Đông phương Nho giáo - Một triết lý chính trị - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi goldfish, 12/8/14.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. goldfish

    goldfish Lớp 8

    NHO GIÁO
    MỘT TRIẾT-LÝ CHÍNH-TRỊ

    Tác giả: Nguyễn Hiến-Lê
    Nhà xuất bản: Nguyễn Hiến-Lê
    Năm xuất bản: 1958
    [​IMG]

    Cung cấp bản scan: Sadec1
    Tạo eBook: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 12/08/2014
    TVE-4U​


    TỰA

    Từ trước tới nay, ở nước ta những sách viết về đạo Nho thường chỉ chú trọng đến phương diện đạo đức. Theo tôi, Nho giáo là một triết lý chính trị trước hết, và trong cuốn này tôi đứng về phương diện chính trị để tổng hợp triết lý ấy. Tôi không phân tích – công việc này cụ Trần Trọng Kim làm rất chu đáo – tôi chỉ ghi những nét chính để độc giả thấy cái nhất quán của đạo Nho, và tôi hết sức tránh sự phê bình chủ quan. Muốn dẫn chứng, tôi phải trích và dịch nhiều câu trong tứ thư, ngũ kinh. Lối dịch của tôi ngược hẳn với lối của cụ Nguyễn Hữu Tiến trong Mạnh Tử quốc văn giải thích. Cụ dịch cốt cho gọn và giữ được phần nào giọng cổ kính, hầu mong bản dịch của cụ, có thể dùng cho trẻ em học thuộc lòng; còn tôi chỉ cần dịch được cho rõ ràng và xuôi như lời nói hằng ngày, dù có dài giòng cũng không hại. Để cho công việc ấn loát được tiện, tôi gom tất cả lại ở cuối sách, phần chữ Hán và phần phiên âm của những câu quan trọng đã trích dẫnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đó là mục đích và cách làm việc của tôi.

    Khi soạn sách, ngoài lý do giúp Độc giả hiểu thêm Nho giáo, tôi còn mong trả một món nợ tinh thần. Tôi sống vào một thời mà đạo Nho còn được giảng dạy trong những nơi hẻo lánh ở Bắc Việt và làng tôi là một trong những nơi đó. Mỗi khi ở Hà Nội về quê, hễ bước chân qua cổng xóm, nghe tiếng ê a bộ Luận ngữ hay Mạnh tử là tâm hồn tôi nhẹ hẳn đi. Mỗi năm hai tháng sống sau luỹ tre xanh, tôi phải mục kích hằng ngày những chuyện tranh giành nhau, vì những nguyên nhân có khi rất nhỏ mọn, nhưng nhờ gia phong và chút ít hán học tôi đã sớm tập được tánh thanh bạch mà không bị thói đời tiêm nhiễm. Cái ơn giáo hoá của đạo Nho đó, lớn lên tôi càng thấy nó sâu xa: gia đình tôi, mấy đời an bần lạc đạo được là nhờ nó. Nghĩ vậy, nên trên hai chục năm trước, gặp lúc rảnh, tôi đọc tứ thư và ngũ kinh để tìm hiểu Khổng giáo. Mỗi lần có cảm tưởng gì, tôi thường thưa với một ông bác tôi; người chỉ mỉm cười bảo: “Đợi năm chục tuổi, cháu hảy phê bình cũng chưa muộn”. Lúc đó tôi hơi mắc cỡ, và tự hẹn năm chục tuổi sẽ tìm hiểu lại đạo Nho. Nay món nợ đã trả, nhưng tôi tự hỏi không biết còn quá sớm chăng?

    Sài Gòn ngày 15 tháng 6 năm 1957

    ------------------
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Để tiện tham khảo, trong eBook này tôi chép phần chữ Hán và phần phiên âm (nếu có – bản nguồn thiếu một số trang) vào phần chú thích. (Goldfish).

    Lưu ý: Đã có eBook mới (xem post #3)
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/14
  2. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Cảm ơn 2 bác @goldfish@sadec1 :).
    Nhờ công lao của 2 người mà diễn đàn có những ebook quý :).
     
  3. goldfish

    goldfish Lớp 8

    eBook mới:

    - Sửa thêm lỗi in
    - Chép thêm 2 trang chữ Hán và 2 trang phiên âm (do bạn Sadec1 cung cấp thêm)
     

    Các file đính kèm:

  4. meobeohu

    meobeohu Mầm non

  5. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Để hiểu thêm cuốn "Nho giáo - Một triết lý chính trị", tác phẩm đầu tiên của cụ Nguyễn Hiến Lê viết về Trung triết, chúng tôi sẽ chép trọn phần V: Chính trị luận (khoảng 340 trang) trong bộ Đại cương triết học Trung Quốc của hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê. Dưới đây là Lời mở đầu của phần V:


    CHÍNH TRỊ GIỮ MỘT ĐỊA VỊ QUAN TRỌNG TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA

    Chính trị cũng thuộc về nhân sinh và đáng lẽ phần này phái sắp chung với phần trướcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng chúng tôi đã tách ra chỉ vì muốn nhấn mạnh vào tinh cách quan trọng của những tư tưởng chính trị trong triết học Trung Hoa.

    Ở Pháp chỉ có thế kỉ XVIII là hầu hết các văn sĩ đều bàn về chính trị. Ở Trung Hoa thì từ thời Chiến Quốc cho tới sau cuộc cách mạng Tân Hợi, nghĩa là trong khoảng non 2.500 năm, hầu hết các văn nhân, thi sĩ đều bàn về chính trị. Người ta có cảm tưởng rằng không có dân tộc nào cho chính trị là quan trọng bằng dân tộc Trung Hoa, rằng đối với họ việc trị dân, trị nước phải là sứ mạng của kẻ sĩ, mà nếu không gặp thời, bất đắc dĩ phải “độc thiện” thì kẻ sĩ ít nhất cũng phải truyền cái đạo của tiên vương, tiên thánh cho đoàn hậu sinh. Tiến vi quan, thoái vi sư.

    Cả một thời Chiến Quốc, luôn mấy trăm năm, người ta chỉ bàn về chính trị (tất nhiên còn bàn về giáo dục nữa nhưng chính, giáo vẫn là một): Khổng Tử mở đầu cho phong trào, tiếp theo là Mặc Tử, Lão Tử, Thương Ưởng, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử... trước sau mười mấy nhà đại danh. Từ Hán trở đi, nhà văn nào có tên trong văn học sử thì cũng có tên trong chính trị triết học sử: Giả Nghị, Đổng Trọng Thư (Hán); Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường); Vương An Thạch, Tô Đông Pha (Tống); Lưu Cơ, Phương Hiếu Nhụ, Vương Thủ Nhân (Minh); Hoàng Tôn Hi, Vương Thuyền Sơn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Thanh)... không sao kể hết được.

    Mà không phải chỉ những nhà trong phái “văn dĩ tải đạo”; mới bàn về chính trị, ngay một số văn nghệ sĩ trong các phong trào duy mĩ (như Cát Hồng đời Lục Triều, Nguyên Kết, Vô Năng Tử đời Ngũ Đại...) cũng bàn về phép trị nước, chỉ khác là họ không theo chủ trương nhân vi của Nho gia, hoặc chủ trương pháp trị của Pháp gia, mà theo chủ trương phóng nhiệm, trọng bình đẳng tự do cá nhân của Đạo gia.

    Đó là một đặc điểm của văn hoá Trung Quốc. Tìm nguyên nhân, chúng tôi thấy có ba:

    1. Triết học Trung Hoa phát sinh trong một thời biến chuyến lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, và các triết gia Trung Hoa mỗi người đưa ra một giải pháp để cứu quốc, những giải pháp đó tất nhiên bàn về chính trị.

    Nho giáo xuất hiện đầu tiên, có tính cách chính trị rõ rệt. Xét tứ thư và ngũ kinh, ta thấy bộ nào cũng bàn về chính trị; ngay trong kinh Thi, một tập ca dao, mà ý tưởng chính trị cũng tiềm tàng, có khi lộ liễu (Đại nhã, Tiểu nhã).

    Những ông thánh của Nho giáo, không phải là những nhân vật lí tưởng, xuất thế như Thích Ca hoặc nhẫn nhục hi sinh cho nhân loại như Ki Tô, mà đều là những vị nhập thế, làm chính trị, tức như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Văn, vua Vũ, Chu Công, Khổng Tử.

    Quan niệm về trời của Nho gia mà có lẽ của chung dân tộc Trung Hoa nữa, cũng rất đặc biệt. Người Trung Hoa cho trời là ông vua của vũ trụ, nên gọi trời là Đế, là Thượng Đế, và cho loài người là dân của trời. Trong câu: “Hoàng hĩ Thượng Đế, lâm hạ hữu hách, giám quan tứ phương, cầu dân chi mích”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ta nhận thấy tác giả đã dùng chữ dân chứ không dùng chữ nhân là người. Đọc ngũ kinh, tứ thư ta thường thấy chữ dân dùng thay cho chữ nhân: “Trời sinh dân đó, trời yêu dân lắm. Cái đạo của đại học ở chỗ làm sáng cái đức, ở chỗ thân yêu dân. Hồi xưa dân có ba tật.” Sách Tả truyện cũng viết: “Trời sinh dân mà đặt ra vua để làm lợi cho dân (Văn công năm 13). Trời sinh dân mà đặt ra vua, sai các quan chăn nuôi dân (Tương Công năm 14).”

    Đạo đức, theo Nho giáo, có mục đích chính trị, tức như ý trong những câu “Hiếu là để thờ vua.” (Hiếu dã, sở dĩ sự quân dã.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Đại học). “Đạo người thì chính trị là lớn” (Nhân đạo, chính vi đại.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Lễ kí - Ai Công vấn); nhất là trong đoạn đầu Đại học mà chúng tôi đã dẫn ở chương cuối phần IV: “Người xưa, muốn làm sáng đức sáng trong thiên hạ thì trước hết phải trị nước mình; muốn trị nước mình thì trước hết phải tề nhà mình; muốn tề nhà mình thì trước hết phải sửa thân mình.”

    Nghĩa là tu thân để tề gia, rồi trị quốc, bình thiên hạ, rốt cuộc là để làm chính trị. Vì có quan niệm đó, nên các nhà Nho đều cầu được làm chính trị: Khổng Tử bôn ba non hai chục năm, chu du các nước, tìm một ông vua biết dùng mình để hành đạo, về già mới về Lỗ soạn sách, dạy học; còn Mạnh Tử cũng đi khắp Tề, Lương, Tống, Đằng, đem tài hùng biện thuyết phục các vua, không được dùng mới về nhà dạy học.

    Vậy ta có thể bảo Nho giáo là một triết lí chính trị. Thấy Khổng Tử không thành công trong việc lập lại trật tự xã hội, Lão Tử rồi Mặc Tử đưa ra những giải pháp khác, hoặc chống hẳn Khổng giáo (như Lão giáo), hoặc chống một vài điểm của Khổng giáo (như Mặc giáo); cho nên trong Đạo đức kinh ta cũng thấy bàn nhiều về chính trị (như chính sách vô vi, bất thượng hiền, thực phúc, làm cho dân no, vô tri, vô dục); còn Mặc Tử thì ba phần tư triết học của ông gồm những thiên Thiên chí, Kiêm ái, Thượng quỉ, Phi mệnh, Tiết táng, Phi nhạc, Quí nghĩa, Thượng hiền, Tiết dụng, nhất là thiên Thượng đồng có tính cách chính trị rõ rệt.

    Sau Mặc và Lão, Thương Ưởng thấy những thuyết của những nhà đó cũng không công hiệu, đưa ra một thuyết mới là trọng hình pháp; và nhà Tần một phần nhờ thuyết này, một phần nhờ võ lực, thống nhất được Trung Quốc, dẹp được loạn trong một thời gian.

    Vậy nguyên nhân thứ nhất là thời thế bắt các triết gia phái lưu tâm tới chính trị.

    2. Chi dùng võ lực và hình pháp thôi, thì tuy thống nhất được đất đai, nhưng không giữ được lâu, cho nên Tần sụp rất mau, nhường chỗ cho Hán. Mới đầu Hán vẫn theo đúng chính sách của Tần. Tương truyền Hán Cao Tổ (206-195) vốn là người vô học, khinh nhà Nho là vô dụng mà hay giảng luân lí, có lần đái vào mũ họ, sau được Thúc Tôn Thông, Giả Nghị giác ngộ cho mới lần lần biết ích lợi của đạo Nho (Thúc Tôn Thông đặt ra triều nghi, làm cho ngôi vua tôn nghiêm, trên dưới có trật tự).

    Tới đời Hán Vũ Đế (140-87), nhờ một danh Nho là Đổng Trọng Thư, ảnh hưởng Khổng học càng mạnh, Vũ Đế nghe lời Đổng đặt ra nhà Đại học, nhưng vẫn không tin dùng hẳn Đổng. Từ lúc đó, Hán nửa dùng hình pháp của Thương Ưởng, Hàn Phi, nửa dùng nhân chính của Khổng, Mạnh. Chúng ta cần nhớ điều đó, vì từ trước người ta thường tin lầm rằng từ Hán cho tới Thanh, Trung Hoa chỉ dùng chính sách chính trị của Khổng Tử. Sự thực đời Hán đã có sự dung hòa sau nhiều cuộc tranh luận giữa hai phái Nho, Pháp. Theo Sử kí của Tư Mã Thiên thì sự tranh biện bắt đầu trễ lắm là từ đời Cảnh Đế (156-140 trước T.L), theo Hán thưNghệ văn chí thì cuộc tranh biện hăng hái nhất vào thời Tuyên Đế (73-46 trước T.L). Mở đầu cho cuộc tranh biện là bài Diêm thiết luận (Bàn về phép đánh thuế muối và thuế khai thác mỏ sắt) của Hoàn Khoan. Bài đó, bị Nho gia phản đối, nhưng được Pháp gia bênh vực. Sử gọi phái Nho là phái văn học (cũng như phái học giả ngày nay), còn phái Pháp là phái đại phu (cũng như phái cầm quyền ngày nay, vậy lúc đó Pháp vẫn còn được trọng dụng); cả hai phái gồm trên sáu chục người. Đại loại, họ cãi nhau về bốn vấn đề này: 1. Dùng văn giáo hay dùng vũ lực; 2. Lấy nông làm gốc hay lấy công thương làm gốc; 3. Dùng nhân nghĩa hay chỉ nghĩ đến lợi; 4. Dùng đạo đức hay dùng hình pháp.

    Phái đại phu chú trương dùng vũ lực, hình pháp, lấy lẽ rằng xưa “nhà Chu sửa lễ, trọng văn mà nước suy yếu đến nỗi tự vong”; còn “Tần thống nhất được đất đai, mở mang được bờ cõi, được các rợ qui phục, đâu có phải là nhờ cái đức của Tần mà là nhờ cái uy của Tần đấy. Hễ sức mình mạnh thì người ta triều phục mình, sức mình yếu thì mình phái triều phục người ta.” Phái văn học đáp lại rằng chính vì chỉ làm cho người ta sợ uy chứ không phục, nên Tần mới sụp đổ mau như vậy.

    Rốt cuộc hai bên chẳng bên nào thắng, các vua Hán dung hòa cả hai và những đời sau, về đại cương, chính sách không thay đổi gì mấy. Nhưng nói là theo Nho mà không theo đúng học thuyết của Khổng, chỉ là theo một thứ Nho giáo đã do các học giả chính khách đời Hán biến đổi đi ít nhiều. Càng về sau, tư tưởng của Khổng càng sai lạc: đời Hán người ta còn giữ chính sách tể tướng và bá quan cai trị, vua kiểm soát; từ đời Đường nhất là tới đời Nguyên, đời Thanh, vua càng hóa độc tài mà tể tướng càng mất quyền, và tính cách dân chù, quí dân của Khổng học không còn giữ được nữa, gây nhiều sự hủ bại về chính trị. Nhưng điều đó, chúng ta không thể qui lỗi cho Khổng, Mạnh được.

    Ta phải nhận rằng ở thời đó không có giái pháp nào hơn giải pháp dung hòa, nhưng kết quả không có gì rực rỡ; loạn lạc vẫn xảy ra thường, suốt từ Hán tới Thanh, trung bình mười triều vua thì may lắm được một hai triều tương đối bình trị, còn thì đều phải dùng đến binh dao nếu không phải là để dẹp những cuộc nổi loạn của nông dân thì là để chống với ngoại xâm, mà dân tộc Trung Hoa bị rất nhiều nạn ngoại xâm trong những thời gian rất lâu: rợ Ngũ Hồ ở cuối đời Tần (từ thế kỉ thư III tới cuối thế kỉ thứ VI), rợ Kim và rợ Mông Cổ ở đời Tống và sau đời Tống (từ thế kỉ XII tới hậu bán thế kỉ XIV); rồi rợ Mãn Châu (từ giữa thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX).

    Loạn lạc thường như vậy vì đất đai mênh mông quá, mà những rợ ở phía Bắc và phía Tây đều là những dân tộc du mục, rất hiếu chiến. Đó là một lẽ; lẽ nữa là giải pháp dung hòa về chính trị của họ có nhược điểm. Dùng hình pháp mà không có một chính sách kinh tế rất công hiệu và những phương tiện thông tin, tuyên truyền, đàn áp dựng trên những luật tâm lí và khoa học như ngày nay thì không thể nào giữ nổi trật tự trong một nước rộng lớn như vậy. Họ rất lo đến kinh tế, thời nào cũng khuyến khích canh nông; lâu lâu lại bàn cách hạn chế điền địa, chia lại ruộng nương, nhưng không có cách cải thiện canh nông, thuỷ lợi, nên dân thời nào cũng đói. Mà dùng lễ giáo, nhân nghĩa, thì họ lại không dùng đến nơi đến chốn, vì chế độ chuyên chế của họ.

    Khổng Tử dạy vua phái làm tròn bổn phận của vua rồi bề tôi mới làm tròn bổn phận của bề tôi, dân mới làm tròn bổn phận của dân. Lời khuyên đó, trong hai ngàn năm, từ Hán tới Thanh chỉ được áp đụng có một chiều; kẻ dưới phải làm tròn bổn phận của kẻ dưới, chứ người trên thì có hiến pháp nào đâu mà bắt buộc họ phải làm tròn bổn phận của họ. Cho nên mười ông vua thì chín ông là dâm loạn, ngu muội, tàn ác.

    Vậy là hình pháp đã không có phương tiện áp dụng được triệt để, mà nhân chính chỉ là những tiếng ở đầu lưỡi, thành thử xã hội vẫn lầm than mà các nhà trí thức, các văn nhân, triết gia Trung Hoa thời nào cũng phái xét lại vấn đề, tìm cách giữ được trật tự trong nước, nghĩa là phải bàn về chính trị. Đó là nguyên nhân thứ nhì.

    3. Nguyên nhân thứ ba là dân tộc Trung Hoa coi chính giáo là một. Nhà Hán dung hòa Nho và Pháp. Nhưng bề ngoài vẫn phải trọng Nho hơn Pháp. Lẽ ấy tất nhiên: hình pháp tự nó không đủ công hiệu, phải mượn nhà Nho tuyên truyền trong dân chúng cái đạo trung quân mới mong có kết quả được; cho nên các vua chúa phải cho dạy đạo Nho (mà đạo Nho là tứ thư và ngũ kinh, những sách bàn về chính trị) và khi dùng khoa cử để tuyển quan lại, phải hỏi về đạo Nho, thành thử chính và giáo chỉ là một và trong hai ngàn năm từ những trẻ em năm sáu tuổi, tới những ông già năm sáu chục tuổi, chỉ học thuộc lòng những sách về đạo đức, chính trị, óc họ được nhồi trong cái khuôn đạo đức chính trị đó, rồi khi viết lách, sáng tác, người nào cũng bàn về chính trị.

    Đó là ba nguyên nhân chính cho ta hiểu tại sao triết học, văn học Trung Hoa nặng về phần chính trị hơn hết thảy các nước khác.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức phần IV: Nhân sinh luận. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link 皇矣上帝, 臨下有赫, 監觀四方, 求民之瘼

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link 孝者, 所以事君也

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link 人道政爲大
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/8/14
    totoro, toidangki and tducchau like this.
  6. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

    Gần đây, trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 865, ra ngày 20.08.2104, có một bài viết khá hay của Lữ Khách nhan đề là: Lý Quang Diệu nhìn ra thế giới. Trong bài đó có đoạn sau đây:

    “Năm 1978, Lý Hiển Long kết hôn với bác sĩ Hoàng Danh Dương. Năm 1980, sinh con gái đầu lòng, vợ chồng Lý Quang Diệu đặt tên là Tu Tề, lấy từ điển tích “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trong sách Luận ngữ của Khổng Tử”. (trang 120)

    Trên nhiều trang mạng chữ Hán cũng bảo tên của Lý Tu Tề là lấy trong “tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ” hai chữ Tu Tề: Lý Tu Tề thủ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ chi Tu Tề 李修齊取“修身齊家治國平天下”之修齊), nhưng không có trang nào cho biết xuất xứ mấy chữ “tu tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Chúng tôi nghĩ mấy chữ đó lấy trong sách Đại học (được cho là của Tăng Tử - một môn đệ của Khổng Tử) chứ không phải trong sách Luận ngữ.

    Trong đoạn đầu sách Đại học, có câu:

    古之欲明明德於天下者,先治其國;欲治其國者,先齊其家;欲齊其家者,先修其身。

    Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc; dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia; dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân.

    Câu đó được cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Đời xưa, muốn làm sáng đức trong thiên hạ thì trước phải trị nước mình; muốn trị nước mình thì trước phải tề nhà mình; muốn tề nhà mình thì trước phải sửa thân mình”. (xem eBook Nho giáo – một triết lý chính trị ở trên)

    Trần Văn Chính dịch như sau: “Thời xưa kẻ muốn làm sáng cái đức sáng của mình trong thiên hạ, thì trước hết phải trị được nước mình. Muốn trị được nước mình, thì trước hết phải chỉnh đốn được nhà mình. Muốn tu sửa thân mình, thì trước hết phải làm cho tâm mình được ngay chính”. (xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Và Phạm Văn Các thì dịch là:

    “Người xưa muốn làm sáng tỏ đức sáng trong thiên hạ, trước hết phải bình trị được nước mình; muốn bình trị được nước mình, trước hết phải sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp; muốn sửa sang nhà mình cho chỉnh tề tốt đẹp; trước hết phải tu chỉnh bản thân mình; muốn tu chỉnh bản thân mình; trước hết phải lo giữ cho cái tâm mình ngay ngắn, muốn giữ cho ngay ngắn cái tâm mình, trước hết phải làm cho ý niệm mình được chân thành”. (xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Tuy các lời dịch có hơi khác nhau đôi chút, nhưng có điều chắc chắn là xuất xứ của mấy chữ “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là sách Đại học chứ không phải sách Luận ngữ.
     
    totoro, Lan Giao and tamchec like this.
  7. Hamilk

    Hamilk Lớp 3

    Bản azw3 cho các bạn dùng kindle, ai cần epub thì convert về cũng được. Mình đã sửa lại bìa mới (tự design) và mục lục.
    cover.jpg
     

    Các file đính kèm:

  8. Genhuy100

    Genhuy100 Mầm non

    em xin ban epr anh [email protected] .em cam ơn
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này