Tùy bút Hoa Đường Tùy bút: Kiến văn, cảm tưởng - Phạm Quỳnh

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi hanhdb, 15/3/15.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Mã:
    THÔNG TIN EBOOK
    
    Tên Sách: Hoa Đường Tùy Bút
    Thể loại: Prose
    Tác Giả: Phạm Quỳnh
    Ebook: Hanhdb - TVE-4U
    Read Freely - Think Freedom
    Nguồn: phamquynh.wordpress.com
    cover.jpg
    Vài lời:

    Người xưa có nói: “Ôn cố tri tân” nhớ cũ để biết mới. Công đầu trong việc phổ biến - làm giàu chữ Quốc Ngữ phải kể đến Phạm Quỳnh - chủ bút tờ Nam Phong. Có chuyện vui thế này cụ Phạm "bé cái nhầm" khi phiên âm nên chúng ta có từ "từ vựng". Đúng ra phải là "Tự vị" (sau này Cụ Nguyễn Hiến Lê có "rủa" mãi.
    Cuốn Hoa đường tùy bút mới được Nhã Nam xuất bản với tên: Hoa Đường tùy bút và 50 bản dịch thơ Đỗ Phủ. Tuy nhiên theo nguyên tác, người làm ebook chỉ chọn phần Hoa Đường Tùy bút: Kiến văn, cảm tưởng. Cảm ơn bác Phạm Tôn đã phổ biến một tài liệu quý: 11 bài tạp văn và thủ bút của Thượng Chi - Phạm Quỳnh.

    TÁC GIẢ:
    Phạm Quỳnh (17 tháng 12 năm 1892 - 6 tháng 9 năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường,Hồng Nhân.
    Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến
    NỘI DUNG
    Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, nhà báo Nguyễn Vạn An, đại diện nhóm Tri Tân từ Hà Nội đã vào gặp và phỏng vấn Thượng Chi Phạm Quỳnh tại biệt thự Hoa Đường, nơi ông “bế môn” không tiếp khách từ lâu. Sau này, nhà báo đã viết: “Cụ tỏ ra lấy làm tiếc rằng đã bỏ cuộc đời cầm bút của mình mà ra làm quan (…) Tôi đã lỡ lầm mà ra làm quan, vì trước khi dấn thân vào hoạn lộ, thật ra tôi vẫn tưởng tôi sẽ làm được rất nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự được trong mực đen giấy trắng. Nhưng trong những hoàn cảnh khó khăn, tôi mới cảm thấy mình không làm được gì hết. Đổi lại, tôi còn bị ngờ vực (…) Trong một thời gian ra làm quan, tôi tự nhận thấy thâu thái, học hỏi thêm được “nhân tình thế thái” rất nhiều. Ngày nay, trở lại nghiệp cũ, có lẽ ngòi bút của tôi sẽ được dồi dào phong phú hơn xưa.” (Trích bài đăng trên báo Tin Điển, Sài Gòn, ngày 23/3/1952).

    [​IMG]

    Có lẽ các bạn đã thấy rõ điều đó khi đọc các bài ông viết về Thế thái nhân tình, Muốn sống…, Chỉ buộc chân voi, Vô duyên, Con người hiểm độc, Anh chàng khoác lác Tư tưởng Keyserling. Còn về bản thân, Phạm Quỳnh rất ít khi nói về bản thân, trừ vài đoạn trong các du ký như Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ, Pháp du hành trình nhật ký thì trong những bài cuối đời này chúng ta được đọc Văn học và chính trị, rõ ràng là rút ra từ kinh nghiệm quan trường mười mấy năm đau xót của ông. Rồi Lão Hoa Đường, Thiếu Hoa Đường với những lời than như “Thiếu Hoa Đường (Tức bản thân Phạm Quỳnh – PT chú) này, cũng sinh vào thời loạn là buổi Á-Âu xung đột, mà tự khờ dại đem mình ra lăn lộn giữa phong trào hỗn độn, trong thời buổi nhá nhem, không biết cái thân “nho quèn” đương nổi sao được thời thế và ở giữa cái xã hội xu thời mị chúng này, ai còn thiết đến kẻ văn nhân nho sĩ, chỉ biết đem một thái độ ôn hòa nho nhã mà đối với cái cuồng phong bác tạp hỗn hào …” (trích bài Lão Hoa Đường, Thiếu Hoa Đường). Và tâm sự đau đớn nhất đã bật lên trong bài viết cuối còn dang dở Cô Kiều với tôi. Ông viết “năm 1924, lần đầu làm lễ kỷ niệm Cụ Tiên Điền (tức Nguyễn Du – PT chú), trước hai ngàn người họp ở sân Hội Khai Trí, tôi trịnh trọng tuyên bố một câu: “truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có điều chi nữa mà ngờ…” Câu ấy, người mình có người không hiểu, có người hiểu lầm.”
    Chỉ có một bài, duy nhất trong cả văn nghiệp đồ sộ của ông. Phạm Quỳnh viết về một đêm một ngày trong đời mình. Ông như tiên đoán hậu thế sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về ngày hôm đó của đất nước nên đã ghi lại tỉ mỉ những gì tai nghe, mắt thấy trong đêm 9 và ngày 10/3/1945 ấy. Và sự thật quả đã diễn ra như ông từng nghĩ. Ông là một con người của lịch sử, sẵn sàng với mọi phán xét của lịch sử, ông chỉ chuẩn bị tư liệu cho việc phán xét đó thôi.
    Một điểm xin bạn đọc lưu ý là 11 bài này không phải là một tác phẩm hoàn chỉnh, cho nên ta không biết tác giả định nói gì khi viết loạt bài này. Có lẽ, chẳng qua sau bước khởi đầu lấy đà với thơ Đỗ Phủ, ông bắt đầu tùy tiện ghi lại những gì mình nghĩ ra hằng ngày. Chỉ mới là viết để một mình mình nhớ, một mình mình đọc mà thôi. Thể loại ông chọn là tạp văn, như Lỗ Tấn cuối đời đã chuyên viết thể loại này, có đến 18 tập trong tổng số 20 tập của Lỗ Tấn toàn tập. Ông có lẽ cũng định sẽ viết nhiều, cho nên sau tên ghi ở bìa tập vở học trò Hoa Đường Tùy bút, Kiến văn, cảm tưởng, ông ghi rõ con số I La Mã. Rõ ràng là ông còn định viết tiếp thật nhiều tập tạp văn khác như thế, để thể hiện trên trang giấy “ngòi bút dồi dào phong phú hơn xưa”. Nhưng, tiếc là tập vở học trò mỏng vẫn còn nhiều trang giấy trắng mà đời văn của văn hào đã dừng lại ở bài viết dở dang về đề tài gan ruột nhất của mình, viết về nhân vật đã vận vào cuộc đời mình như thế nào.
    Ông chọn thể loại tạp văn, chính là chọn thể loại có thể thỏa sức tung hoành trên trường văn, trận bút, không lệ thuộc chủ đề, khuôn phép nào.
    (Nguồn blog Phạm Tôn)
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 6/9/16
  2. Luc Phong

    Luc Phong Lớp 2

    Cảm ơn bạn đăng bài cũng như các bạn tạo ebook. Quyển này thật quý. Nhà sách hiện giờ cũng hết hàng, may sao tìm được ở đây. Cảm ơn lần nữa :)
     
    TINH LANG thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này