Kinh điển Nghìn lẻ một đêm - Antoine Galland

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi huynhnhukim, 30/9/13.

  1. huynhnhukim

    huynhnhukim Sinh viên năm II

  2. poppy_chip

    poppy_chip Sinh viên năm IV

  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Không biết có ai đã làm bộ Nghìn lẻ một đêm 10 cuốn giấy đen hồi xưa chưa nhỉ, dù biết là bộ đó không phải nguyên gốc của Antoine Galland, nhưng mình thấy bộ đó nhiều truyện hơn (thế là khoái rồi :D)
     
  4. Conan-tieudao

    Conan-tieudao Lớp 5

    Mình có cuốn này dạng epub nè. Mình đăng lên cho bạn nào cần nhé. Chúc các bạn vui
     

    Các file đính kèm:

  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Up lại đính kèm theo yêu cầu của bạn
     

    Các file đính kèm:

  6. sututam

    sututam Mầm non

    Hồi xưa minh đọc quyển nghìn lẻ một đêm có một số truyện khác hẳn với bộ này, mà giờ không tìm lại được, tiếc quá.
     
  7. quyminhbibo

    quyminhbibo Mầm non

    Mình cũng tìm cuốn đó đấy! Không thấy tái bản và không nhớ tác giả! Có bạn nào nhớ không???
     
  8. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM (Toàn tập)
    Phan Quang dịch và giới thiệu
    Tác phẩm kinh điển
    Tạo ebook: @silence00, @quocsan.
    Epub - Mobi - Azw3

    [​IMG]
    LỜI GIỚI THIỆU​

    Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại bậc nhất của nền văn học A Rập, là một trong những công trình sáng tạo phong phú và hoàn mỹ của nền văn học thế giới.
    Để tựa bản dịch tiếng Nga xuất bản năm 1929 ở Sankt Peterburg, Macxim Gorki viết: “Trong số các di tích tuyệt diệu của sáng tác truyền khẩu dân gian, các truyện cổ tích của nàng Sêhêrazát là di tích đồ sộ nhất.
    Những truyện cổ tích này thể hiện với mức hoàn hảo kỳ diệu, xu hướng của nhân dân lao động muốn buông mình theo phép nhiệm màu của những ảo giác êm đẹp, theo sự kết hợp phóng khoáng của từ ngữ thể hiện sức mạnh vũ bão của trí tưởng tượng hoa mỹ của các dân tộc phương Đông – người A Rập, người Ba Tư, người Ấn Độ. Công trình dệt gấm bằng từ ngữ này xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái đất một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng.”
    Truyện mở đầu tất cả các truyện, giải thích lý do ra đời của tất cả các truyện, cái khâu đầu tiên của sợi dây chuyền vàng xuyên qua mọi tình tiết, liên kết chúng lại thành một chuỗi ngọc tuyệt tác muôn vẻ muôn màu rồi vòng trở lại để làm thành đoạn kết thúc, là chuyện của một người con gái. Một người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh rất mực, đã không quản hiểm nguy dám hi sinh tấm thân ngà ngọc của mình để cứu các bạn gái khỏi cảnh ô nhục và cái chết bi thương....
    [​IMG]



     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 26/4/16
  9. mangden

    mangden Lớp 2

    Một cuốn truyện không thể chê vào đâu được, thú vị, phong phú, mỗi câu chuyện là một thế giới riêng thể hiện trí tưởng tượng không giới hạn của người xưa. Một số nhà văn ngày nay cũng xây dựng nên những câu chuyện với văn phong tương tự như: Triệu phú khu ổ chuột, Harry Potter
     
    Văn.Cường thích bài này.
  10. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Bản tiếng Pháp của Antoine Galland để đối chiếu tên chưa phiên âm đây các bạn (3 tomes), đọc sơ qua thấy rất giống với bản tiếng Việt trên.
     

    Các file đính kèm:

  11. NQK

    NQK Lớp 10

    Cám ơn bác nhé. Lâu rồi em không đọc tiếng Pháp. Thử lại xem còn mấy chân kính.
     
    Văn.Cường thích bài này.
  12. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Mình cũng giống như bạn @NQK, lâu quá ít dùng đến nên giờ tiếng Pháp trở nên "langue passive" mất rồi!
     
    daoxuandong and Văn.Cường like this.
  13. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Nếu không đọc được tiếng Pháp lấy bản dịch tiếng Anh của Sir Richard Burton

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    daoxuandong and camapkss like this.
  14. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Mình mới xem sơ qua thì thấy giữa tập I và tập II hình như thiếu truyện so với nguyên bản tiếng Pháp của A. Galland (vd. thiếu series Chuyện Chú Gù - series này vừa có trong bản tiếng Pháp vừa có trong bản dịch tiếng Việt của NXB Văn Nghệ - Tập 1). Không biết mình có lầm lẫn, bỏ sót ở đâu đó không? Nhờ các bạn xem lại giúp, xin cám ơn trước :)
     
    daoxuandong, tieungao and teacher.anh like this.
  15. hnnt99

    hnnt99 Banned

    Hồi trước tôi có đọc một bộ rất chi tiết, mà trong bản này đã lược đi ở rất nhiều chỗ. Đoạn cuối truyện còn nhắc đến mấy đứa con của nàng Scheherazade sinh ra cho vua Shahryar sau 1001 đêm (2 năm, 9 tháng) nữa cơ. :D
    Đọc nó ở hiệu sách ở phố Tràng Tiền, nhưng hôm đó bận cái gì đó nên không mua, đợt này rảnh thử kiếm lại xem sao. :P
     
    daoxuandong, tieungao and teacher.anh like this.
  16. Tornad

    Tornad Banned

    Bởi vì bản dịch và phiên âm từ tiếng Pháp sang nên đổi tên về tiếng Pháp là hay hơn cả. :)
     
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bản đó chắc là bản 10 tập in hồi những năm 8x chăng? Nhưng thấy ai đó bảo là bản đó không phải là bản chính thống do Antoine Galland biên soạn mà có một số truyện được thêm vào (ai thêm vào? dịch giả Việt hay nhà biên soạn khác thì nguồn thông tin đó không nói rõ). Bản 10 tập thì có Chuyện chú gù, còn bản này thì để tôi xem thử xem sao.

    Quả thật nếu để nguyên âm Latin thì dễ tra cứu hơn phiên âm. Hồi nhỏ đọc bộ 10 tập, tôi vẫn thắc mắc Lơ Ke là cái thành phố nào, thấy mô tả to lớn trù phú đến vậy mà không thấy sách vở thời nay nhắc đến (khác với Bát đa hay Đa mát và một vài địa danh khác). Hóa ra sau lớn lên mới biết đó chính là Cairo, Lơ Ke là cách phiên âm tiếng Việt của Cairo từ tiếng Pháp (Le Caire).
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/4/16
    daoxuandong, tieungao and Lan Giao like this.
  18. hnnt99

    hnnt99 Banned

    Bản mới in bạn ạ. Tôi cũng biết cái bản in 10 tập đó, chắc bản tôi đọc ở nhà sách là tái bản của bản 10 tập đó. Antoine Galland cũng chỉ là người biên soạn lại từ bản gốc, cũng vì bản gốc nhiều chỗ rất nhạy cảm và "chi tiết" quá nên ông ấy đã lược bớt đi. :P
     
    teacher.anh thích bài này.
  19. pppnnn

    pppnnn Mầm non

    Ngày xưa có nhiêu dịch giả, một là Nguyễn Quân (Mộng Bình Sơn) sách gồm hai tập dày 700 trang do NXB Sống Mới ấn hành, nhưng nổi tiếng hơn là bộ do Cô Lệ Hoa dịch. Tôi may còn giữ được bộ của Cô Lệ Hoa mặc dù giấy đã gần nát và mất cũng hơn trăm trang.
    Bộ này khá dày (1260 trang), chia làm 3 tập do NXB Khai Trí ấn hành.
    Do sách giấy khá đen và đã gần nát, thêm vào quá dày nên không có can đảm và có thời gian scan, mặc dù rất muốn số hóa để giữ lại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/3/17
  20. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bạn có thể chụp ảnh, kêu gọi các thành viên gõ máy để số hóa.
     

Chia sẻ trang này