Hỏi xíu thôi!

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Thạch Thảo, 23/4/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: amylee
  1. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Theo như Du Tử giải thích, dùng phi nhân thì tối nghĩa, nếu là tiếng danh từ. Nhưng nếu nó là định từ, và phi với nhân hiểu ra không dính dáng nhau lắm: phi nhân tự : ban đầu là phi tự,là " từ ngữ trái lẽ, không biểu thị ý nghĩa theo quy ước "; rồi nhân tự, (phải chăng chỉ có người là biết dùng chữ nên không dùng nhân tự :D); cuối cùng là phi nhân tự.
    Về bất nhân tư, cũng do chữ bất tư mà ra, nay lại dùng mệnh đề tính từ, nếu gọi là cụm động từ thì cũng được ( !!!) ( which people can think, thêm đặc tính phủ định cho nó, dùng chữ bất; hoặc là not for people to think cũng được :D).
    Nhưng giải thích như trên lại là một sự dính mắc tới câu hỏi về chữ Tư, (có phải là think không, mà nó thật ra là gì đây...)
     
  2. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Cảm ơn anh Khỉ, quả thật mình lập ra topic này để học hỏi cách dùng nó. Vốn dĩ ngôn ngữ chỉ là cái áo, phương tiện để ta biểu lộ tâm tư, tình cảm ra; và còn nhiều công dụng đáng quý khác nữa,.... do vậy, câu nệ chi mà Ta hay Tàu, Pháp hay Việt nhưng đã dùng công cụ thì hãy dùng cho chính xác theo cái quy ước của nó từ ngày xuất hiện, do vậy mà phải hiểu nghĩa nó về lại tận cùng (Mỗi con người là một hố đen sâu thẳm mà thiếu bọn từ ngữ này, ta.. sao hiểu nhau); chả trách mà ngay trong tiếng Anh cũng có từ điển Thesaurus để tra về cái căn nguyên của nó.
    Thơ là gì, là trò chơi về hý luận từ ngữ của chúng ta nhưng là khi ta nắm rõ ý nghĩa về quy ước sử dụng của chúng. Ngày nay, giới trẻ cũng có một dạng hý luận từ ngữ như vậy: bằng cách tạo ra nhiều từ mới, viết thay đổi chính tả, hay là "dùng từ bừa bãi". Đành rằng chữ là thay đổi theo người, không thể dùng từ mà không có người hiểu được, và một số từ cổ đã gần như biến mất trong văn tự vì sự khác biệt về văn minh, nhưng những sự thay đổi như của thế hệ mới sẽ tồn tại bao lâu, khắc sâu vào ngôn ngữ mà ngày trước cha ông ta để lại tới nay thế nào; hay có chăng để lại một lớp người với mảnh đất tinh thần khô cằn và sự giao tiếp bị bần cùng hoá chỉ còn vài tiếng ú ớ (mà nghĩ là hàm súc!!), tưởng tượng một ngày nào đó tỉnh dậy và không dùng cách gì nói cho người khác hiểu mình được thì cũng không khác lắm.
    Đó không chỉ là thực trạng của tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Mỹ cũng vậy,.. Phải chăng, nền văn minh nhân loại rồi đây sẽ giao tiếp nhau bằng các con số và ký hiệu quy ước của Khoa Học,.................................:(:(



    Cám ơn Mr
    Bạn đã ghé thăm topic và nhiệt tình tranh luận, nhưng sao từ ngữ mình hỏi, bạn giải thích có ba dòng vậy?? Mình chưa nắm lắm!
     
    cfcbk thích bài này.
  3. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Cám ơn anh Khỉ đã cho Thảo thấy về ngữ pháp, đang tìm cái nhìn qua lăng kính "một tông phái của tôn giáo nào đấy", mong có cao nhân chỉ giáo.
    Hóng luôn một Mod tự nhận mình vô học, :-)confused: Mod nào ấy nhỉ), mà nếu theo tụi mình nói nãy giờ thì nhận như vậy là hơi bị kiêu đấy!!

    :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:
     
  4. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    1. Tôi không nói bạn sai, chỉ có bạn nói tôi sai mà thôi.
    2. Đã là bàn luận sẽ có ý kiến trái chiều. Nếu bạn không chấp nhận ý kiến của tôi có thể không trả lời.
    3. Tôi nói về phương pháp học. Đó là vấn đề quan trọng. Có thể phương pháp của bạn khác tôi, nhưng việc từ đầu bạn đã nói tôi sai và muốn tôi phải nghe theo bạn thì bạn nên xem lại.

    1. Tôi biết vài người vì đọc convert đã lâu nên gặp trở ngại trong giao tiếp thông thường. Không phải câu nệ mà không phải cái gì cũng biết sẽ tốt cho chúng ta.
    2. Bạn dùng Win 10 mà học Win 95 thì bạn chẳng cách nào dùng được. Còn tệ hơn nữa nếu bạn muốn "từ ngày xuất hiện" + "tận cùng" là win 1.
    3. Lời thật đau lòng, nếu bạn thật sự muốn học bạn sẽ không viết bài ở đây. Ngược lại thì tôi chỉ có thể nói theo quan điểm + tiêu chuẩn của tôi... bạn chưa thật sự nghiêm túc.
     
  5. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Về tất cả, mình không nói bạn sai!
     
  6. bun_oc

    bun_oc VIP

    Nói cho rõ, mình thấy dạng từ điển thesaurus trong tiếng Anh như cuốn Oxford Learner's Thesaurus không dùng để tra căn nguyên từ mà nói về cách dùng đúng của các từ có nghĩa gần nhau và dễ bị lẫn lộn (nghĩa là đúng với mục đích mà bạn hỏi ở topic này).
    Còn căn nguyên từ (root of word) cùng với tiền, hậu tố là những thành phần kết hợp với nhau để tạo thành từ phái sinh. Dạng từ điển nói về căn nguyên từ và tiền, hậu tố dùng cho mục đích vocabulary builder. Ví dụ quyển này
    [​IMG]
    Mình không biết rõ, thấy bác nói thế tự nhiên nhớ bài học vẹt trước đây cô giáo dạy là để lập từ trái nghĩa, cứ từ nào bắt đầu bằng l thì thêm đằng trước il-, từ nào bắt đầu bằng r thì thêm ir- :) Học vẹt thì giờ vẫn còn nhớ, còn cái trước cứ nghĩ là để tâm để dạ học thì giờ lại quên sạch. :D
     
    superlazy, quocsan and Thạch Thảo like this.
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Bài đó trích ở đây vậy Thạch Thảo?
     
    Thạch Thảo thích bài này.
  8. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Có lời này.
    Không có quá khứ thì không có hiện tại.
    Có thể không con rồng cháu tiên nhưng nhất định phải có tổ tiên.
    Mọi thứ đều thay đổi. Nhưng mọi thứ đều dính líu với nhau. Biết ngày hôm nay mà bác bỏ cái ngày trước là thiếu sự sâu xa, là tự mình chỉ chôn mình trong vỏ của chính mình.
    Biết bác bỏ những điều không hợp lý thì cũng nên chấp nhận những thứ hợp lý. Và những điều hợp lý thì không phân ra tiếng Hán hay tiếng Việt.
    Tri thức là kế thừa, tích lũy và nó không của riêng một thời đại, một dân tộc hay giống người nào. Người đi tầm cầu tri thức phải là đi tầm cầu sự hợp lý được chứng minh một cách thỏa đáng. Nó không phải là sự bác bỏ mà là chứng minh.
    ..........
    Chậc, lại nói dài dòng.
    Túm lại là vầy:

    Bạn cứ viết một bài chứng minh cụ thể sự thay đổi, chuyển hóa từ việc ảnh hưởng từ Hán sang từ Việt rồi sau đó có sự biến đổi trong cách dùng đến cuối cùng là ngôn ngữ của ta từ xưa đến nay đã khác nhau 1.800 dặm để rồi kết luận trọn gói là không nên truy tìm ngữ nghĩa xa xưa của từ chi nữa cho nó mệt vì như vậy thật là vô ích.

    Ý chỉ là vậy thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/4/15
    lichan thích bài này.
  9. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Vô, phi, bất trong tiếng Việt
    Đỗ Phương Lâm


    (Bài đã đăng trên Ngôn ngữ & đời sống số 12 (98) - 2003, tr. 5-8. )

    Từ lâu các sách dạy ngoại ngữ của ta vẫn dùng các thuật ngữ "bất qui tắc"để dịch khái niệm irregular (tiếng Anh) và "bất động vật"để dịch khái niệm ( Tiếng Nga ). Đó là những kết hợp chưa thật chuẩn về mặt ngữ pháp, nên sửa lại là: "phi qui tắc" hoặc "bất tuân quy tắc", " phi động vật" hoặc "bất thị động vật".
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hay như Kinh Thi có câu Tử bất ngã tư 子不我思(chàng chẳng nhớ ta), saubất là danh từ làm đại từ nhân xưng : ngã. Tiếng phổ thông Trung Quốc nói là: "nhĩ bất tưởng ngã" 爾不想我 mà không nói là: "nhĩ bất ngã tưởng"爾不我想 như kết cấu của văn ngôn.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hoặc bất lại thường đứng trước danh từ trong cách nói tỉnh lược, ví dụ: "phi cơ bất phi cơ" rút gọn từ "lai phi cơ lai bất phi cơ" (lái máy bay hay không lái máy bay); "bất nhân, bất quỷ" rút gọn từ: "bất tượng nhân, bất tượng quỷ" (chẳng giống người, chẳng giống quỷ)...
    Do vậy các kết hợp kiểu: bất quy tắc hay bất động vật đã nói tới ở đầu bài viết đều là những cách dùng khó có thể chấp nhận củabất. Với bất quy tắc có lẽ không cần phải bàn thêm, vì quy tắc hiển nhiên chỉ có thể là danh từ. Còn bất động vật (inanimate) chỉ có thể biểu đạt nghĩa: vật đứng im, không chuyển động, di dời, xê dịch, vật không có hoạt động, sự sống..., tức là bất động làm định ngữ cho vật. Với nghĩa này, bất động vật có cấu trúc tương đương với bất động sản, bất đẳng thức, bất biến thể... Nhưng trong tiếng Nga lại dùng để chỉ những gì không phải là động vật, như: cây, cỏ, núi, sông, nhà cửa... Bất ở đây lại làm định ngữ cho động vật, tức là bấtphủ định danh từ đứng sau nó, trong khi "nhiệm vụ" này xưa nay đã được "phân công" cho phi:
    phi động vật

    Định ngữ Trung tâm ngữ



    2.1.2. Với phi, ta có các kết hợp: phi âm tiết, phi cú pháp, phi chính phủ, phi đạo đức, phi lý, phi nhân tính, phi nghĩa, phi phàm, phi pháp, phi quân sự, phi quốc gia, phi thương bất phú, phi sản xuất, phi thường, phi thực tế, phi vô sản ...
    Các kết hợp trên không có vấn đề gì cần nói thêm. Đó là những kết hợp bình thường của phi với những thành tố có khả năng đảm nhiệm vai trò là các danh từ (âm tiết, cú pháp, chính phủ, đạo đức, lý, nghĩa, pháp, quân sự, quốc gia, vô sản, thương, nhân tính, phàm, thường) đứng sau.
    Duy có trường hợp phi sản xuất, phi lại phủ định cho một động từ, như thế cũng là "chơi lấn sân" bất.
    2.1.3.Với vô, ta có các kết hợp: vô bào, vô biên, vô bổ, vô bờ, vô can, vô chính phủ, vô chủ, vô chừng, vô cớ, vô công, vô công rồi nghề, vô cùng, vô cực, vô danh (tiểu tốt), vô duyên, vô đạo, vô địch, vô điều kiện, vô định, vô độ, vô gia cư, vô giá (trị) , vô hại, vô hạn , vô hiệu, vô hình, vô hình (trung), vô học, vô ích, vô kể, vô khối, vô kỉ luật, vô lại, vô lễ, vô lí, vô liêm sỉ, vô lo, vô loài, vô loại, vô lối, vô luân, vô luận, vô lực, vô lương, vô mưu, vô ngần, vô nghĩa, vô nghiệm, vô nguyên tắc, vô nhân(= bất nhân), vô nhân đạo, vô ơn, vô phép, vô phước, vô phúc, vô phương( cứu chữa), vô sản, vô sản chuyên chính, vô sỉ, vô sinh, vô song, vô số, vô sự, vô tài( bất tài), vô tâm, vô tận, vô thanh, vô thần( luận), vô thời hạn, vô thuỷ vô chung, vô thừa nhận, vô thức, vô thường vô phạt, vô thượng, vô tỉ, vô tính sự, vô tiền khoáng hậu( không tiền khoáng hậu), vô tình, vô tính, vô tổ chức, vô tội, vô tội vạ, vô trách nhiệm, vô tri, vô tri vô giác, vô trùng, vô tuyến, vô tư 無私(không có sự riêng tư) vô tư 無思(không suy nghĩ, đắn đo), vô tư lự, vô uý, vô ý, vô ý thức, vô vọng, vô vi, v.v . Trên đây phần lớn là các kết hợp của với các danh từ, đó là các kết hợp tuân theo qui tắc. Tuy nhiên, ta cũng thấy kết hợp với khá nhiềuđộng từ: địch, học, kể, lo, luận (bàn, nói tới), ơn, thừa nhận, tư (suy nghĩ), tri (biết), tư lự, uý (sợ hãi), vi (làm, hành động), vọng (ngóng, trông mong, hy vọng), trong đó các động từ này phần lớn có thể đảm nhiệm vai trò là các danh từ trong các ngôn cảnh khác. Ví du: vô học: không có học thức, không được giáo dục. Học trong vô học rõ ràng là danh từ.
    3. Nhưng tại sao không dùng bất + động từ mà lại dùng vô+ động từ ? Đây có phải là những kết hợp sai quy tắc cần chỉnh sửa không? Trên thực tế, bất khi kết hợp cùng với một động từ mang lại những nét nghĩa rất khác nhau, mà chúng ta không dễ nhận ra.
    3.1.Bất là sự phủ định tuyệt đối, ở cấp độ cao hơn
    - Người vô tài: hiện nay không có tài, nhưng nay mai có thể có tài, người bất tài sẽ vĩnh viễn không bao giờ có tài đượcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Biểu hiện sự thất vọng, mỉa mai hay sự coi thường, miệt thị đối với ai đó.
    - Nơi vô định: nơi hiện nay không xác định được, nhưng nơi bất định thì không tài nào xác định được.
    - Vô luận : không bàn đến, bất luận: chẳng thèm bàn đến.
    3.2. Ta có thể nhận thấy Vô + động từ luôn mang một sắc thái ý nghĩa khác với Bất + động từ , đó là nghĩa: không cần, không thể, không có khả năng... hay nghĩa hàm ẩn là sự bình phẩm, đánh giá. Đây là một cách dùng độc đáo, rất riêng chỉ thấy khi bất hoạt động trong tiếng Việt. Có thể đưa ra công thức:
    Vô + động từ = bất khả (không thể) + động từ .
    Chúng ta thử phân tích một số trường hợp cụ thể:
    - Vô kể: (ở trạng thái... đến mức không thể kể xiết: Anh ấy mua quà cho tôi nhiều vô kể) kể không thể là một danh từ trong bất kì trường hợp nào. Trong khi ta đã có từ bất kể được dùng với nghĩa: không có sự phân biệt, lựa chọn, loại trừ trường hợp cụ thể nào cả. kể tương đương với bất khả kể hay không thể kể.
    - Vô địch: tương đương với vô (nhân) khả địch: không (ai) có thể địch nổi.
    - Vô luận: không cần bàn, không phải bàn (biểu thị ý không loại trừ trường hợp nào cả, bất kể: việc gì cũng làm, vô luận tốt hay xấu).
    - Vô tri :
    không có khả năng nhận biết: vật vô tri, khác với bất tri: không biết, chỉ là sự phủ định đơn thuần.
    ... Tương tự vậy, vô lo (không cần lo), vô ơn (không cần mang ơn), vô thừa nhận (không ai cần/thèm thừa nhận), vô tư (không cần suy nghĩ, đắn đo), vô tư lự (không nghĩ ngợi), vô uý (không cần/ phải sợ hãi), vô vi (không cần làm/ hành động gì. (vô vi nhi trị: cứ để mặc tự nhiên mà nước được trị), vô vọng (không thể hi vọng, mong đợi).



    TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

    1.Phan Ngọc- Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt- Nxb. Thanh niên, H., 2001
    2.Lã Thúc Tương- Trung Quốc văn pháp yếu lược, quyển thượng, tr 91.
    3.Cao Giáo Thụ- Trung Quốc ngữ văn


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lã Thúc Tương- Trung Quốc văn pháp yếu lược, quyển thượng, tr 91.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cao Giáo Thụ- Trung Quốc ngữ văn
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phan Ngọc- Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt- Nxb. Thanh niên, H., 2001
     
    hanhdb, superlazy, thanhhaitq and 2 others like this.
  10. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Bài viết này định dùng để chứng minh ý nào của bạn?
     
  11. bun_oc

    bun_oc VIP

    Ngôn ngữ không bất định, nó biến đổi từng ngày theo nhịp đời sống. Cho nên việc truy từ gốc từ rễ đôi khi không cần thiết. Tuy nhiên, không thể bác bỏ hoàn toàn cái gốc rễ, bởi từ cái gốc đó mới có định hướng mà phát triển (nhất là trong tình hình sách rác, lều báo hoành hành hiện nay, cần lắm những hướng dẫn viết đúng, chứ chưa nói gì viết hay). Do đó, hai luồng ý kiến của bác Tùng và bác Khỉ đều đúng trên một phương diện nào đó.
    Song, cái gì cũng là tương đối. Nếu hai bên cứ khư khư đứng ở "hai đầu nỗi nhớ" mà không go halfway thì không làm sao mà bắt tay nhau được. Chỉ mong mọi người tranh luận bám theo vấn đề trên tinh thần xây dựng, đừng sa vào ngụy biện (mà phổ biến nhất là công kích cá nhân). Tranh luận, miễn sao đem lại nhiều góc nhìn, nhiều cái mới cho đôi bên và cho cả những người đọc khác, là được.
     
  12. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Cảm ơn Mr nhiều!
     
  13. BaoTran84

    BaoTran84 Lớp 5

    Lúc nào khi đào bới một chủ đề đến tận cùng trên một diễn đàn (có thể là bất kỳ), mình lại thấy kết quả rất sâu, rất rộng, và rất thâm.
    Cũng là một niềm vui, vì chứng tỏ chân nhân còn nhiều lắm, mà tại lâu lâu xẹt qua xíu chơi chứ không đứng lại lâu, vì còn cả một cuộc hành trình dài của riêng họ.
    Thấy họ xẹt qua xẹt lại, và đọc được những phân tích sâu xa, cặn kẽ, lại cảm giác như ra đàng gặp được vàng bỏ ngõ; vội nhặt lấy đem về từ từ ngẫm.
    Ăn cắp cái gì cũng bị bắt, chứ góp nhặt tri thức vương vãi lại được khen. :)
     
    mr.buiduytung thích bài này.
  14. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tri thức là vô bờ bến, trầm mê cả đời cũng chỉ là hạt cát trên sa mạc, giọt nước dưới đại dương. Đến một ngày ta sẽ nhận ra việc đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Đến ngày đó bạn chỉ muốn đơn giản hóa mọi thứ, chắt lọc tinh hoa, giữ lại những gì giá trị và ý nghĩa nhất với mình.

    Cuộc đời ngắn ngủi lắm, hãy tập trung...

    Tôi không phủ nhận, không bác bỏ. Tôi chỉ không tình nguyện lãng phí tinh lực vào đó. Tôi đã lãng phí rất nhiều vào việc truy cầu tri thức nên cũng không muốn nhìn thấy người khác sa lầy. Biết đủ thứ trên trời dưới đất thì đã sao? Nhớ lại câu chuyện của Henry Ford còn không phải tự cười chế giễu mình ư?

    Tôi chỉ không muốn lấy xa bỏ gần chứ không phải bỏ gốc lấy ngọn. Điều đó hoàn toàn rút ra từ kinh nghiệm sống của tôi. Còn việc nghĩ thế nào và làm thế nào là tùy theo mọi người. Tôi đâu cần ai khẳng định mình đúng, cũng không cần chứng minh điều gì.

    Tại sao tôi phải chứng minh?
    Dù bạn nói tôi đúng hay sai thì có ảnh hưởng gì đến tôi? Tôi chỉ là chia sẻ quan điểm của mình mà thôi. Quan điểm của bạn tôi cũng không bài xích vì nó vốn là quan điểm đã từ rất lâu rồi của tôi. Nên nếu bạn nghĩ tôi không hiểu thì lầm to. Cái gì chứ luật nhân quả thì không quên được. Nhưng cứ nghĩ đến kiếp trước sẽ bỏ lỡ cả kiếp này.

    Tôi luôn muốn giúp đỡ, chia sẻ. Cố tìm trên Google, may mà thấy có cái hay thì đăng lên cho mọi người xem thôi.
     
  15. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Ừ, cứ nói rõ ra như vậy. Sẽ hiểu nhau hơn. :D
     
  16. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Một bài thơ lạ, Du Tử à!
     
  17. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Hán Việt từ Hán đi ra và có thể đứng độc lập.
    Hệ điều hành, trình duyệt, bộ gõ... bạn đang dùng để nói chuyện ở đây cũng không phải là bản sơ khai.
    Và khi bạn không học, không dùng version 1.0, tôi không nói bạn bác bỏ hoàn toàn gốc rễ.
    Lấy xa bỏ gần, lãng phí tinh lực học từ Win 1 tới Win 10 để sử dụng Win 10 là việc không khôn ngoan.
    Và tôi có thể nói, trước Win vẫn còn Dos, trước Hán vẫn có Hán cổ, trước Hán cổ là gì thì tôi không biết.
    Ngay cả người TQ cũng không mấy người tinh thông Hán tự, lại càng không có người tinh thông Hán cổ.
    Thậm chí, những từ mà chúng ta đang nói chuyện ở đây cũng là tiếng Việt hiện đại mà thôi.
    Nên tôi nghĩ bạn nên suy nghĩ lại, cái gốc rễ của bạn có thật là gốc rễ không và hành động bác bỏ hoàn toàn gốc rễ là gì rồi hãy phán xét.
     
  18. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Tốp này hay giờ mới đọc :D. Tiếng Hán một chữ bẻ đôi mình cũng không biết nên không dám luận bàn đúng sai. Vốn dĩ "đúng" hay "sai" trong ngôn ngữ cực kỳ nhạy cảm. Một đằng thiện về tầm nguyên nghĩa gốc một đằng thiên về cách sử dụng. Đến cái ông được giải Hồ Chí Minh giải nghĩa Hán Việt vẫn sai tè le.
    Từ vẫn đúng nghĩa gốc không nói làm gì. Có từ dùng sai lâu cũng thành đúng. Đó là sự dịch chuyển tất yếu của ngôn ngữ. Mới có chuyện bac Tducchau có nói mấy từ con con này gánh cả 5000 năm lịch sử và lặng lẽ rút "êm".
    Hán Việt hiện tại trong tiếng Việt hiện tại vốn gốc từ tiếng Hán đời Đường và tiếng Quảng Đông. Tiếng Hán hiện đại cũng lai tạp và biến đổi cải biên rất nhiều. Chung một gốc mà qua cả ngàn năm như thế biến đổi thiên hình vạn trạng, không đồng nhất cũng là đương nhiên. Nên nhớ một ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ nó bao hàm văn hóa, lịch sử, tập tục, con người... cả một dân tộc đó. Người Hàn và người Nhật cũng thừa hưởng rất nhiều từ tiếng Hán, nhưng tôi dám chắc nó không nguyên gốc đâu. Trong ngôn ngữ học gần đây người ta cũng dần để tâm đến vấn đề "âm vị" một yếu tố quan trong ảnh hướng đến ngôn ngữ hơn so với ký tự chữ viết.
    "chơn nhơn" hay "chân nhân" là đúng, ơn giời Nam Bắc chung một nhà mà cái thủ đô lại nằm ở HN, nên các bạn miền Nam phải dùng chân nhân như Bắc Kỳ mình thôi.
    Đôi lời góp ý qua đường, đừng quá căng thẳng mà mất vui.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/15
  19. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Cám ơn bạn!
    Cám ơn @hanhdb.
    Ngôn ngữ vốn dĩ ta đừng nên gọi nghĩa của chúng ở một thời đại nào là gốc rễ, chúng phụ thuộc vào người dùng, nói mà không ai hiểu thì thật khó chịu dù là nói đúng từ.
    Tuy nhiên, từ những hoạt động sinh hoạt nghệ thuật, vì mục đích trí tuệ và sự cô đọng từ ngữ, bạn hãy cho tôi biết tôi có phải đi kiếm không và để hiểu rõ, có phải tra về lại tận cùng không.
    Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, biến đổi qua tiêu chuẩn của cộng đồng sử dụng suốt chiều dài lịch sử, nhưng bạn ơi, Nó không sinh ra trong giờ phút này đây mà nó đang biến đổi.
    Ví dụ bạn sử dụng về tin học rất hay, nhưng tin học là tin học và ngôn ngữ là ngôn ngữ. Qua luận cứ có ý nghĩa ẩn dụ đó, bạn đã thừa nhận sự phát triển của ngôn ngữ theo thời gian. Nhưng bạn bè ơi, ngôn ngữ đang đi lên hay đi xuống vậy, hãy nhìn mà xem.
    win10 tốt thật, mình chơi được nhiều game mới, đồ hoạ khá cao; chả bù cho Dos, không chơi được game nào.
    Ông cha ngày trước, không vơ đũa cả nắm, cũng không vội nhận xét là có tinh thông ngôn ngữ hay không. Nhưng con cháu ngày nay mang tiếng là có đi học chữ, mà một câu đầy đủ viết không ra hồn, kẻ hơi có đầu óc hơn thì biết dùng vài từ văn hoa, mỹ lệ có nghĩa đấy nhưng không với tới được cái mục đích ban đầu của ngôn ngữ, với tới cái thực cái chân. phải chăng khi cánh rừng bị đốt trụi, cỏ dại cũng được tôn làm cổ thụ rồi cả rừng cổ thụ; nhà văn Việt trẻ, bạn đã hâm mộ tác phẩm của ai, hay chỉ đếm trên đầu ngón tay??
    Bạn đã rơi vào tình trạng muốn bộc bạch một điều gì đấy nhưng nghẹn lại ở cổ dù là tiếng nước ngoài hay tiếng mẹ đẻ chưa??
    Người TQ không thông hán tự thì người Việt đừng nên thông Hán tự ư, lại là một tiêu chuẩn ngầm hiểu.
    Cám ơn bạn đã phá bỏ cực đoan cho rằng ngôn ngữ là một tiêu chuẩn bất biến nhưng bạn ơi, xin đừng rơi vào một cực đoan khác.
    Mong bạn mình đọc được ý, đừng câu nệ vào từng chữ vì mình cũng không câu nệ để bắt bẻ từng chữ của bạn - chúng ta đừng nên rườm rà nơi đó bạn nhé!!
     
  20. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    1. Tiếng Hán cũng như nhiều ngôn ngữ khác, không phải là một hệ thống thống nhất, riêng biệt. Nó là một sự kết hợp, sửa đổi, bổ sung... và có sự sai biệt về địa lý. Ảnh hưởng bởi tiếng Hán không chỉ có Việt Nam.
    2. Từ vựng của tôi khá ổn, nhưng hồi trước khi viết truyện tôi vẫn phải dò Google. Vì tôi viết truyện kiếm hiệp, dùng từ Hán Việt nhiều, nhiều từ thậm chí còn không có trong từ điển. Thật ra từ nào tôi nghĩ ra cũng đúng, chỉ là luôn cảm thấy ngờ vực nên dò lại thôi. Những từ vựng đó tôi tiếp thu từ truyện TQ không sử dụng trong cuộc sống thường ngày nên tôi không nắm chắc.
    3. Tôi không nói người Việt không nên thông Hán tự. Mà tôi muốn nói, ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ còn không thông thì chúng ta có thể sao? Chúng ta là người Việt mà có ai dám nói hiểu hết tiếng Việt?
    4. Vì như tôi đã nói, cuộc đời con người có hạn. Học, nói một ngôn ngữ thì dễ nhưng để gọi là tinh thông triệt để thì cực khó (ngay cả tiếng mẹ đẻ). Những nhà ngôn ngữ học thiên tài biết hàng chục thứ tiếng nhưng tôi cũng không tin họ có thể không bỏ sót một từ vựng nào.
    5. Xu hướng phát triển của ngôn ngữ lại là chuyện khác, nó liên quan đến nhiều khía cạnh như giáo dục, xã hội, tâm lý, công nghệ... Và nó là vấn đề chung của cả thế giới chứ không phải chỉ Việt Nam. Chúng ta cũng chỉ có thể than thở thôi chứ không có năng lực để thay đổi.
    6. Tôi không biết có phải bạn học ngành ngôn ngữ không mà chấp nhất vấn đề này. Nhưng để tìm hiểu đến tận cùng, bạn phải sẵn sàng dành cả đời này cho nó thì may ra lĩnh hội được phần nào.
    7. Như tôi nói, mất cả đời cũng không học hết thì bạn trách gì lớp người sau? Những gì họ phải học và gánh lấy nhiều hơn bạn rất nhiều, không chỉ có ngôn ngữ. Bạn có chắc mình thông minh hơn học sinh lớp 5?
    8. Ngày xưa chỉ có học văn thi công danh, mà bạn xem cổ nhân có mấy quyển sách để đọc? Bây giờ bạn đếm giùm tôi có tất cả bao nhiêu môn? Mỗi môn phải nuốt bao nhiêu học vấn? Chúng ta bây giờ sao có thể hiểu được áp lực học tập của thế hệ đi sau? Ngày xưa có tình trạng tự tử vì học không?
    9. Hồi đó học văn, cô giáo toàn soạn đề cương cho chép. Tôi không chép mà thích tự phân tích, cảm nhận. Kết quả, chấm chéo thì điểm cao, còn trong lớp thì thấp lè tè. Nhưng nhờ thế giờ văn tôi vẫn đỡ hơn lũ bạn bè toàn copy.
    10. Chỉ có thể trách thời đại, không thể trách lớp trẻ. Cô giáo dạy văn của tôi chỉ là một ví dụ nhỏ. Thực tế còn biết bao chướng ngại khiến lớp trẻ không thể giỏi văn, giỏi chữ...
    11. Ý tại ngôn ngoại. Những gì chúng ta hiểu về nhau chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi. Về phần tôi, tôi đã thấy bạn chưa hiểu ngay cả những gì tôi nghĩ mình đã nói rõ ràng thì huống hồ gì những ý ngoài lời nói. Và ngược lại, tôi cũng chỉ hiểu bạn theo cách của tôi mà thôi.
    12. Ngôn ngữ là một chuyện, khả năng nhìn nhận tiếp thu còn phụ thuộc vào "bạn là ai". Cùng những gì tôi viết, 10 người sẽ có 10 suy nghĩ khác nhau, không có chuyện giống nhau hoàn toàn. Lời tôi viết là một chuyện, đến khi nó vào đầu bạn đã sai lệch rồi. Cũng như dùng tay chỉ trăng vậy thôi.
     
    lichan and hanhdb like this.
Moderators: amylee
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này