Phân tích kinh tế Rơi Tự Do - Joseph E. Stiglitz

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi cphong1993, 30/9/13.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. cphong1993

    cphong1993 Lớp 3

    [​IMG]

    RƠI TỰ DO
    Nước Mỹ, các thị trường tự do và sự suy sụp của nền kinh tế thế giới
    Tác giả: Joseph E. Stiglitz
    Dịch giả: Nguyễn Phúc Hoàng
    Số trang: 446
    Xuất bản: quý IV năm 2010 NXB Thời đại – DT Books (PACE)
    Giá tiền: 112.000đ

    Số hóa bởi ABBYY FineReader 11
    Hiệu đính và dịch bổ sung bởi Bún và lemontree123
    Thư viện ebook (e–thuvien.com)
    Thời gian hoàn thành: tháng 4/2013

    VỀ TÁC GIẢ:

    Joseph E. Stiglitz là một nhà kinh tế học lỗi lạc của thế giới – người đã từng được trao giải thưởng Nobel Kinh tế. Ông nguyên là Phó Chủ tịch cấp cao và người đứng đầu nhóm các nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới, nguyên là Chủ tịch hội đồng Cố vấn Kinh tế trong chính quyền Mỹ. Hiện ông là giáo sư kinh tế học của Đại học Columbia.

    Ông nổi tiếng với các quan điểm phê phán cái gọi là “chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ”, phê phán chủ thuyết tuyệt đối tin tưởng vào thị trường tự do, và chỉ trích một số tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Stiglitz là một trong những nhà kinh tế học được trích dẫn thường xuyên nhất thế giới.

    (Từ Wikipedia.org) Joseph E. Stiglitz là một trong những nhà kinh tế học xuất sắc nhất thế giới, theo đánh giá của dự án RePEc. Chuyên ngành của ông rất đa dạng, từ kinh tế học vĩ mô, kinh tế học công cộng, kinh tế học phát triển, đến kinh tế học quốc tế. Ông, cùng với A. Michael Spence và George A. Akerlof, đã được trao giải Nobel Kinh tế 2001 cho những lý luận về Ảnh hưởng của việc kiểm soát thông tin đến thị trường.
    Năm 2011, ông được tạp chí Time bình chọn vào danh sách 100 người quyền lực nhất thế giới.

    VỀ TÁC PHẨM:

    Mình tìm đến quyển sách này bởi vì mình đã đọc quyển Kỷ nguyên hỗn loạn - Alan Greenspan, bởi 2 quyển cùng nói đến (chủ yếu là) cuộc suy thoái 2008 ở Mỹ. Nếu Greenspan là một tín đồ của Adam Smith với thị trường tự do và bãi bỏ quy định thì ông Stiglitz này lại thiên về trường phái Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế.

    Đọc 2 quyển này sẽ thấy 2 ông tác giả đụng nhau chan chát và qua đó, có cái nhìn đa diện hơn đối với cuộc suy thoái/ khủng hoảng (mức độ nào thì tùy mỗi người) mà hiện nay chúng ta vẫn chưa qua khỏi.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 11/11/14
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này