Di cảo Tạp bút năm Quí Dậu 1993 - Vương Hồng Sển

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 30/9/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    [​IMG]

    TẠP BÚT
    NĂM QUÍ DẬU

    1993
    - DI CẢO -


    Mỗi lần ghé lại ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển, chúng tôi lại thấy có một chút thay đổi, khi thì nhánh cây trong vườn đã bị lũ trẻ nghịch ngợm bẻ gãy, dây trầu bà phủ lên bức tường bao bọc ngôi nhà đã bị… dọn sạch, khi thì một cái lu hay cái chậu xưa bị dời đi chỗ khác… Và lại thêm những kẻ lạ mặt dùng sân trước làm quán nước, đánh bài. Phủ Vân Đường xưa kia nay biến thành một nơi sinh hoạt hỗn tạp… Cũng may, ngôi nhà cổ đã được khóa chặt và thỉnh thoảng được thăm nom bởi đứa cháu gái (gọi ông bằng bác ruột) hết lòng với một gia sản “tinh thần”, vì cô biết rằng bên trong còn những đồ vật quý và cả những tác phẩm chưa được người đời biết đến.

    Cái di nguyện biến ngôi nhà thành một “bảo tàng tư gia” để trưng bày những cổ vật, vẫn còn đó, kể từ khi cụ Vương Hồng Sển mất. Hơn 10 năm, và thời gian vẫn cứ âm thầm xói mòn từng ngày một. Nếu như điều ước nhỏ nhoi ấy không được thực hiện thì những bản di cảo lần lượt được công bố sẽ là niềm an ủi đối với ông phía bên kia chân trời.

    Hàng ngàn trang bản thảo (đánh máy và viết tay) được viết vào những năm cuối đời, là nỗ lực còn lại, như ông từng ví mình là một con chim sắp sũ cánh trở đầu về núi, tiếng kêu bật rat ha thiết như lời từ giã cuối cùng…

    Những gì ông viết ra như trăng trối, có khi chỉ là những chuyện lụn vụn, “tào lao”, “loạn xà ngầu”, nhưng với người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, chất chứa nhưng niềm say mê, và quyến rũ… bởi đó là những âm thanh của cuộc biến động ngoài xã hội được vọng lại, dồn nén, rồi bật ra thành lời…

    Là một người rất “khoa học” trong tổ chức công việc, cụ Vương Hồng Sển ghi chép vào sổ tay những số liệu của đời sống riêng và chung, từ chi tiết lặt vặt như giá mua một bộ đồ trà, cho đến những chuyện lớn như Nguyễn Du đi sứ năm nào và Truyện Kiều ra đời vào năm nào… Những chi tiết được xâu chuỗi tài tình khiến người đọc như bị thôi miên và thỉnh thoảng giựt mình vì những khám phá mới lạ. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa và dày dạn kinh nghiệm (với cả một chút cực đoan) trong việc thể hiện cảm xúc lên trang giấy. Điều này đã làm nên một phong cách rất đặc biệt, có thể nói là “độc nhất”. Cái lối viết vừa ngang tàng, vừa say sưa, vừa mềm mại uyển chuyển, luôn hút mắt người đọc!
    Chính những đặc điểm thuộc về tính cách ấy khiến ông nhiều phen bực mình khi phát hiện sách của mình được in ra mà chữ nghĩa đã bị thay đổi…

    Với “Tạp bút năm Quí Dậu” này, hy vọng rằng những tâm tính của ông sẽ được gời đến quí độc giả thật là trọn vẹn, vì chúng tôi giữ lại hầu hết các bài đã được viết trong năm 1993, và chỉ thỉnh thoảng “cất” lại một vài câu chữ trong khi biên tập nếu thấy thật sự cần thiết, và chắc chắn điều đó không làm ảnh hưởng đến tính nguyên bản di cảo của nhà văn, học giả Vương Hồng Sển.

    Lại hy vọng, ở nơi “quê cũ”, cụ Vương chắc sẽ mỉm cười khi biết rằng vẫn còn có nhiều người đón đọc tác phẩm của cụ trong niềm hân hoan…

    Nhà xuất bản Trẻ - 10/2004​
    Link down tạm thời:


    Bản PDF: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bản dành cho di động: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Posted by nguoimedocsach

     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/13
  2. Aeiuoka

    Aeiuoka Mầm non

    Bạn ơi link của quyển này bị die rồi. Mình biết bây giờ các bạn đang rất bận up lại dữ liệu từ tve cũ sang nên cũng không cần phải sửa ngay bây giờ đâu. Hãy từ từ mà làm bạn nhé. Cám ơn các bạn rất nhiều.
     
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cảm ơn bạn đã check link nhé.

    Bài thơ Mạn hứng của Nguyễn Du


    Trong eBook TẠP BÚT NĂM QUÝ DẬU – 1993 của cụ Vương Hồng Sển có đoạn sau đây (trong bài Từ Thú Chơi Sách Qua Nghệ Thuật Chơi Sách):

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2"] 51. Mạn hứng

    “Long vĩ cầu biên đa bạch âu,
    “Lam giang đường thượng hữu hàn nho.
    “Nhất sinh tử phú tri vô ích,
    “Mãn già cầm thư đồ tự ngu.
    “Bách tuế vi nhân bi thuận tức,
    “Mộ niên hành lạc tích tu du.
    “Ninh tri dị nhật tây lăng hạ,
    “Năng âm trùng dương nhất trích vô?

    Bài thi nầy, Nguyễn Du viết khi còn lang thang vùng Hồng Lĩnh, năm tuổi vừa trên ba mươi, có lẽ viết năm 1796, dưới bài đã có bản dịch sẵn của Nguyễn Vũ Mỹ và Trần Thanh Mại, chép luôn lại đây:

    Cảm hứng lan man

    “Long-vĩ bờ bên một đám cò,
    “Sông Lam trên bến bác hàn nho.
    “Suốt đời thơ phú lòng vô bổ,
    “Đầy gió sách đàn chất mãi ngu.
    “Cuộc sống trăm năm coi mấy chốc,
    Chuyên vui tuổi cả tiếc từng giờ.
    “Phía tây bãi cỏ khi nằm xuống,
    “Chén rượu trùng dương ai tưới cho?

    Có chú thích sẵn: Long-vĩ-châu là bãi Long-vĩ, Lam-giang cũng gọi Long-giang (bãi nổi giữa sông Lam). [/TD]
    [/TABLE]

    Bài Mạn Hứng và bản dịch ở trên có mấy chữ không giống với bản được trích dẫn trong bài Có Có Không Không Nguyễn Du Và Tâm Kinh của Trần Kiêm Đoàn và Phan Quang Việt đăng trên trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link :

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2"] Mạn Hứng

    Long Vĩ châu biên đa bạch âu,
    Lam Giang đường thượng hữu hàn nho.
    Nhất sinh từ phú tri vô ích,
    Mãn giá cầm thư đồ tự ngu.
    Bách tuế vi nhân bì thuấn tức,
    Mộ niên hành lạc tích tu du.
    Ninh tri dị nhật tây lăng hạ,
    Năng ẩm trùng dương nhất trích vô.
    .

    Long Vĩ bờ bên một đám cò,
    Sông Lam trên bến bác hàn nho.
    Suốt đời thơ phú ròng vô bổ,
    Đầy giá sách đàn chất mãi ngu.
    Cuộc sống trăm năm coi mấy chốc,
    Chuyện vui tuổi cả tiếc từng giờ.
    Phiá tây bãi cỏ khi nằm xuống,
    Chén rượu trùng dương ai tưới cho

    (Nguyễn Vũ My và Trần Thanh Mại dịch) [/TD]
    [/TABLE]

    Chúng tôi xin dẫn thêm bài Mạn Hứng có chép cả chữ Hán cùng bản dịch thơ của Dương Anh Sơn đăng trên trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để chúng ta cùng tham khảo:

    Posted by goldfish

    Trích:
    MẠN HỨNG
    [FONT=Times New Roman,serif] 漫興[/FONT]​
    Long Vĩ châu biên đa bạch âu, [FONT=Times New Roman,serif] 龍尾洲邊多白鷗[/FONT]
    Lam Giang đường thượng hữu hàn nho.
    [FONT=Times New Roman,serif] 藍江堂上有寒儒[/FONT]
    Nhất sinh từ phú tri vô ích,
    [FONT=Times New Roman,serif] 一生詞賦知無益[/FONT]
    Mãn giá cầm thư đồ tự ngu.
    [FONT=Times New Roman,serif] 滿架琴書徒自愚[/FONT]
    Bách tuế vi nhân bi thuấn tức,
    [FONT=Times New Roman,serif] 百歲為人悲瞬息[/FONT]
    Mộ niên hành lạc tích tu du.
    [FONT=Times New Roman,serif] 暮年行樂惜須臾[/FONT]
    Ninh tri dị nhật tây lăng hạ,
    [FONT=Times New Roman,serif] 寧知異日西陵下[/FONT]
    Năng ẩm trùng dương nhất trích vô?
    [FONT=Times New Roman,serif] 能飲重陽一滴無[/FONT]
    Dịch thơ:
    CẢM HỨNG TẢN MẠN
    Bên cồn Long Vĩ bầy âu,
    Nho nghèo nhà ở phía đầu dòng Lam.
    Biết đời chẳng ích thơ văn,
    Mình ngu dẫu giá sách đàn đầy nơi.
    Buồn thay chóng vánh làm người,
    Tuổi già vui thú tiếc đời qua mau.
    Dưới gò tây biết ngày nao,
    Trùng dương uống được giọt nào hay không?

    Posted by goldfish
     
  4. Foli

    Foli Lớp 11

    11è và Régiment bị viết sai:

    Trong bài “Nhớ hai người bạn đồng niên 1902 và nhắc lại vài chuyện cũ về Tết Ta, Tết Tây” có đoạn sau đây:

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 645x207.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]

    Vì sách in sai (11 -> II; Onzième Régiment -> onzième Resgiment) nên trong eBook cũng sai theo:

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 646x139.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]


    Xin so sánh với đoạn sau đây trong Sài Gòn năm xưa cũng của cụ Vương Hồng Sển:

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2"] Sau khi triệt hạ thành "Citadelle de Saigon", binh lính Pháp dùng sắt và vôi gạch xây thành lính "Sơn đá” của họ, tục danh “Thành 11è R.I.C" (Caserne du Onzième Régiment de l’Infanterie Coloniale - Trại Bộ Binh Thuộc địa đội thứ 11; trại nầy nằm gần đúng vị trí Citadelle Việt xưa).
    Theo sử sách để lại, thành "citadelle" Việt bắt đầu từ khu Lê Thánh Tôn chạy đến mé sông là dứt, gồm có khu Dưỡng Đường Đồn Đất (Hôpital Grall trước gọi Hôpital Militaire), nay là Bệnh Viện Nhi Đồng I, thành cũ 11 è R.I.C. và một khu vực thương mãi phồn thịnh ở gần thành xưa. [/TD]
    [/TABLE]

    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Xin nói thêm: Có người dịch Onzième Régiment de l'Infanterie Coloniale là: Trung Đoàn Bộ Binh Thuộc Địa thứ 11 (Theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
     
  5. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    TẠP BÚT NĂM QUÍ DẬU 1993 - DI CẢO VƯƠNG HỒNG SỂN
    Tác Giả: Vương Hồng Sển
    NXB: Trẻ

    [​IMG]

    Ông Vương Hồng Sển sống từ đầu thế kỷ 20 là người rất hiếu học, là người sinh trưởng ở SÓc Trăng mà dân số ở miền quê hầu như cô lập, tự túc tự cấp lại may mắn là gia đình tương đối khá giả, thêm học giỏi nên lần hồi học ở Sài Gòn - bấy giờ là chuyện lớn, một tỉnh có mấy người được như vậy, nhất là trường Bổn quốc Chasseloup-Laubat (nay là Lê Quí Đôn) dành cho người Pháp, Pháp tịch hoặc người Việt có thân thế. Buổi ấy, phải là giáo sư giỏi như Diệp Văn Cương, Nguyễn Văn Mai…; và học sinh có y phục riêng. Ra trường, ông S. kiếm sở làm thật nhanh, thường là làm thơ ký “có máu mặt”, làm trực tiếp với một trưởng phòng người Pháp. Ông nói tiếng Pháp dòn dã, sau nầy ở Sài Gòn ông đã hưu, ông vẫn nói thao thao bất tuyệt cho cử tọa người Pháp nghe về phong tục Á Đông và Việt Nam…

    Những bài ngắn trong quyển nầy quá đa dạng, khó đúc kết nhưng ta có thể tạm kết luận rằng ông là người có cá tính rất mạnh khỏe: giữ ý kiến mình tận cùng. Vì thích sưu tầm đồ cổ mà ông gọi là “cổ ngoạn”, ông theo dõi sâu sắc nhiều vấn đề chuyên môn mà giới nghiên cứu người Âu lắm khi cho là tủn mủn nhưng khá quan trọng đối với người Việt Nam.

    Tạp Bút Năm Quý Dậu 1993 được cụ Vương Hồng Sển viết như trăng trối, có khi chỉ là những chuyện lụn vụn, “tào lao”, “loạn xà ngầu”, nhưng với người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, chất chứa những niềm say mê, và quyến rũ… bởi đó là những âm thanh của cuộc biến động ngoài xã hội được vọng lại, dồn nén, rồi bật ra thành lời…
    Là một người rất khoa học trong tổ chức công việc, cụ Vương Hồng Sển ghi chép vào sổ tay những số liệu của đời sống riêng và chung, từ chi tiết lặt vặt như giá mua một bộ đồ trà, cho đến những chuyện lớn như Nguyễn Du đi sứ năm nào và Truyện Kiều ra đời vào năm nào… Những chi tiết được xâu chuỗi tài tình khiến người đọc như bị thôi miên và thỉnh thoảng giựt mình vì những khám phá mới lạ. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa và dày dạn kinh nghiệm (với cả một chút cực đoan) trong việc thể hiện cảm xúc lên trang giấy. Điều này đã làm nên một phong cách rất đặc biệt, có thể nói là “độc nhất”. Cái lối viết vừa ngang tàng, vừa say sưa, vừa mềm mại uyển chuyển, luôn hút mắt người đọc!

    Nguồn LHVV

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tieungao, vu thien vu, an234 and 5 others like this.
  6. Thái Châu

    Thái Châu Mầm non

    Đang sưu tập ebook của cụ Vương
    Cảm ơn nhiều
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này