Lục Vân Tiên (bao gồm điển tích)

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi bichdinh, 4/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. bichdinh

    bichdinh Lớp 6

    Lục Vân Tiên (bao gồm điển tích)


    Nguyễn Đình Chiểu: Nhà thơ yêu nước nồng cháy và một nhân cách lớn.

    Lục Vân Tiên: Một tác phẩm chấn hưng phong hoá dân tộc.

    Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một nhà nho yêu nước chân chính tiêu biểu của Nam Bộ trong thế kỷ XIX.

    Cùng chung số phận với nhiều văn thi hào và sĩ phu kiệt hiệt khác như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Trương Định..., Nguyến Đình Chiểu sống vào một giai đoạn vô cùng đen tối của lịch sử dân tộc. Triều đình nhà Nguyễn (với những ông vua thủ cựu như Tự Đức...) đang trên đà suy sụp, đã mất hẳn khả năng lãnh đạo nhân dân kể cả trong công cuộc xây dựng cũng như công cuộc bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Xã hội Việt Nam thời đó rơi vào tình trạng ngưng trệ và lạc hậu thảm hại. Rốt cuộc, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, cái triều đình ươn hèn, bất lực đó đã không thể đối phó, không thể lập được "thế cân bằng" với ngoại bang, và đã để đất nước ta rơi trọn vào tay chúng.
    Trước vận mệnh bi đát của đất nước, trước cảnh "sinh dân nghiêng nghèo" ấy, Nguyễn Đình Chiểu cũng như bao người hiền tài khác, đã đau lòng nhức óc biết là nhường nào!
    Trước kia Nguyễn Trãi đã từng nhận định rằng trên đất nước ta, các thời đại "tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có" (Bình Ngô đại cáo).
    Nguyễn Đình Chiểu là một người con hào kiệt của vùng đồng bằng Nam Bộ, là một nhân cách lớn mà sự nghiệp và tên tuổi của ông sẽ mãi mãi sáng ngời. Là nhà thơ suốt đời bị mù loà, nhưng không những ông là tác giả của tác phẩm bất hủ Lục Vân Tiên, của "Ngư tiều y thuật vấn đáp", "Dương Từ Hà Mậu"..., ông còn là tác giả của những bài thơ, những bài văn tế nổi tiếng, trong đó ông đã tưới máu và nước mắt của mình hoà chung với những bi kịch mà nhân dân anh hùng bất khuất và đau thương của ông phải chịu đựng khi chống trả bọn xâm lược. Có những câu thơ của ông đã khắc sâu vào lòng người:

    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

    Lịch sử văn học đã xác nhận Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn, nhà thơ tiên khu vĩ đại, người mở đầu cho dòng văn học yêu nước và cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
    Lục Vân Tiên là tác phẩm "tiểu thuyết bằng thơ nôm" sau chót của văn học Việt Nam, được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác ngay trong thời kì cận đại. Đó là điểm son cuối cùng của loại hình tác "truyện nôm", "diễn ca nôm" như Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc, Hoa Tiên, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Bần nữ thán, Truyện Kiều, truyện nôm khuyết danh...
    Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác Lục Vân Tiên với động cơ gì?
    Như trên đã nói, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam, trong cơ chế của một chế độ phong kiến phương Đông ngưng trệ, lạc hậu, đương trượt dài trên con đường suy thoái. Khắp đất nước phơi bày tình cảnh nghèo đói xác xơ, đạo đức con người cũng như phong hoá dân tộc ngày một sa sút.
    Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho chân chính, cho nên trong lòng ông lúc nào cũng đau đáu những ý tưởng về sự "kinh bang tế thế". Do hạn chế về lịch sử, ông chưa nhận thức được rằng những ý tưởng của những sĩ phu phong kiến như ông muốn khôi phục lại một xã hội lý tưởng thời Nghiêu - Thuấn, thực ra đã lỗi thời rồi...
    Tuy nhiên với tâm huyết sôi sục của một con người nhập thế tích cực, nhất thiết ông phải hành động để phụng sự đất nước và dân tộc ông. Chính vì thiết tha muốn "đem lời nói đốt cháy lòng thiên hạ" (thơ Puskin) mà ông viết Lục Vân Tiên. Với ông, trong lúc đời đang suy, việc viết một tác phẩm đứng đắn và mang đầy nhiệt huyết như Lục Vân Tiên chính là một diệu kế, khả dĩ cứu vãn được sự suy thoái của đất nước và chấn hưng được phong hoá của dân tộc.
    Lục Vân Tiên là bản trường ca đề cập về luân lí đạo đức của con người, nói cách khác: về "Đạo lý Việt Nam".
    Đạo lý ấy rất giản dị: Trai thì trung với nước, hiếu với cha mẹ, có chí tiến thủ, giúp nước cứu dân; gái thì tiết hạnh và cao quý; đồng bào ăn ở với nhau thì có thuỷ có chung, luôn luôn sẵn sàng cứu giúp nhau trong những cơn hoạn nạn, không vì danh lợi mà chà đạp lên tình người, không vì những đố kị và oán hận riêng tây mà hại người, không nên "hành" những nghề lừa bịp tức cười như lang băm, thầy bói, thầy pháp nhảm nhí...
    Cái đạo lý rất mực dân dã ấy thực ra lại là rường cột của nền đạo đức của cả một dân tộc, là cội nguồn của hạnh phúc con người. Cái kết thúc "có hậu" của Lục Vân Tiên phản ánh quan niệm của nhân dân đối với những ai biết giữ gìn đạo đức (như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh...). Ngược lại, những nhân vật như Võ Công, mẹ con Thể Loan, Trịnh Hâm, đã phải trả giá đắt chỉ vì họ đã vứt bỏ cái đạo làm người đó.
    Là tác phẩm viết cho quảng đại quần chúng, chuyên luận bàn về luân lí đạo đức, Lục Vân Tiên được sáng tác, cốt truyện mạch lạc và hấp dẫn, đậm đà màu sắc văn hoá Nam Bộ.
    Đọc Lục Vân Tiên chúng ta cảm nhận được cái tinh thần đạo đức cao quý và tình người chan chứa hiện ra phơi phới trong mỗi trang thơ.
    Các nhân vật chính như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Tiểu Đồng, và các nhân vật phụ như Thể Loan, Kiều Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm... được tác giả miêu tả nkhá sinh động, có cá tính.
    Đặc biệt nữ nhân vật Kiều Nguyệt Nga - người con gái Việt Nam đức hạnh nết na - rõ ràng có một cuộc sống nội tâm khá phong phú, sâu sắc, một sự thông minh dễ thương và một đức kiên trinh đáng khâm phục, khiến chúng ta không thể không xúc động và yêu quý nàng.
    Tất cả những điều đó giải thích vì sao Lục Vân Tiên đã được đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Nam Bộ, mến mộ suốt hơn một thế kỷ qua; vì sao Lục Vân Tiên đã đi vào ca dao:
    Vân Tiên Vân Tiển Vân Tiền
    Cho tôi một tiền, tôi kể Vân Tiên...
    TP. Hồ Chí Minh tháng 10-1996
    Thiên Chương


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Nguồn: TVE (anhhung9x post 05.2006)
     
    Last edited by a moderator: 17/5/15
    SWreika, songtinh and nguyenduytuan12 like this.
  2. bichdinh

    bichdinh Lớp 6

    Lục Vân Tiên

    Vài địa danh trong truyện Lục Vân Tiên

    (Trích chú thích truyện Lục Vân Tiên
    đăng trên 4vn.net và kinhdotruyen.com)


    Có người ở quận Ðông Thành
    Ðông Thành: tên một huyện ở tỉnh An-huy, Trung Quốc. Những địa danh trong truyện Lục Vân Tiên không chắc chắn là chỉ những địa điểm ở Trung Quốc. Ở tỉnh An-giang (Châu-đốc) xưa kia cũng có Ðông-Thành và con sông Ðông-ThànhVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Quê nhà ở quận Tây Xuyên
    Tây-xuyên: tên một tỉnh xưa ở phía Tây tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), ở tỉnh An Giang (Châu Ðốc) nước ta xưa cũng có quận Tây XuyênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Hớn Minh tính tự, Ô-mi quê nhà
    Ô-mi: ở Trung-Quốc và ở nước ta đều không có địa danh này nhưng tỉnh An-Giang (Châu-Ðốc) có cù lao Ô-Châu, có sông Ô-Môn và có làng đánh cá Ô-Môn.
    Cùng quan hưu trí ở miền Hàn Giang
    Hàn-Giang: tên một con sông ở tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); ở tỉnh Ðịnh Tường cũ (Nam Kỳ) cũng có có sông Hàn Giang.
    Vân Tiên từ biệt trông chừng Trường An
    Trường An: tên kinh đô đời nhà Hán, về sau kinh đô nói chung.
    Cùng là tam phủ Ðộng-Ðình xích lân
    Ðộng Ðình: tên một cái hồ lớn đẹp có tiếng ở tỉnh Hồ-Nam Trung-Quốc.
    Tiểu đồng dìu dắt qua cầu Lá Buôn
    Cầu Lá Buôn: buôn (có chỗ viết là buôm) là một thứ cây gồi, cây cọ ở miền Nam, lá dùng làm nón và áo tơi. Trung-quốc thì không có địa danh Lá Buôn, nhưng ở tỉnh Biên Hòa, có cái rạch (sông nhỏ) gọi là rạch Lá Buôn, trên có một các cầu gọi là cầu Lá Buôn, đường quan lộ từ Huế vào Gia Ðịnh đi qua cái cầu này. (Theo Gia định Thống chí của Trịnh Hoài Ðức).
    Nhớ xưa trong núi Lư san
    Lư-san: một núi có nhiều thắng cảnh ở tỉnh Giang-Tây, Trung-Quốc, đời Ân, Chu, anh em Khuôn Tục làm nhà ở ẩn trên núi này, nên cũng gọi là núi Khuông-Lư.
    Ô-qua quốc hiệu, binh nhung dấy loàn
    Ô-qua: Theo Gia định Thông chí thì ở miền Châu-Ðốc Hà-Tiên trước kia thường có giặc Qua Oa ở ngoài bể vào cướp phá. Quân Miến-Ðiện xưa, còn gọi là Ô-đỗ cũng hay đe dọa miền Hà-Tây, Châu-Ðốc. Có thể là Nguyễn Ðình Chiểu đã nhớ lại những giặc xâm lược này mà đặt tên nước Ô-qua chăng.
    Ðánh vào tới cửa Ðồng-Quan
    Ðồng-Quan: một cửa ải hiểm yếu ở biên giới Hán Hồ.

    ----------------------
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong sách Gia Định Thành Thông Chí có đoạn sau:
    “VỒN GIANG (SÔNG CÁI VỒN): Ở bờ phía đông Hậu Giang, rộng 32 tầm, sâu 5 tầm, cách trấn về phía nam 72 dặm rưỡi. Chảy về phía đông bắc 3 dặm rưỡi đến sông Đông Thành (tục gọi Cái Tràm thuộc đất thôn Đông Thành Trung), rồi ra sông lớn; lại chảy thêm hơn 171 dặm rưỡi thì thông với sông Nha Mân, Tiền Giang”. (Tải bản PDF tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ tác giả (không rõ là ai) muốn nói huyện Tây Xuyên thuộc tỉnh An Giang (tỉnh thành đặt tại Châu Đốc) dưới thời nhà Nguyễn. (Xem sách Đại Nam Nhất Thống Chí tạiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). (Goldfish).



    Nguồn: TVE (goldfish post 08.2012)
     
    Last edited by a moderator: 17/5/15
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này