Dân gian Gia Huấn Ca Tường Chú - Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi silence00, 20/12/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    [​IMG]

    Văn hoá của người Việt đề cao đạo lý làm người, giáo dục tình nghĩa cha con, mẹ con, dâu rể, quan hệ thầy trò. “Gia Huấn Ca” là một tập sách dạy về các đạo lý đó, cách đối nhân xử thế trong gia đình, ngoài xã hội, sao cho cùng biết người biết ta, tôn trọng người, tôn trọng mình. Mặc dù “Gia Huấn Ca” được phổ biến và lưu truyền cách đây mấy trăm năm nhưng có nhiều giá trị, nền tảng tiến bộ và phù hợp cho đến ngày nay.

    Chẳng hạn đối với cha mẹ hai bên đều phải đối đãi công bằng:
    Dù nội ngoại, hai bề cũng vậy
    Đừng tranh hành bên ấy bên này
    Cù lao đôi đức cao dày
    Phải lo hiếu kính đêm ngày không khăng


    Đối với chị em, họ hàng:
    Miếng bùi ngọt chia đều như một,
    Khi nắng mưa ấm sốt đỡ tay
    Mấy nhau như bát nước đầy
    Lá lành đùm bọc, bóng cây rườm rà


    Dạy con lòng yêu thương với người cơ nhỡ, không may:
    Thấy ai đói rách thì thương
    Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn,
    Thương người như thể thương thân,


    Người ta phải bước khó khăn, đến nhà:
    Đồng tiền bát gạo mang ra
    Rằng: “Đây cần kiệm gọi là làm duyên”…


    Vẫn còn nhiều nghi vấn, tranh cãi về tác phẩm Gia Huấn Ca có phải của thi hào dân tộc Nguyễn Trãi hay không bởi lời văn bình thường, mộc mạc khác hẳn với lời văn Bình Ngô đại cáo. Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận chính thức về tác giả nên vẫn có thể xem như Nguyễn Trãi là tác giả của Gia Huấn Ca.

    Tập sách Gia Huấn Ca Tường Chú đã được nhà nghiên cứu Ngọc Hồ và Nhất Tâm chú thích chu đáo, đầy đủ các vốn từ cổ sẽ giúp bạn đọc dễ tiếp thu tác phẩm Thơ Nôm này.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này