Nhận định Phản biện cuốn Cuộc cách mạng một cọng rơm

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Ooker, 27/3/20.

Moderators: Cát Cát
  1. Ooker

    Ooker Mầm non

    Đã có vô số bài viết bày tỏ niềm yêu mến với cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm của ông Masanobu Fukuoka, mà bài viết "Cuộc cách mạng một cọng rơm: cuốn sách lạ và quý" của tác giả Nguyên Ngọc, đăng trên báo Người Đô Thị, là một đại diện cho những niềm yêu mến đó. Nhưng chỉ cần lướt qua vài review trên Goodreads, bạn sẽ thấy số ý kiến gay gắt phản đối sự cực đoan của ông ấy cũng không hề nhỏ. Và kỳ lạ hơn nữa, dường như hai bên đều không phủ nhận nhau. Bên phản đối thì không phủ nhận cái hay của nó, còn bên ủng hộ thì cũng không thấy nói là bên kia sai. Những người đứng giữa thì vừa khen vừa chê, chứ cũng không lý giải được tại sao một quan điểm hay như vậy lại thành ra cực đoan, kiêu ngạo.

    Cũng như nhiều người trong số họ, tôi cũng bối rối. Một mặt tôi cũng muốn nếu có dịp cũng tự tạo một khu vườn như ông ấy, để cho mọi loài tự chăm sóc nhau chứ không cần phải chăm bón gì cả. Mặt khác tôi thấy ông ấy như dựng bù nhìn rơm vào khoa học vậy. Tôi đọc cuốn này lúc nó mới xuất bản ở Việt Nam, và lúc đó tự nhủ là sau này sẽ nhất định làm một bài phản biện cho bằng được. Tôi nghĩ, những lời tán dương ông ấy cũng nghe nhiều rồi, những lời chỉ trích chắc còn nghe nhiều hơn. Nhưng cả hai đều không thể bằng được một lần thấy rằng mình đang nhầm lẫn một cách thỏa đáng, để ông ấy thấy rằng đây đúng là cái mình tìm kiếm bấy lâu nay. Cái mong muốn dài ba mươi, bốn mươi năm đó nên được đáp ứng một lần. Nên hôm nay tôi sẽ thử góp một chút lời cho chuyện đó.

    Với những ai làm nông nghiệp tự nhiên, có thể những điều ở đây chỉ là tranh cãi chữ nghĩa, và đọc bài viết này cũng không giúp mấy cho việc phụng sự tự nhiên. Nhưng vấn đề là, chính chữ nghĩa tạo nên thái độ của con người, và nói gì thì nói, muốn phụng sự được tự nhiên thì phải có thái độ đúng đắn. Nếu xem nhẹ chuyện này, thì không sớm thì muộn, sự hiểu lầm, biến tướng và định kiến sẽ xảy ra.

    Bài viết ban đầu có 3 phần:
    1. Thứ ông ấy nghĩ không phải là khoa học đúng nghĩa
    2. Thứ ông ấy làm lại chính là khoa học đúng nghĩa
    3. Khoa học có trong những triết lý của ông ấy
    Lưu ý: tác giả bài viết này chưa đọc về triết học trong khoa học, hay khoa học học. Lương tâm của tác giả bị cắn rứt khi nói những điều mình có thể chưa hiểu rõ. Nhưng có lẽ đây là lúc nên mạnh dạn dẹp sự xấu hổ đó qua một bên để làm điều cần thiết. Cứ tạm viết ra đã, rồi sau đó nhờ người có hiểu biết chỉnh sửa sau cũng không muộn.

    Vị trí trong sách của những câu trích dẫn sẽ được để trong ngoặc.

    Ban đầu tôi đứng về phía phản đối để viết bài này, và nó chỉ có 3 phần trên. Sau khi đăng lên, tôi đã có dịp trò chuyện với người dịch cuốn sách này, anh Tuan Kiuti Di. Anh đã cho tôi vỡ lẽ ra nhiều điều, và tôi phát triển chúng thành các phần sau:
    1. Lý do tại sao mọi người cảm thấy ông ấy thật cao ngạo
    2. Cái sai nghiêm trọng của các nhà khoa học mà ông ấy muốn cảnh tỉnh (nói theo cách các nhà khoa học đều thấy thỏa đáng)
    3. Cách để quay lại Tự nhiên khi đang sống trong thế giới khái niệm
    Bạn có thể đọc thẳng phần đó nếu thích, hoặc bấm Bắt đầu để đọc từ đầu đến cuối. Tôi hy vọng bài viết này sẽ làm cả hai bên cảm thấy thỏa mãn.


    Bắt đầu đọc →

    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 11/5/20
  2. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Khá nhiều sách của Nhật Bản, như cuốn này, hay Thông điệp của nước, hay Nhân tố enzyme, đều đáng được xếp vào loại sách giả - khoa học, nhưng gần đây lại bán khá chạy ở Việt Nam.
     
    hpth90, kobomini and phongnhatu like this.
  3. gacondeptrai

    gacondeptrai Lớp 2

    không đọc được bài viết của bạn, bạn có thể cho lại link khác được không?
    upload_2020-5-10_23-31-32.png
     
  4. gacondeptrai

    gacondeptrai Lớp 2

    Không biết bạn có bằng chứng gì nói những cuốn sách này là giả-khoa học không, mình đọc thấy họ cũng làm nghiên cứu rất nhiều mới rút ra được kết luận như vậy mà.
     
    Kadence thích bài này.
  5. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Cuốn này với quyển Quả táo thần kỳ của Kimura, nói về nông nghiệp tự nhiên khá là hay.
    Còn bài của Nguyên Ngọc chỉ là mượn cái cớ đá đểu ... ba chấm mọi người tự hiểu.
     
  6. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Làm nghiên cứu rất nhiều không có nghĩa là khoa học bạn ơi.

    Chính vì làm nghiên cứu nhiều mà nghiên cứu lăng nhăng nên mới thành ra giả khoa học.
     
    phongnhatu thích bài này.
  7. Ooker

    Ooker Mầm non

    Xin lỗi bạn mấy nay website mình có vấn đề, chưa khắc phục được. Bạn có thể vào trang Foxstudy để đọc bài nhé: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mình không biết các cuốn đó sao, nhưng với cuốn Cuộc cách mạng một cọng rơm này, thì mình vẫn tôn trọng ông ấy. Quả thật là ông ấy có những băn khoăn mà một hệ thống khoa học không giải quyết được. Gọi là phản biện vậy thôi, nhưng phần cuối cùng mình sẽ lật lại hết những quan điểm của mình thêm lần nữa. Bạn xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  8. gacondeptrai

    gacondeptrai Lớp 2

    Vậy thì mình nghĩ bạn nên xem lại định nghĩa về giả-khoa học (Pseudoscience) rồi.
    Vì theo định nghĩa của Cambridge thì là như vầy "a Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link of Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link or a Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link that is not Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link in a Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link way".
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mình không có ý phản bác gì hết nhưng mình thấy ông ấy vẫn nghiên cứu rất đàng hoàng, vẫn có kết quả của quá trình ông ấy làm nên không thể xem là Pseudoscience được.
     
    Kadence and Ooker like this.
  9. Ooker

    Ooker Mầm non

    Uhm, như trong phần 2 mình cũng cho thấy rõ là thứ ông ấy làm chính là khoa học
     
    phongnhatu thích bài này.
  10. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Có bác nào làm nông nghiệp đọc cuốn này rùi và lại thích trao đổi trên TVE không ta :) ?
     
  11. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Thực ra là đã có rất nhiều người làm theo ông này nhé, các bác muốn tìm hiểu thực tế thì vô nhóm này nè :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    phongnhatu thích bài này.
  12. Nhân tố Enzyme thì đọc chơi thôi.
    Đưa cho các bác sĩ, họ cười khẩy.
    Cuốn đó thì được PR ầm ĩ bởi đội ngũ bán thực phẩm chức năng, thực dưỡng, team đa cấp "tế bào gốc", "nước điện giải",...
    Dạo trước cứ lướt các group về ung thư là thấy lũ này hùa vào. Dẫu cố sức vạch cái sai, cái lừa của lũ này cho bệnh nhân hiểu mà thực sự bó tay, không cản nổi sự đông đảo, hung hãn của chúng, cũng như sự cả tin, nhẹ dạ của cộng đồng.
     
  13. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Quy định:
    3. Trong group này chúng ta sẽ không cần thiết nói về các thực trạng như rau nhiễm hóa chất, GMO ... nữa mà sẽ tập trung vào các giải pháp.

    Mình đọc cái quy định về phương pháp cách thức thực hành. Nếu ko bàn các vấn đề có ảnh hưởng thì hiểu thực hành của gúp này chỉ là chia sẻ cách làm có phần máy móc (ko bàn tới sự đam mê), bản thân quyển này cũng xuất phát từ thực trạng thực phẩm có vấn đề an toàn do ảnh hưởng lạm dụng các biện pháp sinh hóa học khác nhau mà.

    Mình ko phải là người làm nông nghiệp nên chỉ mong học hỏi nhưng là học cởi mở và sáng tạo, tại gần đây thấy nhiều clip về cách làm nông nghiệp của Singapore, Hà Lan, Do Thái mà thấy thán phục về sự đơn giản nhưng đầy khoa học.
     
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có!

    Bên xứ lạnh người ta để cỏ mọc một mùa. Mục đích, cho đất phục hồi, thì đỡ tốn phân bón lắm.
     
    phongnhatu thích bài này.
  15. tdhungit

    tdhungit Mầm non

    Không thấy ai thảo luận cuốn này nữa nhỉ, xin mạn phép chia sẻ vài lời!

    Mình là một trong những người rất thích cuốn này, mình đã ngâm rất lâu cuốn này và cuốn "Gieo mầm trên sa mạc" (cùng tác giả). Kết quả là mình đã mua một mảnh đất nhỏ (1500m2) ở Bến Tre năm 2018 để thực hành nó.
    Vườn mình trồng bưởi da xanh, ổi và một số cây khác, áp dụng việc không làm cỏ, không phân thuốc,...
    Sau 3 năm thì mình thấy được vài thứ
    1. Đúng là đất được cải thiện khá tốt, đất tơi và khá màu mỡ
    2. So với những vườn khác thì bưởi, ổi của mình càng về sau thì sâu bệnh càng ít đi thấy rõ
    3. Trái cây ăn ngon, ngọt hơn so với vườn khác xung quanh (được bạn bè và người xung quanh công nhận) đặc biệt là bưởi da xanh nhưng trái nhỏ, giá trị kinh tế không cao, bù lại vỏ mỏng để thưởng thức và chia sẻ cùng gia đình bạn bè thì rất ok
    4. Đất thấy thì tốt nhưng cây trưởng thành rất chậm (chưa biết tại sao)
    5. Vì không làm cỏ các cây cỏ dạng dây leo phát triển nhanh, leo quấn che hết các cây trồng và hầu hết cây trồng lớn chậm hơn chúng nhiều, có khi chúng làm chết cây, cuối cùng thì vẫn phải xử lý chúng

    Có thể mình làm một vườn diện tích nhỏ, khí hậu, vùng đất khác nên mục đích mong muốn chưa được như ý nhưng với một số ít thứ thu được mình vẫn thích các phương pháp trong sách và vẫn nghĩ phương pháp đó khá là hay ho, đáng được áp dụng đặc biệt là với hiện trạng dùng phân thuốc quá nhiều như bây giờ
     
    Dara.P, hpth90, lydunhien and 4 others like this.
  16. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Vấn đề ở đây là chúng ta cuối cùng không phải là tự nhiên. Chúng ta không biết tự nhiên sẽ trồng gì vào mảnh đất đó nếu như không có con người. Chẳng có tự nhiên nào tạo ra một vùng đất rộng lớn toàn bưởi,táo, ngô hay lúa...Chẳng có tự nhiên nào có thể nuôi nổi số lượng người như hiện nay, nếu để tự nhiên hoạt động có lẽ số người trên trái đất sẽ giảm xuống 10 lần hoặc hơn thế. Mô phỏng tự nhiên có lẽ là phương pháp hoàn hảo nhưng chỉ áp dụng cho quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu của 1 số ít. Lời giải đó không thể là đáp án cho bài toán hiện nay của con người- tăng dân số, đất để sản xuất nông nghiệp thu hẹp nhưng muốn tăng lương thực, thực phẩm để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng lên của con người. Chúng ta không phải tự nhiên nên chúng ta cũng không biết điều gì là tốt nhất, lựa chọn tốt nhất của tự nhiên chưa hẳn đã là thứ mà chúng ta mong muốn.
     
  17. Kadence

    Kadence Mầm non

    Khoa học cũng chỉ là thứ dẫn loài người tới bờ tuyệt diệt
     
  18. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Không có cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp thì con người đang săn bắn hái lượm. Không có khoa học thì chỉ cần một đợt bệnh dịch như tả, thương hàn, lao cũng chết cả đống. Tùy cái mà thuận theo tự nhiên thôi.
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Như hồi xưa xước nhẹ cũng chết vì nhiễm trùng thì lại ước có kháng sinh không kịp :D
     
  20. Bác không thể tuyên bố một câu xanh dờn như thế này mà không kèm theo dẫn chứng, bác ơi :D.
    Thí dụ, việc chúng ta có thể thảo luận trên tve-4u hay ở một mạng xã hội nào khác là nhờ vào sự tiến bộ của khoa học. Vậy, theo ý bác, có phải chúng ta đang tiến bước trên con đường đến 'bờ tuyệt diệt'? Tại sao cái việc chúng ta làm tưởng chừng như vô hại (ít nhất cho chính chúng ta) lại có thể (từ từ) mang lại cái kết quả 'thảm khốc' tới như thế?
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/23
    chanhvan1987 and tran ngoc anh like this.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này