Hiện thực Lều chõng - Ngô Tất Tố

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 2/9/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Lều chõng
    Tác giả: Ngô Tất Tố

    Lều chõng lần đầu tiên được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ số 112 (21/03/1939) và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong đại chiến thế giới lần thứ hai, giữa lúc thực dân Pháp lại đang dấy lên phong trào phục cổ, nhằm lôi cuốn trí thức văn nghệ sĩ vào con đường thoát ly thực tế đấu tranh cách mạng... Chủ nghĩa phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hoá giáo dục cũ, với những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hương thôn, với quan trường và đại gia đình phong kiến. Giữa cái không khí phục cổ đầy vẻ thành kính trang nghiêm và mùi hương trầm đốt lên trongc ác triều đình lăng tẩm, với màu trắng vàng son rực rỡ của hoành phi câu đối, của võng lọng, cân đai, cờ biển... thì Lều chõng ném ra một bức tranh màu xám với những đường nét tối sẫm; tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt. Viết Lều chõng, Ngô Tất Tố có ý ghi lại một thiên phóng sự về chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn, đồng thời nhà văn cũng muốn miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến.

    Chỉ riêng trong Lều chõng, chúng ta thấy Hà Nội hiện lên với nhiều nét đẹp, người Hà Nội từ những cô hàng bán giấy bút, cho đến ông chủ quán trọ cũng đều hết sức tài hoa, lịch thiệp. thường vẫn được mô tả như là một tác phẩm có những nét tự truyện. Bởi vậy, với Lều chõng, có thể nói Ngô Tất Tố đã ghi nhận một phần những ảnh hưởng mà Hà Nội để lại trong cuộc đời những kẻ sĩ tương tự như ông. Bấy giờ mức độ xâm nhập của văn minh Tây Âu vào xã hội Việt Nam còn là hạn chế. Hà Nội chưa có vẻ sầm uất với nhiều nét sinh hoạt thị dân rõ rệt như sau này. Nhưng lên Hà Nội, lớp học trò như Đào Vân Hạc vẫn cảm thấy có gì thật thoải mái, họ dễ dàng tìm được chút tự do lặt vặt như xuống xóm cô đầu... cô đầu lúc ấy còn là một thú chơi thanh nhã hoặc thăm thú các nơi. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn: lên đây, những kẻ gọi là nhân tài các tỉnh có dịp trò chuyện, “đấu” với nhau để tự kiểm tra sức học, trình độ năng lực của mình. Riêng với Đào Vân Hạc, thì trong những dịp thi cử, chàng cảm thấy cái vô nghĩa của con đường hoan lộ mà việc học đã mở ra và chàng cả quyết sống theo lối ở ẩn giữa đời. Đấy cũng là những kết luận mà chỉ những kẻ sĩ tương đối từng trải mới có được.

    Tóm lại, Lều chõng đã cho chúng ta thấy chân dung tinh thần Ngô Tất Tố như một nhà nho, để rồi từ đó ta phải hình dung ra thêm Ngô Tất Tố... nhà văn, nhà báo. Tuy nhiên, đối với quá trình tư tưởng của ông trong cả hai chặng đường này, Hà Nội vẫn có một vai trò không gì thay thế được.
     

    Các file đính kèm:

  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đọc lại quyển này thấy còn hàng trăm lỗi chính tả, nhất là những câu phiên âm chữ Hán. Phông chữ cũng lỗi, đoạn to đoạn nhỏ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bìa sách minh họa thì không phải là quang cảnh lều chõng được mô tả trong sách.
    Tôi muốn làm lại ebook này, không biết có nên không?
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bác làm đi. Đối với những tác phẩm được coi là kinh điển như thế này, nên cho lớp độc giả ngày sau có được một bản ebook gần với sách in nhất (nói gần vì ta không thể đảm bảo 100% không lỗi). Bác làm xong nếu không chuyển được file epub thì chuyển file văn bản (ví dụ word) qua cho tôi, tôi soạn epub giùm cho.

    PS: Còn cuốn Trại Liêu Trai chí dị của ông Mãn Thanh thì xin lỗi bác, tôi thấy nó khiếm khuyết, vả lại bác cũng từng đọc sách giấy rồi nên tôi sẽ không làm lại ebook nữa (vì không có động lực).
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vì có bạn làm rồi nên tôi phân vân không biết có nên sửa lại hay không.
    Tôi chỉ làm được file .prc, nếu bạn chuyển giúp sang epub thì tốt quá.
     
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Nếu nhiều lỗi quá thì nên sửa bác ạ. Bác còn có một vốn đọc, vốn sống phong phú nên có thể sửa được những từ cổ, từ ít dùng hoặc từ chữ Hán.

    Tôi cũng đang cày cục sửa cuốn "Kho tàng truyện cổ tích..." với rất nhiều lỗi đây. Cứ lúc nào rảnh thì làm một ít.
     
  6. V\C

    V\C Lớp 4

    Epub hay Prc không quan trọng, 95/% là bản text thật tốt.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  7. heocon0504

    heocon0504 Lớp 4

    tác phẩm này xứng đáng có một chỗ đứng trong SGK Văn học Việt Nam , một tác phẩm quá đỉnh về nghiệp bút nghiên
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bản đã soát lại, sửa một số lỗi.
    Có một thắc mắc, khi cô Ngọc bói Kiều thì khấn rằng "con là Hoàng Thị Ngọc" nhưng trong thư của Trần Đằng Long thì 2 lần gọi cô là Lê tiểu thư. Vậy cô Ngọc họ gì?
    Một điểm nữa, khi Trần Đằng Long thi đỗ vinh quy nghĩa là năm trước có khoa thi Hương. Năm sau Vân Hạc đi thi- tác giả cho biết đó là ân khoa. Năm sau nữa Vân Hạc lại đi thi- đó là chính khoa. Như vậy có đúng quy định là 3 năm có 1 khoa thi không?
    Xin ý kiến các cao nhân.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 31/12/19
    sadec2, Storm, amorphous and 10 others like this.
  9. V\C

    V\C Lớp 4

    Sao tiền tố là Lịch Sử?
     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Gửi bạn file này, được convert từ prc của bạn. Sửa xong gửi bạn Caruri hoặc cho tôi, tôi cũng có thể chế được epub hoành phết. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/12/16
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không biết, chắc vì truyện có nhiều yếu tố lịch sử.
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bản prc của tôi sửa lỗi rồi đấy. Bạn convert giúp sang epub đi.
     
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Ok. Chiều nay tôi làm, có thể sẽ sửa thêm lỗi chính tả nữa nếu phần mềm sigil báo lỗi chính tả tiếng Việt, ví dụ "đâư .. saư...".
     
    quang3456 thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ok, nhưng bạn đừng lấy cái bìa cũ nữa nhé. Không biết ai vẽ cái bìa ấy mà sai quá thể.
     
  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Xong rồi đây. :D
    cover.jpg
     

    Các file đính kèm:

    Storm, amorphous, CanTay and 27 others like this.
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Dr. No làm epub đi, để xong tôi vừa đọc lại vừa check lại chính tả một lượt cho.

    Ví dụ có "sĩ cẩn đôi" tôi nhớ là "sĩ cẩn đối" đúng không bác quang3456?

    Ở trong cuốn này có đề cập đến "công thức" làm bài thời xưa
    "Đường, Ngu, Tam đại thì khen
    Hán, Đường trở xuống thì lèn cho đau"

    Tôi không biết "Đường" đầu tiên là thời nào, hóa ra tìm kiếm mới biết là "Đường Ngu" là tên khác của vua Nghiêu. Như vậy phải bỏ dấu phẩy ở câu này mới đúng:
    "Đường Ngu, Tam đại thì khen
    ..."

    Cái này thì chịu vì search cả cuốn không thấy nói ông bố vợ họ gì, cũng như cô Bích em cô này họ Lê hay Hoàng. Cũng có khi tác giả nhầm. Điều này không hiếm, ví dụ hôm viết đến đoạn khấn Kiều có cô họ Hoàng đến chơi, hôm viết đến bức thư thì cô họ Lê gửi thư hâm mộ :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/12/16
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng là "sĩ cẩn đối" và còn nhiều chỗ sai chính tả nữa, tôi đã soát mà chắc là chưa hết được. Cũng có chỗ tôi không luận ra được, đành sửa theo ý mình hiểu, nếu có sách in thì tốt hơn. Bạn soát lại lần nữa thì tốt quá.

    Còn Đường là tên đất phong của vua Nghiêu nên có khi gọi là Đường Nghiêu. Ngu là bộ tộc Hữu Ngu của vua Thuấn nên có khi gọi là Ngu Thuấn.
    Truyện Nhị thập tứ hiếu có câu:
    Đức đại thánh họ Ngu tên Thuấn
    Buổi tiềm long gặp vận hàn vi
    Sau này, Hồ Quý Ly tự cho mình là dòng dõi vua Thuấn, vì thế nên đặt tên nước Việt là Đại Ngu.
    Vậy câu trên nên viết là Đường, Ngu, Tam đại thì khen.
    Nhưng nếu viết liền cũng vẫn được.
     
  18. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đang kiểm tra chính tả, thấy có cụm

    "Mấy cô con gái lở tờ kéo ra nấp sau tường hoa..." thì "lở tờ" là gì nhỉ, có phải là sai chính tả không, nếu đúng thì là từ gì, bạn nào có sách in xem lại giùm.
     
  19. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Có phải "lở tở" chăng?
     
  20. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thế "lở tở" thì nghĩa là gì?

    Nếu là "lả tả", "tơi tả" thì không phải, vì ai lại tả con gái như vậy.

    Còn "lỡ dở" thì chắc không phải. Từ trong ngữ cảnh này có nghĩa là "tò mò" thì phải.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này