Phật Giáo PHẬT LỊCH & PHẬT ĐẢN

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi tducchau, 19/2/15.

Moderators: mopie
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    PHẬT LỊCH & PHẬT ĐẢN

    Phật Lịch

    Tính theo năm nay là 2015, thì Phật lịch là 2559 năm, còn Phật đản là 2639 năm. Tại sao có sự khác biệt như thế?

    Phật lịch được tính từ năm Đức Phật nhập Niết-bàn, còn Phật đản là ngày Phật ra đời. Do đó, nên mới có con số khác biệt giữa Phật đản và Phật lịch.

    Theo lịch sử, thì từ khi Phật ra đời cho đến khi nhập diệt là 80 năm, tức Phật sống được 80 tuổi.

    Phật đản năm nay là năm thứ 2639. Muốn tính ra số này, ta lấy năm Phật ra đời (624 trước CN) cộng với 2015 (năm nay) = 2639.

    Muốn biết Phật lịch, thì lấy con số 624 (trước CN) là năm Phật đản sinh, trừ đi 80 năm Phật tại thế, thành ra còn lại là 544 năm, rồi đem con số này cộng với 2015 thành ra 2559.

    (624 - 80 = 544 + 2015 = 2559).


    Phật Đản

    Phật Đản (chữ Hán Việt) nghĩa là ngày sinh của Đức Phật; hay còn gọi là Vesak, (Pali; tiếng Phạn: ) nghĩa là ngày lễ vào tháng theo lịch Ấn Độ giáo, tương ứng vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch). Đó là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 trước Công Nguyên.

    - Theo truyền thống Phật giáo Á Đông, ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm thường dùng để kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng, thì đây là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn).

    - Trước năm 1959, các nước Đông Á, thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Nhưng năm 1950, Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo (Tích Lan nay gọi là Sri Lanka) các phái đoàn đến từ 26 nước đã thống nhất lễ Phật đản quốc tế là ngày rằm Tháng Tư âm lịch.

    - Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa và tôn giáo của Liên Hiệp Quốc. Những hoạt động kỷ niệm diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hiệp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch. Tương ứng với các ngày dương lịch trong thời gian tới là: 4 tháng Năm 2015, 21 tháng Năm 2016.

    - Lễ Phật đản được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (cũ) công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam từ năm 1958. Sau khi chấm dứt chiến tranh năm 1975, ngày này không còn là lễ quốc gia, tuy nhiên, vào năm 2008, Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc được tổ chức ở Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5.

    - Phật giáo trải qua nhiều thời kỳ khác nhau đã phát sinh ra nhiều nhánh với tên gọi tùy theo điều kiện địa lý và cách diễn giải kinh Phật. Từ Ấn Độ, Phật Giáo lan truyền dần sang các nước lân cận, rồi khắp cõi Á Đông, và cuối cùng toàn cả thế giới. Sự truyền bá này đi theo 2 hướng:

    a. Về hướng Bắc, thì gọi là Phật Giáo Bắc Tông (mang tư tưởng Đại Thừa) gồm các nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông cổ, Mãn Châu, Bắc-Nam Hàn, Nhật Bản, Bắc Việt Nam...

    b. Về hướng Nam, thì gọi là Phật Giáo Nam Tông (mang tư tưởng Tiểu Thừa) gồm các nước: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, Indonesia, Nam Việt Nam ...


    Đại Thừa và Tiểu Thừa

    Cả Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.

    - Đại thừa tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn", xuất hiện vào thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên. Phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ.

    - Tiểu thừa nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay Tiểu Thặng tức là "bánh xe nhỏ". Tiểu thừa thường được một số đại biểu phái Đại thừa dùng để chỉ những người theo "Phật giáo nguyên thủy", "Phật giáo Nam Tông".


    Trong dân gian, một số Phật tử lại quan niệm giản dị rằng: các thầy Bắc tông (áo nâu, áo lam) là Đại thừa, các thầy Nam tông (quấn Y vàng) là Tiểu thừa.

    upload_2015-2-19_22-26-19.png
    Phật giáo Bắc Tông

    upload_2015-2-19_22-26-56.png
    Phật giáo Nam Tông

    Ngày nay, những quan điểm Tiểu thừa và Đại thừa không còn thích hợp.

    Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship of Buddhists) họp tại Colombo (Sri Lanka) đã loại bỏ danh từ Tiểu Thừa và Đại Thừa khi nói về hai truyền thống lớn nhất của Phật giáo, mà thay vào đó là danh từ Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông. (Hay Phật giáo Bắc truyền và Phật giáo Nam truyền).
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/2/15
    123phat and tranhai74 like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này