Tâm lý XH Thầy lang - Tadeusz Dolega Mostowicz

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi 4DHN, 2/11/14.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    cover.jpg

    Tác phẩm: THẦY LANG
    Tác giả: TADEUSZ DOLEGA MOSTOWICS
    Dịch giả: NGUYỄN HỮU DŨNG
    NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN - 2000
    Số trang (13x19): 461
    Tham gia gõ: nghiaRex, nerissa, ktt0209, condautay, ICT, nguoimedocsach và ducdung005235,
    Soát lỗi và làm Ebook: ducdung005235.


    LỜI GIỚI THIỆU:

    TADEUSZ DOLEGA MOSTOWICS (1898 - 1939) là nhà văn tài hoa của nền văn học cận đại Ba Lan. Hoạt động văn học trong cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy hấp dẫn và thành công của ông diễn ra trong thời kỳ 20 năm tồn tại và phát triển của đất nước Ba Lan tư sản, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939), trong bối cảnh đất nước vừa giành lại được độc lập sau hàng thế kỷ bị các thế lực đế quốc chia cắt, bị xóa hẳn tên trên bản đồ thế giới. Thời kỳ phức tạp nhiều chao đảo với mỗi thăng trầm ở trong nước và trên thế giới ấy đã được TADEUSZ DOLEGA MOSTOWICS lấy làm bối cảnh cho các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: Thầy lang, Giáo sư Vin-tru-rơ, Đường công danh của Ni-cô-đem Đyz-ma.
    Khác hẳn với tác phẩm Đường công danh của Ni-cô-đem Đy-zma được viết bằng ngòi bút hiện thực phê phán kiệt xuất, Thầy Lang là tiểu thuyết tâm lý xã hội được sáng tác theo khuynh hướng của chủ nghĩa tình cảm.
    Nhân vật chính của tác phẩm là giáo sư tiến sỹ y khoa Vin-tru-rơ, một nhà phẫu thuật tài năng của Ba Lan thời bấy giờ. Đang ở trên đỉnh cao của danh vọng và quyền lợi thì một tai họa đột ngột xảy đến: vợ ông đã bỏ nhà ra đi với người yêu sau tám năm chung sống cùng ông, mang theo đứa con gái nhỏ duy nhất mà ông vô cùng yêu thương, để lại một bức thư vĩnh biệt, trong đó nàng thú thật rằng chưa bao giờ yêu ông. Quá đau khổ, giáo sư Vin-tru-rơ lang thang, ông bị bọn vô lại cho uống rượu say, cướp sạch quần áo, tiền bạc, đánh vào đầu, khiến ông bị mất trí nhớ, không nhớ mình là ai. Từ đó bắt đầu cuộc đời lang thang, phiêu bạt, chìm nổi của một con người bần cùng, vô gia cư, không chốn dung thân, không người thân thuộc, thậm chí không biết mình là ai, tên là gì, không biết mình sống để làm gì, sống cho ai.
    Nhưng những kỹ năng nghề nghiệp vẫn tồn tại trong con người mất trí nhớ của ông, nhất là khi cần cứu chữa cho người bệnh. Được nhận vào làm công cho người chủ cối xay bột Prô-cốp, giáo sư Vin-tru-rơ (dưới cái tên An-tô-ni Kô-si-ba) đã chữa cho con ông chủ khỏi tật, rồi ông chữa cho nhiều người khác, dần dần nổi tiếng là một thầy lang giỏi ở một vùng nông thôn.
    Và cuộc đời ông có lẽ sẽ trôi qua như thế nếu ông không gặp cô gái Ma-rư-sia đáng thương mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tình thương yêu giữa hai tâm hồn cô đơn ấy đã rọi một ánh sáng mới vào cuộc đời ông, khiến ông lại biết mình sống vì ai, vì cái gì. Nhưng rồi Ma-rư-sia và người yêu của cô là chàng trai Lê-sếch bị tai nạn. Để cứu cô gái, ông đã phải đánh cắp va-li đựng dụng cụ mổ của bác sỹ Pa-vơ-li-xki, kẻ vốn sẵn hiềm khích với ông. Ra tòa ông bị kết án ba năm tù. Nhưng nhờ sự vận động của Lê-sếch và luật sư Ko-rơ-trưn-xki, đến phiên tòa phúc thẩm, ông được xử trắng án. Cũng chính tại phiên tòa này, giáo sư Đô-bra-nhe-xki một học trò và cộng sự của ông ngày trước đã nhận ra rằng người thầy lang quê mùa có tài năng khó hiểu nọ chính là giáo sư Vin-tru-rơ bị mất tích mười ba năm về trước. Sau phiên tòa, trước nấm mồ của bà mẹ cô gái Ma-rư-sia, ông hiểu rằng cô chính là đứa con vô vàn yêu quý của mình. Nỗi xúc động đã giúp ông lấy lại trí nhớ.
    Cốt truyện cảm động ấy đã được ngòi bút tài hoa của TADEUSZ DOLEGA MOSTOWICS xây dựng thành một tác phẩm giàu tính nhân đạo và trữ tình. Tác phẩm góp một tiếng nói nghệ thuật nêu cao những chân lý nhân văn, khẳng định địa vị thiêng liêng của tình yêu của người với người. Tình yêu ấy, quý giá hơn tất cả, nhưng nó không bao giờ đến từ một phía, nó không thể được xây dựng nên bởi tiền tài hay địa vị. Hạnh phúc chỉ có thể có được khi con người đã phải trả giá bằng những dau khổ và đấu tranh, bằng những dằn vặt, những vật lộn với cuộc đời và chính bản thân mình.
    Song tác phẩm vẫn không thể thiếu những giá trị hiện thực phê phán, những giá trị này dường như lại được tôn thêm trong cái không khí trữ tình kia, mặc dù chúng nằm ở bình diện thứ hai, kín đáo hơn. Số phận con người trong xã hội cũ mới long đong, mới mong manh làm sao. Chỉ riêng cái nghịch cảnh trớ trêu của bản án sơ thẩm: kẻ cứu hai mạng người thì bị xử án ba năm tù còn kẻ gây tai họa cho họ thì chỉ chịu hai năm(?) đã giàu sức tố cáo với hệ thống pháp luật tư sản. Và "chứng quên" của giáo sư Vin-tru-rơ kia phải chăng là một hình ảnh đầy tượng trưng? Tác phẩm bằng đôi nét chấm phá nhưng cũng vẽ nên được đời sống khốn khổ, lạc hậu, thấp kém của những người nông dân nghèo Ba Lan thời ấy. Cái nhìn của tác giả đầy đồng cảm, xót xa và trân trọng với những con người ấy.
    Tuy nhiên, ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tác phẩm không tránh khỏi những hạn chế dễ thấy. Điều đáng nói nhất là những biểu hiện của một thứ triết học định mệnh trong việc mô tả và cắt nghĩa những hiện tượng xã hội. Mỗi con người trong Thầy Lang như sống trong sự vây bủa của một màng lưới vô hình nhưng vững chắc của số phận, trong đó mọi sự nỗ lực của về đại thể cũng chỉ là những vật vã vô nghĩa. Những yếu tố ngẫu nhiên cá lẻ được xâu lại bằng sợi chỉ số mệnh. Và cái "định mệnh xã hội" này đã thay "ông Tạo" dẫn dắt những bước đường của mỗi con người. Thấp thoáng đây đó, tác phẩm cũng biểu lộ những cái nhìn của chủ nghĩa tự nhiên.
    Những hạn chế đó không làm bạn đọc kém yêu mến Thầy Lang. Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm đã được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đưa lên màn ảnh, đã chinh phục khán giả thế giới, trong đó có khán giả nước ta.

    NGUYỄN HỮU DŨNG
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 3/11/14
    victra, shurtugal, quan286 and 80 others like this.
  2. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Sao "chỉ riêng" cái chi tiết này lại làm em nhớ vụ bắt trộm thì tù còn trộm thì thả, ở cái xứ "thiên đường" nào đấy nhỉ :D .
     
  3. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Thưở bé mình đã được xem bộ phim Thầy lang, vì mình có những ấn tượng riêng với bộ phim nên mình cảm thấy có điều gì đó rất quen thuộc khi nhìn thấy tiêu đề "Thầy lang". Xin cảm ơn bạn @4DHN và các bạn khác đã giới thiệu cuốn sách này!
     
    Lien28380 and 4DHN like this.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Phim Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linktôi cũng xem từ nhỏ, truyện và phim đều rất hay. cute_smiley18cute_smiley20cute_smiley26
     
    Lien28380 and vutananh like this.
  5. Nguyen Thy Khue

    Nguyen Thy Khue Mầm non

    Quyển Thầy lang của tôi người dịch vẫn là Nguyễn Hữu Dũng nhưng dài 35 chương, dày 800 trang của nhà xuất bản Văn học - 2004 (quyển cũ nhất của NXB Hà Nội - 1987 chỉ có 20 chương).
     
  6. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Bên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là bản mới ra năm nay, mà cũng có 20 chương, em bối rối quá các bác.... Mấy ổng kiểm duyệt kiểu gì mà tận 15 chương dữ vậy chèng, làm em định mua mà phải suy nghĩ lại :(
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, 20 chương nhé. Đọc lướt nguyên bản này chợt phì cười vì nghĩ đến việc thay tên phiên âm thành nguyên bản, nếu làm thì chắc đọc méo hết mồm. cute_smiley18
     
    HacLongNinhKieu thích bài này.
  8. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Oái chà, thế thì vụ 35 chương là sao nhỉ :think: .
     
  9. Nguyen Thy Khue

    Nguyen Thy Khue Mầm non

    Xin lỗi các bạn, mình đã không nói rõ. 15 chương sau nói về giáo sư Vintrurơ sau khi đã lấy lại trí nhớ và ông trở về thủ đô Vacsava, trở lại với khoa của mình, lãnh đạo bệnh viện cũng như viện giải phẫu thực hành của trường...
     
    Ca Dao and Dr. No like this.
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    15 chương đó chắc là thuộc về cuốn Giáo sư Vintrurơ, nếu có thể thì bạn có thể chia sẻ nó bằng dữ liệu hình ảnh chụp hoặc scan không? Đọc xong ebook ở topic này thì người đọc cũng rất muốn biết đến cuộc sống của giáo sư Vintrurơ khi trở lại là chính mình và cuộc sống của gia đình con gái giáo sư nữa. :D
     
    Ca Dao thích bài này.
  11. Nguyen Thy Khue

    Nguyen Thy Khue Mầm non

    Chụp bằng máy tính bảng có được không bạn ?
     
    Dr. No thích bài này.
  12. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Nếu bạn dùng máy tính bảng chạy hệ điều hành android thì có thể dùng phần mềm ở topic này:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  13. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đã một năm rồi không thấy bạn khởi động dự án này nhỉ?
     
  14. V/C

    V/C Mầm non

    Nguyên tác.
     

    Các file đính kèm:

  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    @4DHN: bác còn giữ bản scan cuốn này không, tôi đang check lại chính tả, có một số chỗ đáng ngờ mà không luận ra được.
     
  16. V/C

    V/C Mầm non

    Gần xong chưaaaaaaa!
     
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Chưa, mới check đến 8/20 thôi, đợi đi :D
     
  18. vudinhthinh

    vudinhthinh Lớp 2

    E note lại lỗi chính tả 20/20 dựa trên ebook của phương nam rồi mà chưa có laptop để sửa.
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không giữ đâu, hình như nó nằm đâu đó trên mạng, ở một tài khoản email nào đó. Bây giờ không nhớ được, vì đó là email kích hoạt nick cũ, bỏ nick cũng bỏ luôn email đó. :D

    Cứ đưa list lỗi đây, tôi sẽ so với sách in cho.
     
  20. V/C

    V/C Mầm non

    Bản của bác ấy khác.
     

Chia sẻ trang này