lan đã không biết sử dụng những dịch vụ giúp đỡ du học sinh của nhà trường nên mới phải chịu uất ức một thời gian trước khi quyền lợi được bảo vệ trước tòa. Mỗi trường ĐH ở Úc đều có một ban đại điện HS, nơi hs có thể tìm kiếm sự giúp đỡ tích cực trong mọi mặt liên hệ đến việc học hay đời sống trong xã hội mới. Từ việc giải thích kỹ một đề bài, hay sửa chữa dùm lỗi chính tả và văn phạm trong bài viết, tới việc bảo vệ quyền lợi của du học sinh. Mong các cơ sở cố vấn về du học ở VN để ý và cố gắng trang bị cho chuẩn du học sinh VN những hiểu biết tối cần này.

    Post này được viết ra để làm sáng tỏ những chi tiết mà bạn @quang3456 đã cố tình làm ngơ hoặc không thể hiểu rõ trong bài viết của Vũ Lan mà bạn ta dẫn link. Như đã nói, xã hội nào cũng là một tập hợp của nhiều loại người: xấu, tốt và something in between. Hành vi thô bỉ của cặp Lê – Lâm không thể được coi là mẫu mực để dánh giá nhân cách những người có quốc tịch Úc lớn lên ở Việt Nam, hay những người đang hưởng nền GD VN hiện tại. Cũng thế, việc có một người Việt hồ đồ, háo thắng, nhào vào cuộc tranh luận trước khi hiểu rõ được hết ý trong bài viết (bằng tiếng Việt) của người khác, không làm em hiểu lầm rằng tất cả hay phần đông người Việt đều có trình độ nhận thức và tư cách kém cỏi như vậy :D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/10/16
  3. Derby

    Derby Lớp 7

    Chẳng lẽ bạn không biết rằng “Đường lên đỉnh Olympia là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông do VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, dưới sự tài trợ của công ty Hàn quốc LG? (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Có nghĩa là LG trả tiền học phí để cho ứng viên thắng giải đi du học cấp ĐH? Và những ứng viên thắng giải này đã học xong cấp Tiểu và Trung học ở VN? Vậy cặp vợ chồng Lê-Lâm là sản phẩm của nền giáo dục nào? Việc huấn luyện nhân cách cho một người, theo bạn, được bắt đầu ngay trong gia đình và nhà trường từ thuở ấu thơ hay chờ đến lúc đã trưởng thành?
     
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hôm qua mắt nhắm mắt mở đọc bài qua điện thoại nên cũng không đọc kỹ được bài bác ấy dẫn link và kiểm chứng thông tin qua google (tìm hiểu xem nguyên đơn và bị đơn là ai) tưởng bác @quang3456 ghi một bàn thắng đẹp, hóa ra bác ấy đã đá phản lưới nhà. Lần sau bác nhớ tìm hiểu thật kỹ nhé. Nếu muốn tìm ra một vụ chắc cũng không khó lắm, gợi ý bác là tìm các trang báo của Australia ấy, cố tìm chắc cũng ra được một vụ, chỉ có một chút khó khăn là nó không viết bằng tiếng Việt.

    Cảm ơn @Derby về bài phân tích rất chi tiết, rõ ràng, sáng sủa!
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/10/16
    baothoa and Derby like this.
  5. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Nói đến hệ quả của nền giáo dục thì bản thân mình đang chịu hệ quả trực tiếp của nó đây.

    Trong kinh doanh
    - Khi mình gửi hàng qua Australia nhằm đợt mấy người VN lợi dụng kênh vận chuyển để buôn bán ma túy từ VN qua Australia làm cho bên Australia cấm nhập tất cả thực phẩm nhập từ VN sang. Đợt đó mình khốn đốn vô cùng sau khi tìm hiểu mình mới biết được người VN ở Australia buôn bán ma túy rất nhiều.
    - Khi mình chạy quảng cáo cho sản phẩm của mình thì lại gặp trường hợp người VN mình cũng chạy quảng cáo nhưng chạy quảng cáo xong thì không trả tiền cho người bán quảng cáo (theo ngôn ngữ miền Bắc là chạy bùng) nên làm cho người bán quảng cáo xiết chặt, có khi ban không thương tiếc bất kì trang bán hàng nào.
    - Khi mình đọc thêm về thị trường ở US người Việt mình còn cảnh báo nhau là đừng bao giờ mua thực phẩm từ người VN và người TQ bởi vì ăn thực phẩm đó vô là chết.

    => Danh tiếng người VN cực kỳ xấu.

    Quay trở lại ngày xưa
    - Chúng mình được học câu chuyện Trạng Quỳnh ăn trộm mèo của vua một cách công khai và còn được người đời sau khen nữa cho nên mình làm sao trách nhiều người VN hiện nay coi chuyện đi ăn trộm đồ của người khác là chuyện bình thường? Họ được dạy như thế hay ít nhất là thầy cô giáo mình dạy mình như vậy.

    - Chúng mình được học câu chuyện Vua Hùng kén rể cho Mỵ Nương, nhìn qua thì công bằng nhưng cuối cùng lại không bình đẳng mà tôn chỉ của nước Việt mình là công bằng văn minh (mình được nghe ra rả trên TV như vầy), bởi vậy làm sao mình có thể mong chờ sự bình đẳng được tiến hành sớm?

    - Chúng mình được học câu chuyện cây tre trăm đốt, tấm cám... mình thấy trong câu chuyện nhân vật khi gặp khó khăn người ta đều chỉ biết ngồi khóc và nhờ cậy người khác giúp đỡ chứ không tự tìm cách để giải quyết vấn đề không làm mà cứ thích hưởng bởi vầy làm sao mình trách nhiều người Việt bây giờ cứ thích không làm gì cả mà giàu nhanh, có danh tiếng và không quan tâm đến những người xung quanh chứ đừng nói đến môi trường, đến Mẹ Thiên Nhiên nữa?

    - Còn rất nhiều câu chuyện khác nữa nhưng ngày xưa đi học hệ thống giáo dục này không cho phép chúng mình có cơ hội phản biện vì cãi thầy núi đè mà :D :D, giờ mình cũng khó khăn lắm để học và thực hành thói quen đó.

    Mình được sinh ra trong 1 hoàn cảnh như vầy, mình cũng biết xã hội mình đang sống nó như vầy nên mình cố gắng thay đổi bản thân mình để cơ hội đến mình đủ năng lực nắm lấy thách thức càng cao cơ hội càng lớn. Cũng giống như TVE-4U ngày nay là tập hợp của các hành động ăn trộm trí tuệ của người khác hehehe, mình không thay đổi được những hành động đó nhưng mình hoàn toàn có thể chọn lựa để biến những việc làm đó thành cơ hội cho nhiều người.

    Mình thấy hiện nay có nhiều người xung quanh họ còn yếu trong nhiều lĩnh vực nhưng họ không biết bản thân họ yếu trong các lĩnh vực đó nên họ không thay đổi, mình sợ nhất là những con người như vầy nên phải đợi đến lúc họ nhận ra thì họ mới có ý thức nâng cao năng lực bản thân.
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Các bạn à, tôi đã đọc bài đó và các bài khác nữa, cũng chẳng có ý định ghi bàn thắng gì ở đây nên cũng không phản biện làm gì. Mỗi người đọc với cái tâm khác nhau và cũng có thể là Thoại bất đồng cơ bán cú đa. Tham sân si thì theo tôi cũng không thể nói là tốt hay xấu, như con dao làm ta đứt tay thì chẳng phải con dao là xấu. Thôi thì ai thích thì cứ sân si đi, mà biết đâu chừng mình cũng sân si vậy...
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/10/16
    bookworm thích bài này.
  7. TWINNA

    TWINNA Lớp 1

    Mọi người ở đây thảo luận hòa nhã và bình tĩnh quá nhỉ, nhiều khi người khác viết ra những điều mà tôi không thể nào đọc hết nổi hoặc đọc xong rồi nổi xung lên nhưng các bạn vẫn đọc và xem xét rất kỹ càng, tôi không biết điều đó là tốt hay xấu nhưng cũng rất nể các bạn ở điểm này.
    Tôi cũng để ý thấy là trong môi trường hàn lâm này cũng xuất hiện kiểu tri thức giả tạo. Đặc điểm của kiểu này là thích dùng những từ hoa mỹ và khó hiểu để lòe thiên hạ nhưng mà thực ra bên trong nông cạn. Bởi những tri thức thực sự luôn muốn dùng những từ giản dị và bình dân nhất có thể.
     
    Derby and 4DHN like this.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tranh luận hòa nhã và nghiêm túc thì giá trị của sự tranh luận đó mới cao. Sự bình tĩnh và sáng suốt thì đương nhiên là tốt bạn ạ.
     
  9. Derby

    Derby Lớp 7

    Đúng là “Một trái táo thối làm hại cả thùng (táo)" (A rotten apple spoils the barrel). Bản thân mình cũng buồn khi thấy người Việt trong nước, chỉ vì bắt chước những trò gian xảo của Tàu cộng, mà đã làm mất một mối lợi kinh tế dài lâu là thị trường tiêu thụ hàng Việt ở nước ngoài.
    Việc người Việt ở US, Úc hay Canada cảnh báo nhau về thực phẩm làm trong nước đến từ sự hiểu biết là VN chưa có một hệ thống thẩm định mức độ an toàn của thực phẩm như những quốc gia khác. Hiện nay, ngay cả nước mắm là sản phẩm đặc trưng của VN cũng đã dần dần chuyển sang cho Thailand :(. Chỉ mong sau này sẽ có những thay đổi hợp lý để giảm thiểu sự mất mát này.
    Mình không biết hết những câu chuyện bạn kể ra nhưng cạn nghĩ, có lẽ chúng cũng giống như “Snow White and the seven dwarfs” hoặc “Sleeping Beauty”, v.v. Và mục đích của những truyện này, có lẽ, chỉ để dạy chúng ta nguyên tắc “Thiện tốt, ác xấu” vào lúc chúng ta còn quá nhỏ để có thể hiểu những điều rắc rối hơn. Mình nhớ đã rất có cảm tình với Đức Phật (ông Bụt) chỉ vì ngài đã giúp đỡ người hiền lành là cô Tấm :D. Thời chúng ta đang sống quá khác biệt với thời của ông bà chúng ta nên mức thang giá trị cũng đang thay đổi theo. Vì vậy, mà các nàng Snow White, Cinderella mới trong những Disneyland films sau này cũng tận lực tranh đấu cho hạnh phúc của mình, thay vì chờ các Hoàng Tử đến cứu :D.

    Nói đến ảnh hưởng của sách đọc mới nhớ những cuốn truyện nổi tiếng của chị em nhà Brontës. Mình đọc cả “Jane Eyre” và “Wuthering Heights” vào năm 11, 12 gì đó. Cực ghét nhân vật nam nữ chính của “Wuthering Heights” đến nỗi đọc cho lẹ để biết đoạn kết rồi thôi, trong khi vẫn đọc lại “Jane Eyre” những năm sau đó. Có lẽ hạt giống lương thiện được ươm mầm từ những truyện Snow White, Cinderella đã khiến mình không chịu được sự tàn ác của Heathcliff, hay sự ích kỷ của Catherine, mà lại rất yêu mến trái tim biết nghĩ đến người khác của Jane? Vậy thì những truyện như “Tấm Cám” cũng có tác dụng tốt của nó, phải không?
    Nói như vậy có hơi quá đáng không? Mình không phủ nhận là việc làm của tve-4u không được sự hoan nghinh (lắm) của các nhà xuất bản, tác giả hay dịch giả :D. Nhưng BQT cũng đã cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng tác hại của việc chia sẻ sách free trên diễn đàn đối với lợi nhuận của những người có thẩm quyền. Vì thế, mới có cái hạn 2 năm. Và đúng như bạn nói, tve-4u đã giúp đỡ rất nhiều người có nhu cầu đọc, đồng thời cung cấp một sân chơi lành mạnh cho những bạn năng động khác với đam mê làm và chia sẻ ebooks.

    Đúng là con người không thể thay đổi hoàn cảnh mình được sinh ra, chỉ có thể vì phúc lợi của chính mình và người khác, mà cải thiện năng lực bản thân. Biết mình đang ở trong đêm dài là bước đầu trên hành trình tìm ánh ban mai! cute_smiley20 cute_smiley26
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/10/16
    deathshine and 4DHN like this.
  10. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Ừ, buồn lắm Bạn à, khi đâu cũng được mang danh tiếng là người Việt mình ăn trộm, mình xấu hỗ lắm, người ta cứ nghĩ ra nước ngoài người ta hành động như vầy là không ai biết nhưng họ không biết hệ quả để lại là hình ảnh người Việt bị đánh đồng xấu hết.

    Mình chưa bao giờ hy vọng những thay đổi hợp lý đó đến từ hệ thống quản lý nhà nước mà mình sẽ thay đổi trước, mình tin cũng có nhiều bạn VN đang trăn trở như mình, chúng mình sẽ cùng thay đổi để hình ảnh người VN tốt hơn.

    Snow White hay Cinderlla hợp với Hoàng Tử vì bản thân họ đã là công chúa Bạn à, mình chưa bàn về chuyện họ làm gì hay không làm gì nhưng mình biết họ cùng giai cấp với nhau, họ sinh ra để dành cho nhau. Cinderlla hay Snow White cũng phải trả giá cho hành động của mình đó thôi.

    Còn mình ghét truyện Tấm Cám, trong mắt mình Cám mới là kẻ đáng thương nhất, còn kẻ độc ác nhất là Tấm, bởi không ai độc ác hơn người lấy xác con gái làm mắm rồi gửi về cho mẹ đẻ người đó ăn được hihi.
    Dù mình có quay lại lịch sử để thông cảm cho con người thời đó mình cũng không chấp nhận được kiểu vầy.
    Với mình thì có hàng trăm lựa chọn những truyện tương tự để học làm người mà không cần chọn lựa truyện Tấm Cám bởi hành động giết người quá dã man hehehe.
    Còn Bụt trong truyện với mình chính là những cơ hội trong cuộc sống.

    Hahha, mình cũng có đọc 2 truyện đó, tâm sự của Bạn làm cho mình nhớ tới truyện Con Hủi mình từng đọc, hồi đó mình vừa đọc vừa la nhân vật chính quá chừng chừng luôn nhưng lớn lên rồi mình mới biết mình nông cạn bởi vì người phụ nữ thời đó họ phải cư xử như vầy, hành động như vầy mới đúng chứ đâu thể hành động như những cô gái hiện đại thời nay?

    Hì hì bởi vầy mình sẽ cố gắng làm sao để cả 2 bên đều hoan nghênh :P
     
    Derby thích bài này.
  11. Derby

    Derby Lớp 7

    Có phải chúng ta đang nói về cùng một truyện Tấm Cám? Tấm Cám mình được nghe kể trong lớp học tiếng Việt hồi nhỏ không có chi tiết kinh dị này. Truyện chấm hết khi cô Tấm được ông Bụt hiện ra an ủi và giúp đỡ. Nếu quả thật cái original story mà có cảnh hãi hùng đó thì, ông bà chúng ta muốn gởi cái msg gì cho con cháu đây hả trời? (Thật ra thì chỉ có ông, vì thời xa xưa các bà đâu được phép có ý kiến ý cò gì? :D)
     
    deathshine thích bài này.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Còn có chi tiết con quạ kêu:
    Ngon ngỏn ngòn ngon,
    Có còn xin miếng.
    Chắc chi tiết kinh dị đó đã bị "kiểm duyệt" rồi.

    À, trên wikipedia Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link này.
     
    deathshine thích bài này.
  13. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Hồi đó còn có bài thơ có câu thơ
    "Cô giáo em hiền như cô Tấm
    Giọng cô đầm ấm như lời mẹ ru"
    Mình mà không chấp nhận cô Tấm hiền thì khỏi lên lớp nhé! Cũng may còn nhỏ nhưng mình hiểu sống mới quan trọng, chết hay hi sinh anh dũng là ngốc bởi chết là hết, còn thay đổi gì nữa nên mình cứ lờ đờ cho qua, không phản kháng để hôm nay còn được ngồi đây mà bàn luận với Bạn cùng mọi người đó kakka.

    Ngoài ra mình cũng không chấp nhận giọng điệu của 1 hoàng hậu của 1 nước mà nói vầy:
    "Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tao vạch mặt ra"
    Hoàng hậu của 1 nước có ai lại đi tự giặt áo quần không nhỉ? Mà có thì ngôn ngữ cũng không thường như vầy hén?
    Theo mình đây là 1 câu chuyện của 1 tầng lớp chưa hiểu về môi trường sống của vua chúa mà cứ mong ước được sống trong môi trường đó nên mới soạn ra câu chuyện thiếu tính thực tế như vầy.

    Muốn sánh cùng hoàng tử thì ít nhất cũng phải luyện cho mình có khí chất, hành động, ngôn ngữ, giao tiếp, suy nghĩ... như công chúa trước cái đã chứ?

    Mà còn nhiều điều mình được học thiếu thực tế lắm, nếu mang ra phản biện thì cả ngày không hết.
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Gọi là vua cho oai thôi. Có lẽ chỉ là một tù trưởng. Chi tiết kinh dị cuối truyện chưa chắc đã vô lý. Chắc cũng ít người ngờ rằng văn hóa và xã hội Việt thuần khá mông muội, sau này mới du nhập văn hóa Tung Của trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Đây là 1 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội. Đọc kỹ cuối bài viết xem trên mặt cái thạp đồng có cái gì. Hồi nhỏ đi thăm bảo tàng này cũng thấy điều đó.
     
  15. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Nếu đúng là tù trưởng thì cũng phải nói rõ như vầy Anh ạ, 1 nửa sự thật đã không còn là sự thật nữa, như vầy ngay cả người biên soạn ra câu chuyện cho chúng ta học đã cẩu thả hoặc không trung thực ngay từ đầu rồi, sự không trung thực đó dẫn đến nhiều hệ quả sau này.
    Nó cũng sẽ góp phần làm người học thiếu trung thực theo.
     
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nên nhớ truyện cổ tích là thuộc văn học dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác, cho nên sẽ bị sai lạc so với nguyên bản. Vì là truyền miệng, cho nên người kể sẽ thêm hoặc bót, hoặc sửa theo ý mình. Đấy, khi truyền ra hải ngoại cô Tấm của chúng ta đã hiền hơn hẳn. :P

    Đừng trách người làm ra cuốn sách mà chúng ta đọc, họ cũng chỉ ghi lại theo lời người ta kể thôi. Cái không hay là: học trò không được tự ý có ý kiến theo quan điểm riêng, mà bắt buộc phải theo ý kiến đã được soạn sẵn.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tại sao lại nói văn hóa và xã hội Việt thuần khá mông muội? Đây là cách nhận định của người Trung Quốc về các nền văn hóa khác biệt với họ. Hình tượng trên nắp thạp đồng và trên mặt trống đồng là thể hiện tín ngưỡng và văn hóa phồn thực của người xưa.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    OK. Tôi đồng ý sửa từ "mông muội" thành từ "lạc hậu".

    Văn hóa phồn thực phải chăng là thế này:

    Bao tang dan toc hoc.jpg

    f708ba.jpg
    Hình trên là chụp ở Bảo tàng dân tộc học ở đường Nguyễn Văn Huyên - Q. Cầu Giấy - Hà Nội. Hình dưới là người Pháp chụp từ xưa.

    Còn có cái nhà mồ nữa, cũng rất phồn thực. Tôi xin phép không đưa hình lên đây, ai muốn xem thì google hoặc đến tận nơi. Văn hóa đó có "lạc hậu" không nhỉ? Bởi vì văn hóa gốc của người Việt đã hầu như mất, nên tôi đành phải mượn tạm văn hóa của các dân tộc lân cận dân tộc Việt.
     
  19. NQK

    NQK Lớp 10

    Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe các bác cãi nhau lạc đề về chủ đề "cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC".
     
    mr.buiduytung thích bài này.
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói lạc hậu cũng là theo 1 cách nhìn nào đó thôi.
    Văn hóa phồn thực có thể thấy trong hình này

    [​IMG]

    Biểu tượng Yoni dễ nhận ra còn biểu tượng linga đã được cách điệu thành cánh sao. Cũng tiến bộ đấy chứ.
    Và trong hình tượng bánh chưng, bánh dày cổ nữa (trong văn hóa Việt cổ bánh chưng mới là tượng trời).
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/16

Chia sẻ trang này