LS-Việt Nam Thủy chiến Việt Nam - Nhiều tác giả <1000QSV1TVB #0525>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 9/12/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0525.Thuỷ chiến Việt Nam.PNG
    Tên sách : THỦY-CHIẾN VIỆT-NAM
    Tác giả : NHIỀU TÁC GIẢ
    Nhà xuất bản : NÙNG-SƠN THƯ-XÃ
    Năm xuất bản : 1952
    ------------------------
    Nguồn sách : scmn-vietnam.blogspot.com
    Đánh máy : Linh2017
    Kiểm tra chính tả : Trần Lê Nam, Dương Văn Nghĩa
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 02/12/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn các TÁC GIẢ và NÙNG-SƠN THƯ-XÃ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    TỪ BẠCH-ĐẰNG GIANG ĐẾN ĐÀ-NẴNG

    THỦY-CHIẾN ĐẦU TIÊN CỦA DÂN-TỘC VIỆT-NAM

    THỦY-QUÂN CỦA LÝ-THƯỜNG-KIỆT BÌNH CHIÊM PHẠT TỐNG

    TRẬN BẠCH-ĐẰNG-GIANG

    TRẬN HÀM-TƯ-QUAN VÀ CHƯƠNG-DƯƠNG-ĐỘ

    CHIÊM VIỆT TRANH HÙNG : TRẬN THỦY-CHIẾN GIỮA QUÂN HỒ-QUÝ-LY VÀ CHẾ-BỒNG-NGA

    YẾT-KIÊU

    MỘT TRẬN THỦY-CHIẾN ÁC-LIỆT GIỮA VIỆT-NAM VỚIHÒA-LAN

    THỦY CHIẾN QUA CÁC THỜI ĐẠI
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    THỦY CHIẾN QUA CÁC THỜI ĐẠI

    của VĂN-NHAN

    1. Triệu-quang-Phục trong Dạ-trạch-Đàm (546-548) :Một đạo-quân của Tiền-Lý Nam-Đế do Triệu-quang-Phục chỉ huy, đóng chặt trong đầm Dạ-Trạch, thuộc Khoái-Châu Hưng-Yên luôn hai năm từ 546 đến 548. Ngày ẩn nấp, tối dùng thuyền độc-mộc ra đột kích quân Lương cướp lương-thực khí-giới. Khiến quân địch phải tự rút lui vì lực lương bị tiêu hao gần hết. Bởi thế viên tướng Tầu là Trần-bá-Tiên bị triệt hồi.

    2. Ngô-Quyền trên sông Bạch-Đằng (938) : Thủy-quân của Ngô-Quyền giết chết quá nửa quân Nam-Hán trên sông Bạch-Đằng và bắt sống Thái-tử Hoằng-Thao.

    3. Lê-đại-Hành trên sông Bạch-Đằng :Tháng 3 năm Tân-tị (981) Lê-đại-Hành đem một đạo thủy-quân tới sông Bạch-Đằng để chống cự với thủy-quân của Tướng Lưu-Trừng nhà Tống. Tuy trận đó không có thắng lợi, nhưng sau dùng mưu kế phá tan lực lượng quân bộ của địch khiến quân thủy phải tự rút lui.

    4. Lý-thường-Kiệt bình Chiêm :Ngày 8-3-1069 vua Lý-thánh-Tông huy động 5 vạn quân với 200 chiến-thuyền và cử Lý-thường-Kiệt làm Đại-tướng-quân, từ Thăng-Long vượt qua các sông bể vào đánh phá kinh-thành Vijaya của Chiêm-Thành (tỉnh Bình-Định bây giờ) rồi đuổi theo bắt sống được vua Chiêm là Đệ-củ (Rudra-varman III).

    5. Lý-thường-Kiệt tấn công đất Tầu :Đầu năm Bính-Thìn (1076) thủy-quân của Lý-thường-Kiệt tập trung ở Đồn-sơn (vịnh Hạ-Long) và tấn công châu Khâm, châu Liêm thuộc tỉnh Quảng-Đông của Tầu giết được 8.000 quân nhà Tống.

    6. Lý-thường-Kiệt trên sông Như-Nguyệt : Tháng chạp năm Bính-thìn (1076) Lý-thường-Kiệt huy-động thủy-quân đánh chẹn quân Tống trên sông Như-Nguyệt (giòng sông Cầu thuộc làng Như-Nguyệt Bắc-Ninh) giết chết 1.000 quân địch và chiếm lại hầu hết các căn cứ thủy-quân.

    7. Trần-nhật-Duật trên bến Hàm-tử : Tháng tư năm Ất-Dậu (1285) Trần-nhật-Duật đánh lui một đạo thủy-quân của Toa-đô (Nguyên) ở bến Hàm-tử (Đông-An Hưng-Yên) khiến Toa-đô phải rút quân xuống đóng ở bến Thiên-trương (Tức-mặc Nam-định).

    8. Trần-quang-Khải trên bến Chương-dương :Cuối tháng tư năm Ất-Dậu (1285) Trần-quang-Khải, Trần-quốc-Toản và Phạm-ngũ-Lão phá tan căn cứ thủy-quân của Thoát-Hoan (Nguyên) ở bến Chương-dương (giòng sông Đáy) và tiến quân khôi phục thành Thăng-Long.

    9. Một cuộc phản công :Sang tháng năm năm Ất Dậu (1285) Thủy, Lục quân của nhà Trần phản công ráo riết khắp các mặt trận, giết được Toa-Đô, đuổi được Ô-mã-Nhi và bắt sống được hơn 3 vạn quân Nguyên cùng rất nhiều chiến thuyền khí giới.

    10. Trần-khánh-Dư trên cửa Lục-Đầu :Mùa Đông năm Đinh-Hợi (1287) Trần-khánh-Dư chỉ huy một đạo thủy-quân phục kích ở cửa bể Lục-đầu (thuộc Vân-đồn Quảng-Yên) cướp sạch lương-thực khí-giới của quân Nguyên do tướng Trương-văn-Hồ áp tải.

    11. Hưng-đạo-vương đại phá Bạch-Đằng-Giang : Tháng ba năm Mậu-tí (1288) đại quân của Hưng-đạo-Vương Trần-quốc-Tuấn đại phá quân Nguyên trên sông Bạch-Đằng. Các tướng nhà Nguyên là Ô-mã-Nhi, Phàn-Tiếp, Tích-Lễ, Cơ-Ngọc đều bị bắt sống. Địch quân chết gần hết, 400 chiến thuyền của địch vướng phải cọc tan vỡ.

    12. Hồ-quý-Ly bắn chết Chế-bồng-Nga : Tháng giêng năm Canh-ngọ (1390) thủy-quân của Hồ-quý-Ly do tướng Trần-khát-Chân chỉ huy bắn chết Chế-bồng-Nga và đánh đắm hơn 200 chiến thuyền của Chiêm-Thành trong khúc sông Luộc (thuộc Hưng-nhân Thái-bình và Tiên-Lữ Hưng-Yên).

    13. Hồ-quý-Lý thất bại : Trong năm Đinh-Hợi (1407) thủy-quân của nhà Hồ từng gây nhiều trận rất kịch liệt trên các cửa sông, cửa bể để chống với thủy-quân của Trương-Phụ, Mộc-Thạnh nhà Minh, song vì nhà Hồ đeo cái danh thoán đoạt nhà Trần, nên không được quốc dân ủng hộ, thành bị thất bại rất đau đớn.

    14. Lê-Lợi trên sông Đô-gia : Tháng tư năm Ất-tị (1425) Bình-Định-Vương Lê-Lợiđánh tan một đạo thủy-quân của nhà Minh trên sông Đô-gia (thuộc Trung-Việt).

    15. Cướp lương Diễn-châu :Đến tháng năm năm Ất-tị (1425) một viên tướng của Bình-định-Vương là Đinh-Lễ hành quân ở vùng Diễn-châu (?) cướp được 300 thuyền lương của địch do tướng nhà Minh là Trương-Hùng áp tải đi tiếp tế cho quân đội của chúng đóng ở Tây-đô.

    16. Khôi phục thành Thuận-Hoá :Qua tháng bẩy năm Ất-tị (1425) hơn 70 chiến thuyền của Bình-định-Vương chở một đạo thủy-quân do tướng Lê-Ngânchỉ huy vượt bể vào đánh úp quân Minh ở dọc duyên hải và khôi phục được hai thành Tân-Bình và Thuận-Hoá.

    17. Nguyễn-phúc-Tần trên cửa bể Thuận-An :Đầu năm 1644, 60 chiến thuyền của Chúa Nguyễn, do Thế-tử Nguyễn-phúc-Tần chỉ huy vây đánh ba chiếc tầu chiến của Hoà-Lan. Kết quả một chiếc bị đắm, một chiếc đâm phải mỏm đá vỡ tan, còn một chiếc chạy lạc lõng ra xứ Bắc.

    18. Thủy-quân Tây-sơn trên Thất-kỳ-Giang :Tháng ba năm Nhâm-Dần (1782) hơn 100 chiến thuyền của nhà Tây-Sơn : Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-Huệ giao chiến với thủy quân của Nguyễn-Vương (Nguyễn-phúc-Ánh) trên Thất-kỳ-Giang (thuộc Nam-Việt) khiến Nguyễn-Vương thua to phải bỏ thành Sài-Côn chạy ra lánh ở đảo Phủ-quốc. Trong trận đó có một viên tướng Pháp tên là Manuel theo giúp Nguyễn-Vương, đứng chỉ huy tầu chiến, tới lúc bị thua phải tự đốt tầu mà chết.

    19. Nguyễn-Vương về lấy Gia-định :Giữa một đêm tháng bẩy năm Đinh-vị (1787) Nguyễn-Vương kéo thuyền từ Tiêm-La về nước để lấy thành Gia-Định, vì bấy giờ thế lực của nhà Tây-sơn đã kém.

    20. Việt-Pháp xung đột ở Đà-Nẵng :Mùa hạ năm Đinh-vị (1847) vì vấn đề truyền đạo, quân đội Việt-Nam xung đột với thủy-quân Pháp ở cửa bể Đà-Nẵng, khiến Đại-tá De la Pierre và Trung-tá Rigault de Genouilly phải hạ lệnh cho các tầu chiến thuyền rút lui ra bể (Thiệu-trị thứ 7).

    21. Pháp bắn phá Đà-Nẵng lần thứ nhất :Cũng vì vấn đề truyền đạo, tháng 8 năm Bính-Thìn (1856) triều Tự-Đức thứ 9, Chính-phủ Pháp sai ông Leheur de Ville sur-Arc đem chiếc chiến-thuyền « Catinat »sang bắn phá các đồn luỹ của ta ở cửa bể Đà-Nẵng rồi bỏ đi.

    22. Đà-Nẵng bị bắn phá lần thứ hai :Nước Pháp nhất định gây hấn với Việt-Nam, nên tháng bẩy năm Mậu-ngọ (1858) triều Tự-Đức thứ 11, Hải-quân Trung-tướng của Pháp là Rigault de Genouilly hợp với binh thuyền của I-pha-Nho cả thẩy 14 chiến-hạm và 3000 quân vào bắn phá cửa bể Đà-Nẵng để lên chiếm hai thành An-Hải và Tân-Hải, rồi định tấn công thành Huế song vướng phải đồn Liên-trì của cụ Nguyễn-tri-Phương không tiến được, đành rút lui giữ thế thủ.

    23. Việt Pháp trên cửa bể Cần-giờ :Tháng giêng năm Kỷ-mùi (1859) là năm Tự-Đức thứ 12, quân đội Việt-Nam giao chiến rất kịch-liệt với thủy quân Pháp trên cửa bể Cần-giờ (thuộc Nam-Việt) song vì kém khí giới tối-tân, thành Gia-Định đành thất thủ. Quân Pháp đốt hết thóc gạo, san phẳng nhà cửa thành bình địa, khiến dân Việt cực kỳ khổ sở trong cảnh không nhà ! không cơm ! không áo !

    24. Từ Charner đến Bonard :Từ tháng giêng đến tháng 11 năm Tân-Dậu (1861) quân đội Việt-Nam từng phải giao phong nhiều trận quyết liệt với quân Pháp trên các giòng sông thuộc Nam-Việt, khiến Chính phủ Pháp phải huy động một lúc 70 chiến-hạm, với hàng vạn quân lính, và phải cử Hải-quân Thiếu-tướng Bonardsang thay thế Hải-quân Trung-tướng Charner mới làm chủ được tình thế ở sáu tỉnh miền Nam.

    25. Cướp thành Hà Nội :Ngày 8 tháng 3 năm Nhâm-ngọ (1882) chiến thuyền của Pháp đậu ngoài bến Phúc-Xá phải bắn đại bác vào cửa Bắc thành Hà-nội để trợ lực bộ binh, mới cướp được thành.

    26. Trên cửa bể Thuận-An :Tháng bẩy năm Quý-mùi (1883) Hải-quân Thiếu-tướng của Pháp là Coubert đem toàn lực thủy-quân từ Hải-phòng vào đánh chiếm cửa bể Thuận-An (Trung-Việt). Quân ta kháng chiến rất anh dũng ròng rã 4 ngày, từ 15 đến 18, quân Pháp mới chiếm nổi Thuận-An.

    VĂN-NHAN
     
    Heoconmtv thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này