Biên khảo Khảo luận Nếp cũ con người Việt Nam (Phong tục cổ truyền) - Toan Ánh <1000QSV1TVB #0132>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Thu VO, 31/12/19.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0132.Nếp cũ con người Việt Nam.PNG

    Tên sách : NẾP CŨ CON NGƯỜI VIỆT-NAM
    (PHONG TỤC CỔ TRUYỀN)
    Tác giả : TOAN ÁNH
    Nhà xuất bản : NHÀ SÁCH KHAI-TRÍ
    Năm xuất bản : IN LẦN THỨ HAI 1970
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đánh máy : mopie, chip_mars, thoibayhet, pinkie_min, Rùa Biển, camchuongtim, pham_my, Vỹ Trạng, thao nguyen, minhf, seira.tran, Thao Pham, doraemin, thanhbanhuu, mphuongth, nguyetanh, lan_doan_my, nguyetanh, vqsvietnam

    Kiểm tra chính tả : Thế Ninh, Lưu Đỗ Thanh Tâm, Lê Nguyễn Thuỳ Lynh, Nguyễn Huy Hoàng, Đào Tuấn Giang, Lý Hồng Yến, Kim Thoa, Vũ Thị Diễm Tuyết, Trương Đình Tý, Nguyễn Đăng Khoa, Dương Văn Nghĩa, Lưu Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Huy

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 24/12/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả TOAN ÁNH và NHÀ SÁCH KHAI-TRÍ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 : ĐỜI SỐNG GIA-ĐÌNH

    I. THÀNH-PHẦN GIA-ĐÌNH VIỆT-NAM
    1) NGƯỜI CHA
    2) NGƯỜI MẸ
    3) ÔNG BÀ
    4) CON, DÂU, RỂ
    5) ANH EM, CHỊ EM
    6) NGƯỜI ANH CẢ
    7) NGƯỜI CON ÚT
    8) CHỊ EM DÂU, ANH EM RỂ
    9) VỢ CHỒNG
    10) BÁC, CHÚ, CÔ, THÍM
    11) BÁC, CẬU, MỢ, GIÀ VÀ DÌ

    II. CON NUÔI
    1) CON NUÔI LẬP-TỰ
    2) CON NUÔI KHÔNG LẬP-TỰ
    3) NUÔI RỂ

    III. ANH CHỊ EM HỌ
    IV. THÂN-THUỘC TRONG GIA-ĐÌNH
    V. LUÂN-THƯỜNG

    CHƯƠNG 2 : SINH CON

    I. HIẾM-HOI
    1) SỐ PHẬN
    2) TIỀN-OAN NGHIỆP-CHƯỚNG
    3) TÀ MA ÁM-ẢNH
    4) ĐÔI VỢ CHỒNG XUNG KHẮC

    II. LỄ CẦU-TỰ
    III. CÓ TIN MỪNG
    IV. THAI-GIÁO
    V. SINH TRAI HAY GÁI

    VI. LÂM-BỒN
    1) CHỬA TRÂU
    2) SINH CHẬM
    3) SỬA-SOẠN CHO LÚC LÂM-BỒN
    4) LÚC LÂM-BỒN
    5) ĐỒ PHONG-LONG
    6) SỰ KIÊNG-KHEM SAU KHI LÂM-BỒN

    CHƯƠNG 3 : NUÔI CON

    I. LÚC SƠ-SINH
    II. ĐẦY CỮ
    III. CÁO TIÊN-TỔ VÀ THẦN-LINH

    IV. BẢO-VỆ HÀI-NHI
    1) LỄ BÁN KHOÁN
    2) BỎ CHỢ, BỎ ĐƯỜNG
    3) CHO LÀM CON NUÔI
    4) HỚT VÍA
    5) TÀN HƯƠNG NƯỚC THẢI
    6) ÁO DẤU
    7) THỜ CÚNG THẦN SAO

    V. ĐẦY THÁNG
    VI. ĐẦY NĂM

    VII. ĐẶT TÊN
    1) THÀNH PHẦN CỦA TÊN
    2) TỤC KIÊNG TÊN
    3) TÊN CỦA MỘT NGƯỜI
    4) TÊN THỤY
    5) DANH VỚI HỒN
    6) ĐỔI TÊN

    CHƯƠNG 4 : TỪ THỜI TRỨNG-NƯỚC ĐẾN LÚC TRƯỞNG THÀNH

    I. LÁ SỐ TỬ-VI
    II. VÀO HỌ
    III. VÀO HÀNG NGÕ, HÀNG XÓM, HÀNG GIÁP
    IV. VÀO LÀNG

    V. GIÁO-NHI
    1) CHỌN BẠN CHO CON
    2) VIỆC GIÁO-NHI NGÀY NAY

    VI. VIỆC HỌC-HÀNH
    1) LỄ KHAI-TÂM
    2) QUÃNG ĐỜI MỚI CỦA ĐỨA TRẺ
    3) ÔNG ĐỒ
    4) VIỆC HỌC-HÀNH TRONG THỜI-KỲ PHÁP-THUỘC
    5) VIỆC HỌC-HÀNH NGÀY NAY

    CHƯƠNG 5 : VĂN-HỌC VÀ THI-CỬ

    I. VIỆC HỌC TẠI NƯỚC TA TỪ BUỔI ĐẦU TIÊN
    II. VIỆC HỌC QUA ĐỜI ĐINH, ĐỜI NGÔ VÀ ĐỜI TIỀN LÊ

    III. VIỆC HỌC DƯỚI TRIỀU LÝ
    1) VUA LÝ-THÁNH-TÔN VỚI VIỆC ĐỀ CAO NHO HỌC
    2) VUA LÝ-NHÂN-TÔN VỚI KHOA THI TAM-TRƯỜNG ĐẦU TIÊN
    3) VUA LÝ-ANH-TÔN VÀ VUA LÝ-CAO-TÔN VỚI VIỆC MỞ RỘNG CÁC KHOA THI

    IV. VIỆC HỌC DƯỚI TRIỀU TRẦN
    1) NHỮNG PHÉP THI VÀ KHOA THI
    2) VIỆC GIÁO DỤC

    V. VIỆC HỌC DƯỚI TRIỀU HẬU LÊ
    1) THI-CỬ DƯỚI TRIỀU LÊ
    2) VIỆC GIÁO DỤC

    VI. VIỆC HỌC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
    1) THI CỬ
    2) VIỆC GIÁO-DỤC

    VII. TỔ-CHỨC CÁC KỲ THI THỜI TRƯỚC
    1) NHỮNG KỲ THI KHẢO-HẠCH
    2) BẰNG TUYỂN-SINH
    3) BẰNG KHÓA-SINH
    4) CÁC KỲ HẠCH

    VIII. THI HƯƠNG
    1) KINH-NGHĨA
    2) THƠ PHÚ
    3) VĂN SÁCH
    4) PHÚC-HẠCH

    IX. ĐIỀU HÀNH KHOA THI
    1) NỘP QUYỂN
    2) HỘI-ĐỒNG GIÁM KHẢO
    3) TRƯỜNG THI
    4) LỄ TIẾN-TRƯỜNG
    5) SĨ-TỬ SỬA SOẠN ỨNG-THÍ
    6) THÍ-SINH NHẬP-TRƯỜNG
    7) LÀM BÀI THI
    8) KHẢO QUAN CHẤM BÀI THI
    9) LỄ XƯỚNG-DANH
    10) LỄ BÁI-MẠNG VÀ YẾN-TIỆC

    X. THI HỘI
    XI. THI ĐÌNH
    XII. ĐIỀU HÀNH THI HỘI VÀ THI ĐÌNH
    XIII. THĂM VƯỜN NGỰ-UYỂN
    XIV. VINH-QUY BÁI-TỔ
    XV. VÀI Ý-NGHĨ VỀ LỆ THI-CỬ XƯA

    XVI. VIỆC HỌC DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC
    1) BẬC ẤU-HỌC
    2) BẬC TIỂU-HỌC
    3) BẬC TRUNG-HỌC
    4) CÁC TRƯỜNG KHÁC

    XVII. CHƯƠNG-TRÌNH GIÁO-DỤC SAU KHI HÁN-HỌC CÁO-CHUNG
    1) BẬC TIỂU-HỌC : a) Sơ học. b) Tiểu-học. c) Cao-đẳng Tiểu-học.
    2) BẬC TRUNG-HỌC
    3) BẬC ĐẠI-HỌC
    4) CÁC TRƯỜNG CÔNG-NGHỆ
    5) NỀN HỌC PHÁP

    XVIII. VIỆC HỌC NGÀY NAY
    1) BẬC TIỂU-HỌC
    2) BẬC TRUNG-HỌC
    3) BẬC ĐẠI-HỌC
    4) BẬC CAO-HỌC
    5) CÔNG-NGHỆ HỌC

    XIX. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG 6 : VÕ-NGHỆ VÀ THI VÕ

    I. MẤY MÔN VÕ CHÍNH
    1) TẬP XÁCH TẠ
    2) TẬP ĐU
    3) LUYỆN CHÂN TAY
    4) TẬP NHẢY
    5) TẬP QUYỀN-THUẬT
    6) TẬP KHÍ-GIỚI : a) Thiết lĩnh. b) Bút chì. c) Bút sắt.
    7) LĂN-KHIÊN
    8) TẬP BẮN CUNG, NỎ
    9) BẮN SÚNG
    10) TẬP ĐÁNH VẬT

    II. VÕ KINH
    III. CÁC KỲ THI VÕ
    IV. THỂ-LỆ THI VÕ

    V. THI HƯƠNG
    1) XÁCH TẠ
    2) MÚA CÔN, SANG : a) Múa côn. b) Múa sang
    3) BẮN SÚNG HIỆP
    4) THI PHÚC-HẠCH

    VI. THI HỘI
    VII. THI ĐÌNH
    VIII. NHỮNG CUỘC THI-VÕ

    IX. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
    1) TRONG TRƯỜNG THI NAM ĐỊNH : a) Một ban là các quan chỉ chuyên việc chấm quyển thi. b) Một ban là các quan trông nom việc thi
    2) KHOA THI VÕ NĂM MẬU-DẦN (1878) : a) Kỳ đệ nhất. b) Kỳ đệ nhị. c) Kỳ đệ tam. d) Kỳ đệ tứ và phúc-hạnh
    3) KHOA VÕ HỘI-THÍ NĂM CANH-THÌN (1880) : a) Đình-thí. b) Ngày truyền lô. c) Lệ bản triều. d) Có một điều lạ.
    4) NGHỀ : a) Học nghề. b) Tập nghề. c) Nghề nghiệp ở nước ta. d) Cha mẹ với việc gây dựng cho con cái

    CHƯƠNG 7 : HÔN NHÂN

    I. GIÁ-THÚ
    II. KÉN VỢ, KÉN CHỒNG
    III. VIỆC GẶP-GỠ GIỮA TRAI GÁI

    IV. HÔN LỄ
    1) BẮN TIN
    2) CHẠM-NGÕ HAY XEM-MẶT
    3) ĂN-GIẠM HAY VẤN-DANH
    4) ĂN-HỎI HAY NẠP-TỆ
    5) SÊU
    6) TẾT
    7) GIỖ
    8) LÀM RỂ
    9) LỄ THÂN-NGHINH
    10) TỤC CHĂNG DÂY
    11) TỤC ĐÓNG CỔNG
    12) THẮP HƯƠNG GIƯỜNG THỜ
    13) LỄ GIA-TIÊN VÀ LỄ MỪNG
    14) LỄ TƠ-HỒNG
    15) VĂN-TẾ TƠ-HỒNG
    16) LỄ ĐỘNG-PHÒNG
    17) NHỊ-HỶ HAY TỨ-HỶ

    V. Y-PHỤC TRONG NGÀY CƯỚI
    VI. CƯỚI CHẠY TANG
    VII. NỘP CHEO
    VIII. MỘT VÀI BIỆT LỆ
    IX. LỄ CƯỚI NGÀY NAY
    X. VIỆC NGUYỆT-HOA VỚI SỰ SINH CON NGOẠI-HÔN

    XI. VẤN ĐỀ ĐA THÊ
    1) THÁI ĐỘ CÁC BÀ VỢ CẢ
    2) NÀNG HẦU

    XII. TẢO HÔN
    XIII. ÉP DUYÊN
    XIV. TRÁO-HÔN
    XV. TRỞ HÔN
    XVI. HÔN NHÂN VÔ-HIỆU-LỰC
    XVII. LY-DỊ

    XVIII. NGOẠI-TÌNH VÀ GIAN-DÂM
    1) GỌT GÁY BÔI VÔI
    2) BÈ CHUỐI TRÔI SÔNG

    XIX. GÁI GÓA VỚI TỘI PHẠM-GIAN
    XX. KẾT-HÔN VỚI NGƯỜI NGOẠI-QUỐC

    XXI. ĐẠO VỢ NGHĨA CHỒNG
    1) NGHĨA-VỤ CỦA NGƯỜI VỢ
    2) TỨ ĐỨC
    3) TAM TÒNG
    4) NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI CHỒNG

    XXII. HÔN-LỄ CON CÁI CÁC VỊ ĐẾ-VƯƠNG
    1) HOÀNG-TỬ NẠP-PHI
    2) CÔNG-CHÚA HẠ-GIÁ

    XXIII. CUNG-NHÂN VÀ HOẠN-QUAN

    XXIV. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
    1) ÔNG TƠ-HỒNG, VỊ THẦN-LINH CHỦ VỀ HÔN-SỰ
    2) HÔN LỄ ĐỒNG-BÀO THƯỢNG
    3) NHỮNG SẮC DÂN ĐỒNG BÀO-THƯỢNG
    4) NGƯỜI TEU : Hôn-Lễ
    5) NGƯỜI SÉDANG : a) Hôn-Lễ. b) Thông-dâm và phạm-gian. c) Ly-dị. d) Một tục dã-man
    6) NGƯỜI CHÀM : a) Hôn-Lễ. b) Một vài tục kỳ lạ. c) Ngoại-tình và loạn-dâm. d) Ly-dị
    7) NGƯỜI CHÀM CHÂU-ĐỐC : a) Hôn-lễ. b) Lễ dứt khoát lời nói. c) Lễ cưới. d) Tục đa thê. đ) Ngoại-tình. e) Ly-dị
    8) NGƯỜI BAHNAR : a) Hôn-lễ. b) Ngoại-tình và loạn dâm.
    9) NGƯỜI DJARAI : a) Hôn-lễ. b) Ly-dị. c) Ngoại-tình và thông-dâm
    10) NGƯỜI ROGLAI : Hôn-lễ
    11) NGƯỜI RHADÉ : a) Hôn-lễ. b) Lễ cưới. c) Ly-dị. d) Vợ chết hoặc chồng chết
    12) NGƯỜI KOHO : a) Hôn-lễ. b) Lễ cưới. c) Làm việc trả ơn. d) Ly-dị. đ) Ngoại-tình và thông-dâm
    13) NGƯỜI M’NONG : Hôn-lễ
    14) NGƯỜI STIÊNG : a) Hôn-lễ. b) Lễ buộc chỉ cổ tay. c) Lễ cưới. d) Ly-dị. đ) Ngoại-tình và thông-dâm. e) Người góa-phụ
    15) MẤY TỤC LẠ VỀ HÔN-NHÂN CỦA MỘT SỐ ĐỒNG-BÀO THƯỢNG MIỀN BẮC
    16) PHIÊN CHỢ CƯỚI : a) Ngày phiên chợ. b) Những cuộc gặp-gỡ. c) Chợ tàn
    17) PHIÊN CHỢ LƯỢN
    18) TỤC CƯỚP VỢ

    XXV KẾT-LUẬN

    CHƯƠNG 8 : NHÀ CỬA

    I. KÉN ĐẤT VÀ CHỌN HƯỚNG
    II. VẬT-LIỆU XÂY-CẤT
    III. KIẾN-TRÚC NHÀ CỬA
    IV. CỔNG NGÕ
    V. NHỮNG KIỂU NHÀ
    VI. LỄ CẤT NÓC
    VII. CÁCH XẾP ĐẶT TRONG NHÀ
    VIII. TRANG TRÍ
    IX. LỄ ĂN MỪNG NHÀ MỚI

    X. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM : VẤN-ĐỀ NHÀ Ở THÔN-QUÊ MIỀN NAM
    1) XÉT VỀ PHƯƠNG-DIỆN XÃ-HỘI
    2) XÉT VỀ PHƯƠNG-DIỆN GIÁO-DỤC
    3) XÉT VỀ PHƯƠNG-DIỆN KINH-TẾ

    CHƯƠNG 9 : KHAO-VỌNG

    I. TỤC-LỆ KHAO-VỌNG
    1) KHAO THI ĐỖ
    3) KHAO PHẨM-HÀM
    4) KHAO QUAN-VIÊN
    5) KHAO NHIÊU, KHAO XÃ
    6) KHAO TRÙM, KHAO TRƯỞNG XÓM
    7) KHAO THƯỢNG-THỌ
    8) LỄ KHAO THƯỢNG-THỌ

    II. ĂN SINH-NHẬT
    III. YẾN LÃO
    IV. KHAO ĐI LÀM QUAN
    V. SẮC VUA BAN
    VI. LỄ PHẦN-HOÀNG
    VII. VIỆC KHAO-VỌNG NGÀY NAY

    VIII. TÀI-LIỆU ĐỌC THÊM
    1) MỪNG THỌ BẢY MƯƠI
    2) HỌC TRÒ MỪNG THẦY THỌ TÁM MƯƠI

    CHƯƠNG 10 : BỆNH TẬT

    I. BỆNH TẬT DO GIỚI VÔ HÌNH : a) Đau ốm vì chạm vía. b) Đau ốm vì tà ma yêu quái ám ảnh. c) Đau ốm vì thần thánh quở phạt. d) Đau ốm vì căn mệnh. đ) Đau ốm vì năm xung tháng hạn. e) Đau ốm vì động chạm mà mả đất cát. g) Đau ốm vì bị trù ếm. h) Đau ốm vì ôn dịch và thiên hoa

    II. BỆNH TẬT DO TAI NẠN

    III. BỆNH TẬT VÌ TRẢI GIÓ TRỞ TRỜI : a) Uống thuốc. b) Đánh gió. c) Giác. d) Xông. đ) Chườm

    IV. BỆNH TẬT DO VI TRÙNG

    V. CHỮA MẸO : a) Chữa lẹo mắt. b) Trẻ con bị trớ. c) Nấc. d) Chữa gãy chân gãy tay. đ) Chữa vết thương. e) Rắn cắn. g) Rết cắn. h) Hóc xương. i) Đau bụng. k) Quáng gà

    CHƯƠNG 11 : TANG LỄ

    I. SỬA-SOẠN NGÀY CHẾT
    II. TANG-LỄ CỦA TA
    III. LÚC LÂM-CHUNG

    CHƯƠNG 12 : KHI ĐÃ CHẾT

    I. TÌM SINH KHÍ
    II. CHIÊU-HÔ
    III. CHIÊU-HỒN
    IV. LẬP TANG-CHỦ VÀ CHỦ PHỤ
    V. LẬP NGƯỜI HỘ-LỄ
    VI. LỄ MỘC-DỤC
    VII. LỄ PHẠN-HÀM
    VIII. LỄ PHẠT MỘC
    IX. LỄ NHẬP-QUAN

    X. LỄ THÀNH-PHỤC
    1) THIẾT LINH-SÀNG VÀ LINH-TỌA
    2) LẬP MINH-TINH
    3) MẶC TANG-PHỤC
    4) MỘT MẪU VĂN-TẾ THÀNH-PHỤC

    XI. CHIÊU, TỊCH DIỆN
    XII. PHƯỜNG KÈN TRỐNG
    XIII. PHÚNG-VIẾNG
    XIV. BÁO-TANG
    XV. THỔI KÈN GIẢI

    CHƯƠNG 13 : VIỆC CHÔN CẤT

    I. CHỌN ĐẤT ĐẶT HUYỆT
    II. LỄ CHUYỂN-CỮU VÀ LỄ YẾT-TỔ
    III. ĐƯA ĐÁM
    IV. NGHI TRƯỢNG ĐI ĐƯỜNG
    V. PHƯỜNG TUỒNG DẪN-ĐƯỜNG TRỊ-HUYỆT
    VI. NHÀ TRẠM VÀ LỄ ĐỀ CHỦ
    VII. LỄ HẠ-HUYỆT
    VIII. TẾ THÀNH-PHẦN
    IX. LỄ PHẢN-KHỐC
    X. TẾ TỔ
    XI. TẾ-NGU
    XII. ẤP MỘ

    CHƯƠNG 14 : SAU KHI MỒ YÊN MẢ ĐẸP

    I. CÁC TUẦN TỪ SƠ-THẤT TỚI THẤT-THẤT

    II. LÀM CHAY
    1) ĐÀN CHAY
    2) NGHI THỨC LỄ LÀM CHAY RẤT PHỨC

    III. TUẦN TỐT-KHỐC
    IV. NGÀY TIỂU-TƯỜNG
    V. NGÀY ĐẠI-TƯỜNG
    VI. LỄ TRỪ-PHỤC
    VII. NHỮNG NGÀY CÁT KỴ

    CHƯƠNG 15 : TANG-LỄ CÁC VỊ ĐẾ-VƯƠNG

    I. LỜI TRỐI-TRĂNG
    II. THẮT HỒN-BẠCH
    III. LỄ MỘC-DỤC, LỄ PHẠN-HÀM
    IV. LỄ KHÂM LIỆM
    V. LỄ PHÁT-TANG
    VI. LỄ ĐĂNG-QUANG CỦA VUA KẾ VỊ
    VII. CHIÊU-TỊCH-DIỆN
    VIII. LỄ ĐẶT TÊN « THỤY »
    IX. CỬ-HÀNH ĐÁM TANG

    CHƯƠNG 16 : TANG-CHẾ VÀ TANG-PHỤC

    I. CÁC LOẠI TANG-PHỤC
    1) TANG ÔNG, BÀ, CỤ, KỴ
    2) TANG CHA MẸ
    3) TANG CHÚ BÁC, CẬU MỢ, CÔ, DÌ
    4) TANG NHỮNG NGƯỜI BẰNG VAI
    5) TANG CON VÀ CHÁU BẰNG VAI CON
    6) TANG CHÁU
    7) TANG CHẮT
    8) TANG CHÚT
    9) TANG NGƯỜI TÔNG-THUỘC
    10) TANG CON CHỒNG
    11) TANG HỌ NHÀ CHỒNG
    12) TANG HỌ NHÀ VỢ
    13) NÀNG HẦU ĐỂ TANG HỌ NHÀ CHỒNG
    14) NÀNG HẦU ĐỂ TANG HỌ NHÀ MÌNH
    15) GÁI XUẤT-GIÁ ĐỂ TANG HỌ NHÀ MÌNH
    16) TANG HỌ CHA MẸ NUÔI
    17) NGƯỜI ĐÃ ĐI LÀM CON NUÔI ĐỂ TANG HỌ NHÀ MÌNH
    18) TANG BẰNG-HỮU
    19) TANG THẦY HỌC
    20) TANG HÀNG XÓM
    21) ĐẦY TỚ ĐỂ TANG CHỦ NHÂN
    22) THUỘC-HẠ ĐỂ TANG QUAN THẦY
    23) TANG VUA CHÚA

    II. TRÙNG-TANG
    1) TRỌNG-TANG GẶP TRỌNG-TANG
    2) TRỌNG-TANG GẶP KHINH-TANG
    3) KHINH-TANG GẶP TRỌNG-TANG
    4) KHINH-TANG GẶP KHINH-TANG

    III. MÀU TANG

    CHƯƠNG 17 : CẢI-TÁNG

    I. NGHI-THỨC CẢI-TÁNG
    II. LÝ-DO CẢI TÁNG
    III. NHỮNG ĐIỀM HAY KHÔNG NÊN CẢI-TÁNG
    IV. NGU-TẾ
    V. VIỆC CẢI-TẢNG TẠI MIỀN NAM NƯỚC VIỆT
    VI. HÌNH THỂ CÁC NGÔI MỘ

    CHƯƠNG 18 : NHỮNG KIỂU MỘ VIỆT-NAM

    I. MỘ ĐẤT

    II. MỘ XÂY : a) Mộ trứng ngỗng. b) Mộ nấm liếp. c) Mộ trúc-cách, long-đình. d) Tháp. đ) Mồ vô chủ. e) Lăng. g) Tẩm

    III. THÀNH MỘ

    IV. UYNH-THÀNH : a) Cửa mộ. b) Bình-phong. c) Sân bái-đình. d) Hương-án. đ) Hồ. e) Miếu thổ-thần.

    V. BIA MỘ
    VI. LĂNG VUA GIA-LONG

    CHƯƠNG 19 : BẢO-VỆ MỘ-PHẦN

    I. LUẬT-PHÁP BẢO-VỆ MỘ-PHẦN
    II. NGƯỜI SỐNG BẢO-VỆ MỘ-PHẦN
    III. VONG-HỒN NGƯỜI CHẾT TỰ BẢO-VỆ MỘ

    TÀI-LIỆU ĐỌC THÊM

    I. VĂN-ĐIẾU HẠC-SƠN CƯ-SĨ (Vừa là bạn vừa là thông-gia)
    II. VĂN-TẾ VỢ

    III. TANG LỄ ĐỒNG-BÀO THƯỢNG
    1) NGƯỜI TEU
    2) NGƯỜI SÉDANG
    3) NGƯỜI CHÀM MIỀN TRUNG
    4) NGƯỜI CHÀM CHÂU-ĐỐC : a) Từ khi hấp-hối đến lúc chết. b) Đào huyệt. c) Đám tang. d) Sau đám tang.
    5) NGƯỜI BAHNAR
    6) NGƯỜI DJARAI
    7) NGƯỜI ROGLAI
    8) NGƯỜI RHADÉ
    9) NGƯỜI KOHO
    10) NGƯỜI M’NONG
    11) NGƯỜI STIENG

    IV. KẾT-LUẬN

    KẾT-LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Trong buổi xã-hội đương trải qua một « cơn sốt vỡ da », con người Việt-Nam cựa-quậy vươn lên để tham-dự vào cuộc hòa-ca ồ ạt của thế-giới, cuốn sách khảo-cứu này ra đời, như có vẻ thách-thức trước cao-trào « sóng mới » của đời nguyên-tử.

    Chúng tôi không nghĩ thế.

    Chúng tôi cho rằng người ta sinh ra không phải chỉ là một « con vật người » sống ở đâu cũng chỉ có những khát-vọng như nhau, muốn hành động gì đều cứ tự nơi mình, dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Trái lại, nếu chúng ta không còn ở trong thời-kỳ xuất mẫu hoài, tiện thị hữu quân thân (lọt lòng ra là đã có bổn-phận đối với cha mẹ vua chúa) thời-kỳ mà chúng ta sống đây có khác xưa rồi thật : vua chúa không còn nữa, và bổn phận đối với cha mẹ cũng đã dần dần lỏng-lẻo, nhưng ta đâu đã thoát-ly hẳn được ảnh-hưởng của hoàn-cảnh, của sự chung sống trong một xã-hội vẫn còn lấy nông-nghiệp làm căn-nguyên, lấy gia-đình làm nền tảng.

    Từ lúc tập-tễnh biết đi, bập-bẹ biết nói, đến khi biết nghe chuyện cổ-tích bên bếp lửa ấm-cúng, biết suy-tư học-hỏi thầy bạn nơi học-đường, biết ngâm-nga những vần thơ phú có dư-âm dội vào tâm-khảm, biết tưởng-nhớ đến những người thân đã khuất, biết não lòng trước cảnh đau thương của đất nước, biết phẫn-nộ trước nỗi bất-công giày-vò bao nhiêu thế-hệ và trong những lúc nhàn hạ, biết thưởng-thức hương vị mộc-mạc của quê-hương, v.v… bấy nhiêu cái biết đã tạo-thành một con người riêng-biệt, quy-tụ vào cá-tính một dân-tộc riêng-biệt, không giống hẳn dân-tộc nào khác. Những cái biết ấy không thể chỉ nghe phong-thanh mà lĩnh-hội được, phải đã từng sống qua mới nhận-thức được trọn-vẹn mà thôi.

    Nếu con người Việt-Nam ngày nay là kết-tinh của con người Việt-Nam ngày qua (hoặc ít hoặc nhiều, chối-cãi sao được) thì muốn tìm hiểu những gì còn chi-phối đời sống hiện-tại của chúng ta, trong khi ta đương co chân chạy theo đà tiến-triển vũ-bão của văn-minh cơ-khí, thiết-tưởng có ngoảnh lại nheo một đuôi mắt vào cuộc sống hôm qua, chưa ắt đã là hoàn-toàn vong-bản !

    Vì thế, chúng tôi coi cuốn sách của bạn Toan-Ánh là một công-trình cần phải có, để ghi lại những cái gì đã mất cùng những cái gì sắp mất, cho ta có thể nhận-chân và vớt-vát lại một vài giá-trị cũ, những giá-trị tuy không đứng vững nữa trên hiện-tại, nhưng cũng giúp ta hiểu được đôi phần gốc rễ của cái hiện-tại ấy, ngõ hầu chỉ cho ta hướng đi để xây-dựng một tương lai phù-hợp với bản-chất của dân tộc :

    « Trăm năm tính cuộc vuông tròn
    Phải dò cho đến ngọn nguồn ngách sông ».

    --------------

    TÁC-GIẢ CẨN-CHÍ

    Phong-tục Việt-Nam, không bao giờ như thời kỳ gần đây, đã chịu rất nhiều biến đổi, cùng với những sự đổi thay của thời-cuộc.

    Có nhiều thuần phong mỹ tục không cần nữa, có nhiều tục quá phiền-phức rườm-rà đã được giản-dị-hóa, nhưng cũng vẫn còn nhiều tục, mọi tầng lớp đều muốn cố duy trì trước mọi sự thay đổi của đất nước, lẽ tất nhiên đấy không phải là những tục dở.

    Nói tới phong-tục của ta với những điều mất đáng tiếc, với những sự thay đổi tạo nên vì hoàn-cảnh, những người có óc bảo-thủ không khỏi phàn-nàn vì sự biến-chuyển quá phũ-phàng đột ngột của nếp sống xã-hội, và theo đó là sự biến-thể của những thói tục nước non nhà !

    Có điều đáng buồn là những lễ-nghi phong-tục tốt đẹp của ta trong khi dần dần thay đổi, thì đột-nhiên, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thấy nảy ra nhiều tục-lệ mới, xét cho kỹ chẳng hay đẹp gì, nếu không muốn nói là đồi-bại.

    Người ngoại quốc, mỗi khi muốn nghiên-cứu sự sinh-hoạt tiến-triển xã-hội của một nước nào, thường căn-cứ vào những phong-tục tập-quán của dân nước ấy, bao giờ phong-tục tập-quán cũng là phản ảnh trung-thực tinh-thần của dân tộc một nước.

    Nước Việt-Nam từ xưa tới nay vẫn có những phong-tục lễ-nghi này đã tạo nên con người Việt có những đặc tính riêng đáng quý nó khiến cho ta có thể tự-hào với thế-giới !

    Từ trước tới nay đã có nhiều người Việt-Nam cũng như ngoại-quốc nghiên-cứu về phong-tục ta và đã viết thành sách, nhưng rất tiếc có sách thì viết bằng ngoại-ngữ khiến người mình không tìm hiểu được, hoặc cũng có sách viết bằng Việt-ngữ lại quá sơ-sài hay chỉ chuyên về một khía cạnh nào, chưa nói được hết mọi điều hay dở cần-thiết.

    Giờ đây, những sách đó vì lâu ngày không được tái-bản, có ai muốn tìm hiểu kỹ-càng về phong tục ta thực rất mất công, mà cũng không được thỏa-mãn.

    Hôm nay, theo bước những người trước, tôi cố viết tập Phong-Tục Việt-Nam tôi hằng mong-ước từ mấy chục năm nay, ngay từ khi mới bước chân vào làng văn nước nhà với những tập sách nói sơ qua về ít nhiều tục hay thú đẹp của non sông.

    Mang cái hoài-bão muốn biểu-dương tất cả những cái hay lạ của phong-tục, tôi không quản làm có được hay không, cố gắng lưu trên giấy trắng mực đen những điều đã có, đang có hoặc không còn có nữa, tôi có thể biết được.

    Viết về phong-tục nước nhà, tôi cố ghi cả những sự thay đổi của mỗi phong-tục. Lẽ tất nhiên có nhiều thiếu-xót và đôi khi có thể có cả những sự sai-lầm, những điều thiếu-xót cũng như những sự sai-lầm này, tôi chờ mong sự chỉ giáo ở các bạn để bổ-khuyết sau.

    Tôi sẽ lần lượt trình bày Phong-tục Việt-Nam từ cá-nhân qua gia-đình đến xã-hội, và những tài liệu trình bày tôi chia ra như sau :

    - Con Người
    - Tín Ngưỡng
    - Giao Tế Xã-Hội
    - Tập-quán.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này