NHỊ ĐỘ MAI - Cổ văn Việt Nam - KHUYẾT DANH

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi whatcsvt100, 5/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    "... Bảo tồn cổ văn Việt Nam.


    Truyện này do một tác-giả Khuyết-danh Việt Nam dựa theo cốt truyện "Trung-hiếu tiết-nghĩa “Nhị Độ Mai", một cuốn luân-lý tiểu-thuyết của người Tàu, diễn theo thể văn lục-bát của ta, cũng lấy nhan đề là "Nhị Độ Mai" (vì trong truyện có đoạn hoa mai nở hai lần, được truyền làm giai thoại).


    ...Văn chương “Nhị độ mai”... có cái đặc điểm là có những câu tiểu đối về “hình dung từ” rất réo rắt và khéo léo. Đại khái như:


    “Hang men móc vượn, cây xào xạc chim”
    (Câu 216);

    “Mặt ngăn ngắt tím, mắt xòng xọc trông”
    (Câu 388);

    “Cắt quang quảng bệnh, nhẹ thênh thểnh người”
    (Câu 1888);

    “Áo tươm tướp rách, mặt bì bì sưng”
    (Câu 2190);

    “Ngoài thơn thớt miệng, trong tâm ngẩm lòng”
    (Câu 2338);


    Những câu như thế ai nghe cũng có thể định nghĩa được, như nghe câu 216, thì biết ngay là nơi hiểm trở quạnh hiu; nghe câu 338, thì biết ngay là người tức tối giận dữ; câu 1888, rõ ra một bệnh nhân mới tỉnh; câu 2190, rõ ra một thân hình bị đánh xé; và câu 2338, thì y như vẽ truyền thần con người nham hiểm sâu sắc nhất đời!

    Cũng vì “Nhị độ mai” có cái lối văn bình dị phổ thông, lại là truyện trung, hiếu, tiết nghĩa, có tính cách luân thường, nên rất được phổ biến trong dân chúng. Lại cũng vì thế mà chúng tôi đã được nhẹ công về phần đính chính đôi phần. Còn về phần chú thích, chúng tôi vẫn xin theo nguyên tắc: “biết đến đâu, tâu đến đấy”. Mặc dù, có ít nhiều câu hơi tối nghĩa, cũng không dám thiện tiện thay đổi cổ nhân, chỉ xin trân trọng hạ dấu hỏi để kính chất cùng độc giả chư tôn.

    “Nhị độ mai” còn có những bài thơ, theo các bản thì các bài dịch âm phần nhiều không được sát; lại cũng có bài khác hẳn, đây chúng tôi để vào phần phụ chú và dịch theo nghĩa đen theo nguyên văn chữ Hán, gọi là tồn cổ, xin độc giả nhận biết cho.


    Truyện gồm có 2816 câu – không kể thơ... "


    Xin trân trọng giới thiệu...


    CỔ VĂN VIỆT NAM
    KHUYẾT DANH


    NHỊ ĐỘ MAI

    (Thơ văn dùng trong nhà trường)


    Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp
    1998



    Thực hiện ebook: Tducchau (TVE)
    Ngày hoàn thành: 19/02/2009
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    MỤC LỤC

    LỜI NHÀ XUẤT BẢN
    CÙNG BẠN ĐỌC
    TOÁT-YẾU
    Hồi thứ nhất
    MAI CÔNG THĂNG QUAN
    Hồi thứ hai
    MAI CÔNG NGỘ HẠI
    Hồi thứ ba
    MAI PHU NHÂN CÙNG CÔNG-TỬ LÁNH NẠN
    Hồi thứ tư
    HOA MAI NỞ HAI LẦN
    Hồi thứ năm
    NHÀ HỌ TRẦN TAN NÁT
    Hồi thứ sáu
    CUỘC GẶP GỠ MAI-SINH, XUÂN-SINH
    Hồi thứ bảy
    LƯ, HOÀNG PHẢI TỘI; MAI, TRẦN HIỂN VINH


    NỘI DUNG
    Mở đầu
    Mai Bá Cao cùng con: Lương-Ngọc
    Thăng quan lai kinh; Mai Công dặn vợ con
    Mai-Công dặn nha lại
    Tình cảnh nhà họ Mai trước khi tương biệt
    Dân Lịch-thành ái-mộ Mai-Công
    Kẻ ở người đi
    Phong-cảnh dọc đường, từ Lịch-thành đến Kinh-sư
    Quang cảnh nơi kinh-đô
    Mai-công vào chầu và qua tướng-phủ
    Mai-công đến thăm Phùng Đô-sát
    Mai-công dến mừng tiệc thọ Lư Kỷ
    Lư Kỷ hãm-hại Mai-công
    Gia-quyến nhà họ Mai lánh nạn
    Nông-nỗi Mai-sinh trong khi lánh nạn
    Mai-sinh tự-ải, được nhà sư cứu sống
    Cuộc gặp gỡ giữa Mai-sinh với họ Trần
    Cảm tưởng của Mai-sinh trong khi ở Trần phủ
    Mối tình của Mai-sinh, khi trông thấy Hạnh Nguyên
    Thăm vườn mai, Trần-công nhớ bạn
    Mai hai độ nở
    Bị lộ chân tướng, Mai-sinh thú thực
    Trần-công bàn gả Hạnh Nguyên cho Mai-sinh
    Trước khi đi cống Hồ, Hạnh Nguyên từ giã gia-quyến
    Mai-sinh và Xuân-sinh đi tiễn Hạnh Nguyên
    Hạnh Nguyên cùng Mai-sinh tự-tình trên trùng đài
    Hạnh Nguyên cải trang
    Lúc chia rẽ mỗi người mỗi ngả
    Hạnh Nguyên yết đền Tô-vũ
    Hạnh Nguyên yết miếu Chiêu Quân
    Đến Lạc-nhạn-đài, Hạnh Nguyên gieo mình
    Hạnh Nguyên được đưa về nhà Châu Bá Phù
    Hạnh Nguyên trần tình với Châu phu-nhân
    Cùng đi lánh nạn, Mai-sinh và Xuân-sinh lạc nhau
    Mai-Sinh gặp Phùng Lạc Thiên
    Mang tên Mục Vinh, Mai-sinh về giúp Châu Bá Phù
    Tình cảnh Xuân-sinh sau khi lạc bạn
    Xuân-sinh trẫm mình được ngư-bà cứu sống
    Ngư-bà hứa gả con gái nuôi cho Xuân-sinh
    Cướp gái đẹp Giang Khôi bị phạt
    Xuân-sinh gặp gỡ Khâu đề-đốc
    Tình cảnh Mục Vinh khi về ở Châu-phủ
    Mai-sinh tưởng nhớ Hạnh Nguyên
    Hạnh Nguyên tưởng nhớ Mai-sinh
    Trong khi ốm nặng hai người cùng dặn Châu phu-nhân
    Sau khi rõ tình, hai người cùng khỏi bệnh
    Mai-sinh và Hạnh Nguyên nhận nhau ở Châu-phủ
    Châu-công về thăm nhà bàn gả Vân Anh cho Mai-sinh
    Mai-sinh đi thi đội tên Mục Vinh
    Xuân-sinh đi thi đội tên Khâu Khôi
    Mục Vinh đỗ Trạng-nguyên, Khâu Khôi đỗ Bảng-nhãn
    Bảng-nhãn Khâu Khôi bị Lư Kỷ ép gả con gái
    Khâu Khôi từ hôn bị bắt giam
    Các Cống-sĩ mưu cứu Khâu Khôi
    Lư Kỷ, Hoàng Tung bị đón đánh
    Lư, Hoàng bị giao Tam-pháp xét
    Lư Kỷ, HoàngTung bị chính-pháp bêu đầu
    Trần Đông Sơ được tha ra khỏi thiên-lao
    Mai Bá Cao được quốc tế
    Mai Trạng-nguyên được ân ban
    Mai Trạng-nguyên báo ân báo oán
    Sau khi đi tuần thú, Trạng-nguyên trở vê kinh
    Hai đám cưới long trọng
    Hạnh phúc gia đình của hai họ Mai, Trần
    Đoạn kết


    NHỊ ĐỘ MAI
    (Thơ văn dùng trong nhà trường)
     

    Các file đính kèm:

    Lyly Le, htahta, Thế Ninh and 3 others like this.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này