Lịch sử Hồ Quý Ly - Nguyễn Xuân Khánh

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10



    Tên sách: Hồ Quý Ly
    Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
    Thể loại: Văn học Việt Nam
    Nhà xuất bản: Phụ Nữ, Hà Nội
    Năm xuất bản: 2001
    Khổ: 13,5x20,5 cm
    ---------------------
    Đánh máy (TVE): linhboyhn, tuanz, dqskiu, inside, ngbichthuy,phanllq
    Sửa chính tả (TVE): dqskiu
    Chuyển sang ebook (TVE): dqskiu
    Ngày hoàn thành: 5-12-2006



    __________________

    người post: dqskiu
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 29/4/18
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    6642.jpg
    Hồ Quý Ly
    Tác giả:Nguyễn Xuân Khánh
    Thể loại: Lịch Sử Việt Nam

    Giới thiệu
    Bằng nghệ thuật tái hiện khoáng đạt, nhà văn Xuân Khánh đã lật lại lịch sử thời kỳ cuối đời nhà Trần, góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly - một nhân vật mà hơn 600 năm qua vẫn còn nhiều tranh cãi về ông. Hơn thế, cuốn tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về Thăng Long ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục tốt đẹp ... được lưu truyền hay đã bị mai một theo năm tháng.
     

    Các file đính kèm:

    khanh911, Lu Yan, amorphous and 55 others like this.
  3. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Nhà Hồ là triều đại đầu tiên trên thế giới cho lưu hành tiền giấy thay cho các loại tiền bằng kim loại. Khá bất ngờ nhưng đó là sự thật, Hồ Quý Ly là một người đi trước thời đại.
     
    vinhtruyen92 thích bài này.
  4. demhomdo

    demhomdo Mầm non

    Chưa chắc đâu bạn .

     
    tran ngoc anh thích bài này.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Từ thời nhà Đường thì chắc mới chỉ là ngân phiếu thôi thì phải, thấy tờ nào tờ nấy cả 1000 lạng gì đâu không à, để trả những khoản lớn, chứ lưu hành rộng rãi kiểu như đi mua rau mà cầm tờ “tiền” đó đi mua chắc chết. :D. Hay là trên phim không cho mình thấy những tờ mệnh giá nhỏ hơn nhỉ?
     
  6. Ngo Ha Quyen

    Ngo Ha Quyen Lớp 4

    Bản ebook này lỗi chính tả, đặc biệt là dấu chẩm dấu phẩy loạn xạ nhiều quá :(.
     
  7. hoanganhoutlaw

    hoanganhoutlaw Lớp 2

    Cái này có phân tích tương đối rõ trong cuốn " Tổ quốc ăn năn " đó bác,chỉ như giấy lộn thôi không phải phát kiến gì cao siêu đâu .
     
  8. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bạn nên đọc cuốn Tiền & hoat động Ngân Hàng của tiến sĩ Lê Vinh Danh sẽ rõ
     
  9. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Tôi thấy bên này có cuốn khảo luận về nhân vật này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Rất nhiều danh nhân kỳ tài trước đây đều có khả năng tri thiên mệnh, họ đều là những trụ cột của đất nước. Biết trước vận mệnh, vậy liệu họ có thể làm gì để thay đổi vận mệnh theo ý mình?
    Trần Nguyên Đán làm gì để cứu nhà Trần và cháu ngoại của mình là Nguyễn Trãi
    Cuối đời nhà Trần, Hồ Quý Ly được thăng quan tiến chức rất nhanh, nổi lên là một quyền thần trụ cột, thao túng triều chính.

    Theo lịch sử thì hai bà cô ruột của Hồ Quý Ly (cũng là hai chị em ruột) đều là Hoàng phi của vua Trần Minh Tông. Bà Minh Từ sinh ra vua Trần Hiến Tông và vua Trần Nghệ Tông, còn bà Đôn Từ thì sinh ra vua Trần Duệ Tông. Sau, con gái của Hồ Quý Ly lại là Hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông. Em gái họ của Hồ Qúy Ly lấy Trần Duệ Tông, sinh ra Trần Phế Đế.

    Dựa vào mối quan hệ hôn nhân phức tạp này, Hồ Qúy Ly thao túng nhà Trần, nhiều tôn thất nhà Trần biết đây là mối họa lớn nhưng không sao diệt trừ được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Hồ Qúy Ly, tranh minh họa từ internet

    Trụ cột của nhà Trần lúc đó là quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán xem lá số tử vi Thái Thượng Hoàng Nghệ Tôn thấy có Vũ Phá thủ mệnh, coi người thân như cừu thù, coi kẻ ác như ruột gan chắc chắn sẽ nghe Hồ Quý Ly; lại thấy Quý Ly có Tử Phá thủ mệnh tại mùi, biết y sẽ cướp ngôi, và nhà Trần mất.

    Biết trước được điều này, Trần Nguyên Đán đã làm gì để thay đổi vận mệnh cho nhà Trần? Ông đã hết lòng khuyên can Thượng Hoàng, nhưng những lời lẽ ruột gan của ông không được Thượng Hoàng nghe theo.

    Khi Thượng Hoàng Trần Nghệ Tôn gả công chúa cho Hồ Qúy Ly, thì Trần Nguyên Đán hết sức khuyên can, ông còn làm bài thơ “Thập cầm” (Mười giống chim) cảnh tỉnh Thượng Hoàng hãy cảnh giác với “con quạ già hiểm độc” (chỉ Hồ Quý Ly). Trong bài thơ có câu:

    Nhân ngôn ký gửi dữ lão nha
    Bất thức lão nha liên ái phầu


    Diễn nghĩa

    Gửi con cho lão quạ già
    Biết là lão quạ thương là mấy thương

    Cảnh tỉnh nhà Vua không được, ông biết vận mệnh nhà Trần đã hết, ông quyết định về Côn Sơn (Hải Dương) dạy học. Trước khi đi ông kết thân với Hồ Qúy Ly, giao các con mình Mộng Dữ, Thúc Giao và Thúc Quỳnh cho Hồ Qúy Ly.

    Đáp lại, Hồ Quý Ly cũng đem con gái Hoàng Trung gả cho Mộng Dữ và cho Mộng Dữ làm chức Đông cung phán thủ. Thúc Giao và Thúc Quỳnh đều được làm Tướng quân.

    Chính vì thế mà cho đến tận ngày nay, nhiều người chê trách Trần Nguyên Đán về việc này, nhiều người gia tộc họ Trần xem hành động này của ông là phản bội là nhà Trần.

    Thực ra cũng không thể trách Trần Nguyên Đán được, ông đã biết trước tương lai và đã làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng ông cũng biết rằng đã là vận mệnh thì sức người không thể thay đổi, dù biết trước cả nhưng không thay đổi được, nên đành thuận thiên mà hành động thội.

    Việc ông kết thân với Hồ Qúy Ly là nhằm bảo vệ gia tộc họ của mình khỏi bị tận diệt khi Hồ Qúy Ly cướp ngôi.

    Đúng như dự đoán của Trần Nguyên Đán, năm 1399 Hồ Qúy Ly cho thanh trừng 370 tướng lĩnh tôn thất nhà Trần, dẹp tan thế lực nhà Trần, năm 1400 thì lên ngôi Vua.

    Tuy nhiên gia đình Trần Nguyên Đán thì không hề bị Hồ Qúy Ly đụng đến, nhờ thế cháu nội và cháu ngoại của ông là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi mới có điều kiện ăn học thành tài, sau này đều là anh hùng dân tộc.

    Trần Nguyên Đán khi xem lá số của Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi đều biết 2 cháu mình sau này đều sẽ thành anh hùng dân tộc. Với Trần Nguyên Hãn thì ông không lo lắng lắm, nhưng ông lại rất lo cho Nguyễn Trãi vì đứa cháu ngoại này có số bị chết cả 3 họ, ông chỉ có thể dặn dò Nguyễn Trãi rằng “chiếm thành thì lui binh”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn. Tranh minh họa: Hoàng Hoa Mai. Ảnh dẫn từ kienthuc.net.n

    Quả nhiên sau này hai người cháu của ông đều là trụ cột hàng đầu cho nghĩa quân Lam Sơn, Trần Nguyên Hãi thuộc dòng quan võ, làm đến Thái Úy chỉ huy toàn bộ các tướng lĩnh. Đặc biệt Nguyễn Trãi là người hoạch định và ra toàn bộ các kế sách giúp quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh là giành lại được giang sơn đất nước.

    Khi chiến thắng quân Minh, nhớ lại lời ông ngoại của mình từng dặn dò kỹ “chiến thành thì lui binh”, Nguyễn Trãi bèn xin về Côn Sơn ở ẩn. Thế nhưng vận mệnh khó tránh, ông vẫn bị bắt ra làm quan, vì làm quan thanh liêm chính trực, Nguyễn Trãi bị các đại thần ghen ghét vu cho ông tội giết Vua trong vụ án “lệ chi viên” khiến bị tru di tam tộc.

    Lời dự đoán ngày nào của Trần Nguyên Đán đã ứng nghiệm, ông dù biết rất rõ, đã căn dặn Nguyễn Trãi cẩn thận, Nguyễn Trãi cũng đã làm theo, nhưng quả nhiên mệnh trời khó tránh.

    Cũng như Nguyễn Trãi, sau khi đánh thắng quân Minh, Trần Nguyên Hãn xin về quê ở ẩn, thế nhưng nhiều kẻ ghen ghét nói ông có khả năng mưu phản, vua Lê Lợi sai người đến đưa ông về kinh thành chịu tội.

    Theo lịch sử thì trên đường về kinh thành, khi đến bến Đông Hồ trên dòng sông Lô. Trước khi chết, ông nói: “Tôi với hoàng thượng cùng mưu cứu nước, cứu dân, nay sự nghiệp lớn đã thành, hoàng thượng nghe lời gièm mà hại tôi. Hoàng thiên có biết xin soi xét cho” rồi trầm mình xuống sông tự vẫn.

    Thế nhưng theo dòng tộc họ Trần truyền lại thì khi đến giữa sông, Trần Nguyễn Hãn đã giết mấy tên sai nha, tự làm đắm thuyền giống như mình đã tự vẫn, rồi bơi trở vào bờ.

    Còn theo dân gian thì khi thuyền đến xã Đông Sơn, ông ngửa mặt khấn trời rằng:“Tôi với Vua cùng mưu việc cứu dân. Việc lớn đã hoàn tất mà Vua lại muốn giết tôi. Hoàng Thiên có biết thì xin soi xét cho”.

    Ông vừa khấn xong thì bỗng nhiên gió lớn nổi lên, lật úp cả thuyền xuống. Bốn mươi hai xá nhân đều chết đuối cả, riêng ông cùng hai gia đồng lại trôi dạt được vào bờ và thoát chết.

    Lời tiên đoán của Trần Nguyên Đán về Trần Nguyên Hãn cũng lại ứng nghiệm, ông đã thấy trước nạn của Trần Nguyên Hãn nhưng lại không lo lắm, mà chỉ lo cho Nguyễn Trãi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tượng Trần Nguyên Hãn. Ảnh wiki

    Chuyện tương lai Gia Cát Lượng đều hiểu rõ, ông đã làm gì?
    Gia Cát Lượng là bậc quân sư kỳ tài thời hậu Hán, tài năng và của ông đều còn lưu truyền đến ngày nay.

    Về chuyện “tam quốc”, đến nay rất nhiều người lấy làm tiếc vì nhà Thục không thống nhất được thiên hạ. Niều người tiếc nuối, giá như không có cơn mưa lớn ở hang Thương Phương cứu cha con Tư Mã Ý cùng đại quân Ngụy; nếu như khi Gia Cát Lượng khi đánh bại quân Tư Mã Ý chuẩn bị tiến đến kinh thành nước Ngụy, Thục Chủ là Lưu Thiện đừng nghe lời xàm tấu bắt gọi Gia Cát Lượng kéo quân về nửa chừng thì mọi nguyện đã khác.

    Thế nhưng thực hư chuyện này là do dâu?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Gia Cát Lượng. Ảnh internet

    Khi Lưu bị lên lều cỏ tìm Gia Cát Lượng giúp mình, Gia Cát Lượng nhận thấy vận mệnh nhà Hán đã hết, nhưng trước sự kiên nhẫn của Lưu Bị, ông quyết định giúp Lưu Bị.

    Sáu lần xuất binh ra Kỳ Sơn phạt ngụy, trên đường hành quân trên xe ngựa ông đã viết “Mã tiền khóa” dự đoán tương lai hàng trăm năm sau.

    Mở đầu “Mã tiền khóa” Gia Cát Lượng đã viết trong khóa 1 rằng:

    Vô lực hồi thiên

    Cúc cung tận tụy

    Âm cư Dương phất

    Bát thiên nữ quỷ

    Tạm dịch:

    Không sức đổi Trời

    Còng mình gắng sức

    Âm tồn Dương phất

    Tám ngàn nữ quỷ

    “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong «Xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được.

    Câu cuối “Bát thiên nữ quỷ”: Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏) ý nói nhà Ngụy sẽ thống nhất thiên hạ.

    Gia Cát Lượng dù khi ấy đang trên đường hành quân đánh Ngụy, nhưng ông đã biết trước rằng nhà Ngụy rồi sẽ thống nhất thiên hạ, bản thân ông dù biết trước cũng “không sức đổi trời”, chỉ có thể “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.

    Khóa thứ hai trong “Mã tiền khóa” cho thấy ông biết trước kết thúc tam quốc phân tranh, nhà Tấn sẽ lên ngôi

    Hỏa thượng hữu hỏa

    Quang chúc Trung Thổ

    Xưng danh bất chính

    Giang Đông hữu hổ

    Tạm dịch:

    Trên lửa có lửa

    Rọi sáng Trung Thổ

    Xưng danh bất chính

    Giang Đông có hổ

    “Hỏa thượng hữu hỏa”, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) tức hai chữ hỏa trên dưới tạo thành chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm lập nên triều Tấn.

    “Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận.

    “Giang Đông hữu hổ” chỉ Đông Tấn thành lập, đóng đô tại Kiến Khang thuộc Giang Đông.

    Chính vì “Không sức đổi trời” nên khi Gia Cát Lượng lừa cha con Tư Mã Ý cùng đại quân nước Ngụy đến hang Thượng Phương, quân Thục dùng hỏa quân thiêu quân Ngụy. Không còn đường thoát, cha con Tư Mã Ý ngửa mặt lên trời gào khóc chờ chết, đột nhiên một cơn mưa lớn đổ ập xuống cứu thoát nước Ngụy.

    Kỳ sơn tháng 9 không bao giờ có mưa, chỉ có mưa một lần duy nhất, đó chính là cơn mưa cứu nước Ngụy, cũng chính là thể hiện ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể thắng được cơn mưa của trời.

    Cảm thán trước sự việc này “Tam quốc diễn nghĩa” đã có thơ rằng:

    Cửa hang gió cát với mây bay

    Mưa xối mây đen kéo lại đây

    Võ hầu kế diệu ví thành đạt

    Tấn triều sao chiếm núi sông này?

    (Võ Hầu tức chỉ Gia Cát Lượng)

    Nước Thục phía sau được bao bọc bởi núi Âm Bình hiểm trở không thể vượt qua, thế nhưng Gia Cát lượng cũng biết trước nhà Thục sẽ mất ở chính đường qua núi Âm Bình này, chính vì thế ông luôn báo trước cho ác tướng việc này, đồng thời căn dặn khi nào cũng phải có quân túc trực phòng bị trên núi.

    Thế nhưng “người tính không bằng trời tính”, sau khi Gia Cát Lượng mất, các tướng nhà Thục nhận thấy đường qua núi Âm Bình vô cùng hiểm trở, không thể đi đường này mà đánh nước Thục được nên bỏ qua, không cho quân canh giữ nữa.

    Khi quân Ngụy tiến đánh nhà Thục, cánh quân Chung Hội tiến đánh phía trước, Khương Duy đưa toàn quân ra phía trước chặn Chung Hội, phía sau là núi Âm Bình hiểm trở không có ai canh giữ.

    Đặng Ngải dẫn một cánh quân Ngụy theo đường núi này, liều chết qua núi, qua được ngọn núi này thì quân sĩ chết gần hết, chỉ còn 500 quân tiến vào kinh đô nhà Thục. Quân chủ lực nhà Thục không còn để chống lại, Thục Chủ đầu hàng, nhà Thục mất.

    Lời tiên đoán của Gia Cát Lượng đã ứng nghiệm, ông đã biết trước tất cả nhưng chỉ có thể làm được vậy, không thể thay đổi ý trời được.

    Nhiều danh nhân trước đây đều có khả năng tri thiên mệnh, họ thành danh là nhờ ‘thuận thiên’ mà làm, tức thuận theo số mệnh mà làm chứ không phải thay đổi số mệnh như Trương Lương, Tôn Tử.

    Vào cuối thời nhà Tần, nhiều người lập cát cứ nổi lên chống Tần, Lưu Bang lúc đó không phải là thế lực mạnh nhất, nhưng Trương Lương biết rõ Lưu Bang có chân mạng Đế Vương nên đi theo phò tá, kết quả Lưu Bang dù yếu thế hơn Sở bá vương Hạng Võ nhưng vẫn đánh thắng, Lưu Bang lên ngôi Hoàng Đế.

    Nhiều người nói rằng Lưu Bang lên ngôi là nhờ có quân sư Trương Lương phò giúp, nhưng giả sử như Trương Lương theo giúp người khác thì sẽ không thành được, vì người khác không có chân mạng đế vương

    Nhà tiên tri thiên tài là Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh vào thời loạn lạc, khi làm quan cho nhà Mạc, thấy nhiều quan lại cường quyền bức hại dân chúng, đã làm sớ dâng vua xin trị tội 18 kẻ nịnh thần, chém đầu làm gương. Thế nhưng nhà Vua chỉ mải thú vui bên các lời xu nịnh mà không nghe lời ông. Ông biết nhà Mạc đã mạt, thời thế loạn lạc, không có ai đáng để theo phò giúp nên về quê ở ẩn
     
  10. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều vị quyền thần uy lấn át vua và tạo ra những bước ngoặt cho lịch sử dân tộc. Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly là 2 nhân vật có nhiều nét rất tương đồng nhưng họ lại khiến lịch sử nước nhà đi vào quỹ đạo rất khác nhau.


    Trước hết, họ cùng là ngoại thích đoạt ngôi tiền triều. Theo nghiên cứu mới đây, Trần Thủ Độ là con của Trần Quả, người là em của Trần Lý. Trần Lý là người có công phò nhà Lý trong lúc loạn lạc. Sau anh em Trần Thừa, Trần Tự Khánh (con của Trần Lý và là anh ruột của Hoàng hậu Trần Thị Dung) là người lãnh đạo gia tộc họ Trần chiến đấu bảo vệ vương triều Lý và dần nắm giữ vai trò như một nhiếp chính vương.

    Sau khi Trần Tự Khánh mất năm 1223 thì Trần Thừa trọng dụng người em họ Trần Thủ Độ, người nắm giữ hết binh quyền thời đó. Sử chép: Tháng 12 (1223), Trần Tự Khánh mất. Dùng anh Hoàng hậu là Trần Thừa làm Phụ quốc Thái úy. Giáp Thân, năm thứ 14 (1224). Tháng 10 trở về sau, là triều Lý Chiêu Hoàng, niên hiệu Thiên Chương hữu đạo thứ 1. (Tống, năm Gia Định thứ 17). Dùng em họ của Hoàng hậu là Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ.

    Chiêu Hoàng mới lên ngôi, Thái hậu Trần Thị cùng với em họ là Trần Thủ Độ ngày đêm bàn bạc mưu tính, xuống chiếu tuyển lựa con em các quan trong ngoài, sung làm nội sắc dịch thay phiên lên hầu. Thủ Độ thì tự nắm giữ các việc quân sự trong triều và ngoài lộ; dùng cháu họ là Trần Bất Cập làm Cận thị thự lục cục Chi hậu; Trần Thiêm làm Chi hậu cục; Trần Cảnh làm Chính thủ.

    Và chỉ chưa đầy 2 năm sau, đến 1226 thì Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông. Như vậy, chỉ sau 3 năm cầm binh quyền thay Trần Tự Khánh thì Trần Thủ Độ đã thúc đẩy xong cuộc chuyển giao vương triều từ Lý sang Trần. Khâm Định Việt sử cương mục thông giám ghi nhận: "Thủ Độ là chú họ nhà vua. Nhà Trần lấy được thiên hạ đều do mưu mô của Thủ Độ; khi nhà vua mới được Chiêu Hoàng truyền ngôi cho, đã phong Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, giữ việc cai trị thiên hạ, đến đây, lại hạ lệnh phong làm thái sư".

    Binh quyền của Trần Thủ Độ lớn đến mức trong những năm đầu nhà Trần, người có uy quyền lớn nhất không phải Thái thượng hoàng Trần Thừa hay vua Trần Thái Tông mà chính là Trần Thủ Độ. Việc đầu tiên mà Trần Thái Tông làm khi lên ngôi là "Phong Trần Thủ Độ làm Thái sư, giữ tất cả việc hành quân đánh dẹp trong nước" và phải mấy tháng sau mới "Suy tôn bố đẻ là Thừa làm Thượng hoàng; mẹ là Lê thị làm Quốc Thánh hoàng thái hậu".

    Cầm trong tay binh quyền như thế thì việc Trần Thủ Độ tìm cách tự mình lên ngôi thực là điều dễ dàng. Nhưng trên thực tế, Trần Thủ Độ chưa bao giờ có bụng cướp ngôi vua dành cho mình hay hậu duệ trực tiếp của mình.

    Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét: "Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức lệnh xe ngự đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói". Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy".

    Nếu Thủ Độ muốn biến Thái Tông thành vua bù nhìn thì rất dễ nhưng ông không bao giờ làm vậy kể cả khi có cơ hội rõ ràng. Có lần Thái Tông chán nản vì bị ép lấy công chúa Thuận Thiên (đang là vợ của người anh Trần Liễu) nên ban đêm, ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân (quốc sư là bạn cũ của Thái Tông) trên núi Yên Tử rồi ở lại đó. Hôm sau, Thủ Độ dẫn các quan đến mời vua trở về kinh sư. Vua nói: "Vì trẫm non trẻ, chưa cáng đáng nổi sứ mạng năng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, nên không dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc". Thủ Độ cố nài xin nhiều lần vẫn chưa được vua nghe, mới bảo mọi người rằng:"Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó". Thế rồi Thủ Độ cắm nêu trong núi, chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là các Đoan Minh, sai người xây dựng. Quốc sư nghe thấy thế bèn, tâu rằng: "Bệ hạ nên gấp quay xa giá trở về, chớ để làm hại núi rừng của đệ tư".

    Hay lòng trung rõ nhất của Trần Thủ Độ thể hiện qua câu "chỉ là chó săn" của nhà Thái Tông. Ấy là khi Trần Liễu mất vợ dấy binh làm loạn ở sông Cái. Được 2 tuần, Trần Liễu tự lượng thế cô, khó lòng đối lập được, ngầm đi thuyền độc mộc giả làm người đánh cá, đến chỗ vua xin hàng. Thủ Độ thấy thế, vội vàng rút gươm, huy động quân đến vây thuyền rồng và quát: "Giết chết tên giặc Liễu!". Thấy thế vua lấy thân hình ra che và phân trần: "Phụng Càn Vương (Phụng Càn là tên hiệu cũ của Liễu hồi còn nhà Lý) đến hàng đầy!".

    Thủ Độ tức lắm, ném gươm xuống sông nói: "Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?". Vua nói giải hòa, rồi bảo Thủ Độ rút quân về. Vì xã tắc nhà Trần, sau đó Trần Thủ Độ vẫn mở đường trọng dụng con trai của Trần Liễu là Trần Quốc Tuấn nắm giữ binh quyền. Sách sử sau hầu như không nhắc gì đến con cháu của Trần Thủ Độ.

    Trần Thủ Độ có thể là quyền thần nhà Lý nhưng ông là khai quốc công thần nhà Trần. Tấm lòng trung thành của ông với người cháu họ Trần Thái Tông không có gì phải bàn cãi. Trần Trọng Kim đánh giá trong Việt Nam sử lược: "Thủ Độ là người rất gian ác đối với nhà Lý, nhưng lại là một người đại công thần của nhà Trần".

    Hồ Quý Ly hơn Trần Thủ Độ ở học vấn, nhiều chữ nghĩa nhưng cách mà Hồ Quý Ly dùng để cướp ngôi nhà Trần cũng thủ đoạn tương tự. Khi nắm trong tay quyền lực, cài đặt hết thân tín vào triều đình thì Hồ Quý Ly cũng ép vua cũ đi tu, ép vua mới phải nhường ngôi. Nếu Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông đi tu ở chùa Chân Giáo thì Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông đi tu ở đạo quán Ngọc Thanh. Sau để tránh hậu họa, cả Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly đều tận sát các cựu hoàng. Và nếu Trần Thủ Độ tìm cách ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Thái Tông thì Hồ Quý Ly ép cháu ngoại là Trần Thiếu Đế nhường ngôi cho mình.

    Điểm khác cốt lõi của Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly trong vở kịch chính trị là Trần Thủ Độ không vơ ngai vàng về mình còn Hồ Quý Ly dù ngoài 60 vẫn phải ngồi lên ngai vàng thì mới thỏa tâm nguyện (trước khi nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương).

    Lấy lăng kính của thời phong kiến mà soi thì người nhà Lý coi Trần Thủ Độ như dạng Tào Tháo hay Tư Mã Ý còn người nhà Trần lại nhìn Thủ Độ giống như Chu Công, Hoắc Quang (tấm gương điển hình về phò tá vua nhỏ thời đầu Tây Chu và Tây Hán). Riêng với Hồ Quý Ly nhìn đi nhìn lại thì đều giống như Vương Mãng cuối thời Tây Hán mà thôi.
     
    puzzo thích bài này.
  11. HockeyQ

    HockeyQ Lớp 9

    Nói chung, vương triều nào cũng có lúc thịnh suy. Trong tác phẩm, Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa rất rõ nét và có phần đồng cảm với bi kịch của Hồ Quý Ly. Đó là bi kịch của vị anh hùng cô đơn trong thời cuộc. Hồ Quý Ly thấy được suy thoái của 1 vương triều, sự tồn vong của dân tộc đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng cách giải quyết vấn đề của ông lại không được khéo léo. Phải chăng ông tinh tế hơn như cách Lý Công Uẩn hay Trần Thủ Độ đã làm, có lẽ bi kịch ấy đã không đến với ông, và có lẽ lịch sử cũng sẽ được viết theo một cách khác.
     
  12. :think:Đó là bi kịch của vị .... cô đơn trong thời cuộc.:think:
    *Đại Việt sử ký toàn thư:
    - Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, quân Hồ bỏ thuyền tự tan vỡ. Hai [cha con] họ Hồ định lánh đến Thâm Giang nhưng không thành. Nguỵ Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu. Ông nói:

    "Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác".

    Quý Ly giận, chém chết.

    - Năm 1411, Trùng Quang đế sai Hành khiển Hồ Ngạn Thần làm sứ giả cầu phong, Thẩm hình là Bùi Nột Ngôn làm phó, mang biểu văn, phương vật và hai tượng người bằng vàng và bằng bạc thay thân mình.

    Trước đó, vua đã sai hành khiển Nguyễn Nhật Tư và thẩm hình Lê Ngân sang cầu phong. Vua Minh nổi giận, bắt giam rồi giết cả. Đến đây lại sai bọn Ngạn Thần đi.

    Đến Yên Kinh, vua Minh sai Hồ N.... T... giả vờ lấy ân tình cũ hỏi thăm quốc chủ khoẻ hay yếu, tình hình trong nước thế nào, Ngạn Thần nói hết cả với Hồ N.... T.... Nột Ngôn thì không chịu khuất phục. Nhà Minh giả cách cho vua làm Giao Chỉ Bố chính sứ, Ngạn Thần làm Tri phủ Nghệ An.

    Sứ về nước, Nột Ngôn tâu hết việc Ngạn Thần tiết lộ việc nước và nhận lệnh của giặc. Vua sai bắt Ngạn Thần giam ngục rồi giết.

    TRÙNG HỢP THAY, sau chuyến đi sứ của Hồ Ngạn Thần thì quân Hậu Trần đánh đâu thua đó và bị giặc Minh truy sát chạy không kịp.
     
  13. Giả sử vị ... Hồ Quý Ly học theo một chút gì đó theo cách chơi tiền giấy của nhà Đường hay cách chơi tiền giấy nhà Tống có thể thần dân Đại Việt nghèo khó xui xẻo cuối thời Trần đầu thời Hồ sẽ cảm ơn công đức vô lượng của vị .... Hồ Quý Ly. Nhưng Đại Việt quá bất hạnh vì sau 21 năm, THIÊN TAI KINH TẾ Hồ Quý Ly lặp lại y chang sai lầm của một THIÊN TAI KINH TẾ Trung Hoa lão nông dân mù chữ Chu Trọng Bát.

    -Chuyện xưa kể rằng năm 1375 lão nông dân mù chữ Chu Trọng Bát cho phát hành tiền giấy Đại Minh thông hành bảo sao để có thêm nguồn thu bù đắp kho tàng trống trơn, cần nhiều tiền trang bị vũ khí do tình trạng khó khăn thiếu thốn mới lập quốc. Tiếc là với não trạng mù chữ và tất nhiên không biết tí gì về kinh tế giống như đệ tử Thiên Tai phía Nam Hồ Quý Ly, Chu Trọng Bát phát hành tiền giấy mà chả có tín dụng, bảo đảm giá tiền bằng vàng, bạc như bây giờ. Thế nên tiền mất giá không phanh.
    Lúc mới phát hành thì 1 thạch gạo (khoảng 31 kg) giá khoảng 1 quán = 1000 văn. Năm 1387 thì 1 quán chỉ bằng 250 văn. Năm 1404 đời Chu Đệ thì 1 thạch giá đến 100 quán. Năm 1408 thì 1 thạch gạo giá xuống chút còn 30 quán.
    Đến năm 1444 thì lại lên tới 100 quán. Mất giá đến nỗi mà “tiền để lâu ngày ngoài chợ, người qua đường chẳng thèm nhìn”.
    Các vua Minh về sau cũng chán tiền giấy, nhưng khi khó quá lại in ra. Như năm 1535, 1 quán còn mỗi 0.28 văn . Năm 1636, khởi nghĩa khắp nơi, nhà Minh định in tiền nhưng không làm.
    Như thế, 12 năm đầu phát hành, LẠM PHÁT (tương đối) đã ở ngưỡng 400%, đến năm 1404 lên tới 10000% , năm 1408 giảm chút là 3000%. Sau 160 năm thì khoảng 360000%.

    Nguồn: Hội những người thích tìm hiểu Lịch Sử.
     
  14. Lời nhận xét của hoàng đế Lê Thái tổ nhà Lê sơ Lê Lợi về tiền giấy của Hồ Quý Ly(sau năm 1428).

    Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư:
    Mùa thu, tháng 7, ngày mồng 5, ra lệnh cho các đại thần và các quan văn võ trong ngoài họp bàn về quy chế đồng tiền. Tờ chiếu viết:

    "Tiền là mạch máu của sinh dân, không thể không có. Nước ta vốn có mỏ đồng, nhưng tiền đồng cũ đã bị nhà Hồ hủy bỏ, trăm phần chỉ còn được một. Đến nay, việc quân, việc nước thường hay bị thiếu. Muốn cho tiền được lưu thông sử dụng, để thuận lòng dân, há chẳng khó sao? Mới rồi có người dâng thư trình bày, xin lấy tiền giấy thay cho tiền thực. Trẫm sớm khuya nghĩ ngợi, chưa nghĩ ra các gì. Vì rằng tiền giấy là thứ vô dụng, lại được lưu hành như vật hữu dụng trong dân, thực không phải là ý nghĩa yên dân, dùng của. Nhưng đời xưa đã có người cho rằng vàng, bạc, da, lụa, tiền thực, tiền giấy đều không thể cân ngang nhau được, thế thì thứ gì là hơn? Truyền cho các đại thần trăm quan và những người hiểu việc đời ở trong, ở ngoài, đều nghị bàn quy chế đồng tiền cho thuận lòng dân, để không vì ưa thích riêng của một người mà bắt ép muôn nghìn người không muốn phải theo, để làm phép hay của một đời. Nên phải bàn định sớm rồi tâu lên, trẫm sẽ tự chọn lấy mà cho thi hành".
     
  15. Lời nhận xét của Học giả uyên bác Phan Huy Chú về tiền giấy trong bộ bách khoa toàn thư Lịch triều hiến chương loại chí:
    Giấy sao chỉ là miếng giấy vuông chừng 1 thước, chỉ đáng giá năm ba đồng tiền, mà đem đổi lấy những vật giá năm sáu trăm đồng của người ta, đã không hợp lý, lại làm cho người ta cất giữ, thì dễ rách nát. Kẻ làm giả mạo thì không thể bắt hết, không thể làm cho vật giá trung bình mà dân thông dụng được. Quý Ly không xét đến sự lợi hại, chỉ mộ cái hư danh là sáng tác, làm ra tiền giấy, rồi cũng úng tắc ngay, không lưu thông được, chỉ làm cho dân xôn xao, không phải là chế độ để làm cho nước được bình trị.
     
  16. HockeyQ

    HockeyQ Lớp 9

    Bạn muốn nói điều gì nhỉ? Rõ ràng mình đã nêu ở trên, sau khi đọc "Tác phẩm Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly", mình cho rằng cách Nguyễn Xuân Khánh miêu tả Hồ Quý Ly đã khắc họa lên 1 nhân vật mang dáng vóc của vị anh hùng cô đơn trong thời cuộc.

    Bạn dẫn Đại Việt sử kí toàn thư nhằm để phản biện điều gì, khi những gì mình nói chỉ gói gọn trong "Tác phẩm Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly".

    Theo như cách trình bày của bạn, mình hiểu nguyên cả đoạn từ "Ngày 29, quân Minh đánh..." cho đến hết là phần bạn trích dẫn trong Đại Việt sử kí toàn thư. Vậy cho mình hỏi trong Đại Việt sử kí toàn thư người ta cũng viết "... ..." như vậy à.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/8/21
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này