Con đường sáng tạo _ Henry Miller

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 2/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO
    HENRY MILLER

    Nguyễn Hữu Hiệu dịch và giới thiệu




    Con đường sáng tạo (Tư tưởng và quan niệm về sáng tác của Nietzsche, Rimbaud, Henry Miller,Schopenhauer, William Faulkner, André Gide, Georges Simenon, RainerMaria Rilke, Emerson, Thomas Wolfe)
    Quế Sơn Võ Tánh ấn hành lần thứ nhất 1971, Hồng Hà ấn hành lần thứ hai
    1973 tại Sài Gòn.
    ====

    Henry Miller

    Nói về sáng tạo
    Giới thiệu
    Henry Miller là một khuôn mặt độc đáo nhất của văn học hiện đại. Tên ông phải được đặt giữa Emerson và Whitman, Cendrars và Céline, Dostoievsky và Nietzsche, Élie Faure và Oswald Spengler, Rimbaud và D. H. Lawrence, Milarepa và Lewis Carroll, Thoreau và Trang Tử.
    Tác phẩm Henry Miller đi giữa dòng văn chương và kinh thánh. Đó là sự phối hợp kỳ diệu giữa Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita) linh thánh và Dục Lạc Kinh (Kama Sùtra) nhầy nhụa. Bước vào tác phẩm Miller như bước vào một ngôi đền Ấn Độ: người ta thấy những bộ phận sinh dục vĩ đại ngổn ngang cạnh những thánh tượng uy nghi, những cảnh dâm loạn tiếp cận những nghi lễ tôn nghiêm tác động giao hợp được coi như tác động sùng thượng (acte d’adoration sublime), một phương tiện xuất thần nhập diện. Henry Miller duy giác như những người duy linh, những nhà thần bí, những thi sĩ thế kỷ XVI, những đại thi sĩ có khuynh hướng tiên tri và đầy ắp viễn tưởng vũ trụ: Wiliam Blake, Cheikh el Nefzaoui, Omar Khayyam, Walt Whitman. Nhất là Whitman qua Lá Cỏ, xưng tụng một sự diễn tả tự do, một cuộc sống vũ trụ tràn trề ngây ngất không che giấu:
    2
    Qua tôi những tiếng nói bị cấm đoán, Tiếng nói của giống đực giống cái và dâm đãng, tiếng nói bị che đậy và tôi
    vén mở, Tiếng nói tục tĩu, bởi tôi được soi sáng và chuyển hóa.
    (“Song of Myself”)
    Toàn bộ tác phẩm Henry Miller là một bài Ngợi Ca Tôi (“Song of Myself”) trường thiên. “Với tôi sách vở là con người, và cuốn sách của tôi là chính con người tôi, nồng nhiệt, dâm đãng, hiếu động, trầm tư, thận trọng, dối trá và thành thực một cách quỉ quái.” (“Black Spring”). Ông muốn phát lộ ông “càng công khai, trần truồng và trâng tráo bao nhiêu càng hay bấy nhiêu”. (I wanted to reveal myself as openly, nakedly, and unshamedly as possible –Obscenity and Literature).
    Có thể nói Henry Miller cũng là một “nhà thần bí ở trạng thái man rợ” như Rimbaud. Ông sinh năm 1891 tại New York từ một gia đình gốc Đức. Cha ông là thợ may. Cậu bé lớn lên trong lòng phố và phố xá mãi mãi là trường học của cậu và bối cảnh của những cuốn tiểu thuyết sau này.Năm 1924, Henry Miller bỏ ngang Westers Union Telegraph Company, quyết định không làm gì hết, trừ sáng tạo, vì ông nhận định rằng: “Bổn phận của thiên tài (…) là giữ phép mầu sinh động, là luôn luôn sống trong phép mầu, là khiến cho phép mầu mầu nhiệm hơn nữa, là không thệ nguyện trung thành với bất cứ cái gì, nhưng chỉ sống một cách mầu nhiệm, suy tưởng một cách mầu nhiệm, chết một cách mầu nhiệm”. (The task of genius, and man is nothing if not genius, is to keep the miracle alive, to live always in themiracle, to make the miracle more and more miraculous, to swear allegianceto nothing but to live only miraculously, think only miraculously, diemiraculousky – The Colossus of Maroussi, Penguin Books, p.88) và “Sự kỳ diệu và và huyền nhiệm của cuộc đời bị bóp nghẹt trong chúng ta khi chúng
    ta trở thành phần tử có trách nhiệm của xã hội!”.(The wonder and the
    mystery of life – which is throtted in us we become responsible members of society! – Tropic of Capricorn, SAS press. P.149). Thế giới chỉ có thể bắt
    đầu rút tỉa được đôi chút giá trị nơi tôi “kể từ lúc tôi chấm dứt là một thành phần trang nghiêm của xã hội và trở thành chính Tôi” (Sexus, Grove Press, p. 261) dù cái tôi ấy thế nào. Ít ra thế giới cũng sẽ bớt đi được một kẻ sẵn sàng dùng bạo lực để bắt người khác theo mình, bớt đi được một con cừu nô lệ. Ít ra thế giới cũng có thêm được cá thể sáng tạo và dám thể hiện mình,dám trở thành “cái tôi của chính tôi”.
    3
    Có hai điều Miller thành thực không tin, hai điều mà xã hội thành thực tin: đó là sự trang nghiêm và Làm việc. Trang nghiêm là một hình thức giả dối, cứng nhắc, chết chóc, còn làm việc là một hành động chỉ dành cho bọn ngốc nghếch. Nó hoàn toàn trái với Sáng tạo là một trò chơi, một hành động tối thượng, xứng đáng với con người. Henry Miller theo sát tư tưởng Nietzsche về sáng tạo. Theo Nietzsche, sáng tạo “là sự giải thoát thênh thang khỏi khổ đau, sự bay bổng của cuộc đời”. Nhưng để trở thành kẻ sáng tạo, cần phải có nhiều khổ đau và hóa thân.
    “Vâng, Zarthustra nói, phải có nhiều cái chết đắng cay trong cuộc đời các ngươi, ôi, những kẻ sáng tạo! Như thế các ngươi, ôi, những kẻ sáng tạo! Như thế các ngươi sẽ trở thành những kẻ bảo vệ mà biện minh cho tất cả những gì hư mất phù du.” (Also seid ihr Fürsprecher und RechtsfertigerVergänglichkeit – Also sprach Zarathustra).
    Bài “Nói về sáng tạo’’ dưới đây của Henry Miller, trích trong cuốn Sexus
    (The Rosy Crucifixion, book one) sẽ soi sáng tư tưởng trên của Nietzsche.

    Link down

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Posted by cungcung
     
  2. Kingsave

    Kingsave Lớp 3

    Cảm ơn Foli đã chia sẻ.
    Mình thấy số trang ở sách giấy là hơn 200 trang, còn file pdf này có 127 trang, không có mục lục sách giấy nên không biết nội dung có thêm gì không?
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này