Quản trị Nhà lãnh đạo 360 độ - John C. Maxwell <PDF>

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi andanhtoi, 13/4/15.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Nhà lãnh đạo 360 độ John C. Maxwell


    [​IMG]

    “Tôi sẽ làm theo hướng dẫn của ông nếu tôi không phải là lãnh đạo cấp cao?” là câu hỏi mà John C. Maxwell, chuyên gia, tác giả và diễn giả nổi tiếng thế giới về nghệ thuật lãnh đạo, nhận được nhiều nhất trong các cuộc hội thảo mà ông là diễn giả.
    Bạn có thể lãnh đạo và lãnh đạo tốt không, khi bạn không đứng đầu tổ chức hay khi bạn có một người lãnh đạo tồi? Đâu là vị trí tốt nhất để lãnh đạo? Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Khả năng trở thành lãnh đạo nằm trong tầm tay bạn, và vị trí giữa trong sơ đồ tổ chức là vị trí tối ưu để thực hành, luyện tập và mở rộng tầm ảnh hưởng.

    [​IMG]


    Trong cuốn Nhà lãnh đạo 360 độ, John C. Maxwell chứng minh rằng quyền lực trong hầu hết các tổ chức chủ yếu thuộc về các nhà lãnh đạo cấp trung, những người có một vị thế nhất định, nhưng hiếm khi ý thức được ảnh hưởng và quyền lực của mình. Ông dẫn dắt chúng ta đi từ những ngộ nhận và thách thức phải vượt qua để đến với các nguyên tắc cốt tử của thuật lãnh đạo.

    Đúng như cái tên nhà lãnh đạo 360 độ gợi ra, nhà lãnh đạo cấp trung sẽ nằm ở trung tâm khối cầu quan hệ, xoay quanh là lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo đồng cấp và cấp dưới. Ứng với mỗi mặt phẳng quan hệ, nhà lãnh đạo cấp trung sẽ có những nguyên tắc đối nhân xử thế riêng, đó là sự tận tâm với cấp trên, sáng suốt với cấp dưới và cởi mở, chân tình với đồng cấp. Có thể coi Nhà lãnh đạo 360 độ là một khóa học mà nhà tư vấn lãnh đạo nổi tiếng nhất nước Mỹ dành cho những người có khát vọng vươn lên vị trí lãnh đạo theo nghĩa toàn vẹn nhất của nghệ thuật này.

    MỤC LỤC
    Lời giới thiệu: Về John C. Maxwell và bộ sách lãnh đạo của ông

    NHỮNG NGỘ NHẬN CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG

    Ngộ nhận #1: Ngộ nhận về chức vị
    Ngộ nhận # 2: Ngộ nhận về mục tiêu
    Ngộ nhận # 3: Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng
    Ngộ nhận # 4: Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm
    Ngộ nhận # 5: Ngộ nhận về tự do
    Ngộ nhận # 6: Ngộ nhận về khả năng
    Ngộ nhận # 7: Ngộ nhận về việc "Đựợc ăn cả, ngã về không"

    NHỮNG THÁCH THỨC NHÀ LÃNH ĐẠO 360 độ PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU

    Thử thách # 1: Sự căng thẳng
    Thử thách # 2: Sự chán nản
    Thử thách # 3: Nhiều mũ
    Thử thách # 4: Cái tôi
    Thử thách # 5: Sự hài lòng
    Thử thách # 6: Tầm nhìn
    Thử thách # 7: Sự ảnh hưởng

    CÁC NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CẤP TRÊN

    Nguyên tắc # 1: Lãnh đạo bản thân xuất sắc
    Nguyên tắc # 2: Chia sẻ gánh nặng với cấp trên
    Nguyên tắc # 3: Sẵn sàng làm việc người khác không làm
    Nguyên tắc # 4: Làm nhiều hơn quản lý- lãnh đạo
    Nguyên tắc # 5: Đầu tư vào mối quan hệ hữu hảo
    Nguyên tắc # 6: Chuẩn bị sẵn sàng mỗi lần gặp lãnh đạo
    Nguyên tắc # 7: Biết tiến, lùi đúng lúc
    Nguyên tắc # 8: Trở thành "Quân sư"
    Nguyên tắc # 9: Không ngừng tiến bộ

    CÁC NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO ĐỒNG CẤP

    Nguyên tắc # 1: Am hiểu, thực hành và hoàn thành chu trình lãnh đạo
    Nguyên tắc # 2: Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ
    Nguyên tắc # 3: Hãy là một người bạn
    Nguyên tắc # 4: Tránh đấu đá chính trị
    Nguyên tắc # 5: Mở rộng vòng tròn quan hệ
    Nguyên tắc # 6: Sẵn sàng công nhận ý tưởng xuất sắc nhất
    Nguyên tắc # 7: Đừng tỏ vẻ hoàn hảo

    CÁC NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CẤP DƯỚI

    Nguyên tắc # 1: Bước chậm rãi qua khu làm việc của nhân viên
    Nguyên tắc # 2: Coi mỗi người là một điểm 10
    Nguyên tắc # 3: Phát triển từng nhân viên với tư cách một người
    Nguyên tắc # 4: Sử dụng nhân viên đúng sở trường của họ
    Nguyên tắc # 5: Muốn người khác làm gì, bản thân hãy làm gương
    Nguyên tắc # 6: Truyền tải tầm nhìn
    Nguyên tắc # 7: Tưởng thưởng thành tích

    GIÁ TRỊ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO 360 độ

    Giá trị # 1: Một nhóm lãnh đạo hiệu quả hơn một người lãnh đạo
    Giá trị # 2: Tổ chức cần các lãnh đạo ở mọi cấp
    Giá trị # 3: Lãnh đạo ở cấp 1 thành công là điều kiện để lãnh đạo ở cấo cao hơn
    Giá trị # 4: Lãnh đạo giỏi cấp trung tạo ra lãnh đạo cấp cao giỏi hơn
    Giá trị # 5: Những phẩm chất của nhà lãnh đạo 360 độ cần cho mọi tổ chức
    Phần đặc biệt: Tạo môi trường đánh thức nhà lãnh đạo 360 độ

    (Chờ update lại link download)
     
    Last edited by a moderator: 5/9/21
  2. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Tóm tắt nội dung:
    Những ngộ nhận khi lãnh đạo từ vị trí giữa:


    Ngộ nhận #1: Ngộ nhận về chức vị.

    Ngộ nhận lớn nhất mà mọi người hay mắc phải khi nghĩ về những nhà lãnh đạo là vai trò lãnh đạo do chức vị của họ quyết định. Thực tế là bạn hoàn toàn không cần chức vị để có thể lãnh đạo tổ chức của mình.
    Thước đo vai trò lãnh đạo chính là tầm ảnh hưởng – không hơn không kém. Kỹ năng lãnh đạo là thứ mà bạn có thể nhận được từ mỗi người bạn gặp. Bạn đang ở đâu trong “nấc thang lãnh đạo” phụ thuộc vào quan hệ của bạn với mọi người.
    Chức vị ít liên quan đến vai trò lãnh đạo thực sự. Tầm ảnh hưởng phụ thuộc vào sự suy nghĩ của bạn chứ không phải chức vị. Vai trò lãnh đạo là do bạn lựa chọn, không phải do chức vị quyết định. Mỗi người đều có thể lựa chọn trở thành nhà lãnh đạo, bất kể họ là ai. Bạn có thể tạo ra sự khác biệt, cho dù bạn ở vị trí nào.

    Ngộ nhận #2: Ngộ nhận về mục tiêu.

    Những người mắc phải ngộ nhận này thường phát biểu: “Khi tôi lên tới đỉnh , tôi sẽ học để trở thành lãnh đạo”.
    Nhưng nếu bạn muốn thành công, bạn phải học càng nhiều càng tốt về kỹ năng lãnh đạo trước khi bạn có được vị trí lãnh đạo. Những kỹ năng lãnh đạo tốt thường được học trong những hoàn cảnh khó khăn. Nếu bạn không thử kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định khi những rủi ro, mạo hiểm còn thấp thì bạn sẽ gặp khó khăn ở những level cao hơn, khi cái giá phải trả cho sai lầm rất đắt, hậu quả rất lớn và số người biết đến thất bại của bạn cũng rất nhiều. Nhưng sai lầm nhỏ có thể dễ dàng vượt qua. Sai lầm khi bạn đứng đầu tổ chức sẽ gây tổn thất nặng nề và hủy hoại lòng tin của mọi người dành cho bạn.
    Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, vứt bỏ những ngộ nhận, học những kỹ năng và phát triển những thói quen của con người lý tưởng mà bạn muốn trở thành. Hành động hôm nay sẽ chuẩn bị cho bạn vào ngày mai.

    Ngộ nhận #3: Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng.

    Những người có ngộ nhận về tầm ảnh hưởng thường nói: “Nếu tôi là lãnh đạo, mọi người sẽ đi theo tôi”.
    Những người không có kinh nghiệm lãnh đạo thường có xu hướng đánh giá quá cao tầm quan trọng của chức danh lãnh đạo. Bạn có thể cho ai đó chức vị, nhưng bạn không thể ban cho họ vai trò lãnh đạo thực sự, sự ảnh hưởng phải do họ tự tìm kiếm.
    Chức vị chỉ cho bạn cơ hội – cơ hội để bạn thử vai trò lãnh đạo. Nó giúp bạn có được sự chấp nhận vô điều kiện của mọi người trong một thời gian. Nhưng ngay sau đó, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ tốt hơn hoặc xấu đi. Những lãnh đạo giỏi sẽ thu được ảnh hưởng vượt ra ngoài chức vị của họ. Nhớ rằng chức vị không tạo nên một lãnh đạo nhưng ngược lại, lãnh đạo có thể tạo nên chức vị.

    Ngộ nhận #4: Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm.

    Mặc dù có khát vọng phát triển tổ chức và niềm tin bạn có thể làm được điều đó là đặc trưng của một nhà lãnh đạo, nhưng khi không có kinh nghiệm trở thành người đứng đầu tổ chức, bạn sẽ đánh giá quá cao quyền lực mà người đứng đầu có được. Khi càng lên cao và khi tổ chức càng lớn, bạn càng nhận thức được rằng có nhiều yếu tố điều khiển tổ chức. Hơn bao giờ hết, khi đứng đầu, bạn cần toàn bộ sự ảnh hưởng mà bạn có được. Chức vụ không cho bạn quyền lực hay bảo vệ bạn.

    Ngộ nhận #5: Ngộ nhận về tự do.

    Những người ngộ nhận về tự do có thể nghĩ: “Khi lên tới đỉnh, tôi sẽ không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì”.
    Nhưng khi càng lên cao, trách nhiệm của bạn càng lớn. Thậm chí trong nhiều tổ chức, bạn sẽ thấy rằng khi trở thành lãnh đạo, trách nhiệm của bạn tăng nhanh hơn quyền lực mà bạn nhận được. Khi bạn lên cao, kỳ vọng của mọi người đặt vào bạn lớn hơn, áp lực nhiều hơn và quyết định của bạn sẽ tác động mãnh mẽ hơn đến sự thành bại của tổ chức. Do bổn phận và nghĩa vụ của lãnh đạo lớn hơn nên họ càng bị hạn chế hơn.

    Ngộ nhận #6: Ngộ nhận về tiềm năng.

    Những người thuộc nhóm người ngộ nhận như vậy lại nói rằng: “Tôi không thể phát huy hết tiềm năng của mình nếu tôi không phải là lãnh đạo cao nhất”.
    Mỗi người nên cố gắng đạt tới đỉnh cao sự nghiệp của họ, chứ không phải là đỉnh cao trong tổ chức. Mỗi chúng ta nên làm việc để phát huy tối đa khả năng của mình, chứ không phải vì một chức vị nào đó trong tổ chức.
    Đôi lúc, bạn có thể tạo những tác động lớn nhất đến tổ chức từ một nơi nào đó hơn là từ vị trí cao nhất của tổ chức.

    Ngộ nhận #7: Được ăn cả, ngã về không.

    “Nếu tôi không lên được tới đỉnh, tôi sẽ không cố gắng lãnh đạo làm gì cả”.
    Nhiều người ở vị trí giữa trong tổ chức thất vọng với vị trí của mình vì theo họ, thành công phải khi đứng đầu tổ chức. Do vậy họ nghĩ rằng khi họ không được hư vậy, họ vẫn chưa thành công. Nếu sự thất vọng đó kéo dài, họ sẽ trở nên vỡ mộng, cay đắng và hay chỉ trích. Nếu điều đó xảy ra, thay vì giúp đỡ chính mình và tổ chức, họ trở thành vật cản.
    Hãy phát triển kỹ năng lãnh đạo và bạn có thể tác động đến tổ chức của mình. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của những người khác. Bạn có thể trở thành người gia tăng giá trị. Bạn có thể học cách ảnh hưởng đến người khác từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức – cho dù bạn có thể không bao giờ đạt được chức vị cao nhất. Bằng cách giúp đỡ người khác, bạn giúp đỡ chính bản thân mình.

    Những thách thức mà nhà lãnh đạo 360 độ phải đối đầu:

    Thử thách #1: Sự căng thẳng.

    Thử thách này đến từ việc bạn bị mắc kẹt ở giữa. Nếu chỉ đơn thuần nhận ra lãnh đạo từ vị trí giữa đầy căng thẳng là chưa đủ, bạn cần phải biết làm sao để giảm bớt sự căng thẳng đó. Đây là 5 lời khuyên dành cho bạn:
    1. Cảm thấy thoải mái với vị trí giữa: Vị trí giữa có thể là một vị trí tuyệt vời – miễn là bạn tin tưởng vào tầm nhìn và lãnh đạo của bạn.
    2. Biết rằng bạn phải làm gì và không nên làm gì: Sẽ không có gì là căng thẳng khi bạn biết rõ trách nhiệm của mình.
    3. Nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
    4. Không bao giờ vượt quá giới hạn của mình và hủy hoại niềm tin của cấp trên vào bạn.
    5. Tìm những cách thư giãn phù hợp.

    Thử thách #2: Sự chán nản.
    Thử thách này đến từ người lãnh đạo không hiệu quả của bạn.
    Công việc của bạn không phải là sửa lỗi cho lãnh đạo mà là gia tăng giá trị cho họ. Điều này không đúng chỉ khi lãnh đạo cấp trên của bạn vô đạo đức hoặc phạm pháp. Nếu lãnh đạo không thay đổi, bạn nên thay đổi thái độ hoặc nơi làm việc.
    Khi bạn thấy mình đang làm việc cho một lãnh đạo kém hiệu quả, nên làm như sau:
    1. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với lãnh đạo của bạn, tìm ra những sở thích chung và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.
    2. Tìm ra những điểm mạnh của lãnh đạo.
    3. Cam kết sẽ mang lại giá trị cho lãnh đạo.

    Thử thách #3: Thử thách nhiều mũ.

    Lãnh đạo cấp trung cần phải thực hiện nhiều công việc và có tri thức vượt ra ngoài kinh nghiệm cá nhân họ. Với thời gian và nguồn lực có hạn, họ phải giải quyết hàng loạt những ưu tiên.
    Mỗi vai trò hay “chiếc mũ” mà bạn đảm nhận đều có những mục tiêu và trách nhiệm riêng. Khi bạn đổi chiếc mũ, hãy nhớ rằng hoàn cảnh đã thay đổi. Mục tiêu thường xác định vai trò và phương pháp thích ứng. Đừng lẫn lộn sử dụng chiếc mũ này để hoàn thành công việc khác, chỉ đổi mũ chứ đừng thay đổi tính cách của bạn và cũng đừng bỏ bê bất kỳ chiếc mũ nào mà bạn có trách nhiệm phải đội.

    Thử thách #4: Cái tôi.

    Mọi người đểu muốn được thể hiện và lãnh đạo cũng vậy. Thực tế là những lãnh đạo cấp trung của tổ chức thường bị bỏ quên, họ không đạt được sự tín nhiệm mà họ xứng đáng có được – điều đó tác động đến cái tôi của họ. Thử thách đặt ra là làm sao trở thành một người trong đội và hài lòng khi đóng góp cho đội. Đây là phương pháp để vượt qua thách thức cái tôi:
    1. Tập trung vào trách nhiệm của bạn hơn là giấc mơ cá nhân.
    2. Đánh giá cao chức vị của mình.
    3. Hài lòng khi biết lý do thực sự cho thành công của một dự án.
    4. Đón nhận sự khen ngợi từ các lãnh đạo cấp trung khác.
    5. Hiểu sự khác biệt giữa thúc đẩy vì động cơ cá nhân và thúc đẩy không vì động cơ cá nhân.

    Thử thách #5: Sự thỏa mãn.

    Thái độ đúng đắn là thiết yếu đối với sự hài lòng khi bạn đứng ở vị trí giữa. Thực tế, vai trò lãnh đạo nằm ở cách nghĩ hơn là chức vị. Với thái độ và kỹ năng đúng đắn, bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức. Sau đây là 5 cách để bạn tự hình thành thái độ đúng đắn:
    1. Phát triển quan hệ tốt đẹp với những người quan trọng.
    2. Làm cho cả đội cùng chiến thắng.
    3. Không ngừng giao tiếp.
    4. Học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành.
    5. Đặt cả đội lên trên thành tích cá nhân.

    Thử thách #6: Thử thách tầm nhìn.

    Bảo vệ tầm nhìn khó hơn khi bạn không phải là người tạo ra nó. Chìa khóa để vượt qua thách thức tầm nhìn là: bạn càng đầu tư vào tầm nhìn, nó càng trở thành “của bạn” nhiều hơn. Mặc dù bạn thích thú với tầm nhìn của riêng mình hơn so với của người khác, hãy tạo ra cơ hội đảm bảo rằng giấc mơ của bạn sẽ thành hiện thực khi bạn hoàn thành giấc mơ của người khác.

    Thử thách #7: Thử thách tầm ảnh hưởng.

    Lãnh đạo người khác ngoài tầm chức vị của bạn không dễ.
    Vai trò lãnh đạo là tầm ảnh hưởng. Nếu bạn không có tầm ảnh hưởng, không có chức vị thì chẳng ai đi theo bạn cả. Và càng ngoài phạm vi chức vị của bạn bao nhiêu, bạn càng ít có khả năng lãnh đạo người khác bấy nhiêu. Đó là lý do tại sao “nhà lãnh đạo 360 độ” muốn thay đổi suy nghĩ của bạn từ “tôi muốn một chức vị mà khiến mọi người đi theo tôi” thành “tôi muốn trở thành một người mà mọi người muốn đi theo tôi”.
    Nếu lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân, mọi người sẽ phản ứng tốt với họ. Càng quan tâm sâu sắc bao nhiêu, tâm ảnh hưởng của họ càng lớn và lâu dài bấy nhiêu.

    Nguyên tắc lãnh đạo cấp trên.
    “Follow me, I’m right behind you”.


    Lãnh đạo cấp trên là thử thách lớn nhất đối với nhà lãnh đạo 360 độ. Ảnh hưởng đến lãnh đạo không phải là việc bạn có thể làm được trong vài ngày. Những điều bạn nên làm là hỗ trợ cấp trên, gia tăng giá trị cho tổ chức, thể hiện bản thân bằng cách hoàn thành thật tốt công việc của mình.

    Sau mỗi bước, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để lãnh đạo cấp trên.

    Nguyên lý #1: Lãnh đạo bản thân thật xuất sắc.

    Nếu bạn muốn lãnh đạo cấp trên, trước tiên phải lãnh đạo bản thân trước. Nếu không, bạn sẽ không có lòng tin của mọi người. Nếu bạn không thể lãnh đạo bản thân, mọi người sẽ:
    1. Không ủng hộ bạn.
    2. Không tôn trọng bạn.
    3. Không muốn hợp tác với bạn.

    Nguyên lý #2: Chia sẻ công việc với lãnh đạo.
    Khi bạn chia sẻ công việc với lãnh đạo, dĩ nhiên công việc của bạn sẽ nặng nề hơn. Tuy nhiên nhờ đó, lãnh đạo sẽ kéo bạn dậy.

    Nguyên lý #3: Sẵn sàng làm những việc mà người khác không làm.
    “Nếu bạn không sẵn lòng làm những việc vượt quá khả năng của những người bình thường, bạn sẽ không thể lên được vị trí dẫn đầu” – J.C.Penny. Những người muốn trở nên hiệu quả luôn sẵn lòng làm những việc mà người khác không muốn. Và do đó, những người lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ, động viên và chấp nhận sự ảnh hưởng của họ.

    Nguyên lý #4: Làm nhiều hơn quản lý – lãnh đạo.

    Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là là quản lý. Kỹ năng lãnh đạo hướng đến:
    1. Con người hơn là công việc.
    2. Động viên hơn là duy trì.
    3. Nghệ thuật hơn là khoa học.
    4. Trực giác hơn là công thức.
    5. Tầm nhìn hơn là thủ tục.
    6. Liều lĩnh hơn là thận trọng.
    7. Hành động hơn là phản ứng.
    8. Mối quan hệ hơn là luật lệ.
    9. Bạn là ai hơn là bạn làm gì.

    Nguyên lý #5: Tạo ra những mối quan hệ hữu hảo.
    Thành công hay thất bại của mỗi người thường liên quan đến những mối quan hệ của họ trong cuộc sống. Với kỹ năng lãnh đạo cũng vậy. Chất lượng của những mối quan hệ với lãnh đạo mà bạn có với lãnh đạo tác động đến thành công hay thất bại trong việc lãnh đạo cấp trên. Do vậy rất đáng để bạn đầu tư vào những mối quan hệ hữu hảo với cấp trên.
    Nguyên tắc #6: Chuẩn bị sẵn sàng trước mỗi lần gặp lãnh đạo.

    Khi bạn liên tục thể hiện tốt mỗi lần gặp lãnh đạo, họ sẽ cảm thấy hứng thú với bạn hơn. Không có phần thưởng nào quý giá hơn đối với một người lãnh đạo khi họ thấy những dấu hiệu phản hồi tích cực từ bạn về những gì họ đã làm.

    Nguyên tắc #7: Biết tiến, lùi đúng lúc.
    Biết tiến đã quan trọng nhưng rút lui đúng lúc còn quan trọng hơn. Lãnh đạo không phải lúc nào cũng biết họ mất một cơ hội khi bạn không đề xuất, nhưng họ sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn không rút lui đúng lúc.

    Nguyên tắc #8: Trở thành quân sư.

    Ít thứ có thể làm bạn nổi bật hơn việc trở thành quân sư. Mọi người, không chỉ lãnh đạo mà ngay cả nhân viên và lãnh đạo đồng cấp, ngưỡng mộ và chú ý đến quân sư khi gặp phải những vấn đề khó khăn. Quân sư luôn là người hiệu quả nhất.

    Nguyên tắc #9: Không ngừng tiến bộ.

    Dù cái giá bạn phải trả cho sự tiến bộ là bao nhiêu chăng nữa thì cái giá của việc không làm gì vẫn luôn cao hơn.

    Nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp.

    “Follow me, I’ll walk with you”.

    Muốn thành công trong việc lãnh đạo đồng cấp, phải có lý do để đồng nghiệp kính trọng và ủng hộ bạn. Làm sao để có được điều đó? Chính bằng cách giúp những đồng nghiệp của bạn chiến thắng. Nếu bạn có thể giúp họ chiến thắng, bạn không chỉ giúp tổ chức mà còn giúp chính bản thân mình.

    Nguyên tắc #1: An hiểu, thực hành và hoàn thành chu trình lãnh đạo.

    Một chu trình luôn bắt đầu từ quan tâm và kết thúc ở thành công.

    Nguyên lý #2: Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ.

    Sự thành công của cả đội quan trọng hơn sự chiến thắng của mỗi cá nhân. Các tổ chức cần cả đối thủ lẫn.

    Nguyên lý #3: Hãy là một người bạn.

    Khi gặp phải công việc thực sự khó hay không thoải mái, thứ duy nhất bạn cần là một người bạn. Và khi công việc trôi trảy, có một người bạn là một “icing on the cake :D” (having a friend is icing on a cake).

    Nguyên lý #4: Tránh đấu đá chính trị.

    Nếu bạn không ích kỷ, khéo léo với mọi người, bạn sẽ chiếm được lòng tin và cải thiện hiệu quả làm việc của mình và cả đội.

    Nguyên lý #5: Mở rộng vòng tròn quan hệ.

    Thật dễ dàng khi ở trong môi trường mà chúng ta đã cảm thấy thoải mái và an toàn. Đó chính là lý do mọi người né tránh sự thay đổi. Nhưng bạn không thể vừa phát triển vừa né tránh sự thay đổi được. Nếu bạn muốn mở rộng tầm ảnh hưởng thì bạn phải mở rộng vòng tròn quan hệ của mình.

    Nguyên lý #6: Sẵn sàng công nhận những ý tưởng xuất sắc nhất.

    Nếu bạn khao khát trở thành nhà lãnh đạo 360 độ thì bạn phải cưỡng lại ham muốn đấu tranh bảo vệ ý tưởng của mình khi nó không phải là ý tưởng hay nhất. Bạn sẽ nhận thấy rằng, khi bạn làm cho những ý tưởng xuất sắc nhất được công nhận, bạn sẽ có những người bạn và tầm ảnh hưởng lớn hơn.

    Nguyên lý #7: Đừng tỏ vẻ hoàn hảo.

    Nếu bạn muốn ảnh hưởng người khác, đừng cố gắng để gây ấn tượng với họ. Sự kiêu hãnh không là gì ngoài tính ích kỉ và giả vờ chỉ càng làm mọi người xa cách bạn, họ không biết thực sự bạn là ai. Thay vì gây ấn tượng với họ, bạn hãy để họ gây ấn tượng với mình.

    Nguyên lý lãnh đạo cấp dưới.

    “Follow me, I’ll add value to you”.

    Khi lãnh đạo cấp dưới, bạn không chỉ khiến mọi người làm những việc bạn muốn. Bạn đang tìm kiếm mình là ai. Bạn đang giúp nhân vien khai phá tiềm năng của họ. Bạn giúp họ làm được những việc mà họ không thể tự làm. Và bạn khen ngợi họ khi họ đóng góp cho cả đội. Tóm lại, bạn đang cố gắng gia tăng giá trị cho họ.

    Nguyên lý #1: Bước chậm rãi qua khu vực làm việc của nhân viên.

    Hãy dành thời gian bước thật chậm qua khu làm việc của nhân viên, tiếp xúc với họ và giành cho họ cơ hội tiếp xúc với bạn nhiều hơn. Khi nhìn thấy người khác đang rảnh rỗi, hãy nói chuyện với họ. Trong các buổi họp, hãy đến sớm vài phút để có cơ hội trọ chuyện với họ.

    Nguyên lý #2: Coi mỗi người là một điểm 10.

    Nếu bạn mong muốn coi mỗi người như một điểm 10, hãy giúp họ tìm ra những việc họ làm đúng. Và đây sẽ là điều khác biệt của bạn so với người khác, bởi vì người ta thường dễ dàng nhận ra lỗi lầm hơn là công lao của người khác.

    Nguyên lý #3: Phát triển mỗi thành viên với tư cách là một con người.

    Việc phát triển nhân viên, nâng họ lên tầm cao mới sẽ khẳng định bạn là một nhà lãnh đạo đẳng cấp. Khi phát triển nhân viên, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, cả bạn và tổ chức đều đạt được những kết quả tốt hơn, mọi người đều có lợi. Kết quả là bạn trở thành người lãnh đạo luôn thu hút được những nhân tài xung quanh mình nhờ việc nâng tầm họ lên.

    Nguyên lý #4: Sử dụng nhân viên đúng sở trường của họ.

    Khi bạn sử dụng nhân viên đúng sở trường, sẽ có 2 ích lợi sau:

    1. Bạn làm cuộc sống của họ tốt hơn.

    2. Họ thấy công việc thật thú vị và coi nó nhưng một phần thưởng trong cuộc sống.

    Luôn luôn có sự khác biệt giữa những người ghét công việc và những người yêu thích công việc của mình.

    Nguyên lý #5: Làm gương cho người khác.

    Kỹ năng lãnh đạo của bạn nếu không ngừng phát triển thì sẽ là rào cản đối với tiềm năng của nhân viên của bạn. Tại sao? Vì bạn chỉ có thể dạy những gì bạn biết, bạn không thể cho đi những thứ mà mình không có. Nếu bạn muốn phát triển tiềm năng đội của bạn, bạn phải không ngừng phát triển bản thân.

    Nguyên lý #6: Truyền đạt tầm nhìn.

    Mọi người nói con tàu càng lớn thì càng khó chuyển hướng. Điều này có thể đúng với một con tàu, nhưng nó hoàn toàn sai đối với một tổ chức. Tổ chức là một thực thể lớn với nhiều thành phần nhỏ trong nó. Nếu mỗi nhà lãnh đạo cấp trung trong tổ chức là một nhà lãnh đạo 360 độ xuất sắc trong việc truyền tải tầm nhìn đến các nhân viên của họ thì dù tổ chức có lớn đến đâu, việc chuyển hướng cũng rất dễ dàng. Vấn đề không phải ở kích thước của tổ chức mà là tài năng của những nhà lãnh đạo trong đó.

    Nguyên lý #7: Khen ngợi thành tích.

    Mọi hành động được lãnh đạo khen thưởng sẽ được lặp lại. Do vậy khi nhân viên của bạn làm tốt, hãy khen thưởng họ. Mặt khác khi được khen thưởng, bạn không chỉ truyền cảm hứng để họ làm việc tốt hơn mà còn khiên họ chăm chỉ, yêu thích công việc hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    12 bài tập hàng ngày của lãnh đạo.

    Nếu bạn muốn hoàn thiện tổ chức của mình, mỗi sáng thức dậy hãy cam kết thực hiện những việc sau đây.

    1. Đặt niềm tin vào con người.

    Sự thay đổi đầu tiên để biến tổ chức của bạn thành một môi trường lãnh đạo thân thiện phải xảy ra ngay bên trong bạn. Hãy cam kết thực hiện những điều bạn trân trọng. Về cơ bản, nếu bạn không trân trọng mọi người, bạn sẽ không thể tạo ra một văn hóa phát triển các lãnh đạo.

    2. Dành nguồn lực để phát triển con người.

    Dù phải trả bất cứ giá nào để phát triển con người, cái giá phải trả khi bạn không phát triển họ vẫn cao hơn.

    3. Đánh giá cao vai trò lãnh đạo.

    Nếu bạn coi trọng kỹ năng lãnh đạo, những nhà lãnh đạo sẽ xuất hiện để gia tăng giá trị cho tổ chức của bạn.

    4. Tìm kiếm những nhà lãnh đạo tiềm năng.

    Nếu vai trò lãnh đạo đã lọt vào rada của bạn và bạn trân trọng nó, bạn sẽ liên tục để mắt dò tìm những lãnh đạo triển vọng.

    5. Hiểu và tôn trọng nhân viên.

    Khi bạn chọn lựa nhân viên để phát triển, hãy tìm hiểu để dung hòa giữa những khát khao chung tổ chức và nhu cầu cá nhân của từng người. Hãy cố gắng làm quá trình phát triển phù hợp nhất với từng cá nhân. Để làm được như vậy hãy liên tục hỏi: “tôi đã hiểu nhân viên của tôi chưa?”.

    6. Cung cấp kỹ năng lãnh đạo cho nhân viên của bạn.

    Cần phải có sự thay đổi. Nếu không để họ lãnh đạo thì họ sẽ không bao giờ có đủ kinh nghiệm để lãnh đạo tôt.

    7. Khen thưởng sự chủ động lãnh đạo.

    Chủ động là một phẩn rất quan trọng của năng lực lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo tài ba nhất là những người hành động trước, họ khiến mọi việc xảy ra. Phần lớn các lãnh đạo đứng đầu đều là người khởi xướng, nhưng không có nghĩa là tất cả các lãnh đạo đứng đầu đều thấy thoải mái khi người khác sử dụng sáng kiến riêng của họ.

    8. Tạo ra môi trường lý tưởng để nhân viên chia sẻ ý tưởng, đặt câu hỏi và mạo hiểm.

    Nếu bạn vững vàng và để nhân viên tìm kiếm những phương thức làm việc mới, những phương thức làm việc tốt hơn của bạn, thì tổ chức của bạn sẽ tiến rất nhanh.

    9. Cùng phát triển.

    Khi mọi người thấy những người lãnh đạo cấp cao đang thay đổi, văn hóa của tổ chức cũng thay đổi. Mọi người sẽ cùng nhận được một thông điệp: ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển.

    10. Thu hút các lãnh đạo triển vọng về với bạn.

    Cách tốt nhất để phát triển một người thành nhà lãnh đạo xuất sắc là để họ được hướng dẫn bởi những nhà lãnh đạo xuất sắc. Vì vậy bạn phải chia sẻ những điều tốt nhất của bạn với những lãnh đạo tiềm năng.

    11. Phát triển một nhóm lãnh đạo.

    Nếu bạn muốn tổ chức của bạn phát triển hết tiềm năng của nó, phát triển từ tốt đến tuyệt vời, bạn cần phải phát triển một nhóm những nhà lãnh đạo. Ở đó mọi người có thể bổ sung điểm yếu của nhau, có thể thách thức nhau để cùng phát triển. Nếu bạn cố gắng thực hiện công việc một mình thì công việc sẽ không thể hoàn thành vượt mức giới hạn của bạn.

    12. Giải phóng những nhà lãnh đạo để họ cùng lãnh đạo.

    Nếu bạn sẵn sàng phát triển và giải phóng cho những nhà lãnh đạo 360 độ thì tổ chức và cuộc sống của bạn cũng đổi thay.

    Một triết gia trung quốc đã nói:
    “Một lãnh đạo tuyệt với khi không ai biết đến sự tồn tại của anh ta”.
    Người lãnh đạo tuyệt vời làm gì?– chính là giúp người khác thành công. Họ lãnh đạo, trao quyền rồi rút lui lặng lẽ.

    Nếu bạn tạo dựng một môi trường phát triển những nhà lãnh đạo 360 độ, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/15
  3. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tôi thích bản tóm lược này của bạn hơn cả quyển sách. Có nó, tôi thậm chí không cần đọc hơn 440 trang sách. Tuy nhiên, tôi vẫn phải đọc qua vì có thể có những bảng biểu, sơ đồ có hệ thống và số liệu minh họa rõ ràng, chi tiết.
     
    angoc1234 and andanhtoi like this.
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này