Giới thiệu sách Người bí ẩn của một quốc gia bí ẩn - Nguyễn Thành Tiến sưu tầm và biên dịch

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi V/C, 3/4/20.

Moderators: CreativeIdiot
  1. V/C

    V/C Mầm non

    Người bí ẩn của một quốc gia bí ẩn - nguyễn thành tiến sưu tầm và biên dịch.png
    Người bí ẩn của một quốc gia bí ẩn
    Nguyễn Thành Tiến sưu tầm và biên dịch
    Nhà xuất bản Trẻ - 2012
    —*—
    Giới Thiệu
    Hồ Cẩm Đào sẽ là hạt nhân của thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc? Điều này chỉ có thể được xác định sau Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào mùa thu năm nay. Và rất có thể ông Hồ Cẩm Đào sẽ thay thế vai trò của ông Giang Trạch Dân trên các cương vị Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước và cả Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cho dù dư luận dự đoán có thể ông Giang Trạch Dân vẫn còn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương nhưng không nghi ngờ gì rằng trong năm tới Hồ Cẩm Đào sẽ là người nắm giữ quyền lực tối cao ở Trung Quốc.
    Chức năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ yếu là lãnh đạo công tác chính trị - tư tưởng. Đảng tập hợp ý chí của toàn dân, hình thành nên chủ trương, chính sách của Đảng, sau đó thông qua trình tự pháp định của Nhà nước, thông qua quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân, mà thành quyết định và luật pháp quốc gia.
    Trong thể chế nhà nước lãnh đạo, Đảng không làm thay chức năng của Chính phủ. Đảng hoạt động trong khuôn khổ qui định của hiến pháp và pháp luật, không có quyền vượt qua hiến pháp và pháp luật. Mỗi đảng viên và công dân đều bình đẳng như nhau trước pháp luật.
    Trung Quốc ngày càng trở thành trung tâm chính trị quốc tế (đây là một xu thế khách quan). Trung Quốc ngày càng tiếp cận với tiền duyên kinh tế thế giới. Nếu tổng hợp sự phát triển về vị trí chiến lược của Trung Quốc và thế giới sẽ cho thấy một hiện tượng mà mọi người không muốn thấy, đó là "cây chưa lớn đã phải hứng gió". Nhưng điều này không thể tránh khỏi. Xem xét từ góc độ an ninh quốc gia thì đó là trung tâm của mâu thuẫn, cọ xát, va chạm và phiền toái.
    Các nước phương Tây có cùng một lợi ích chiến lược là phát triển, mở rộng các chính sách chung của họ trong việc đề phòng Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc. Nhìn lại 10 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy những luận thuyết về "Trung Quốc là nỗi lo", "Trung Quốc bá quyền", những luận thuyết về "tiếp xúc", "tiết chế"... (từ năm 1993 đến nay, Mỹ lại liên tiếp tung ra các "chiến lược phát triển", "chiến lược nhào nặn" mang tính toàn cầu và các chiến lược mang tính khu vực khác) là đều nhằm kìm hãm xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.
    Trên lĩnh vực ngoại giao và dư luận, cục diện chiến lược quốc tế luôn bất lợi đối với Trung Quốc. Nhưng thực chất thì đó là vấn đề cục diện của kẻ thắng người thua trên lĩnh vực phát triển nội lực của Trung Quốc.
    —★—
    [VCTVEGROUP]
     
    Last edited by a moderator: 15/4/20
Moderators: CreativeIdiot
: vctvegroup

Chia sẻ trang này