Thảo luận Chọn lọc sách "khai dân trí" mang tư tưởng tự do

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Sách triết học kinh điển, 6/6/18.

Moderators: Cát Cát
  1. “ Đạo học lớn cốt để biết phát huy đức sáng đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt tới mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lí, giải quyết công việc được thỏa đáng.

    "Một cây, cái gốc đã mục nát rồi, mà cái ngọn còn tốt tươi là điều không thể có. Xem nhẹ cái căn bản đáng xem trọng, coi trọng cái chi tiết vốn là thứ yếu, xưa nay chưa từng có bao giờ” ( Khổng Tử, Thánh kinh- Đại học).

    Bởi vậy, cần thiết tuyển chọn ra những cuốn sách giá trị cho các bạn trẻ yêu mến cái “đạo học lớn” và thực tâm yêu nước, mong mỏi đất nước thay đổi để phát triển. “ Bởi lẽ tuổi trẻ là thời kì hạnh phúc nhất của cuộc đời, khi con người không bị giam cầm trong các hệ thống mục đích hạn chế, các mục đích được đặt ra bởi các nhu cầu bên ngoài”.

    Đối với các bạn, ai mà cho rằng các cuốn sách này quá cao siêu thì xin trích dẫn lời khuyên sau “ Hiện tại thì tôi chỉ có thể đề nghị các bạn hãy mang theo bên mình niềm tin đối với khoa học, niềm tin vào lí tính, niềm tin vào chính bản thân mình.” (Hegel)

    Đối với những người khác cho rằng các cuốn sách này hoặc là vô bổ, thậm chí, nhận thức khoa học là vô nghĩa, thì cần đáp lại rằng

    “Bản chất tiềm ẩn của vũ trụ không có sức mạnh tại thân để chống đỡ lại sự dũng mãnh của nhận thức, bản chất đó, sự phong phú và các chiều sâu của nó phải được mở ra trước nhận thức và đem lại sự thỏa mãn cho nhận thức”

    Cuối cùng, đối với ai cũng cho rằng những cuốn sách này vô bổ nhưng là do sự lạc hậu với sự phát triển khoa học và nền văn minh hiện tại , mà ở đó các bạn đang là những cây đại thụ đầu nghành đầy quyền uy, thì xin đáp, một sự thấu hiểu về những tri thức căn bản này sẽ dẫn đến một thế hệ mới đập tan những bảng giá trị của các vị và thậm chí bảng giá trị của những người thầy vĩ đại của các vị cũng bị tan tành. Những người này còn đáng chê trách hơn trong khi đáng nhẽ phải là những người tiên phong xây dựng nền học thuật nước nhà thì lại cố bám giữ lợi ích thiển cận của mình, không chịu thừa nhận phải xây dựng một nền móng vững chắc mà muốn tạo lâu đài cát trong lĩnh vực khoa học của riêng mình.

    Do cấp bách, xin để tạm danh mục mà tôi đã lập ra từ lâu còn nhiều thiếu sót, sự chỉnh sửa và hoàn thiện sẽ đến khi một vài gương mặt đại diện thế hệ ưu tú của đất nước tiếp sức cho việc này, đáng chờ đợi lắm chứ !.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/22
  2. IronMan

    IronMan Lớp 5

    Mang tư tưởng tự do là bị mấy bạn ở diễn đàn chửi "đu càng" "3 que" đó bạn ;)
     
  3. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Ba que đu càng chỉ có gắn với ô nhục và bám đuôi thôi. Ba que đu càng chưa bao giờ biết đến tự do. Chúng ăn bám vào đồng đô la bố thí, người Mỹ bảo sao nghe vậy bảo bắn người dân miền Nam thì chúng bắn giết, bảo bỏ Hoàng Sa cho TQ thì chúng bỏ chạy, bảo ném bom thảm sát miền Bắc thì chúng kêu gào ủng hộ, bảo đảo chính cắn xé lẫn nhau thì chúng cắn xé lẫn nhau. Chúng là cái đuôi chỉ biết vẫy đuôi theo thôi. Cả đời chỉ biết cúi đầu thì bao giờ biết đến
    " Không có gì quý hơn độc lập tự do". Tự do đây mới là tự do chân chính tự do quyết định vận mệnh dân tộc mình,tự do đứng trên đôi chân chứ không có thứ tự do bước đi bằng hai đầu gối.

    P/S: Vui lòng không bàn luận chính trị trên diễn đàn.
     
    Last edited by a moderator: 7/6/18
  4. IronMan

    IronMan Lớp 5

    Bác trên nói như đài nhỉ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/18
  5. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Đừng lạm dụng những từ ngữ quá lớn lao.Từ "Khai trí" e rằng vượt quá tầm của chúng ta.Một vài cuốn sách không thể giúp ai khai trí được cả, việc tìm kiếm kiến thức là con đường của mỗi người, trên con đường đó mỗi người lựa chọn một hành trang riêng.
    1.Cái gốc của con người là Đức: cái gốc của Đức là Hiếu.Hiện nay ích kỷ lên ngôi đạo hiếu mất nhiều.
    2. Là đến sức khỏe: thể dục thể thao sinh hoạt lành mạnh.
    3. Là trí tuệ:
    - Đầu tiên là chuyên môn: Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Bồi dưỡng chuyên môn càng sâu càng có cuộc sống dễ dàng. Mọi than vãn đều xuất phát từ chuyên môn yếu kém mà ra.
    - Tiếp đến là ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện giúp chúng ta tiếp cận với kho tàng kiến thức. Ai cũng cần biết qua một ít ngôn ngữ. Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp hay bất kì tiếng gì miễn là phục vụ công việc và giúp ích cuộc sống.
    Xong ba điều trên mới là coi như có nền tảng. Sau đó muốn cần sách gì đó là sở thích của mỗi người.
    Đọc sách giúp chúng ta có thêm kiến thức, hội nhóm giúp chúng ta thêm bạn bè, không ai có thể giúp ai khai trí cả, chúng ta chỉ có thể chia sẻ với nhau thôi.
    Cuộc sống cần thực tế sách triết học lại quá xa xôi. Nước xa không cứu được lửa gần. Triết học rất cần nhưng không phải là thứ cần gấp hiện nay cần phải có căn bản trước đã, gia đình có no ấm thì xã hội mới phát triển được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/6/18
  6. Xin trình bày rõ ở đây, mình chỉ quan tâm đến mặt học thuật mà thôi, khi giới thiệu những cuốn sách này, ngoài triết học ra còn có cả sách kinh tế, xã hội học và luật học, đều thuộc chuyên nghành đào tạo của mình. Bởi vậy tư do ở đây là tự do học thuật, đối tượng nhắm đến là các sinh viên nghành xã hội, dĩ nhiên ai hứng thú thì có thể tham khảo.

    Vậy, nếu chỉ vì có chữ tự do trên tiêu đề mà phật ý các bạn, thì sẽ xóa đi ngay, nhưng quan trọng là nội dung kia.Về phần nội dung, mình xin thảo luận với dung lượng dài hơn.

    Mục đích của sách là khai mở trí tuệ, kiến thức mới. Chặng đường nghìn dặm bắt đầu bằng bước đi đầu tiên chứ không phải kết thúc ở bước đi đầu tiên, nên mình không có ý bảo mấy cuốn sách là đã đủ để “khai trí” mà chỉ là bước đầu thôi- có lẽ không nên dùng “khai dân trí” khiến các bạn cảm thấy mình đang kích động “dân” chăng?

    Tiếp đó, bài viết của mình có ý khẳng định giá trị của các cuốn sách được chọn cao hơn các cuốn khác, khác với ý kiến “ mỗi người có cách đọc riêng, không sách nào hơn sách nào cả”. Mình vẫn xin giữ ý kiến, các cuốn sách này có giá trị hơn, và thực ra đấy là ý kiến của mình trong nhiều ý kiến khác nhau.

    Về việc theo ý bạn, cái gốc của con người là hiếu, không biết nên hiểu thế nào ( có hiếu với cha mẹ, thầy cô chăng?) , nhưng nếu đúng ra phải là đạo. Tất nhiên chỉ là ngôn từ, nếu bạn đã hiểu đúng ý thì cũng không vấn đề gì. Còn về hiện trạng “ích kỉ lên ngôi” thì có vẻ quá rộng, ít nhiều mang “tính chính trị”, mình chỉ muốn thúc đẩy mặt học thuật thôi.

    Tiếp đến, từ cái gốc là “ Hiếu” bạn chuyển sang cái cần thiết tiếp theo là “sức khỏe”, dĩ nhiên, không có sức khỏe thì việc học tập, nghiên cứu bị ảnh hưởng. Phải có hiểu biết thì mới đảm bảo sức khỏe ổn định được.

    Có lẽ, cái gốc duy nhất bạn phải nói đến là tri thức, cả hai cái trên xuất phát từ đây cả. Bạn phân chia ra, thứ nhất là kiến thức chuyên môn, thì chính xác là vì mình học nghành xã hội nên những cuốn sách trên thuộc đúng chuyên môn của mình (làm việc trong lĩnh vực tư tưởng). Có thể chuyên môn của bạn thuộc nghành kĩ thuật, điều đó cũng không làm cho bản chất thay đổi gì.

    Thứ hai, ngôn ngữ, đúng như bạn nói, là phương tiện phục vụ cho việc trau dồi kiến thức chuyên môn.

    Còn về việc bạn phê phán triết học là nước xa không cứu được lửa gần, thì lại nhắc lại ý ở trên, việc nghiên cứu triết học không phải là mục đích tối hậu, nhưng là bước đi khởi đầu, mình cho rằng nếu không học cái căn bản, nguyên lí thì sẽ không hiểu biết sâu rộng, chỉ được bề nổi thôi. Nếu bạn ở trong tình cảnh “lửa gần kề” rồi thì tất nhiên bạn phải tìm cách nhanh nhất để khắc phục, còn các bạn trẻ, các bạn sinh viên nào mà vẫn còn đủ thì giờ thì phải cố công có một hiểu biết vững chắc, lâu bền đó là điều đáng ao ước của mỗi chúng ta.
    Ý cuối cùng, bạn khẳng định “cái căn bản là gia đình no ấm”, vậy thì lại quay về với cái gốc là tri thức chuyên môn rồi, vì theo bạn, chuyên môn sâu, cuộc sống dễ dàng.

    Tóm lại, nên hiểu ý bạn rằng cái căn bản phải làm kinh tế để sống cái đã, còn phương tiện là trau dồi tri thức, cách thức trau dồi ra sao thì tùy người. Ý mình thì cũng khá tương đồng, nhưng cách thức của mình là đọc những cuốn sách như trên trước rồi mới tiến dần đến các cuốn hiện đại( bồi dưỡng chuyên môn của người thuộc nghành xã hội ). Ý này của mình đã nói ngay từ lúc mở topic, có lẽ bạn chưa đọc kĩ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/6/18
  7. Mình không đồng tình với lý luận của bạn, nhưng mình ủng hộ việc bạn nói ra điều đó, vì ai mà chẳng có suy nghĩ riêng của mình.
    Chỉ có điều hơi lạ là phía trên bạn làm một bài dài đầy tính chuyên chính, đến phía dưới bạn Tái Bút: không bàn luận chính trị. Cứ như thể chỉ những chính kiến của bạn (và những người giống như bạn) mới được phép nói ra.
    Còn những ý kiến khác thì sao?!
     
  8. Xin lỗi nha. Mạng chập chờn nên nó nhảy nhảy tùm lum
     
    Mei Haso thích bài này.
  9. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    Đoạn PS là của các Moderator nhắc nhở đấy.
     
  10. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Cảm ơn bác đã mất công trả lời chi tiết.
    Nhưng ý của tôi là việc mong muốn đưa triết học vào đời sống để nâng cao nhận thức của bác là ý tưởng tốt nhưng gặp nhiều trở ngại lớn do thời điểm áp dụng là còn quá sớm, và thiếu điều kiện vật chất để hỗ trợ.
    Nếu bác chỉ là xây dựng hệ thống kho tư liệu cho người nghiên cứu triết học ở VN thì tất nhiên không vấn đề gì, lúc đó sẽ bàn đến cần xây dựng và phân loại hệ thống , cũng như đưa thêm các bài giảng phân tích, làm mới các tư tưởng triết học sao cho phù hợp với yêu cầu hiện đại.
    Tuy nhiên cái tôi muốn đề cập là nếu bác có mong ước đưa nó đến rộng rãi hơn,ở đây tôi cụ thể nói đến là bộ phận người trẻ từ cấp 2, 3 đến khi bắt đầu vào đại học hay đi học nghề thì rất khó. Bộ phận này cần 3 điểm mà tôi nêu trên và chưa thể cũng như không muốn tiếp cận các sách học thuật triết học:
    1. Là do chưa có đủ kiến thức cũng như nhận thức đủ rộng để tiếp cận.
    2. Là do yêu cầu sớm có công việc để phát triển kinh tế
    3. Do hệ thống triết học chưa được cải tiến để hướng đến đối tượng này.
    Nhưng đây cũng là đối tượng dễ bị các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến nhất.Vì vậy tôi đưa ra quan điểm là hướng đến đối tượng này cần sách nằm trong 3 nội dung đã nêu ở bài 1.Vừa cung cấp đủ hiểu biết để không bị thông tin xấu ảnh hưởng, vừa không quá phức tạp có hiệu quả tức thì giúp nâng cao chất lượng sống.
    VD như chỉ cần học nghề 6 tháng - 1 năm một học sinh cấp 3 sau khi tốt nghiệp đã có thể tìm được công việc đủ nuôi bản thân. Hay học tiếng Anh, tiếng Trung cũng đã có thể xin việc kiếm sống.
    Sau khi đã có cuộc sống ổn định thì lúc đó mới có thể hướng đến những sách cao hơn, giúp thay đổi nhân sinh quan.Tôi không đánh giá thấp triết học mà vấn đề của triết học là khó phổ biến rộng, cũng như cần rất nhiều điều kiện nền tảng từ chất lượng cuộc sống mới có thể dễ dàng áp dụng chỉ ít là ở điều kiện VN hiện nay. Dù sao nước ta vẫn là nước thu nhập TB thấp, khoa học kĩ thuật, kinh tế còn nhiều mặt kém phát triển nên trước hết cần xây dựng cơ sở vật chất.
    Mong muốn của bác có thể thực hiện được nhưng là 10, 20 năm nữa. Ai cũng mong khi đó VN đã là một nước phát triển lúc đó triết học có thể đến với nhiều người hơn.
     
    NgTienDung thích bài này.
  11. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Đây không phải là lý luận. Tôi chỉ kể lại sự thật thôi.
    Trong 5 điều tôi đã nêu, bác thấy điều nào là sai và không có thật thì hãy chỉ rõ.
    Quan điểm có thể khác nhau nhưng sự thật chỉ có một.
    Ghi chú:
    Phần chữ xanh là lời nhắn của BQT, không phải của thành viên viết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/18
  12. Touch Me

    Touch Me Lớp 1

    Tiện đây, xin phép chủ topic cho mình nói một điều không liên quan đến topic này, có gì mong lượng thứ!

    Dành cho ai không biết là diễn đàn ta có một chức năng rất dữ là "ignore" những nick mà ta không muốn thấy comments của họ. Chỉ cần bấm vào tên nick đó, nó hiện ra cái một cái bảng và bấm vào "Thêm vào danh sách đen" là xong xuôi ạ!

    Con người, đặc biệt là người đọc sách, sẽ tự cảm nhận được đâu là đúng, đâu là sai. Không cần phải định hướng!
    upload_2018-6-8_15-11-22.png
     
  13. 1. Xin lỗi bạn vì mình không biết phần P/S màu lục không phải là ý kiến của bạn. (Cứ nghĩ tái bút nghĩ là thêm vào phần viết phía trên, không ngờ tái bút ở đây nghĩa là BQT viết. Nhưng mình không biện hộ đâu nhé, sai là sai.)
    2. Mình bảo lưu "sự thật" của bạn.
    3. Vì nội quy của diễn đàn là miễn chính trị, nên mình sẽ không chỉ rõ thêm điều gì. Mặc dù chúng ta có thể chỉ đang nói về lịch sử.
    4. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: Con người, đặc biệt là người đọc sách, sẽ tự cảm nhận được đâu là đúng, đâu là sai. Không cần phải định hướng! Đồng ý hoàn toàn.
     
  14. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Đúng vậy. Đọc sách mà không biết đúng sai thì đúng là đọc đến bạc đầu cũng chỉ là bỏ đi.
    Sự thật chỉ có một. Trốn tránh hay không nó vẫn ở đó.Biết đúng sai mà cố tình đánh bùn sang ao thì không cần phải nói thêm nữa.Chúng ta đều tự hiểu được là gì rồi.
    Bác hãy tìm bài viết trong mục truyện tranh của tôi sẽ tìm thấy địa chỉ liên lạc. Bác có thể inbox trực tiếp sự thật của bác cho tôi và những người khác tham khảo ( tất nhiên là nếu bác muốn còn nếu bác không muốn thì không cần comment thêm mục này loãng vì những người không đâu vào rồi.)
    Dù sao trọng tâm của mục này tôi đang muốn bàn với chủ bài viết về vấn đề khác và đang chờ ý kiến phản hồi.
    Ai có ý kiến riêng vui lòng inbox.
    Bác @Sách triết học kinh điển cũng inbox cho tôi nếu bác có thời gian và muốn trao đổi tiếp như vậy dễ hơn.Cám ơn trước và xin lỗi làm loãng chủ đề này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/18
    NgTienDung thích bài này.
  15. Mình xin tiếp tục trả lời bạn như sau

    Bạn cho rằng hoàn cảnh đất nước, tức hoàn cảnh phổ biến của xã hội chưa thể nào tiếp nhận những loại sách theo bạn là “ quá cao siêu” này. Vậy nên ý chí, mong muốn chủ quan của mình trở nên lạc lõng.

    Như vậy, ở đây phải bàn về những “ lực lượng sản xuất “ của xã hội hiện giờ ra sao, như vậy là có thể phải đi sâu vào chính trị. Vậy nên, mình chỉ nói ngắn như sau: thời đại hiện giờ đánh dấu sự phát triển của sản xuất thương mại trong nền kinh tế thị trường và đại diện là tầng lớp dân doanh. Những tư tưởng triết học đã nảy sinh ra một cách tự nhiên trong những tầng lớp này, tức bên ngoài, bên cạnh đống sách triết học, chỉ khi họ bắt đầu ý thức về việc này, họ sẽ coi những cuốn sách này như là do chính họ viết ra vậy, là máu của máu họ, là da của da họ, và tiếp đó thế hệ con cháu của họ sẽ bắt đầu một cách thuần túy từ những tư tưởng triết học của cha anh như là trong biểu hiện của những cuốn sách. Như vậy đó là điều kiện khách quan cho sự phát triển của triết học ( không chỉ là triết học mà còn là xã hội học, kinh tế học…).

    Đó cũng là lí do làm sao mà độ tuổi phải hướng đến lại trẻ như vậy, tất nhiên, quá nhỏ thì chưa thể đủ năng lực, nhưng quá già thì muốn cũng không thể. Nếu đã đến thời điểm đủ điều kiện tinh thần cũng như vật chất rồi mà cái cá biệt không chịu “tạo bước nhảy” thì là gọi là hữu khuynh. Còn việc học ngoại ngữ, như nêu trên, chỉ là phương tiện, nội dung học gì mới là quan trọng, nếu phân tích sâu hơn thì lại lặp lại vấn đề đang bàn nhưng dưới góc độ một nước ngoài nào đó. Và bên nước họ cũng bàn về vấn đề này như ta đang bàn ( về nội dung), chỉ có bằng ngôn ngữ khác ( về hình thức) thôi. Nếu tránh né bàn luận về nội dung bằng cách đợi họ cho ra kết quả, mình dịch ra rồi học theo thì là khôn ngoan vặt cũng không thể lâu bền.

    Xin khẳng định, triết học chẳng đứng bên ngoài, mà là đang ở bên trong công cuộc phát triển đất nước. Nó không phải là hàng xa xỉ đến nỗi phải chờ khi đất nước giàu có rồi mới lộ diện như mấy cái kim tự tháp Ai cập, được sở hữu bởi những nhân vật giàu sụ. Khi đó, khi đất nước sở hữu kim tự tháp thì, ngày tàn của triết học ở thế giới sa hoa sẽ là cuộc hành trình của triết học quay trở lại trốn hẻo lánh. Nó cũng không phải quá cao siêu đến nỗi phải nhờ vào ai đó “ phát triển lên” để “ phù hợp hơn với những “nhận thức chưa đủ rộng” mà khi đã chiếm được địa vị phổ biến rồi thì triết học mới tha hóa thành những cuốn giáo trình, dân nhập, nhập môn đầy tình tiết thú vị.

    Ý mình tóm lại là triết học, xứng đáng với danh xưng này, thì phải ở trong công cuộc phát triển kinh tế, và quả thực nhờ nó mà mình mới yêu thích kinh tế học, tìm ra những bất hợp lí trong các chế định pháp luật kinh tế, kinh doanh của đất nước. Và hiện tại, nó gần gũi với ai hơn là những bậc cha chú của chúng ta, những người đã bươn chải kinh doanh suốt mấy chục năm qua.
     
  16. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Bác inbox cho tôi nhé. Trong mục thư riêng hay gruop đều được do trong mục bài của bác, có nhiều người không đâu vào gây loãng. Tôi cũng sẽ trả lời bác thông qua inbox hoặc liên lạc riêng như thế dễ trao đổi hơn.
     
  17. Mình nghĩ nên thảo luận công khai cho mọi người có ý kiến, bởi việc này cũng gắn liền với mục đích chia sẻ sách của mình khi mở topic.
    Sau đó sẽ gỡ bài không đúng trọng tâm, nếu không được thì tóm lược các ý chính ra rồi mở topic mới.
    Hơn nữa, mình e sẽ trả lời các thảo luận chậm chễ, vì tổng thời gian ít ỏi mình phân bổ chỉ được có vậy.
     
  18. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Đối thoại về vấn đề này thì không có gì phải giấu cả. Nhưng bác cũng đọc những bài viết không liên quan đến trên mục trên rồi đó, không phải chỉ nói về 1 câu chuyện, tôi và những người đó khác nhau. Bác cứ trao đổi với những người khác bình thường, tôi sẽ trả lời bác qua inbox.vừa thoải mái cho tôi và vừa tránh làm loãng chủ đề của bác do những người không đâu kia, cũng tránh cho bác hiểu lầm là tôi không thèm trả lời bác, do tôi không up bài trả lời trên đây nữa và chỉ check inbox thôi.
     
    NgTienDung thích bài này.
  19. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Theo mình thì:

    1. Đọc sách cần biết cho mình. Muốn biết cái gì thì tìm cái đó đọc. Cái cần biết để làm việc, cái cần biết để tu sửa bản thân, cái cần biết để thỏa sự yêu thích, hứng thú.
    2. Đọc sách mới xuất bản của các cây viết uy tín. Đọc để biết tình hình đương đại.

    Nên xuất phát cá nhân để tìm cuốn sách phù hợp là được.
     
  20. V/C

    V/C Mầm non

    Không sợ loãng topic đâu, cứ nói thoải mái. Thảo luận là phải công khai cho khách quan, yêu nhau mới cần inbox.
     
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này