Những lưu ý về dân chủ hóa từ Samuel P. Huntington

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Cải, 13/10/14.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Cải

    Cải Cử nhân

    Phạm Hồng Sơn biên soạn

    The third wave – democratization in the late twentieth century (tạm dịch: Làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba vào cuối thế kỷ XX) là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng của Samuel P. Huntington Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Như nhan đề đã nêu, trong tác phẩm này, Huntington tập trung vào hiện tượng chuyển đổi hệ thống chính trị từ phi dân chủ (độc tài) sang dân chủ của tập hợp khoảng 30 quốc gia trên qui mô toàn thế giới diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1974 tới năm 1990 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tác phẩm dày hơn 300 trang (khổ 13,9cm×20,8cm), xuất bản lần đầu năm 1991, gồm 06 chương, đi từ những vấn đề có tính khái quát cơ bản về dân chủ, sự phát triển dân chủ trên thế giới trong thời hiện đại, các yếu tố tạo thành làn sóng dân chủ hóa rồi đi tới khảo sát, phân tích các tác nhân, những đặc tính, các vấn đề, thách thức hệ trọng đối với làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba. Về lý do ra đời tác phẩm, Huntington, học giả chính trị và công dân Hoa Kỳ, viết rõ: “vì tôi tin dân chủ có tính lương thiện tự thân và…nó mang tới những hệ quả tốt đẹp cho tự do cá nhân, cho hòa bình thế giới và cho cả Hoa Kỳ.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhưng, ngay trong lời tựa, Huntington đã bày sự lo lắng về hiểu lầm có thể của người đọc: “tác phẩm này đề cập tới cả hai khía cạnh lý thuyết và lịch sử, nhưng đây không phải là công trình có tính học thuyết hay sử liệu…Nghiên cứu này không đưa ra mô hình tổng quát cho tiến trình dân chủ hóa những năm 1970 và 1980, cũng không mô tả bất kỳ một tiến trình dân chủ hóa riêng biệt của quốc gia nào. Tác phẩm này chỉ nhằm cố gắng lý giải và phân tích một tập hợp các chế độ có sự chuyển đổi (từ độc tài sang dân chủ) trong một thời đoạn nhất định.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tiếp tục với tinh thần học thuật nghiêm cẩn như thế, Huntington nhắc lại nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu của mình: “Giống như trong Political Order Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tôi cũng cố hết sức để đảm bảo các phân tích không bị ảnh hưởng bởi những giá trị, thiên hướng, sở thích của bản thân, ít nhất trong 95% nội dung.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhưng, như tự nhận là một người yêu và kỳ vọng ở dân chủ, Huntington thổ lộ: “Tuy nhiên, dường như mỗi khi thấy hữu ích tôi cũng đã làm rõ thêm những ý nghĩa trong phân tích của tôi cho những người đang muốn dân chủ hóa đất nước họ. Vì vậy có năm (05) chỗ tôi đã tạm gác lại vai trò của người làm khoa học xã hội để đóng vai một nhà tư vấn chính trị và đưa ra năm bộ ‘chỉ dẫn cho các nhà dân chủ hóa’.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bên cạnh năm bộ chỉ dẫn cụ thể đó, toàn bộ tác phẩm cũng có thể được coi là một tập tham chiếu cho bất cứ ai quan tâm đến dân chủ hóa – một công cuộc phức tạp và hệ trọng. Để có thể giúp một số độc giả Việt Nam – những người quan tâm tới dân chủ hóa nhưng chưa có điều kiện xem tác phẩm một cách trọn vẹn – nắm bắt một cách nhanh nhất nhưng không quá thiếu sót về những gì Huntington muốn lưu ý, gửi gắm tới các nhà dân chủ hóa, tôi xin giới thiệu ba phần sau đây tới quí độc giả:

    A. Những vấn đề cơ sở. B. Năm bộ hướng dẫn cho các nhà dân chủ hóa. C. Một số lưu ý quan trọng khác. (Trong đó phần A và C là lược thuật, phần B là dịch).
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này