Kinh điển Kim Bình Mai - Tiếu Tiếu Sinh <Dịch giả Phan Văn Các>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi poppy_chip, 30/9/13.

  1. poppy_chip

    poppy_chip Sinh viên năm IV

    Chắc các bạn sẽ không lạ gì khi nghe đến cái tên Tây Môn Khánh (Tây Môn Khánh chứ không phải là Nguyễn Duy Khánh đâu nghe !!)-một kẻ vô cùng bỉ ổi và đê tiện. Phan Kim Liên - một mụ đàn bà độc ác nở giết đi người chồng đã từng cứu mình.
    Đó thực sự là lịch sử cuộc đời đầy tội ác và sinh hoạt gia đình nhơ bẩn của Tây Môn Khánh, một kẻ hãnh tiến xuất thân từ một chủ hiệu sinh dược, nhưng do những mánh khóe bóc lột và hành vi ác bá, kéo bè kéo cánh, thông lưng với quan lại một bước nhảy tót lên đia vị một thổ hào thân sĩ giàu tiền của, đầy quyền thế. Từ cái bàn đạp đó, ngoi lên vin vào quan hệ nghĩa phụ nghĩa tử với Thái Kinh, một viên đại thần hiển hách ở triều đình lúc bấy giờ, Tây Môn Khánh đã trở thành Đề hình Thiên hộ Ở bản huyện, tham lam tàn ác, bẻ cong phép nước, ăn tiền hối lộ, hại người lương thiện, và sống cuộc đời dâm ô cực kỳ bỉ ổi.
    quả đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội đương thời qua những trang sách tràn đầy hơi thở hiện thực. Qua mối quan hệ chằng chịt của nhân vật chính Tây Môn Khánh với mọi lớp người trong xã hội, tác giả đã khắc họa chân dung sinh động cùng trạng thái tinh thần muôn vẻ của hàng loạt nhân vật, từ những viên hoạn quan làm mưa làm gió trong cung đình ngay bên nách hoàng đế, đến những tên lưu manh du thủ du thực, những tay dao búa chuyên nghiệp, những tên côn đồ bip bợm lừa đảo đầy rẫy ngoài phố chợ. Qua những hành vi đê tiện và những mánh khóe tội lỗi của chúng, tác giả đã vẽ lên khá tỉ mỉ mà khái quát một bức tranh xã hội đen tối tàn khốc, trên thực tế đó cũng chính là xã hội mà tác giả đang sống, xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh từ sau Chính Đức đến giữa Vạn Lịch Nhân vật chính Tây Môn Khánh trước hết là một con quỷ dâm dục hiện hình, một mình y đã có một thê và năm thiếp nhưng còn sẵn sàng cưỡng dâm từ con gái nhà lành đến đàn bà góa bụa, giết chồng đoạt vợ, kể cả vợ bạn, em dâu y cũng không tha. Dâm dục đi đôi với tàn bạo là nét bản chất xuyên suốt cuộc đời y cho đến kết thúc bằng cái chết vì bệnh dâm dục.
    Bên cạnh Tây Môn Khánh là Phan Kim Liên được xây dựng như một nhân vật điển hình của hạng phụ nữ tà dâm, xảo quyệt. Thông dâm với Tây Môn Khánh, thị đã nhẫn tâm và quỷ quyệt đầu độc chồng là Võ Đại, rồi khi chồng đã ngấm thuốc chết hẳn "hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, cắn cả vào môi chảy máu, tai mũi và cả mắt đều ứa máu ròng ròng" thì thị cùng Vương bà "kéo xác Võ Đại ra sau nhà, lau sạch vết máu đội mũ đi giày cho tử tế, lấy khăn phủ lên mặt cho Võ Đại rồi cả hai cùng ngồi khóc". Thị lập bàn thờ chồng với bài vị "Vong phu Võ Đại lang chi linh", nhưng sẵn sàng hú hí với Tây Môn Khánh ngay trước bàn thờ ấy.
    Xoay quanh các nhân vật chính đó, thôi thì đủ hạng vô lại cặn bã của xã hội:
    Ứng Bá Tước và Tạ Hi Đại bợ đỡ nịnh hót, Trương Thắng và Lưu Nhị du thủ du thực, thằng quýt con sen Lai Vượng, Thu Cúc, con hát Lưu Quế thư, kép hề Vương Kinh, cho đến thái giám, môn quan, tăng lữ, ni cô, đạo sĩ, bà mối... tất cả đám kí sinh trong xã hội.
    Các bạn đọc xong rồi cho cảm nhận nhé !!!

    Người post: anhhung9x
    Nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/9/13
    meetdak, minhnghenhac, Hwoaa and 28 others like this.
  2. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Mobi là đuôi .prc à anh Tư @4DHN ?
     
  3. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Bộ tiểu thuyết, có giáo sư đại học Priceton nghiên cứu vài chục năm rồi dịch ra 5 tập gồm chú giải rất công phu
     
    daoxuandong thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đọc y hệt prc. :D
     
    Cát Cát thích bài này.
  5. Sakura2k7

    Sakura2k7 Banned

    Cái này là Văn học Cổ điển Trung Quốc sao lại được gắn thẻ Lịch sử vậy?
     
  6. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Kim Bình Mai tập 1.jpg
    Kim Bình Mai (Tập 1)
    Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh
    Dịch giả: Phan Văn Các
    Nhà xuất bản Văn học
    Năm xuất bản: 1999
    Số trang: 768
    Định dạng file: azw3; epub; mobi; prc


    Bạn đọc đang tiếp xúc với bộ tiểu thuyết trường thiên, một pho "kì thư" rất đặc sắc của nền văn học cổ điển Trung Hoa.

    Đó thực sự là lịch sử cuộc đời đầy tội ác và sinh goạt gia đình nhơ bẩn của Tây Môn Khánh, một kẻ hãnh tiến xuất thân từ một chủ hiệu sinh dược, nhưng do những mánh khóe bóc lột và hành vi ác bá, kéo bè kéo cánh, thông lưng với quan lại một bước nhảy tót lên đia vị một thổ hào thân sĩ giàu tiền của, đầy quyền thế. Từ cái bàn đạp đó, ngoi lên vin vào quan hệ nghĩa phụ nghĩa tử với Thái Kinh, một viên đại thần hiển hách ở triều đình lúc bấy giờ, Tây Môn Khánh đã trở thành Đề hình Thiên hộ ở bản huyện, tham lam tàn ác, bẻ cong phép nước, ăn tiền hối lộ, hại người lương thiện, và sống cuộc đời dâm ô cực kỳ bỉ ổi.

    Quả đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội đương thời qua những trang sách tràn đầy hơi thở hiện thực. Qua mối quan hệ chằng chịt của nhân vật chính Tây Môn Khánh với mọi lớp người trong xã hội, tác giả đã khắc họa chân dung sinh động cùng trạng thái tinh thần muôn vẻ của hàng loạt nhân vật, từ những viên hoạn quan làm mưa làm gió trong cung đình ngay bên nách hoàng đế, đến những tên lưu manh du thủ du thực, những tay dao búa chuyên nghiệp, những tên côn đồ bip bợm lừa đảo đầy rẫy ngoài phố chợ. Qua những hành vi đê tiện và những mánh khóe tội lỗi của chúng, tác giả đã vẽ lên khá tỉ mỉ mà khái quát một bức tranh xã hội đen tối tàn khốc, trên thực tế đó cũng chính là xã hội mà tác giả đang sống, xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh từ sau Chính Đức đến giữa Vạn Lịch Nhân vật chính Tây Môn Khánh trước hết là một con quỷ dâm dục hiện hình, một mình y đã có một thê và năm thiếp nhưng còn sẵn sàng cưỡng dâm từ con gái nhà lành đến đàn bà góa bụa, giết chồng đoạt vợ, kể cả vợ bạn, em dâu y cũng không tha. Dâm dục đi đôi với tàn bạo là nét bản chất xuyên suốt cuộc đời y cho đến kết thúc bằng cái chết vì bệnh dâm dục.

    Bên cạnh Tây Môn Khánh là Phan Kim Liên được xây dựng như một nhân vật điển hình của hạng phụ nữ tà dâm, xảo quyệt. Thông dâm với Tây Môn Khánh, thị đã nhẫn tâm và quỷ quyệt đầu độc chồng là Võ Đại, rồi khi chồng đã ngấm thuốc chết hẳn "hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, cắn cả vào môi chảy máu, tai mũi và cả mắt đều ứa máu ròng ròng" thì thị cùng Vương bà "kéo xác Võ Đại ra sau nhà, lau sạch vết máu đội mũ đi giày cho tử tế, lấy khăn phủ lên mặt cho Võ Đại rồi cả hai cùng ngồi khóc". Thị lập bàn thờ chồng với bài vị "Vong phu Võ Đại lang chi linh", nhưng sẵn sàng hú hí với Tây Môn Khánh ngay trước bàn thờ ấy.

    Xoay quanh các nhân vật chính đó, thôi thì đủ hạng vô lại cặn bã của xã hội :

    Ứng Bá Tước và Tạ Hi Đại bợ đỡ nịnh hót, Trương Thắng và Lưu Nhị du thủ du thực, thằng quýt con sen Lai Vượng, Thu Cúc, con hát Lưu Quế thư, kép hề Vương Kinh, cho đến thái giám, môn quan, tăng lữ, ni cô, đạo sĩ, bà mối... tất cả đám người kí sinh trong xã hội đô thị.

    Trên phương diện xây dựng hình tượng nhân vật cụ thể, tác phẩm đã sáng tạo khá thành công một loạt tính cách điển hình có xương có thịt.
     

    Các file đính kèm:

    meetdak, Hwoaa, Nyanko and 19 others like this.
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Kim Bình Mai tập 2.png
    Kim Bình Mai (Tập 2)
    Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh
    Dịch giả: Phan Văn Các
    Nhà xuất bản Văn học
    Năm xuất bản: 1999
    Số trang: 817
    Định dạng file: azw3; epub; mobi; prc


    Thời Minh, nhất là từ Gia Tĩnh (1522-l566), xã hội tương đối ổn định, kinh tế có chiều phát triển, xu thế đô thị hóa tăng dần, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thể loại văn học mới : trường thiên tiểu thuyết. Song hành với điều kiện xã hội đó là sự tiến bộ của kỹ thuật in khắc. Đến thời Vạn Lịch (1573- 1620) đã xuất hiện một cục diện phồn vinh của thể loại này với hàng loạt tác phẩm ngày nay còn được biết.

    Tiểu thuyết Trung Quốc thời này có thể chia làm bốn loại:

    Thứ nhất, chiếm số lượng áp đảo là tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa, đại thể phỏng theo Tam quốc chí diễn nghĩa, kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ thông thường dễ hiểu. Có thể nói, suốt từ Xuân Thu Chiến Quốc đến Minh sơ, tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa thời này đã phủ kín cả chiều dài lịch sử Trung Quốc.

    Trong đó tiêu biểu nhất là Bắc Tống chí - truyện của Hùng Đại Mộc. Nhìn chung loại tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa này miêu tả tính cách nhân vật còn tương đối ít, kết cấu không chặt, tình tiết nhiều lúc thiếu gắn bó, còn câu nệ quá nhiều vào sự thật lịch sử, nghệ thuật còn sơ lược, thường còn nằm trên ranh giới giữa lịch sử với văn học.

    Thứ hai, là tiểu thuyết phong thần, tiêu biểu nhất là Phong thần diễn nghĩa. Loại này phần nhiều kể lại những chuyện li kỳ hoang đường, thiếu ý nghĩa xã hội sâu sắc.

    Thứ ba, là tiểu thuyết "công án", nổi tiếng nhất là Hải Cương Phong tiên sinh cư quan công án truyện của Lí Xuân Phương, 71 hồi, mỗi hồi kể một chuyện với nhân vật xuyên suốt là người thẩm án Hải Thụy. Về thể tài có thể xem là tổng tập tiểu thuyết bút kí, tựa như tập truyện vụ án.

    Thứ tư, là tiểu thuyết "thế tình" (tình đời). Loai này lúc đó còn hiếm, ngày nay được biết chỉ có Kim Bình Mai và Ngọc Kiều Lí, nhưng Ngọc Kiều Lí thì đã thất truyền (Thẩm Đức Phù trong Dã hoạch biên nói ông từng xem Ngọc Kiều Lí). Loại này ngày nay thường được gọi là tiểu thuyết xã hội.

    Trước Hồng lâu mộng hơn một trăm năm, được coi là tác phẩm mở đường cho tiểu thuyết xã hội Trung Quốc. Từ năm 1940, đề tựa cho Bình ngoại chi ngôn của Diêu Linh Tê, Giang Đông Tễ Nguyệt gọi là "tiểu thuyết của tiểu thuyết", còn Ngụy Bệnh Hiệp thì so sánh với tác phẩm của Đickens ở Anh, Sêkhov ở Nga, đồng thời cho rằng Thủy hử kể nhiều võ hiệp, Hồng lâu chuyên nói tình yêu, Nho lâm ngoại sử miêu tả tình thái xã hội - nhưng hạn chế trong đám hủ nho, ý nghĩa xã hội đều không rộng lớn bằng.

    Trong bài Bàn về Hồng lâu mộng, Hà Kì Phương có nhắc đến mối quan hệ giữa Hồng lâu mộng mộng với Kim Bình Mai: "Hồng lâu mộng quả là cái bóng soi ngược hình của Kim Bình Mai. Dĩ nhiên Hồng lâu mộng sinh sau nhưng vượt trội nhiều mặt, đặc biệt là ngôn ngữ văn học đạt tới đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển, rõ ràng không sánh được".

    Ngay cả sau khi bị liệt vào hạng "sách cấm" thì giới văn học vẫn xếp nó vào một trong "tứ đại kì thư" (bốn cuốn sách lớn kì thú) của tiểu thuyết trường thiên Minh Thanh: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Tây du ký và Kim Bình Mai. Tất cả các giáo trình văn học sử ở các trường Đại học Trung Quốc đều giảng và đều công nhận đó là con chim én báo mùa xuân của thể loại truyện dài do cá nhân sáng tác ở Trung Quốc.

    Lỗ Tấn nói trong Trung Quốc tiểu thuyết sử lược:

    "Tiểu thuyết lấy chuyện Võ Tòng đánh cọp tìm anh trong Thủy hử truyện làm ngòi dẫn, mượn danh thời Tống để tả thực thời Minh, phản ánh hiện thực xã hội thời Minh" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản dịch sớm nhất là bản Mãn văn khắc in năm Khang Hi 47 (1708), không ghi tên dịch giả, dịch theo bản "Trương Phúc Pha đệ nhất kì thư".

    Ở phương Tây, sớm nhất là bản dịch hồi thứ nhất của, thực hiện bởi A.P. Bazin:

    Histoire de Wou Song et de KimLien trong Chine moderne (Trung Quốc hiện đại) xuất bản năm 1853. (tiếng Pháp).

    Năm 1927 có bản tiếng Anh Chin Ping Mei, the adventurous of His Menching ở New York.

    Năm 1928 có bản tiếng Đức Djin Ping Me của Oto Kibat. Tiếng Hungari, tiếng Thụy Điển, tiếng Phần Lan đều đã có bản dịch.

    Ở Nhật Bản đã có nhiều bản dịch khác nhau. Bản dịch đầy đủ 100 hồi sớm nhất là của Cương Nam Nhân Kiều in thành 4 tập, hoàn thành đầu thế kỉ này. Năm 1951, có bản dịch của Tiểu Dã Nhẫn và Thiên Điền Cửu Nhất theo nguyên bản từ thoại.
     

    Các file đính kèm:

    meetdak, Hwoaa, Nyanko and 21 others like this.
  8. Que83

    Que83 Lớp 5

    @heoconmtv: Mục lục của ebooks không được hợp lý lắm. Bạn có thể chỉnh sửa mục lục đúng theo thứ tự hồi 1-100 (Tập 1: hồi 1-54, tập 2: hồi 55-100) như bản in của NXB Văn học, 1999 được không? Thanks!Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  9. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Bìa sách bị nhầm tập bạn ạ!
     
  10. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Vài bức họa Kim Bình Mai khá đẹp.

    51099789_1.jpg

    51099789_2.jpg
     
    daoxuandong and vutananh like this.
  11. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

  12. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    51099789_5.jpg

    51099789_6.jpg
     
    vutananh thích bài này.
  13. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Mình giới thiệu tranh màu tuyệt đẹp một số nhân vật Kim Bình Mai do Đới Đôn Bang vẽ.

    01.jpg

    02.jpg
     
    daoxuandong, linh_tt and vutananh like this.
  14. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    Sẵn tiện thấy 2 quyển dạng EPUB, tôi lấy về rồi ghép làm một, rồi trình bày lại.
    Bản này lỗi chính tả còn khá nhiều, tôi chưa sửa hết. Có lẽ nhóm đánh máy hay dùng kiểu gõ VIQR nên dễ xảy ra lỗ
    i. :)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 27/9/15
    meetdak, baothoa, phieumien and 9 others like this.
  15. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    03.jpg

    04.jpg
     
    vutananh thích bài này.
  16. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    05.jpg

    06.jpg
     
    vutananh thích bài này.
  17. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    07.jpg

    08.jpg
     
    vutananh thích bài này.
  18. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    09.jpg

    10.jpg
     
    vutananh thích bài này.
  19. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    11.jpg

    12.jpg
     
    vutananh thích bài này.
  20. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ơ ơ tứ đại kỳ thư Trung Quốc đâu có tên Kim Bình Mai. Nó gồm Thủy Hử, Tây Du Ký, Tam Quốc, Hồng Lâu Mộng mà bạn.
     
    Heoconmtv thích bài này.

Chia sẻ trang này