Tin tức Khi nhà văn bị "chiếm đoạt" tác phẩm

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi cxz27, 30/8/17.

  1. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    ANTD.VN - Trong làng văn, xưa nay không hiếm chuyện một tác phẩm hay vài chi tiết độc đáo trong tác phẩm bị ai đó “đánh cắp”, biến của người khác thành của mình. Khi bị phát hiện, “thủ phạm” có nhiều cách để ngụy biện cho hành vi của mình, còn “nạn nhân” thì chỉ biết cười như mếu, bởi “án” đạo văn chưa bao giờ được giải quyết một cách rốt ráo...
    [​IMG]Nhà thơ PN Thường Đoan

    Thơ “chế biến” từ tác phẩm của người khác

    Cách đây 2 năm, nhà thơ PN Thường Đoan bỗng dưng “nổi tiếng… lây” khi văn đàn xôn xao về một tập thơ đoạt giải thưởng hàng năm của một Hội Nhà văn cấp thành phố có một bài giống nhau như “anh em sinh đôi” với bài thơ đã xuất bản chục năm trước của chị.

    Nhiều nhà văn, nhà thơ có uy tín được mời vào cuộc thẩm định, phân xử, hầu hết các ý kiến đều đồng nhất quan điểm: Tác giả tập thơ kia đã “đạo” toàn bộ bài thơ của PN Thường Đoan từ tứ thơ, hình ảnh, nhịp điệu đến ngôn ngữ. Tập thơ sau đó đã bị thu hồi giải thưởng và tác giả phải công khai xin lỗi “chính chủ”.

    Nhiều người “xúi” nhà thơ PN Thường Đoan nhân dịp dư luận đang chú ý, hãy tận dụng để in một tập thơ mới, chắc chắn số lượng phát hành sẽ lên rất cao. Nhưng theo quan điểm của nhà thơ, tác phẩm ở lại trong lòng độc giả lâu hay nhanh là do sức hút nội tại của chính nó chứ không phải sự ồn ào nhất thời nên chị chỉ cười và nhẹ nhàng từ chối những lời đề nghị in thơ vào thời điểm đó.

    Ngay cả người giữ vai trò Giám đốc ở Trung tâm Bản quyền văn học của Hội Nhà văn Việt Nam là nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến cũng từng bị ăn cắp tác phẩm một cách ngoạn mục. Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến kể: “Có người cất công sửa bài thơ “Cánh cửa nhớ bà”của tôi rồi gửi dự thi, được giải thưởng cơ. Ở trong Đà Lạt ấy”. Tuy nhiên, chị đã nhân nhượng không xử lý vì không muốn làm bung bét mọi chuyện khi thời điểm phát hiện ra vụ trao giải nhầm này đã trôi qua 8 năm trước. Sau đó người nhận giải thưởng bằng bài thơ “cầm nhầm” kia đã tìm cách xin lỗi và nhà thơ cũng cho qua.

    [​IMG]Nhà văn Tống Ngọc Hân

    Gần đây nhất là trường hợp nhà văn Tống Ngọc Hân được bạn văn “cấp báo” cho biết thông tin truyện ngắn “Núi vỡ” của chị đã được biến thành bài thơ “Nả ơi” in trên một tạp chí văn nghệ. Nhà văn tìm đọc và phát hiện ra 17 chi tiết, hình ảnh độc đáo trong tác phẩm của mình được cắt ra và lắp ghép lại thành một bài thơ ở mức khá. Tống Ngọc Hân liền liệt kê toàn bộ “chứng cứ” để gửi đến Ban biên tập tạp chí nhờ phân xử, biên tập viên đã gửi lời xin lỗi vì sự sai sót không phát hiện ra “hàng gian” và yêu cầu tác giả kia xin lỗi nhà văn.

    Tiếc thay, cuộc xin lỗi lại biến thành một vụ tranh cãi nảy lửa giữa những người hâm mộ của cả hai bên, đặc biệt là bên “thủ phạm” lại dùng những lời lẽ kết tội ngược đối với “nạn nhân” rằng một tác phẩm văn xuôi được sáng tạo thành thơ là điều quá bình thường, sao nhà văn nỡ nặng lời vùi dập một tài năng mới hé. Quá bức xúc trước thái độ thách thức đó, nhà văn Tống Ngọc Hân phải viết một thư ngỏ gửi tới các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề bản quyền, vì sợ bị đưa ra công luận phân xử rõ trắng - đen nên tác giả đã vội vã xin lỗi một cách thành thật và tự hứa sẽ rút lui khỏi sân chơi chữ nghĩa.

    Từ văn người biến thành văn mình

    Năm 2012, một hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Nông đã gửi đơn tố cáo biên tập viên tạp chí văn nghệ địa phương mình đã ăn cắp hàng loạt truyện ngắn có nội dung viết về miền núi của các nhà văn có tiếng như: Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Dương Bình Nguyên... để biến thành tác phẩm của mình. Tuy nhiên, tác giả lại liều lĩnh đến mức chỉ thay nhan đề truyện, đổi tên nhân vật, địa danh trong tác phẩm gốc rồi ký tên mình và in ngay trên chính tạp chí mình đang công tác với một ý nghĩ chủ quan là sẽ không mấy người đọc tạp chí địa phương để phát hiện được hành vi gian dối đó.

    Vụ việc bị phanh phui, các “nạn nhân” đồng loạt đòi bảo vệ bản quyền, đồng thời báo chí cũng lên tiếng yêu cầu lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phải xử lý nghiêm khắc đối với người làm công tác văn học mà lại đi chiếm đoạt tác phẩm của người khác như vậy. Không biết sự thể tiếp theo diễn biến ra sao, chỉ thấy lạ một điều là mấy năm sau cũng chưa thấy kết quả gì.

    [​IMG]Nhà văn Bùi Việt Sỹ bắt tay chấp nhận lời xin lỗi của nhà văn trẻ

    Nhà văn U80 Bùi Việt Sỹ ngay sau khi lĩnh giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 4 của Hội Nhà văn Việt Nam đã phải nhờ báo chí can thiệp vì phát hiện ra một số chi tiết hư cấu giống nhau của tác phẩm “Chim ưng và chàng đan sọt” với tiểu thuyết của một nhà văn bằng nửa tuổi mình. Vì đó là những chi tiết hư cấu, không có trong chính sử cũng như bất kỳ tài liệu nào đã xuất bản nên rất dễ để phát hiện. Nhà văn già đành phải gọi điện thoại yêu cầu được giải thích, thật bất ngờ, đáp lại yêu cầu chính đáng đó là những lời lẽ nặng nề, gay gắt và có phần hỗn láo của nhà văn trẻ.

    Vừa bực mình vì “mất của” lại vừa tổn thương khi bị xúc phạm, nhà văn Bùi Việt Sỹ liền mang tất cả những phần giống nhau của hai tác phẩm và cả đoạn băng ghi âm cuộc đối thoại đến tòa soạn Báo Lao Động “kêu cứu”. Biết không thể khăng khăng giữ thái độ thách thức vô lý của mình, nhà văn trẻ đã chấp nhận cuộc hẹn gặp giữa các bên để làm việc và công khai nói lời xin lỗi nhà văn Bùi Việt Sỹ.

    Trước hiện trạng tác phẩm văn chương bị “đánh cắp” đã và đang diễn ra ngày càng nhiều, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, và cũng là Trưởng ban sáng tác của Hội bày tỏ quan điểm: “Hiện nay việc đạo văn, đạo thơ mới tranh cãi về mặt nhân cách, còn đặt ra luật pháp hay xử phạt hành chính thì chưa có biện pháp cụ thể. Đã đến lúc phải thành luật, rằng anh ăn cắp, sao chép là anh sẽ bị phạt về kinh tế và sẽ bị xử lý về hình sự. Một câu xin lỗi qua loa thì không bao giờ giải quyết được vấn đề. Mặt khác, theo tôi, biện pháp ngăn chặn cao nhất vẫn phải đánh vào lòng tự trọng của mỗi người cầm bút rằng: Anh không làm ra, không thuộc quyền sở hữu của anh thì không có quyền nhận lấy”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chúng ta đang sống dưới mái nhà XHCN sao lại đi lấy của chung thành của riêng vậy ta ?
     
  2. Thời nay có nhiều người mất cả nhân cách, lấy sản phẩm trí tuệ của người khác biến thành của mình mà mặt dầy không biết xấu hổ, thật là không ra cái gì, ví dụ đạo văn đạo thơ, ngoài ra còn đạo cả các sản phẩm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác.
     

Chia sẻ trang này