Tuỳ bút - Biên khảo G Tiểu thuyết hiện đại - Dorothy Brewster & John Angus Burrell

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi teacher.anh, 26/6/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    IMG_2507.JPG

    TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI
    MODERN WORLD FICTION

    Bản dịch của
    DƯƠNG THANH BÌNH
    Giáo sư Đại Học Sư Phạm Saigon


    Nguyên văn xuất bản năm 1960
    Nhà xuất bản LITTLEFIELD, ADAMS & CO
    PATERSON, NEW JERSEY

    TỦ SÁCH KIM VĂN
    ỦY BAN DỊCH THUẬT
    PHỦ QUỐC VỤ KHANH ĐẶC TRÁCH VĂN HÓA

    XUẤT BẢN
    1971

    Những người tham gia:
    - Nguồn sách: @teacher.anh
    - Scan, OCR: @teacher.anh, @4DHN.
    - Đánh máy, soát lỗi, biên tập và hiệu đính: @teacher.anh.
    - Kỹ thuật vi tính:
    - Tạo eBook:

    LỜI DỊCH GIẢ

    Tác giả cuốn khảo luận này là bà Dorothy Brewster và ông Angus Burrell, đều là giáo sư tại đại học đường Columbia. Những tác phẩm chung của họ còn gồm những cuốn sau đây:

    Dead reckonings in Fiction (1924)

    Adventure or Experience (1920)

    Modern Fiction (1934)

    Ngoài ra, bà Dorothy Brewster còn víết riêng cuốn Aaron Hill (1913).

    Đặc điểm thứ nhất của tác phẩm này là khảo cứu rất công phu. Độc giả cứ xem những bảng sách tham khảo, có tới mấy trăm cuốn, đã biết hai tác giả đã phí tổn bao nhiêu công phu trước khi hạ ngòi bút. Vả lại độc giả sẽ nhận thấy rằng hầu hết ý kiến trong cuốn sách này đều được chứng minh bằng một đoạn văn trích của tác giả bị nghiên cứu hoặc của một phê bình gia trứ danh nào.

    Không những khảo cứu công phu, cuốn khảo luận này còn cho chúng ta một ý niệm tuy đại cương nhưng rất cụ thể về tình hình bộ môn tiểu thuyết trên thế giới hiện đại, có những loại nào, những khuynh hướng nào, v.v… Gần khắp tiểu thuyết gia nổi tiếng ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, v.v... đều được nói đến, không nhiều thì ít.

    Tiếc rằng tiểu thuyết Việt-Nam đã không lọt vào mắt xanh của hai tác giả, chỉ vì chưa được dịch sang Anh ngữ, dù rằng có nhiều tiểu thuyết Việt-Nam không thua kém gì, về cả phương diện nghệ thuật lẫn ý nghĩa triết lý, đạo đức và xã hội.

    Giá công việc dịch thuật từ Việt ngữ sang ngoại ngữ được tích cực khuyến khích, thì dù chưa dám mơ tưởng giải thưởng Nobel, một số tác phẩm văn chương Việt Nam cũng có thể hy vọng được độc giả Âu Mỹ biết đến và sẽ được phê bình trong một cuốn khảo luận về văn chương thế giới hiện đại tương tự như cuốn khảo luận này.

    Hầu hết những lời chú thích trong cuốn sách này là của dịch giả. Chỉ có một số rất ít là của tác giả; trong trường hợp này, có ghi kèm (Lời chú thích của tác giả).

    D.T.B.

    Mục lục

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    PHẦN THỨ NHẤT - NHẬP ĐỀ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    PHẦN THỨ HAI - NHỮNG TRUYỀN THỐNG LỚN VỀ TRUYỆN

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    PHẦN THỨ BA - TIỂU THUYẾT TRONG THẾ KỶ 20

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    PHẦN THỨ TƯ - NHỮNG LOẠI TIỂU THUYẾT CHÍNH YẾU NGÀY NAY

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    PHẦN THỨ NĂM - NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỀ CÁC TÁC GIẢ XUẤT CHÚNG


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Sách tham khảo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    ---
    Ghi chú của tôi - @teacher.anh

    1. Trong quá trình chuyển tải quyển sách này lên phòng đọc, ngoài phần chú thích của sách do người dịch sử dụng như đã nêu ở trên, tôi sẽ cố gắng trong khả năng của mình, bổ sung thêm phần tên tiếng Việt những tựa sách đã được dịch và đề cập tới trong cuốn sách. Những chú thích này sẽ được ghi ngay cạnh tựa sách gốc.

    2. Với các tựa sách đã có sẵn ebook trên thư viện, tựa sách sẽ link tới topic có ebook.

    3. Tác phẩm nào có đánh dấu * là tác phẩm xuất sắc hoặc đặc biệt quan trọng.

    EBook này sẽ được thực hiện nhằm chia sẻ, phục vụ cộng đồng, góp phần nhỏ trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy văn hóa Đọc cho các bạn không có điều kiện mua sách giấy.
    Khi bạn có khả năng, hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả, dịch giả và Nhà xuất bản!

    Do chúng tôi chưa thể liên hệ được với tác giả, dịch giả để xin phép nên rất mong tác giả, dịch giả và bạn đọc thông cảm.

    Cảm ơn các bạn đọc, những người giúp chúng tôi có động lực thực hiện số hóa cuốn sách này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/16
  2. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    TỰA

    Quyển lược khảo này có mục đích hướng dẫn sinh viên đại học qua rừng truyện đã sản xuất ở Âu-châu và Hoa-kỳ trong tiền bán thế kỷ này. Chúng tôi đã chọn lọc và thải bớt rất nhiều tài liệu. Nhưng chúng tôi tin rằng những tài liệu chúng tôi đã lựa chọn sẽ được đa số phê bình gia công nhận là những tiểu thuyết và truyện ngắn đặc sắc nhất của thời đại này. Nói một cách khác, chúng tôi không phải chỉ lấy sở thích riêng mà lựa chọn, vì chúng tôi tin tưởng rằng chẳng thể nào có một phán đoán chung thẩm được.

    Một độc giả mới bước chân vào rừng văn học bao la này, nhất là nếu có ít thì giờ, có thể cần được giúp đỡ. Chúng tôi sẽ không giúp đỡ bằng cách trình bày các cốt truyện hoặc toát yếu các tiểu thuyết. Bất cứ quản thủ thư viện nào cũng có thể chỉ dẫn cho độc giả tìm loại sách tóm tắt đó.

    Khi gặp những tác giả mà kỹ thuật cũng như sự giải thích không nêu lên khó khăn nào, chúng tôi sẽ chỉ nói đến qua loa thôi, còn những tác giả khó hiểu thì chúng tôi sẽ nói về họ nhiều chi tiết hơn, để giúp đỡ độc giả hiểu họ.

    Cuối cùng chúng tôi có thêm một phần định nghĩa những danh từ phê bình thường được sử dụng một cách lỏng lẻo. Chúng tôi hy vọng rằng, nhờ việc này làm sáng tỏ ý nghĩa các danh từ, độc giả sẽ có hứng thú hơn và thấu hiểu nhiều hơn trong việc đọc sách.

    Chúng tôi không đặt câu vấn đáp theo kiểu các sách đạo, nhưng trong sách này độc giả sẽ thấy có những vấn đề được nêu ra. Những vấn đề đó, hoặc có thể, hoặc không thể dễ dàng trả lời, nhưng chịu khó tìm cách giải đáp tức là mở đường cho thảo luận, và đó chính là kinh nghiệm thỏa đáng nhất ta có thể rút được khi đọc và nghiên cứu các tác phẩm văn chương.

    Đối với các vị giáo sư và sinh viên muốn tìm hiểu rộng hơn chúng tôi có lập một bảng tài liệu tham khảo. Với bảng đó, dù là một bảng chọn lọc (nghĩa là chúng tôi đã buộc phải bỏ bớt nhiều tác phẩm), chúng tôi nghĩ rằng sẽ cũng đủ đáp ứng nhu cầu của quý vị nào dùng cuốn lược khảo này.

    D.B. — J.A.B
     
  3. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHẦN THỨ NHỨT

    NHẬP ĐỀ

    CHƯƠNG 1

    TẠI SAO TA ĐỌC TRUYỆN


    Từ năm 1900 tới nay, trên lục địa Âu châu, ở Anh quốc và Hoa kỳ, tiểu thuyết và truyện ngắn đã là những thể văn quan trọng nhất. Trong lịch sử đã từng có những thời kỳ mà thơ, kịch, họa hoặc điêu khắc giữ địa vị bá chủ. Nhưng ở tiền bán thế kỷ này, thì truyện đã chiếm ưu thế.

    Tiểu thuyết và truyện ngắn bao giờ cũng có hai mục đích: giải trí và giáo dục. Chúng ta không cần nói nhiều về điểm thứ nhất, trừ ra để nhắc rằng nếu truyện không có tác dụng giải trí thì chẳng ai chịu đọc. Còn sự đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn đem lại cho ta nhiều hay ít hứng thú, đó cố nhiên là một vấn đề cá nhân, mỗi người mỗi khác. Đã ghi nhận điều đó rồi, chúng ta có thể bước sang điểm thứ hai, là thảo luận về truyện được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Chúng ta sẽ thấy rõ truyện có tác dụng giáo dục như thế nào, sau khi đặt vấn đề sơ khởi: Trong tiền bán thế kỷ này, truyện đã cố gắng làm gì? Và chúng ta sẽ thấy rằng nó đã cố gắng làm rất nhiều việc.

    Truyện là phương tiện giải trí.

    Có lẽ chúng ta không thể gạt bỏ thú đọc truyện một cách quá dung dị. Trong một xứ có nhiều người biết chữ như nước ta, gần như tất cả mọi người đều thấy hứng thú đọc truyện, không lúc này thì lúc khác. Thú vị đó không dễ gì đo lường được. Người thanh niên có thể cho một truyện nào đó là thú vị, mặc dù trình độ truyện ấy rất tầm thường. Nhưng khi lớn lên chúng ta không còn thích những truyện ấu trĩ nữa; chúng ta đi tìm những tác phẩm già dặn hơn. Và sự thưởng thức truyện lại là một vấn đề tích lũy; chúng ta càng đọc nhiều, càng tham khảo rộng, thì chúng ta càng được đền bù bằng một thích thú mỗi lúc thêm thanh tao. Lúc đó, khuynh hướng của chúng ta là đòi hỏi ở truyện những tình tiết thực mà chúng ta nhận thấy được, và có thể tạo cho chúng ta cảm tưởng của cuộc sống thực.

    Truyện là phương tiện giáo dục.

    Mọi văn phẩm có giá trị, đặc biệt là truyện, đều cung cấp cho độc giả một hình ảnh thật, hoặc có thể tin là thật, của cuộc sống vào một thời kỳ nào đó, ở một địa điểm nào đó. Chúng ta hiện sống trong một thế giới đang trải qua nhiều biến chuyển vĩ đại. Do đó, khi nhìn lại năm mươi năm vừa qua và thấy có hai trận đại chiến thảm khốc, chúng ta không thể không tự hỏi có những nguyên nhân nào đã dẫn dắt nhân loại tới vực thẳm thảm khốc đó. Chính vì các nhà viết truyện đã phản ảnh đúng thời đại và địa phương họ sinh sống, và vì họ linh cảm hơn người thường những điều kiện chung quanh họ, nên chúng ta đọc sách của họ để xem có thể tìm thấy ở đó một lời báo động nào không. Và chúng ta đã thấy rằng nhiều truyện cố gắng báo động độc giả về tình trạng xã hội và kinh tế khẩn cấp, cũng như về tai họa đang đe dọa nhân loại. Những lời báo động đó nhiều khi không được nói thẳng ra, vì một cuốn truyện hay thì không thuyết pháp hay giảng đạo lý một cách lộ liễu. Tuy nhiên, ta thấy trong nhiều truyện có ẩn ý một tình trạng bất ổn đang đe dọa nhân loại. Chẳng phải nhấn mạnh quá nhiều về điểm này, chúng tôi cũng xin nói rằng nhiều tiểu thuyết cố ý làm cho độc giả phải suy ngẫm để đi tới kết luận mà tác giả mong muốn.

    Thời kỳ nào cũng sản xuất nhiều tác phẩm chỉ phiếm diện mô tả các hình thái cuộc sổng để tạm thời giải trí độc giả: đó là những tác phẩm đôi khi được mệnh danh là “văn chương đào thoát” (1). Ta không cần quan tâm đến loại tác phẩm này, vì nó phù du và không quan trọng. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập tới những tác giả có một sức tưởng tượng dồi dào và một văn tài cao quý.

    Chủng tôi cũng sẽ không dành nhiều thì giờ cho những văn sĩ có vẻ khinh thường độc giả trừ một số ít tâm hồn đặc biệt, những văn sĩ chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Những tiểu thuyết gia thật sự quan trọng là những vị quyết tâm chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh. Họ phân tích kỹ lưỡng những phửc tạp và mâu thuẫn của đời sống, và đề nghị giải pháp, dù rằng những giải pháp họ đề nghị chưa hẳn đem lại phương thuốc hoàn toàn. Những truyện đó, khi thành công, làm cho chúng ta tin tưởng rằng cái gì tác giả trình bày có thể xảy ra thực, rằng cuộc sống thực giống như thế, hay nói một cách khác, rằng quyển sách đó giống như cuộc sống. Và điều này làm cho chúng ta hiểu biết sâu xa hơn về những lý do hành động và cách cư xử của con người.

    Trên đây là vài lý do giải thích sơ lược tại sao chúng ta đọc truyện. Nhưng cũng có những lý do phức tạp hơn nữa. Có người không lãnh hội rõ ràng những lý do đó, nhưng vẫn đọc truyện chỉ vì có ý tưởng rởm là làm thế sẽ được đời coi trọng, hay là để tự coi mình hơn kẻ khác. Nhưng đọc mãi rồi nhiều khi những độc giả đó bỏ được cái ý tưởng rởm đời đi và thực sự thấy thú vị trong sự đọc sách.

    [...]



    (1) escape literature:
    nghĩa là loại văn làm cho người đọc tạm thời quên bỏ mọi sầu muộn lo lắng để đắm mình vào ảo mộng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/16
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 1

    TẠI SAO TA ĐỌC TRUYỆN (tt)

    Phát huy những giá trị phê bình.

    Đọc tiểu thuyết lại còn mang lại cho ta một thú vui nữa, là rèn luyện cho ta có khả năng đánh giá quyển sách. Điều này dẫn ta tới việc phê bình nghệ thuật, vừa là một tiêu khiển có hứng thú, vừa nêu ra một số vấn đề để ta suy ngẫm. Riêng đối với thanh niên, thì sớm hay muộn vấn đề định nghĩa thế nào là một quyển sách hay cũng được đặt ra. Những độc giả trẻ tuổi thường ngại không dám quả quyết bênh vực ý kiến phê phán thành thực của mình, dù đúng dù sai, nếu ý kiến đó chống lại ý kiến của các phê bình gia nổi tiếng, Khi không thích một quyển sách nào đó đã được công nhận là hay, thì họ sẽ tự hỏi sự phê bình có những nguyên lý nào có thể áp dụng cho mọi tác phẩm văn chương được không. Họ không dám tin ở óc thẫm mỹ hoặc phê bình của họ. Trong tình trạng khó khăn ấy, họ rất cần được giúp đỡ.

    Chúng tôi xin nói rằng lời phê bình của các vị lão thành chưa chắc đã giúp ích được gì. Trong số những văn sĩ lỗi lạc đã cố gắng giải quyết vấn đề tiêu chuẩn này, chúng tôi chỉ xin nêu ra một vị làm tỷ dụ, là Matthew Arnold, ông này tin rằng phê bình gia có nhiệm vụ tuyên bố cho đời biết những tác phẩm hay nhất đã xuất bản. Nhưng không phải tất cả độc giả đều đồng ý về những tác phẩm nào là hay nhất. Và cái được mệnh danh là tân phê bình, do I.A. Richards trình bày trong cuốn Nguyên tắc phê bình văn học (Principles of Literary Criticism), dù là rất hữu ích, sáng sủa trong lối phân tích tỉ mỉ, rốt cuộc cũng không cung cấp được cho chúng ta một tiêu chuẩn nhất định nào cả.

    Có lẽ chúng ta nên quay về mối tương quan đặc thù giữa độc giả và một quyển sách nào đó thì sẽ hữu ích hơn. Rất có thể là mối tương quan đặc thù đó mới là yếu tố đáng kể nhất. Như thế phải chăng mỗi độc giả là một phê bình gia riêng đối với mình? Theo một khía cạnh, thì đúng như vậy. Nhưng nếu độc giả đó nhận thấy có nhiều người khác đồng ý với mình, thì hắn sẽ vững tâm hơn. Ngoài ra, nếu độc giả tự hỏi tại sao mình thích hay không thích một quyển sách nào đó, thì lại càng có lợi. Những giải đáp mà hắn tìm ra sẽ có thể nói nhiều về bản thân hắn hơn là về quyển sách, nhưng chính sự tự kiểm thảo đó sẽ giúp hắn tìm hiểu những tiêu chuẩn phê bình khả dĩ hướng dẫn hắn trong việc đọc sách. Đó là điều mà chúng tôi đã mệnh danh là “nắm vững được lối nhận xét của chính mình”. (Xin xem chương I cuốn Modern Fiction của Brewster và Burrell).

    Độc giả thanh niên thường hay cắt nghĩa những sự việc mô tả trong một cuốn sách bằng cách so sánh hoặc đối chiếu với những sự việc đã được đọc trong một cuốn sách khác. Độc giả có tuổi lại càng hay dùng kinh nghiệm bản thân để xem những gì nói trong sách đúng hay sai. Sự kiện này hình như có nghĩa là người đứng tuổi có phương tiện đầy đủ hơn thanh niên để trở thành phê bình gia chân chính. Nhận xét này thật đúng, trừ vài đặc lệ rất hiếm. Đặc lệ đối với độc giả, tuy ít tuổi, nhưng lại có tri giác sắc bén hơn người thường.

    Trong nhiều năm giảng dạy tại đại học đường Columbia, chúng tôi đã thực nghiệm phương pháp “nắm vững được lối nhận xét của chính mình”. Chúng tôi đã không đòi hỏi bài làm của sinh viên phải tốn công tham khảo nhiều. Trái lại, chúng tôi chỉ yêu cầu sinh viên giải thích hết sức thành thực và rõ ràng phản ứng của họ về các tiểu thuyết họ đọc, không phải để nhận định một quyển sách nào đó hay hoặc dở, mà chỉ cần tìm rõ nguyên cớ tại sao họ đã nghĩ về quyền sách đó như vậy. Một sinh viên trẻ tuổi đã cho biết rằng đối với hắn cuốn Valley of the Moon của Jack London là cuốn sách hay nhất anh đã được đọc. Nhân vật trong truyện đó được tả rất sống động và thực, còn cốt chuyện thì được xâv dựng vững vàng. Do bài làm của anh, chúng tôi được biết tại sao anh thích quyển sách đó, và chính anh lúc đó cũng vỡ lẽ ra. Anh viết rằng vào một ngày mùa hạ đẹp trời, khi anh vừa được bình phục sau một tai nạn, anh ra ngồi ở một công viên, và được một thiếu nữ đọc lớn tiếng quvển sách đó cho anh nghe. Giọng của thiếu nữ rất hay khi nàng đọc tới đoạn tả những cuộc tranh đấu của vai chính trong truyện. Và anh thì thích những cuộc tranh đấu, miễn là của người khác. Lúc đó có gió mát thổi nhẹ, có chim hót, có thuyền nhỏ lướt trên vịnh gần đó, và có người chơi quần vợt ở đằng xa. Anh thấy mình sung sướng lạ lùng, và trong trạng thái đó tất nhiên bất cứ quyển sách nào anh cũng phải cho là hay.

    Đổi với quyển The Ambassadors của Henry James có hai phản ứng trái ngược nhau. Theo ý một phụ nữ thì quyển đó rất xoàng xĩnh. Nhưng nàng là một nữ khán hộ, và đã đọc sách ấy trong một phiên gác nàng phải săn sóc cho bệnh nhân đau thần kinh. Những cảnh tượng kinh khủng diễn ra trước mắt nàng khiến cho câu truyện của James mà nàng mệnh danh là trò bướm vỗ cánh trên hoa trở thành giả dối và phi lý. Đối với một sinh vièn khác, thì truyện đó lại đượm một ý nghĩa thâm thúy. Trong bài làm, nàng này bày tỏ rằng nàng vừa trải qua một biến chuyển lớn lao trong thái độ của nàng đối với cuộc đời, và cuốn tiểu thuyết đã làm cho nàng hiểu rõ tính chất và những biến thiên của kinh nghiệm bản thân nàng. Nàng nói rằng dường như nàng đang cố gắng đánh vần trong một gian phòng tối tăm, và cuốn tiểu thuyết đã đem ánh sáng rực rỡ vào trong phòng.

    Đọc một cuốn tiểu thuyết còn có thể đưa đến phản ửng liên hệ mật thiết với bản thân hơn nữa khi độc giả, vô tình hay hữu ý, đồng nhất mình vởi một nhân vật nào trong truyện. Cách đọc truyện như vậy có thể rất hứng thú, và khi độc giả đã hiểu rõ mình đồng nhất với một nhân vật trong truyện, thì sẽ thâu thập được một kinh nghiệm vô cùng quý báu. Chúng tôi xin dẫn ra đây một tỷ dụ cuối cùng, là có rất nhiều thanh niên tự thấy mình giống nhân vật Philip trong truyện Of Human Bondage của Somerset Maugham. Philip, vì có nhiều nhược điểm, đă vấp váp nhiều trong lúc lăn lộn với cuộc đời trước khi đạt được thành công. Và nhân vật đó đã an ủi rất nhiều thanh niên thấy mình cũng ở trong cảnh ngộ tương tự.

    Trên đây chúng ta đã xem xét mối liên quan giữa độc giả và tác giả. Nếu chúng ta tim hiểu mối liên quan giữa tác giả và tác phẩm, khám phá những lý do nào đã đưa tác giả đến việc sáng tác tiểu thuyết này nọ, thì chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề quá phức tạp để có thể trình bày ở đây được. Nhưng với những tài liệu tham khảo có ghi trong cuốn sách này về tiểu sử nhiều tác giả, mỗi độc giả có thể tự mình tìm hiểu lấy mối liên quan đó. Trong phần nói về mỗi cá nhân cảc tiểu thuyết gia, chúng tôi sẽ gợi cho độc giả biết sự tìm hiểu đó có ích lợi như thế nào.


    (Hết chương 1).
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/15
  5. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHẦN THỨ HAI

    NHỮNG TRUYỀN THỐNG LỚN VỀ TRUYỆN


    CHƯƠNG 2

    TRUYỀN THỐNG ANH

    (Gồm cả truyền thống Mỹ)


    Thế kỷ thứ 20 đã thừa hưởng ba truyền thống lớn về nghệ thuật viết truyện: của Anh, Pháp và Nga. Những truyền thống đó đã ảnh hưởng lẫn nhau, cái nào cũng vừa tác động, vừa thụ tiếp. Ví dụ những tiểu thuyết của Sterne và Richardson đã sớm ảnh hưởng tới truyện Nga ở thời kỳ phôi thai; và ngược lại những tiểu thuyết của Turgenev, Dostoevsky và Tolstoy sau lại ảnh hưởng đến tiểu thuyết của Anh và Pháp.

    Hiểu theo nghĩa mới thì tiểu thuyết Anh bắt đầu với Defoe. Ý muốn giản dị nhất hướng dẫn chúng ta tới việc đọc truyện là ý muốn tin tưởng. Defoe đã tạo ra thế giới của Moll Flanders và Robinson Crusoe, một thế giới sống động, đầy đủ và chi tiết đến nỗi chúng ta không thể không tin được. Và đặc điểm tả đúng sự thực đó vẫn còn ngự trị truyền thống tiểu thuyết Anh. Rồi sau có những tác giả tả chân khác, những loại sự thực khác, và những thế giới khác mà độc giả sẵn lòng bước vào. Thế giới Fielding tạo ra thật là bao la, trong đó có rất nhiều nhân vật khác nhau; thế giới của Richardson thì hẹp hòi nhưng lại sâu sắc về phương diện tâm lý; thế giới của Smolett thì có nhiều phiêu lưu vật lý và hành động vũ phu; thế giới của Jane Austen thì thu hẹp trong phạm vi giai cấp và ước lệ xã hội nhưng cũng khả tín; còn thế giới của Sir Walter Scott thì kéo lùi về quá khứ. Khi Scott mất vào năm 1832, thì tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết lịch sử đều đã trở nên những kiểu mẫu vững mạnh, góp một phần đắc lực và đặc thù của Anh vào nền văn học thế giới.

    Tiểu thuyết phong tục.

    Tiểu thuyết phong tục là sản phẩm của một xã hội trong đó giai cấp trung lưu đang lớn mạnh, và Anh quốc, vì những lý do lịch sử mà ai cũng biết, đã đi trước các quốc gia khác về thành quả này. Tiểu thuyết phong tục là truyện của những cá nhân được coi như là những giá trị tinh thần, mô tả trong sự tiếp xúc với nhau và với xã hội. Sự mô tả này đôi khi châm biếm, đôi khi hài hước, nhưng luôn luôn đạo đức. Một vài tiểu thuyết gia hạng đàn em ở thế kỷ 18 đã đưa những khuynh hướng châm biếm, giáo huấn và thực tiễn tới độ quá trớn. Dù sao đi nữa thì tiểu thuyết phong tục ở thế kỷ 18 vẫn có một vẻ chắc chắn, tự tin, những định kiến về những giá trị đạo đức và tinh thần mà nó sẽ mất dần sau cuộc Cách Mệnh Pháp. Ví dụ một tên lưu manh luôn luôn là một tên lưu manh, và không ai cần quan tâm đến hoàn cảnh nào đã làm cho nó thành tên lưu manh. Phụ nữ thì phải dịu dàng, rộng lượng tha thứ, phục tòng, phải quanh quẩn trong phạm vi gia đình, và không cần tha thiết với việc học. Những tình cảm bồng bột về việc giải phóng phụ nữ và giai cấp hạ lưu đều bị chê bai. Người ta cho rằng những bậc tu mi hào hoa bao giờ cũng hào hiệp, bênh vực người lương thiện, nhưng cũng được rộng quyền phóng túng về nhiều phương diện. Đương nhiên họ được quyền kiểm soát chính phủ và số phận những kẻ dưới. Và họ đòi đảm đương một vài trách nhiệm đó sau khi ngao du sơn thủy khắp đó đây và đã tha hồ phóng túng chơi bời. Họ cho rằng thời đại của họ là tuyệt hảo, chỉ kém thời đại Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã mà thôi. Còn Hiến pháp Anh thì là thành quả tuyệt diệu của khoa học chính trị.

    Tiểu thuyết lịch sử .

    Tiểu thuyết lịch sử chịu ảnh hưởng của thiên tài Scott lại có phần nhiều hơn cả tiểu thuyết phong tục chịu ảnh hưởng của bất cứ nhà văn đại tài nào đã đưa nó đến chỗ toàn mỹ. Tiểu thuyết lich sử được phát triển từ sự suy tàn của chế độ phong kiến, nhất là khi biến cố này đã do cuộc Cách Mệnh Pháp bi thảm hóa. Vì Scott hoài cảm cái hệ thống xã hội đang dẫy chết hoặc đã chết, nên ông đă chiếu vào những truyện ông viết về thời quá khứ một ánh sáng huy hoàng. Trực giác bén nhậy của ông về quá trình biến thiên lịch sử đã giúp ông chọn đúng những giai đoạn có đấu tranh kịch liệt giữa những lực lượng tôn giáo, chính trị hoặc loại nào khác đang bành trướng, ông lại cụ thể hóa những lực lượng đó vào những nhân vật điển hình như vua Charles the Bold hay Louis XI trong tiểu thuyết Quentin Durward, hay Saladin và Richard the Lion - Hearted trong tiểu thuyết The Talisman. Ngày nay, ở thế kỷ 20, khi tiểu thuyết lịch sử được phục hưng mạnh mẽ nhờ công lao nhiều quốc gia đã cống hiến nhiều tuyệt phẩm, quan niệm của Scott về tiểu thuyết lịch sử có thể được nhận thấy rõ ràng. Quan niệm đó vẫn giữ giá trị vững vàng về phương diện sử học lẫn phương diện nghệ thuật.

    Những loại truyện thứ yếu.

    Tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết lịch sử là những thành quả quan trọng nhất của truyền thống Anh đã được thiết lập trong thế kỷ 18 và khoảng đầu thế kỷ 19. Ngoài ra, một vài loại truyện thứ yếu khác cũng có triển vọng: loại thi vị thôn quê (như truyện Vicar of Wakefield của Goldsmith), loại triết lý (như truyện Rassclas của Johnson), loại có địa phương tính (như truyện Castle Rackrent của Maria Edgeworth), loại châm biếm và kỳ quái (như truyện Gulliver's Travels Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Swift và truyện Nightmare Abbey của Peacock), loại kỳ dị và tình cảm (như truyện Tristram Shandy của Sterne), loại tâm lý và tình cảm (như truyện Clarissa của Richardson), loại phiêu lưu đă từ lâu du nhập từ nguyên xứ của nó là Tây Ban Nha (như truyện Roderick Random của Smollett).

    Tiểu thuyết khuynh hướng nhân đạo.

    Trong thế kỷ 19, những tiểu thuyết gia kế tiếp Jane Austen và Scott không xao lãng một loại tiểu thuyết nào, dù chính yếu hay thứ yếu. Họ pha trộn loại nọ với loại kia, phong phú hóa và phát triển chúng để ứng phó với trào lưu tiến hóa của xã hội. Tuy nhiên, một mẫu mực căn bản vẫn được tồn tại: đó là một thanh niên hay thiếu nữ, mặc dù có nhiều nhược điểm, cố vươn mình lên để dành lấy một địa vị trong xã hội: sinh cơ lập nghiệp, kết hôn, khắc phục mọi trở ngại nội tâm và ngoại cảnh, tự học bằng kinh nghiệm bản thân, rồi trở nên con người lịch duyệt, và thường được thành công. Mẫu người đó nêu lên tấm gương tốt và khẳng định những giá trị trọng yếu của xã hội họ.

    Trong thế kỷ 19, thanh niên hay thiếu nữ thường bắt đầu vào truyện khi còn là một trẻ thơ như Oliver Twist Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, David Copperfield Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Jane Eyre Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Maggie Tulliver. Sự quan tâm đến trẻ thơ là một khía cạnh của phong trào lãng mạn, rồi sau được bồi bổ thêm bởi phong trào nhân đạo quan tâm đến những đửa trẻ là nạn nhân của những đạo luật vô nhân đạo bóp chẹt giai cấp nghèo khổ, của những nhà tù công nợ, của những điều kiện lao động trong các xưởng máy, và của những chế độ giáo dục hủy hoại cả tinh thần lẫn thể xác.

    Đành rằng tinh thần nhân đạo không phải là không có trong những tiểu thuyết của thế kỷ 18 ví dụ truyện Amelia của Fielding. Nhưng nó mới thực sự là tinh thần chủ chốt trong nhiều tác phẩm của Dickens, Bà Gaskell, Kingsley và Charles Reade. Ở đây ta lại thấy Anh quốc dẫn đầu trong việc phát triển loại tiểu thuyết chủ nhân đạo, cũng như đã dẫn đầu trong cuộc cách mạng kỹ nghệ, một cuộc cách mạng đã đem lại bao nhiêu hậu quả đau khổ cho nhân loại.

    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/16
  6. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 2

    TRUYỀN THỐNG ANH
    (Gồm cả truyền thống Mỹ) (tt)


    Vài tiểu thuyết gia ở thế kỷ 19: chị em Brontë, George Eliot, Disraeli, Thackeray, Trollope.


    Chị em Brontë đã phong phú hóa truyền thống tiểu thuyết bằng một chủ trương nhiệt tình tôn trọng cá nhân, và bằng cách thi vị hóa rung cảm và hoàn cảnh chưa từng có. Mối quan tâm của George Elliot về đạo đức và triết lý lại làm cho tiểu thuyết phong tục (như truyện Middlemarch) được thêm sâu sắc, và tiểu thuyết lịch sử (như truyện Romola) được thêm một chiều hướng mới mẻ. Disraeli đã từ sáng tác tiểu thuyết chính trị (như truyện Sybil, Coningsby), nhưng rồi sau bỏ đi để làm lịch sử chính trị. Tiểu thuyết chính trị là một loại ít được viết đến, ngay cả ở thế kỷ 20, nhưng có ý nghĩa càng ngày càng quan trọng, nhất là dưới hình thức ngụ ngôn hay sấm truyền.

    Còn về tiểu thuyết phong tục và giao tế xã hội, thì loại này được Thackeray và Trollope nắm vững. Truyện The Small House at Allington của Trollope được Virginia Woolf xưng tụng là một tiểu thuyết tuyệt mỹ. Trong bài luận của Virginia Woolf viết về George Meredith đăng trong tạp chi The Common Reader, Second Series, có một đoạn chứa đựng một ý kiến phê bình rất kỳ thú, đáng được nhắc đến ở đây: “Sau khi hai tiểu thuyết tuỵệt mỹ là Pride and Prejudice Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, và The Small House at Allington ra đời, người ta có thể đặt vấn đề là thể văn truyện của Anh quốc cần phải thoát ly sự thống ngự của cái tuyệt mỹ đó, cũng như thi đàn Anh quốc đã phải thoát ly sự thống ngự của thi phẩm tuyệt mỹ của Tennyson. George Eliot, Meredith và Hardy đều là những tiểu thuyết gia có khuyết điểm, một phần lớn chính vì họ đã quá chủ trọng đưa vào tiểu thuyết những giá trị về tư tưởng và thi ca, mà có lẽ những giá trị đó không thích hợp với thể văn truyện, ngay khi thể văn này đạt tới trình độ hoàn hảo nhất. Mặt khác, nếu thể văn truyện vẫn giữ nguyên tình trạng như Jane Austen và Trollope đặt cho nó, thì đến nay nó đã bị đào thải rồi”.

    Hardy.

    Hai nhà văn cuối thời đại Victoria, Meredith và Hardy, không hề có ý tưởng giải phóng tiểu thuyết ra khỏi tình trạng tuyệt hảo nói trên. Nhưng mỗi người vì tâm tính riêng, và cả hai vì theo trào lưu tư tưởng thử thời, họ đã thay đổi và khuếch trương hình thức của tiểu thuyết. Cả hai đều có phản ứng đối với những thuyết tiến hóa đang cải tạo giới tri thức: Hardy buồn rầu nhận thấy rằng con người bị chi phối bởi những lực lượng mà mình có thể thách chấp nhưng không thể kiểm soát được Còn Meredith thì hy vọng tràn trề khi nhận thấy rằng con người có đủ hiểu biết để tự mình tạo ra số phận mình. Cả hai đều là thi sĩ. Thi tính cũng đã xâm nhập lãnh cực tiểu thuyết với Emily Brontë. Nhưng cuốn Wuthering Heights (Đồi gió hú) là một tác phẩm vô song với không khí bão tố và chứa đầy điện khí trong đó, như Charlotte Brontë đă nói, “chúng ta đôi khi có cảm tưởng hô hấp sấm chớp”. Truyện nói về những nhân vật bị lạc lõng trong bãi đầm lầy ở quận Yorkshire, đã dung hợp tuyệt hảo sự đam mê điên cuồng của con người với phong cảnh man rợ của thiên nhiên. Nhưng ở những tác phẩm của Hardy, ngay cả ở những cuốn hay nhất, như truyện The Return of the Native, định mệnh vô tình đã chi phối con người. Virginia Woolf đã phê bình rằng trong tác phẩm của Hardy chúng ta không được biết con người giao tiếp với nhau như thế nào, chỉ được biết họ giao tiếp với thời gian, với chết chóc, với định mệnh. Chúng ta thấy họ chống lại đất khô cằn, bão tố, và các mùa nóng lạnh. Chính vào những lúc đó mà thi sĩ ẩn náu trong con người Hardy buộc ta phải tin tưởng vào tính cách vĩ đại của con người bị bóng tối của định mệnh đè nén.

    Meredith.

    Meredith là con người biết cảm giác sâu sắc thi vị của tuổi trẻ, ái tình và thiên nhiên. Mỹ cảm đó được diễn tả tuyệt diệu nhất ở tác phẩm đầu tay của ông, cuốn The Ordeal of Richard Feverel. Ông cũng đã cố gắng đạt tới cái mà ông mệnh danh là tinh thần hoạt kê trong một bài khảo luận được nổi danh. Tinh thần hoạt kê đó là một tinh thần trí thức, bổ khuyết cho phong tục và đạo đức, và chống đối với tinh thần đa cảm hời hợt. Meredith tin tưởng rằng nó là một yếu tố của quá trình tiến hóa sẽ tạo ra con người cân đối và văn minh trong tương lai. Do đó, ông chỉ thỉnh thoảng biểu lộ tư tưởng trữ tình; tấn tuồng đời mới luôn luôn khêu gợi tính tò mò của ông hoặc làm cho ông bật cười, khiến cho văn của ông có một sắc thái hóm hỉnh và nhiều khi giả tạo rực rỡ.

    Thi tứ và khoa học: đó là hai địa hạt mới mà Hardy và Meredith đã đem lại cho tiểu thuyết Anh càng ngày càng mở rộng phạm vi mà không từ bỏ một địa hạt nào đã chinh phục được. Thái độ của Hardy và Meredith đối với những thuyết khoa học thử thời, có thể độc giả những tiểu thuyết của họ không nhận thấy rõ ràng lắm. Nhưng chính thi ca của họ đã làm sáng tỏ ý kiến của họ về những thuyết khoa học. Bản thi kịch dài của Hardy, The Dynasts, trình bày rõ ràng quan niệm của ông về một vũ trụ cơ khí. Sau khi đọc bản kịch đó rồi, ta sẽ lãnh hội được cái gì ẩn ý trong những cuốn truyện Tess and JudeMayor of Casterbridge. Còn về triết lý của Meredith và ảnh hưởng của những thuyết tiến hóa vào triết lý đó, ta có thể đọc quyển The poelry and philosophy of George Meredith do G. M. Trevelyan soạn thì sẽ hiểu rõ.

    Wells, Gissing.

    Một trong những quan tâm lớn nhất của các tiểu thuyết gia trong thế kỷ 20 là vai trò của khoa học trong đời sống con người. Vào khoảng năm 1900, nhà văn trẻ tuổi H. G. Wells đã viết những truyện khoa học giả tưởng và tiên đoán tương lai. Cũng vào quãng thời gian đó, những thuyết của Emile Zola về một loại tiểu thuyết mới — gọi là tiểu thuyết thực nghiệm theo nghĩa khoa học—đã trở nên đề tài tranh luận sôi nổi ở Âu châu và Mỹ châu. Thuyết của Zola, và tập truyện áp dụng thuyết đó (1) có ảnh hưởng nhiều tới các văn sĩ ở khắp mọi nơi. Nhiều trận bút chiến về thuyết tự nhiên (2) đã xảy ra. Rồi người ta đưa ra những nhận định mới về cách định nghĩa thuyết tả chân (3). Những tiểu thuyết gia của Nga bắt đầu được Anh quốc biết tới, và lối tả chân của họ khác với lối tả chân của những tiểu thuvết gia Pháp, được độc giả Anh quen thuộc hơn.

    Có những tiểu thuvết gia như George Moore và George Gissing, cùng theo phái tả chân, chịu ảnh hưởng cùa cả tiểu thuyết gia Pháp và Nga. Trong hai tác giả đó, thì Gissing là văn sĩ tả chân quyết liệt hơn. Trong tác phẩm hay nhất của ông, cuốn New Grub Street, ông đã mô tả thế giới buồn thảm bất hủ của những ký giả báo chí, trong đó nhà văn cố gắng trung thành với lý tưởng của mình phải vật lộn với hiện trạng duy vật bần tiện của thời đại. Khi ông tả các nhân vật dưới áp lực của kinh tế, tức là ông theo ảnh hưởng của thuyết định mệnh khoa học của Zola; nhưng khi ông cố gắng phân tích sâu xa tính tình các nhân vật thì ta nhận thấy ảnh hưởng của các tiểu thuyết gia Nga thuộc phái tả chân.

    Butler.

    Cuối cùng chúng tôi phải nói tới hai văn sĩ lỗi lạc đã góp nhiều công vào nền tiểu thuyết Anh. Một là Samuel Butler; cuốn truyện trào phúng và phân tích của ông, The Way of All Flesh, đã hơn bất kỳ tác phẩm nào khác có công dụng khuyến khích những tiểu thuyết gia trẻ tuổi thành thật nghiên cứu vấn đề gia đình, cha mẹ và con cái. Mặc dầu cuốn The Way of All Flesh mãi đến năm 1903 mới được xuất bản, nghĩa là một năm sau khi Butler tạ thế, nó đã được viết ra từ khoảng năm 1880. Đó là tác phẩm quan trọng nhất đã làm cho ông nổi tiếng. Phần lớn truyện là tiểu sử của chính tác giả, trong đó ông vạch mặt sự giả dối của chế độ sinh hoạt gia đình, từ trước vẫn được coi là thần thánh, bất khả xâm phạm, và đồng thời, bằng một ngòi bút hóm hỉnh, ông trình bày tất cả nhược điểm của tôn giáo có tổ chức. Tiểu thuyết trên quả là đặc biệt và độc đáo; vì nó có ảnh hưởng xa rộng, phân tích thành thực và không úy kỵ mọi sự giả dối, nó xứng đáng được chúng ta tôn trọng.

    Kipling.

    Rudyard Kipling cũng có cá tính đặc biệt và mạnh mẽ không kém Butler. Những tác phẩm của ông được lan rộng trong thế kỷ 20, nhưng ông đã thành danh từ cuối thế kỷ 19. ông theo truyền thống lãng mạn, và đã sáng tác nhiều để trình bày rất sôi nổi công cuộc đô hộ của đế quốc Anh ở Ấn Độ. Trong những tác phẩm của ông, người bản xử thường đóng những vai trò tuy hay ho nhưng chỉ là phụ thuộc. Kipling chú ý nhiều hơn tới những công chức Anh, vợ con họ và những quân nhân, sĩ quan và lính Anh. Cuốn Kim (1901) tiêu biểu cho nghệ thuật của Kipling lúc lỗi lạc nhất. Không hề có một thắc mắc nào, ông công nhận sự cai trị của người Anh ở Ấn Độ; họ có một 1ối sống mà ông hiểu biết rõ ràng và vô cùng kính phục. Về phương diện nghệ thuật, ông đã đem lại cho tiểu thuyết và truyện ngắn Anh những tài liệu vừa mới mẻ vừa quyến rũ.

    [...]



    (1) Tức là tập tiểu thuyết Les Rougon — Macquart gồm có những cuốn L’Assommoir, Nana, Germinal, v. v. trong đó Zola theo dõi giòng họ Rougon — Macquart từ thế hệ này qua thế hệ khác.

    (2) Naturalism,
    thuyết tự nhiên, là thuyết chủ trương chép đúng thiên nhiên dưới mọi hình thức. Zola là lãnh tụ của phái này.

    (3) Realism,
    thuyết tả chân, là thuyết chủ trương miêu tả thiên nhiên đúng hệt, không lý tưởng hóa nó. Flaubert và Maupassant thuộc phái này. Cả hai thuyết trên đều chủ trương tả đúng sự thật, những có một điểm khác biệt. Trong khi thuyết tả chân chỉ ghi nhận sự thật, thì thuyết tự nhiên lại có tham vọng khoa học, coi những hành vi của con người như là một đối tượng thí nghiệm. Zola đã nói: “Tiểu thuyết gia phải là một nhà khoa học, một người phân tích, một người giải phẫu, và tác phẩm phải có tính chất vững chãi của một công trình khoa học”. Xin xem đoạn tác giả viết về Zola có trình bày rõ ràng hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/16
  7. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 2

    TRUYỀN THỐNG ANH
    (Gồm cả truyền thống Mỹ) (tt)


    Trên đây chúng tôi đã trình bày sự phát triển của tiểu thuyết ở Anh quốc. Nhưng ngay trước năm 1900, việc đề cập tới những tiểu thuyết viết bằng Anh ngữ, nghĩa là bao gồm cả những tiểu thuyết gia Mỹ, cũng trở thành một vấn đề thích đáng. Thuộc địa cũ biến thành Hiệp Chủng Quốc không quá 50 năm, thì đã sản xuất được nhiều tiểu thuyết gia lỗi lạc. Trước thời đó, có lẽ trừ James Fenimore Cooper ra, những nhà văn Mỹ đều theo truyền thống Anh. Nhưng khi Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Herman Melville và Mark Twain xuất hiện, thì tình thế thay đổi hẳn.

    Poe.

    Poe có một địa vị đặc biệt trong văn giới, và khó có thể sắp xếp ông vào loại nào. Tình cờ đã xui khiến ông làm dân Mỹ, nhưng thật là một điều dại dột nếu nói rằng những tác phẩm của ông phản ảnh chính xác cảnh vật của Mỹ. Cố nhiên ta có thể bảo rằng ông bị hoàn cảnh xua đuổi nên đã phải tự tạo lấy một thế giới riêng cho mình. Nhưng dù ta dùng cách nào để cắt nghĩa đi nữa, thì vẫn còn sự kiện là thế giới do Poe tạo ra và những nhân vật trong đó khác hẳn thế giới thực sự mà chúng ta hiểu biết. Một mặt khác, ông có một trực giác bén nhậy để quan sát những biến chuyển lạ lùng và không thể tiên đoán của tính tình con người, do đó ông đã mở đường cho những nghệ sĩ lớp sau, trầm tĩnh hơn, trong việc khám phá địa hạt tâm lý. Và ông đã sáng tạo cho truyện ngắn một mẫu mới, là cảm giác độc nhất và thống nhất. Cái mẫu đó đã thành khuôn vàng thước ngọc vẫn còn giữ nguyên giá trị tới tận cuối thế kỷ.

    Hawthorne

    Hawthorne là một nghệ sĩ hiến thân cho nghệ thuật, và ta không thể nào hiểu ông bằng một cách nào khác. Đứng trên lập trường đó, ông tự cho phép chọn lựa tài liệu một cách phóng khoáng. Hoặc có phê bình gia cho rằng đáng lẽ ông phải dùng ngay phong cảnh Mỹ quốc mà ông có trước mắt, thành phố Salem chẳng hạn, trong thời kỳ thành phố này đang thịnh vượng với hoạt động hàng hải, với những cảnh phồn hoa lãng mạn. Ta chỉ có thể trả lời thắc mắc đó rằng Hawthorne đã làm một việc khác hẳn. Trong tác phẩm hoàn toàn nhất của ông, The Scarlet Letter Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (1850), ông đã trình bầy đề tài tội lỗi và lương tâm của Thanh giáo (1). Sự đóng góp đặc biệt nhất của ông vào văn học chính là việc ông đã đem tinh thần khắc khổ của miền New England vào thể văn truyện.Ông đã dùng đề tài đó, không phải vì ông tin tưởng vào Thanh giáo Do Thái (phần lớn giáo thuyết này khiến ông khó chịu), nhưng vì ông có tính tình thích hợp để dễ dàng lãnh hội giáo thuyết đó. Ông đã hiểu quá nhiều những vấn đề đạo đức được nêu trong giáo thuyết. Nếu thực sự ông chấp nhận thuyết khắc khổ của tín đồ Thanh giáo, thì ông đã chẳng bao giờ mô tả vai chính trong truyện The Scarlet Letter được nâng cao phẩm giá và thành công khi nàng can đảm chống lại thuyết Tân giáo của Calvin.

    Ai cũng công nhận rằng phạm vi tư tưởng của Hawthorne là hẹp hòi, nhưng phải biết rằng trong cái phạm vi đó, sức tưởng tượng của ông đã sáng tác ra những tác phẩm kỳ thú. có thể nói rằng ông cũng khôn ngoan trong công việc của ông như Jane Austen khôn ngoan trong công viêc sáng tác của nàng, vì ông không chịu làm cái gì mà ông cảm thấy là không làm được. Mặc dầu trên một quan điểm nào đó phạm vi tư tưởng của ông hẹp hòi thật, nhưng trên một quan điểm khác thì tác phẩm của ông lại có tính cách bao quát, vì ông đã đưa ra vấn đề tội lỗi ở con người, một vấn đề muôn thủa, không phải chỉ đóng khung trong Thanh giáo, mà có hiệu lực đối với toàn thể nhân loại.

    Melville.

    Herman Melville được nhiều người nhìn nhận là văn sĩ thâm thúy nhất của Mỹ quốc. Ông không phải là một tiểu thuyết gia theo nghĩa thông thường. Những tác phẩm đầu tiên của ông, Typee, Omoo, Mardi phần lớn là những truyện lãng mạn của miền Nam Hải. Tuy nhiên, đó không phải chỉ là những truyện lãng mạn, vì có bao hàm nhiều ý nghĩa trào phúng và thắc mắc về đời sống. Những thắc mắc này được bày tỏ đầy đủ trong tác phẩm quan trọng nhất của ỏng là cuốn Moby Dick Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (1851). Trong tuổi niên thiếu, Melville đã bị thất vọng ê chề vì lý tưởng của ông đã bị sự thật phũ phàng đập tan nát. Trong cuốn Moby Dick, ta thấy một loại thịnh nộ man dại như trong cuốn Gulliver's Travels, nhưng ta cũng thấy giọng cười quảng đại và triết lý của Rabelais. Người ta đã gọi Melville là một người yếm thế, nhưng cuộc đời và tác phẩm của ông đã làm cho danh từ yếm thế trở thành trang nghiêm. Tính yếm thế của ông chỉ là kết quả của sự lương thiện suy tư, và nếu cuối cùng ông chấp nhận rằng cuộc đời là sầu khổ, ảo vọng, chính là ông đã gần với đạo Chúa. Moby Dick là truyện một cuộc phiêu lưu của linh hồn, phiêu lưu trong tầng cao nhất của dũng cảm tinh thần. Raymond Weaver, trong bài tựa cuốn Moby Dick, đã viết: “Melville đã sáng tác ngụ ngôn bằng một thể chất vững vàng, có bề rộng bao la và sinh lực dồi dào. Có nhiều người chỉ đọc cuốn Gulliver vì nội dung truyện thôi và bỏ sót phần trào phúng của nó. Cũng vậy, người ta cũng có thể đọc truyện Ahab (2) đi săn con cá voi đáng ghét mà không ngờ vực chút nào ngụ ý đen tối của Melville”. Còn về sức mạnh chủ yếu của quyển sách đó, mọi độc giả đều hoàn toàn đồng ý, vì nó tạo ra một ảo tưởng rất khéo léo mà chỉ những văn sĩ có óc tưởng tượng dồi dào nhất mới tạo ra nổi.

    Mark Twain.

    Mark Twain cốt yếu là một người kể truyện có tài, càng về sau ý thức lương tâm càng phát triển. Trong những tác phẩm đầu tiên, ông chỉ là một người kể truyện vui đùa, nhưng đến những tác phẩm sau thì ta thấy trội lên một con người chua chát, có ý thức lương tâm. Hai khuynh hướng đó được phối hợp hoàn toàn trong tác phẩm quan trọng nhất của ông, cuốn Huckleberry Finn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trong đó hành động của đứa trẻ Huck đượm mầu lương tri của con người Mark Twain. Trong cuộc tranh chấp lừng danh giữa Shepherdson và Grangerford, tác giả châm chọc tinh thần hiệp sĩ ở miền Nam; thật vậy, đến đoạn cuối, khi Tom và Huck thả Jim, người đã được tự do, ra khỏi nhà ngục thì bạo hành lại thay thế tinh thần hiệp sĩ. Nhưng nét bút châm biếm cay đắng của Mark Twain đạt đến cao độ nhất trong quyển truyện lộn xộn The mysterious Stranger. Mặc dầu Twain dùng nhiều tài liệu địa phương hay phong tục, ông không phải là một nhà văn chuyên về phong tục dân tộc. Nghệ thuật của ông xuyên qua tài liệu địa phương và đạt tới trung tâm của ý nghĩa phổ quát. Huck Finn không phải chỉ là truyện một kẻ lưu lạc trên bờ sông Mississipi, nó còn là truvện một người có tâm hồn đạo đức.

    Nói tóm lại, Poe đưa vào truyện thế giới quái đản của ông, trong khi Hawthorne thì đưa vào đó thế giới của Thanh giáo. Còn Melville thì đem lại cho tiểu thuyết những vấn đề đạo đức và triết lý trước đó vẫn thuộc phạm vi của tôn giáo và đạo đức. Cuối cùng Mark Twain đã làm cho tiểu thuyết phong phú khi ông mô tả cuộc đời của dân Mỹ thật sống động, có đượm chút ít khôi hài và một điểm đạo đức sâu sắc.

    Trong bất cứ sự đánh giá nào truyền thống của thế kỷ 19 về tiểu thuyết Anh, cũng phải kể thêm Harriet Beecher với tác phẩm Uncle Tom’s Cabin (Túp lều của bác Tom). Đứng về phương diện nghệ thuật, ta có thể chê trách tác phẩm đó biểu lộ tình cảm thái quá nhưng với cường độ nhiệt tình, với lối kể truyện lưu loát, với mục đích đạo đức sâu xa, tác phẩm đó đã đem lại cho hàng triệu độc giả khắp thế giới một bài học lớn về lòng nhân đạo.



    (1) Puritanism, một giáo phái chủ trương khắc khổ.

    (2) Theo Thánh kinh, Ahab là một vị vua Do Thái sống ở thế kỷ thứ 9 trước Công lịch.


    (Hết chương 2).
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/7/15
  8. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 3

    TRUYỀN THỐNG PHÁP


    Những luồng ảnh hưởng tương giao.

    Khi nói rằng văn sĩ Anh ở thế kỷ 19 đã quy định hình thể của tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết lịch sử, chúng tôi không hề muốn nói rằng các nhà văn viết tiểu thuyết ở các quốc gia khác không xử dụng những hình thể đó, mà chỉ muốn nói rằng người Anh đã đưa những hình thể đó tới chỗ tuyệt mỹ. Trong lãnh vực nghệ thuật, luôn luôn quốc gia này ảnh hưởng đến quốc gia kia, và điều này được đặc biệt chính xác trong lãnh vực truyện. Các nhà phê bình đã nhiều lần ghi nhận ảnh hưởng của tiểu thuyết phiêu đãng (1) Tây ban Nha và Pháp đối vởi Henry Fielding và nhiều tiểu thuyết gia Anh ở thế kỷ 18. Nhưng theo hướng ngược lại cũng có một ảnh hưởng mạnh không kém. Chúng ta gần như chắc chắn rằng văn sĩ Đức Goethe đã đọc tác phẩm Clarissa của người Anh Samuel Richardson rồi sau đó viết ra cuốn The Sorrows of Werther Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; văn sĩ Rousseau cũng vậy, đã đọc Richardson rồi sau viết ra cuốn La Nouvelle Héloise. Cả hai tác phẩm đó đều bắt chước lối cảm tình lãng mạn của Clarissa, và đều muốn sáng tạo nhân vật bằng cách phân tích kỹ lưỡng những lý do hành động.

    Những thành quả của Pháp.

    Về truyện, người Pháp ưu thắng trong vài loại, và đã mở rộng lớn lao phạm vi của tiểu thuyết. Cùng với văn sĩ nước khác, họ đã thành công trong lãnh vực tiểu thuyết phiêu đãng, là loại tiểu thuyết có nhiều tình tiết éo le, nhất là của giới giang hồ lãng tử, kết hợp với lối tả người rất sống động và trào phúng xã hội. Đó là một loại truyện có thể tiếp tục mãi mãi mà không bao giờ bị nhàm chán.

    Truyện ngắn.

    Nhưng người Pháp đặc biệt giỏi nhất về truyện ngắn. Họ đã sớm hoàn mỹ loại này ngay từ thế kỷ 18. Truyện ngắn thường hóm hỉnh chế riễu những tín ngưỡng, triết lý hoặc nhược điểm của đương thời. Tiêu biu xứng đáng nhất của loại truyện này Ịà cuốn Candide của Voltaire; tác phẩm này có thể coi như là thủy tổ văn nghiệp của tác phẩm Penguin Island (Ile des Pingouins) của nhà văn Anatole France. Rồi vào thế kỷ 18, Bernadin de Saint Pierre viết một truyện tình thôn dã, cuốn Paul et Virginie, một truyện đạo đức và tình cảm đã thành công rực rỡ, và tiếp tục được độc giả mãi mãi hoan nghênh. Với những tác phẩm tiểu thuyết của ông và cuốn Confessions, có lẽ Rousseau, hơn bất kỳ văn sĩ nào khác, đã thành hình khuôn mẫu cho loại truyện lãng mạn sẽ giữ địa vị ưu thắng ở thế kỷ 19. Ông đã kỹ lưỡng, tỉ mỉ, phơi bày và phân tích những lý do hành động cùng những nhược điểm của chính bản thân ông. Lối này sau được nhiều nhà văn xử dụng, để tả hoặc những nhân vật tưởng tượng, hoặc chính bản thân mình (được trá hình đi một phần nào). Tác phẩm dài Remembrance of Things Past (A la recherche du temps perdu) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Marcel Proust là thí dụ rõ rệt nhất của kỹ thuật này.

    Victor Hugo. Alexandre Dumas. George Sand.

    Trước khi nghiên cửu bốn tiểu thuyết gia lỗi lạc nhất của Pháp ở thế kỷ 19 là Honoré de Balzac, Stendhal, Gustave Flaubert và Emile Zola, cần phải nói qua về ba tiểu thuyết gia đã gây được ảnh hưởng lớn và được rất nhiều người đọc tác phẩm trong thế kỷ 19 là Victor Hugo, Alexandre Dumas và George Sand. Thời đó ở Pháp, truyện lãng mạn hình như hoặc hướng về loại tiểu thuyết nhiều tình tiết gay cấn, hoặc hướng về loại tiểu thuyết tâm lý. Cuốn Les Misérables Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Victor Hugo là một tác phẩm độc đáo, khởi thủy là một tiểu thuyết nhiều tình tiết gay cấn, viết với một mục đích đạo đức sâu xa, nhưng trong khi mô tả các nhân nhân vật trong truyện thì lại lý tưởng hóa nhiều quá, thành ra không có một nhân vật nào có vẻ thật sống động như chúng ta hằng trông đợi được thấy trong các tiểu thuyết của Flaubert hay của những nhà văn tả chân về sau. Cuốn The Three Musketeers (Les trois mousquetaires) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Alexandre Dumas là một tiểu thuyết theo truyền thống lãng mạn của Scott, nhưng độc giả thích thú nó vì các tình tiết gay cấn hơn là vì chất kịch hoặc vì cách mô tả nhân vật thât sống động. Bà Dudevant, lấy bút hiệu là George Sand, viết tiểu thuyết thuộc nhiều loại, nhưng theo những tác phẩm vẫn còn được hoan nghênh ngày nay thì bà thuộc loại tiểu thuyết gia phong tục và tâm lý. Trong những tác phẩm đầu tay, bà đă dùng kinh nghiệm bản thân một cách phóng túng lạ thường để chống đối nền đạo đức nghiêm khắc và những ràng buộc xã giao của thế kỷ 19. Nhưng khi đã nói hết những điều đáng nói về George Sand, ta thấy rằng bà đã xử dụng tiểu thuyết một cách thật tự do để trình bày quan điểm giải phóng và bất tuân ước thúc của bà. Và vì bà sáng tác quá nhiều nên việc miêu tả các nhân vật không được thận trọng cho lắm, và các tình tiết trong truyện cũng không được rõ ràng, thiếu chất kịch, nên không được hoàn hảo.



    (1) picaresque novel.

    (còn tiếp...)
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/7/15
  9. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 3

    TRUYỀN THỐNG PHÁP (tt)


    Balzac.

    Tôn sư về tiểu thuyết tả chân lãng mạn ở Pháp trong thế kỷ 19 là Balzac (1799-1850). Với một ý định và một sự tính toán thật thận trọng, kèm theo một nghị lực mãnh liệt và ý chí sắt đá, ông đã quyết tâm diễn tả toàn thể sinh hoạt của Pháp, và có thể nói là của tất cả nhân loại. Danh từ chung cho các tiểu thuyết của ông là The Human Comedy (La Comédie humaine) (1). Cố nhiên ta không thể ước mong rằng ông hoàn toàn thành công, nhưng trong tác phẩm hay nhất của ông, ta nhận thấy có một sức mạnh và một thiên tài sáng tác, cùng với lối cấu tạo nhân vật thật tuyệt diệu. Nếu ông không bằng văn sĩ đồng thời là Stendhal (tên thật là Henri Beyle), vừa tế nhị vừa xuất sắc trong việc phân tích các động cơ tâm lý, thì ít nhất ông cũng là một trong những người đầu tiên nhận biết và khâm phục thiên tài của văn sĩ này, như Balzac đã cho ta biết trong một thiên đại luận nhiệt thành hâm mộ cuốn tiểu thuyết The Charter house of Parma (La Chartreuse de Parne) của Stendhal.

    Mặc dầu theo nhiều phê bình gia Balzac đã được tôn lên là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất, nhưng nếu ta so sánh ông với Tolstoy, thì ta có thể nói một cách công bình rằng Balzac đã lầm về hai chiều hướng và đường lối mà Tolstov không bao giờ mắc phải. Thứ nhất, cũng như Poe, Balzac đã bị chê trách là đã tạo ra một thế giới riêng biệt, không giống thế giới thực mà chúng ta có thể nhận thấy ngay. Thứ hai, cũng như Dickens, ông đã quá quá nhiệt tâm mô tả vài khía cạnh của tâm lý con người, khiến cho những nhân vật ông sáng tác ra ngoài khuôn khổ nhân loại và không thể tiêu biểu được cho những con người thực. Nhiều phen cũng như trong tiểu thuyết của Dickens, ta phải coi những nhân vật do Balzac tạo ra là thô kệch. Nhưng trong những tác phẩm thành công nhất của ông, những khuyết điểm đó không lộ hình, và độc giả thấy mình đang sống với những nhân vật có những thuộc tính của nhân loại, khiến cho những nhân vật này sống động trong trí óc của độc giả. Trong trường hợp này, Balzac quả là một tiểu thuyết gia chuyên về phong tục và tâm lý, và ông đã củng cố mạnh mẽ sự cần thiết phân tích những động cơ hành động trong tiểu thuyết Pháp. (Nhân tiện đây xin nói rằng Charlotte Brontë cũng xử dụng kỹ thuật tương tự, mặc dầu bà không hề đọc qua những tác phẩm của Balzac. Mãi về sau bà mới nhận thấy những điểm tương đồng giữa phương pháp của hai người).

    Stendhal

    Chắc chắn Stendhal (1783 - 1842) là tiểu thuyết gia tâm lý sâu sắc nhất ở Pháp trong thế kỷ 19. Ông đã viết cuốn The Red and the Black (Le Rouge et le Noir) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link năm 1831, và cuốn La Chartreuse de Parme Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link năm 1839. Về tác phẩm của ông, chính ông đã nói rằng phải đợi đến năm 1880 độc giả mới hiểu và thưởng thức được, rồi sau ông lại lùi thời hạn đó đến năm 1900. Điều tiên đoán của ông sau này đưực thực hiện một phần lớn. Ngày nay, ông là tác giả mà độc giả thế kỷ 20 hiểu thấu hơn hết. Ông đã ảnh hưởng rõ rệt tới tác phẩm của nhiều nhà văn như Dostoevsky, Marcel Proust, André Gide.

    Như đã nói ở trên, Balzac là người thử thời duy nhất đã biết giá trị thiên tài độc đáo của ông, và đã nhận thức sự đóng góp của ông vào thể văn tiểu thuyết. Về cuốn La Chartreuse de Parme, Balzac đã viết như sau: “Ta không cần phải ngạc nhiên rằng trong mười tháng sau khi tác phẩm lạ lùng đó ra đời, đã không hề có một nhà báo nào đọc hoặc hiểu nó, hoặc nghiên cứu nó, hoặc, đả động nói đến nó”. Ông còn thêm rằng nếu tác phẩm này được người tầm thường thấu hiểu nội dung thì nó đã có đông độc giả như cuốn Clarissa đã thu hút được ngay khi xuất hiện.

    Trong các tiểu thuyết của ông, Stendhal viết về một cuộc đời mà ông ưa thích nhưng không được hưởng. Theo nghĩa đó thì ông là một người lãng mạn trong những người lãng mạn. Nhưng nếu bảo ràng một tiểu thuyết gia có khuynh hướng lý tưởng viết như vậy là nói dối, thì ta cũng có thể nói rằng mặc dù Stendhal chìm đắm trong cái hình thức giả tưởng đó, ông không bao giờ tự dối mình cả. Khi ông tự đặt mình vào một nhân vật nào trong truyện, thì ông phân tích, giải phẫu nhân vật đó với một trực giác và một chân thực kỳ lạ. Nỏi rằng Stendhal là thủy tổ của loại tiều thuyết phân tích tâm lý thì cũng không phải là nói ngoa.

    Flaubert.

    Song trong thời kỳ văn phái lãng mạn đang thịnh hành, Gustave Flaubert (1821 - 1880) buổi đầu cũng thử viết theo truyền thống lãng mạn. Ông đã nhiều lần cố viết cuốn Madame Bovary (Bà Bovary) thành một truyện lãng mạn. Nhưng chỉ khi ông hiệu chính bản thảo theo quan điểm tả chân thì ông mới thấy thỏa mãn. Ông lãnh hội cả hai khuynh hướng tả chân và lãng mạn trong những tác phẩm của Balzac, và thật là một thời khắc đáng ghi nhớ trong văn học sử của Pháp khi ông quyết theo truyền thống tả chân. Ông không màng dùng tiểu thuyết làm một diễn đàn; trước hết ông chỉ là một nghệ sĩ muốn dùng văn chương để mô tả thật đúng cuộc đời. Ông nhiều khi cố gắng gần như thác loạn để tìm cho được những chữ diễn tả thật đúng điều ông muốn nói, chỉ vì mục đích nghệ thuật. Dù tác giả cố ý hay vô tình, một tác phẩm như Madame Bovary cũng khiến cho độc giả phải rung động tinh thần một cách mãnh liệt. Nó xuyên qua mọi tình cảm và vạch rõ sự cần thiết nhìn cuộc đời một cách sáng suốt và thực tế. Nếu độc giả bị rung động thì chỉ vì nội dung câu truyện thôi, chứ Flaubert thì chỉ quan tâm đến cách trình bày tài liệu. Theo ý nghĩa đó, và chỉ trong ỷ nghĩa đó thôi, ta có thể nói rằng Flaubert là một tiểu thuyết gia làm nghệ thuật vị nghệ thuật (2). Ông chỉ viết có hai tác phẩm quan trọng theo hưởng hoàn toàn tả chân đó thôi. Một tác phẩm khác, Salammbo (Salammbô), cho ta thấy học vấn rộng rãi của Flaubert và chứng tỏ tài viết văn của ông. Đó là một tiểu thuyết lịch sử về thành cổ Carthage. Trong cuốn Temptation of Saint Anthony (La tentation de Saint Antoine), ta cũng thấy có những ưu điểm tương tự.

    Zola.

    Vị đại diện thứ tư cho tiểu thuvết gia Pháp là Emile Zola (1840—1903). Ông là nhà tiểu thuyết theo phái tự nhiên vĩ đại nhất về thời đó, và những tác phẩm của ông đã có một ảnh hưởng sâu xa tới những tiểu thuyết thời sau. Đôi khi cũng khó mà phân biệt được rõ ràng giữa hai phái tự nhiên và tả chân. Cả hai văn phái này đều cố gắng miêu tả cuộc đời thật chính xác và làm cho độc giả tin chắc như vậy. Phái tự nhiên thì cố gắn nhận xét đúng như một bức ảnh, nhưng danh hiệu đó thích hợp nhất với nhà văn nào ưa lựa chọn những khía cạnh cuộc đời thường bị gạt bỏ đi vì quá thô bỉ, bẩn thỉu, hay tàn bạo. Chắc chắn là Zola đã chịu ảnh hưởng của tác phẩm La Comédie humaine Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Balzac, nên ông cố gắng thực hiện cái gì mà ông tin tưởng là một cuộc điều tra xã hội thật khoa học, dưới hình thức tiểu thuyết, về một gia đình Pháp, giòng họ Rougon-Macquart. Trong truyện, ỏng theo dõi những nhàn vật của gia đình ấy, kể cả những đứa con chính thức và ngoại hôn, thuộc đủ giai cấp xã hội, và trong một thời gian rất lâu dài. Nhiều tài liệu thật là bỉ ổi, và truyện thì đầy những chi tiết không được chọn lọc kỹ càng nên trở thành phát ngấy. Giả thử ông bớt tin tưởng một chút về khoa học, tin tưởng gần như là cuồng tín dị đoan, và tin tưởng nhiều hơn về tài năng sáng tác của ông, thì ông có thể là một tiểu thuvết gia hoàn toàn hơn, và chắc chắn là thuyết phục được độc giả hơn.

    Tuy nhiên, trong những tác phẩm hay nhất của ông thì Zola vẫn là một tiểu thuyết gia đầy sức mạnh. Cũng như Dickens, ông dùng thiên tài của mình để cải thiện con người. Nếu đó là một công tác tuyên truyền thì ta cứ để cho nó giữ nhãn hiệu ấy cũng được. Ông đã bi kịch hóa những tai hại khủng khiếp của nạn nghiện rượu trong cuốn The Dram Shop (L’Assommoir, 1878), và những bất công dã man, vô nhân đạo trong cơ cấu xã hội và kinh tế của thế giới kỹ nghệ trong cuốn Germinal (3) (1885) mô tả việc điều hành một hầm mỏ ở miền Bắc nước Pháp. Ông còn tỏ ra thành thực và can đảm trong vụ Dreyfus (4). Tin chắc rằng Dreyfus đã bị kết tội oan, năm 1898 Zola đã đăng trên bảo Aurore một bài nhan đề là «Tôi tố cáo» (J’accuse). Kết quả là bản án Dreyfus sau được phúc thẩm, và đại úy Dreyfus cuối cùng được minh oan.

    Những tác phẩm của Zola chứa đựng một sức mạnh ồ ạt. Ông chất vào đấy quá nhiều sinh khí đến nỗi độc giả phải ngán và mong muốn nó ít hơn. Ông bá chủ văn đàn bằng sức mạnh các tác phẩm của ông, cả về trọng lượng lẫn chất lượng. Người ta đã nhiều lần chê ông là quá thiên về cái gì bỉ ổi và thú tánh. Nhưng thật ra quan cảm của ông vốn lành mạnh; ông chỉ như y sĩ ghi những triệu chứng bệnh tật, hay như một nhà cải cách xã hội để mong cải thiện nó. Có thể rằng không một tác phẩm nào của ông được hoàn toàn, nhưng ông là một tiểu thuyết gia mà không ai có thể phủ nhận được sức mạnh và thành tâm thiện chí.

    Vậy nói chung, truyền thống Pháp trong thế kỷ 19 chuyển bước từ văn phái lãng mạn sang văn phái tả chân và tự nhiên.

    (1) Gồm nhiều tác phẩm: Gobseck, La peau de chagrin, Le colonel Chabert, Le médecin de campagne, Eugénie Grandet, Le père Goriol, César Birotteau, La cousine Bette, Le cousin Pons, v. v.

    (2) Tác giả cuốn sách này, như ta đã biết theo lời mở đầu, chỉ coi là văn sĩ chân chính những nhà văn nào dùng nghệ thuật để nói lên một điều gì bổ ích cho nhân tâm thế đạo.Họ bỏ ra ngoài những nhà văn chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật. Quan điểm đó đúng hay sai, chúng tôi không dám lạm bàn. Ở đây dịch giả chỉ xin giải thích điều mà tác giả đã nói: là Flaubert có làm nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng chỉ theo một ý nghĩa nào thôi. Ý nghĩa đó là Flaubert cố diễn tả điều muốn nói dưới hình thức hoàn hảo nhất. Nhưng ngoài khía cạnh đó ra, thì tác giả cuốn sách này còn ám chỉ rằng Flaubert cũng có làm nghệ thuật vị nhân sinh. Ví dụ cuốn Madame Bovary Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vạch rõ những thối tha của giai cấp trung lưu trưởng giả, như vậy là cũng có chủ trương làm nghệ thuật vị nhân sinh.

    (3) Theo lịch của nền đệ nhất Cộng hòa Pháp thì tháng Germinal, nghĩa là mùa cây cối nảy mầm, kể từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 19 tháng tư. Cuốn sách mang tên này của Zola tả đời sống cực khổ của thợ mỏ miền Bắc.

    (4) Vụ án Dreyfus đã chấn động dư luận nước Pháp vào cuối thế kỷ 19. Dreyfus là một sĩ quan, và chỉ vì gốc Do Thái nên đã bị nghi ngờ là có hành vi phản quốc. Điều tệ hại là thượng cấp của ông, dù sau đó biết ông vô tội, vẫn không chịu phúc lại bản án để giữ vẹn toàn thanh danh cho quân đội không hề nhầm lẫn. Biết rằng dư luận quần chúng bị mê hoặc, và sẽ phản đối, nhưng Zola vẫn can đảm đứng lên bênh vực Dreyfus. Quả nhiên ông bị kết án mấy tháng tù vì bài báo bất hủ đó.


    (Hết chương 3).
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/15
  10. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 4

    TRUYỀN THỐNG NGA


    Trong thế kỷ 19, một nhóm tiểu thuyết gia trứ danh, đặc biệt là Gogol, Turgenev, Dostoevsky và Tolstoy, đã đặt nền móng cho truyền thống Nga về thể văn truyện. Ở đây chúng tôi sẽ vừa đứng trên quan điểm người Nga, vừa đứng trên quan điểm người ngoại quốc để nghiên cứu truyền thống đó. Vì vậy phần nầy sẽ dài hơn các phần nói về truyền thống Anh và truyền thống Pháp, gần gũi với chúng ta hơn. Hơn nữa, chúng tôi nghĩ rằng nên kéo dài sự nghiên cứu vấn đề tới thế kỷ 20 và qua cuộc Cách mạng năm 1917, vì những sự kiện này đã ảnh hưởng sâu xa tới cả hai quan điểm giải thích văn chương Nga, quan điểm của người Nga và quan điểm của người ngoại quốc. Trừ chương nói về Sholokhov và một số đoạn khác nói tới Gorky, thì trong tập Lược Khảo này sẽ không nói thêm gì về thể văn truyện của Nga (1).

    Những truyền thống văn chương vượt khỏi biên thùy xứ sở sớm hay muộn thường cũng bị biến thể đi. Hoặc là không được hiểu một cách thấu đáo, hoặc là một phần được chấp nhận còn một phần bị gạt bỏ hay sửa đổi đi trong quá trình thích hợp hóa với nền văn hóa khác. Rồi người ta buộc vào những truyền thống đó những nhãn hiệu căn cước; do đó chúng ta thường nói đến tính bi quan, sẵn sàng theo định mệnh, thích thần bí và phản tỉnh của người Nga. Đôi khi chúng ta không nhận thấy rằng ngay trong văn chương của xứ sở chúng ta cũng có những nét tương tự như vậy. Vì đã là con người thì phải có linh hồn, dù ở Nebraska (2) hay ở Moscow cũng vậy. Theo Bernard Shaw kể lại, có nhiều người reo lên: “Thật là Nga!” khi họ xem một vở kịch của Chekhov lần đầu tiên, mà không nhận thấy rằng những vở kịch mà họ cho là đặc biệt Nga đều có thể thích hợp với mọi gia đình ở thôn quê Âu châu, mà Shaw mệnh danh là những gia đình có tâm hồn tan nát, vì ở đó những thú vui âm nhạc, nghệ thuật, v.v…, đã thay thế thú vui săn bắn và nam nữ tình tự.

    Tây phương dần dần lưu ý đến tiểu thuyết Nga.

    Sự thưởng thức văn chương Nga lan sang Tây Âu và Hoa Kỳ rất chậm vì nhiều lý do, nhất là sự khó khăn dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Khi Turgenev tạ thế năm 1883, Henry James nhận định rằng những người nói tiếng Anh, Pháp hoặc Đức gần như chỉ có ý niệm về dân tộc Nga và văn chương Nga qua những tác phẩm của nhà văn đó thôi. Turgenev lại là người Nga có tâm hồn giống người Âu châu hơn hết trong số những người Nga đương thời, và chính ông đã chịu ảnh hưởng nhiều của những văn hữu Pháp của ông. Còn Dostoevsky, tạ thế năm 1881, thì phải đợi tới khi bản dịch đầy đủ các tiểu thuyết của ông được xuất bản vào khoảng 1910 -1920 mới được mọi người biết đến tỏ tường. Trong nhiều trường hợp người Anh có định kiến về truyện Nga qua sự giải thỉch phê bình của các nhà văn Đức và Pháp. Một thí dụ đáng chú ý là quyển sách trứ danh nói về tiểu thuyết Nga (Le roman russe) của nhà văn Pháp Melchior de Vogüé (1886), được phê bình gia Anh tên là Edmund Gosse năm 1908 cho là “một trong những sản phẩm văn chương phê bình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế kỷ 19”. Gosse lại còn nói thêm rằng mãi tới lúc đó người Tây Âu chỉ hiểu hoặc phỏng đoán rất ít về “tâm hồn bí hiểm của Nga”. Tác phẩm của Melchior de Vogüé đã làm cho nhiều người hứng thú đọc Dostoevsky, và đặc biệt liên kết tâm hồn của Nga với tâm hồn của nhà văn này. Theo danh từ của Vogüé thì “tôn giáo đau khổ” trở thành nhãn hiệu của tư tưởng Dostoevsky.

    Những nhà phê bình Nga về tiểu thuyết trong thế kỷ 19. Belinsky và Dobrolyubov.

    Trước hết ta hãy nhận xét xem người Nga nghĩ gì về các tiểu thuyết gia của xứ sở họ, và những nhà phê bình Nga đã đưa ra những tiêu chuẩn nào. Các văn sĩ Nga, sáng tác và phê bình, thường chặt chẽ hợp tác với nhau, khiến cho văn học sử Nga có một sắc thái đặc biệt. Sự hợp tác này - không phải là luôn luôn êm đềm - khơi đầu với cặp Belinsky - Gogol; Belinsky là người trứ danh nhất trong truyền thống phê bình của Nga, còn Gogol thì là tiểu thuyết gia được nổi tiếng đầu tiên ở thế kỷ 19. Belinsky qua đời năm 1848 khi mới có 37 tuổi. Vào năm 1839, ông đảm nhận mục phê bình văn học trong một tờ báo có thế lực lớn, tờ Memoirs of the Fatherland, vả trong nhiều bài xã luận ông đã xướng xuất thuyết “nghệ thuật vị nhân sinh”; thuyết này đã ảnh hưởng sâu xa thế hệ đương thời và những thế hệ sau. Một phê bình gia khác thời đó, là Dobrolyubov, tạ thế năm 1861, cũng có một chủ trương tương tự. Cả hai ông đều đã sáng tác những bài khảo luận trứ danh. Belinsky viết bài “Khái luận về văn học Nga trong năm 1847” (View of Russian literature for the year 1847). Và Dobrolyubov viết bài: “Chủ nghĩa Oblomov là gì?” (What is oblomovism?) để phân tích cuốn tiểu thuyết Oblomov của Goncharov và làm sáng tỏ ý nghĩa xã hội của tác phẩm đó. Ngày nay độc giả Anh không còn phải căn cứ vào những đoạn tham khảo về hai nhà phê bình trên nữa, những tham khảo vừa ngắn ngủi, bất thường, thiếu sót, lại nhiều khi sai trật, và cũng không cần đến những đoạn trích lục trong các tuyển tập nữa. Vì nhà xuất bản Ngoại ngữ xuất bản cục (Foreign languages Publishing house) ở Moscow vừa cho ra hai quyển sách lớn nhan đề là Tuyển tập các tác phẩm triết lý (Selected Philosophical Works), một quyển dành cho Belinsky và một quyển dành cho Dobrolyubov.

    Nghệ thuật vị nhân sinh

    Người Nga hiểu chủ trương “nghệ thuật vị nhân sinh” như thế nào? Và quan niệm đó đã ảnh hưởng những văn sĩ của họ như thế nào? Trong cuốn Nga quốc biến chuyển (Russia in Flux), Sir John Maynard, là một người Anh thâm hiểu lịch sử và văn hóa Nga, đã nói rằng “trong tư tưởng Nga, ngay từ lâu trước khi chính phủ Bolcheviks lên cầm quyền, đã luôn luôn xuất hiện một sự cố gắng đòi hỏi nghệ thuật phải có giá trị xã hội, và kết án chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật. Tại một buổi lễ kỷ niệm Belinsky năm 1948, một văn sĩ Nga là Fadeyev đã xác nhận rằng Belinsky là thủy tổ của nghệ thuật phải tả chân cổ điển. Như thế có nghĩa là văn chương là sản phẩm của xã hội; văn chương phản ảnh và diễn tả sự phát triển của xã hội ảnh hưởng tới xã hội, và có vai trò giáo dục quần chúng. Người Sô-viết giải thích về Belinsky như sau: khi phán đoán một tác phẩm nghệ thuật phải cứu xét thời kỳ lịch sử nó được tạo ra, và thái độ của nghệ sĩ đối với xã hội. Theo họ thì nhận xét về giá trị nghệ thuật phải phối hợp với sự phân tích ý nghĩa xã hội và lịch sử của nghệ thuật đó. Tuy nhiên, nghệ thuật trước tiên phải là nghệ thuật, vì chỉ trong trường hợp đó nó mới có thể tiêu biểu cho tinh thần và hướng đi của xã hội ở một thời kỳ nào đó.

    Dưới ánh sáng những ý kiến trên, những tác phẩm của Gogol, Turgenev, Goncharov và nhiều văn sĩ khác được đem ra phân tích. Gogol là người mà ta có thể coi như triệt để theo phái tả chân, và đã đề tựa vở kịch The Inspector General với khẩu hiệu: “Chớ nên chê tấm gương nếu thấy mồm anh méo”, thì bị phê bình là không có ý thức rõ rệt phục vụ xã hội, như Belinsky đã nhận thấy trong tác phẩm của ông. Gogol không phải thực sự có ý định là một văn sĩ tả chân và một phê bình gia xã hội. Những bài khảo luận mới mẻ nhất về những tác phẩm của ông đã làm sáng tỏ điều đó (Ví dụ chương nói về Gogol trong quyển An Introduction to Russian Literature của Helen Muchnỉc). Gogol đã lo lắng nhiều hơn toại ý khi được thiên hạ lưu ý và khen ngợi ý nghĩa xã hội của các tác phẩm ông viết. Và khi ông cứ bảo thủ ý kiến trong một cuộc khủng hoảng tôn giáo và chính tay hủy diệt vài tác phẩm của mình đi, thì ông bị Belinsky khiển trách kịch liệt trong một bức thư ngỏ nổi tiếng, chấn động dư luận thế giới, tố cáo ông đào ngũ chính nghĩa của nhân loại tiến hóa.

    Một ít lâu, Turgenev vừa giác ngộ hơn, vừa phục thiện hơn. Người viết tiểu sử ông, là Yarmolinsky, ghi rằng ông đã nghiêm chỉnh nhận những lời cảnh cáo: nên nghiên cứu thời kỳ đang sống, tạo ra những nhân vật điển hình về nam hay nữ giới có thể dễ dàng nhận thấy được, trình bày họ có ảnh hưởng thế nào tới những vấn đề xã hội, và ngược lại chịu ảnh hưởng của những vấn đề đó như thế nào. “Con người thiếu tin tưởng và dễ uốn nắn Turgenev đã chịu áp lực nặng nề của chủ trương người viết văn phải có trách nhiệm công dân đối với xã hội. Và áp lực đó đã khiến ông chú ý đến khía cạnh xã hội và đương thời của cuộc đời, hơn là theo ý hướng hồn nhiên của khối óc vô chính trị của ông”.


    (Còn tiếp...)

    (1) Sự am hiểu bối cảnh lịch sử luôn luôn giúp cho người đọc các tác phẩm văn chương hiểu rõ và hứng thú thêm. Những người Anh đọc tiểu thuyết Nga ít am hiểu lịch sử Nga, chắc chắn là không bằng sự am hiểu lịch sử Anh và Pháp. Chúng tôi xin đề nghị các bạn đọc hai cuốn lịch sử yếu lược mới xuất bản và đáng tin cậy, là cuốn: A Historia of Russia của Sir Bernard Pares, tái bản có hiệu đính năm 1947 (nhà xuất bản Knopf), và cuốn: Russia in Flux của Sir John Maynard in năm 1948 (nhà xuất bản Macmillan). (Chú thích của tác giả)

    (2) Một tiểu bang của Hoa Kỳ.

     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/15
  11. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 4

    TRUYỀN THỐNG NGA (tt)

    Quan điểm của Tolstoy về nghệ thuật.

    Lịch sử huyên náo của Nga ở thế kỷ 19 đã có không biết bao nhiêu cuộc bút chiến, tác phẩm của các đại văn hào có khi bị chê, có khi được khen, và chính ngay các tiểu thuyết gia cũng nhiều lần nhảy vào vòng chiến. Trải qua những cuộc bút chiến đó, truyền thống tả chân và nghệ thuật vị nhân sinh càng ngày càng được phát triển. Năm 1897, cuốn luận của Tolstoy Nghệ thuật là gì? (What is Art?) xuất hiện, khích nộ nhiều người Tây phương, vì họ cho rằng nó vô cớ và độc đoán từ bỏ cái gì ở nghệ thuật từ trước tới giờ vẫn được coi là bất khả xâm phạm. Bernard Shaw không hề xao xuyến về tác phẩm đó, nhưng chàng thanh niên Romain Rolland thì bị giao động, viết thư cho Tolstoy để bày tỏ thất vọng và thắc mắc của chàng. Rồi sau Tolstoy có trả lời cho chàng sinh viên Pháp chưa có tiếng tăm đó. Ông đã sửa đôi chút ít và làm cho ý kiến của ông được thêm sáng tỏ; và ông đã thâu được một đồ đệ trung thành tới mãn đời. Giáo sư Ernest Simmons, trong quyển Leo Tolstoy, gọi quyển tham luận của nhà văn này là “phần đóng góp khiếm nhã nhất vào việc nghiên cứu nghệ thuật được viết từ trước tới nay”. Nhưng mặc dầu khiếm nhã, tác phẩm đó vẫn không bị người ta coi thường; Tolstoy đã suy nghĩ về đề tài này suốt trong 15 năm. Ý kiến của ông không nghịch với bộ óc của người Nga; đó là những ý kiến quen thuộc với họ, mặc dầu trước đó chúng chưa hề được diễn tả một cách quyết liệt và khéo léo như thế.

    Theo Tolstov, nghệ thuật là một hoạt động của con người, và với tính chất đó, nó phải có một mục đích và ý định, nghệ thuật không thể chỉ vị nghệ thuật được. Giá trị của nó phải được cân nhắc theo ảnh hưởng tốt hay xấu nó đem lại cho nhân loại. Mà không phải chỉ riêng những người đã được giáo dục để có tình cảm sắc bén mới có thể thưởng thức được nghệ thuật. Một đứa trẻ nhà quê cũng có khả năng đó, tuy là khả năng tiềm tàng; Tolstoy biết rõ như vậy nhờ ở kinh nghiệm thâu thập được nhiều năm trước, khi ông dạy học cho trẻ con ở nông trại quê nhà. Theo ý ông, nghệ thuật không phải là việc sản xuất những tác phẩm vui tai đẹp mắt, nó không phải là trò chơi giải trí, mà là một phương tiện liên kết người nọ với người kia, làm cho họ thông cảm với nhau; nó rất cần thiết để tiến tới hạnh phúc cá nhân và toàn thể nhân loại. Những tình cảm xấu cũng như tốt đều có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác, và lẽ tự nhiên, nghệ thuật càng hợp đoàn cá nhân trong những tình cảm tốt bao nhiêu, thì càng bổ ích cho nhân loại bấy nhiêu. Khi những người thù nghịch nhau mà lại thông cảm với nhau về âm nhạc, văn chương hay hội họa, và nhận thức được hợp đoàn và tương ái, “thì ai nấy đều sung sướng được thấy người khác cũng cảm nghĩ như mình, sung sướng được thấy mình cảm thông không những với những người đứng trước mặt mình, mà còn với mọi người sống đồng thời, hơn nữa, qua âm dương cách biệt, với cả những người sống trong quá khứ hay tương lai, đã hoặc sẽ cảm nghĩ như mình. Nghệ thuật tôn giáo gây cho người ta lòng kính ái Thượng đế và đồng loại, và nghệ thuật đại đồng gây những tình cảm giản dị chung cho mọi người, đều có tác dụng đó. (trích trong quyển Nghệ thuật là gì?)

    Tây phương tiếp nhận quan điểm của Tolstoy về nghệ thuật

    Các phê bình gia ngoại quốc lẫn tránh hơn là chịu khó thảo luận định nghĩa nghệ thuật của Tolstov. Họ khó chịu mặc dầu không ngạc nhiên lắm khi thấy ông cho rằng một chuyện cổ tích hoặc một bài dân ca đơn giản làm khoái chí hàng triệu dân chúng lại có giá trị nghệ thuật hơn một nhạc kịch, một khúc nhạc hòa tấu, hay một cuốn tiểu thuyết gây hứng thú cho một thiểu số người thượng lưu đã được đặc biệt giáo dục để có thể thưởng thức chúng. Theo Tolstov, loại nghệ thuật chỉ được một thiểu số biết thưởng thức là loại nghệ thuật đồi trụy, cũng như hệ thống xã hội bóc lột đa số cho thiểu số hưởng thụ. Đọc cuốn Nghệ thuật là gì? sẽ làm cho ta hiểu những lời phê bình của người Sô-viết hiện tại về nghệ thuật đồi trụy của Tây phương. Chính Tolstoy đầu tiên đă phê phán như vậy. Chúng ta đã biết ông nói gì về bản nhạc kịch Ring của Wagner. Chúng ta tự hỏi không biết ông sẽ dùng những danh từ gì để phê bình tác phẩm Finnegan’s Wake. Và nếu ta muốn biết một quan điểm khác về nghệ thuật, ta có thể tìm thấy ở cuốn Portrait of the Artist as a young man của Joyce. Tầm quan trọng của cuốn Nghệ thuật là? không phải ở những lời phê bình bất nhã đối với vài tác phẩm nghệ thuật, mà ở sự diễn tả niềm tin tưởng của Tolstoy vào linh tính nghệ thuật của mọi người, giúp họ kết hợp lại thành một cộng đồng cảm nghĩ để tiến tới tình huynh đệ trên tứ hải.

    Truyền thống tả chân của Nga: Tolstoy, Gorky, Chekhov.

    Năm 1900, tại Yalta thuộc Crimea, ba văn sĩ Nga tình cờ gặp nhau và bàn luận về cuộc đời và nghệ thuật. Lúc đó Tolstoy đã trên 70 tuổi và vừa qua một cơn ốm nặng; Chekhov thì mới tứ tuần nhưng chỉ bốn năm sau sẽ tạ thế; còn Gorky thì 32 tuổi và đã nổi tiếng là một nhà viết truyện ngắn đầy hứa hẹn. Chekhov rất lo lắng về việc một ngày kia Tolstoy sẽ qua đời; ông nói: “Chừng nào Tolstoy còn ở trong văn giới, thì chúng ta thấy dễ dàng và hứng thú làm một nhà văn. Tôi không phải là một người có tín ngưỡng, nhưng trong mọi tin tưởng thì tôi thấy tin tưởng của Tolstoy là gần gũi và mật thiết nhất với tôi”. Tolstoy cũng rất mến Chekov và nhận thấy rằng nhà văn này thật có cá tính của người Nga. Trái lại Gorky làm cho ông thắc mắc vì Gorky là một loại người Nga mới. Tolstoy đã chất vấn Gorky nhiều câu oái oăm, ví dụ về lòng tin ở Thượng đế. Khi Gorky nói rằng mình không có tín ngưỡng thì Tolstoy bảo rằng không đúng: “Bản chất anh là một người có tín ngưỡng, và anh không thể tiếp tục sống không tin vào Thưọng đế”. Tolstoy đã nhận định rất đúng. Gorky tin tưởng ở con người và tương lai con người, lòng tin tưởng đó càng lớn mạnh lên với những năm khó khăn sau này. Chúng ta thấy truyền thống văn chương Nga là một cái gì sống động khi chúng ta suy nghĩ về bộ ba người đó, và những điều họ đã nói trong cuộc hội họp năm 1900 ở Yalta.

    Tolstoy.

    Ông là một nhà quý tộc, một địa chủ, nhờ gia thế được hưởng mọi ưu đãi của xã hội. Những bậc tiền bối ông là Puskhin và Turgenev cũng thuộc giòng quý tộc. Cũng như họ, ông đã là văn gia đại tài. Nhưng về tuổi già, ông khắc khoải quay về những vấn đề xã hội khẩn nguy của xứ sở ông và của nền văn minh Tây phương, ông trở thành một nhà giảng đạo và một bậc tiên tri. Tolstoy đã kể chuyện này cho Gorky nghe: Một hôm, ông trông thấy một người đàn bà say rượu nằm lăn dưới rãnh bẩn thỉu ở Moscow, đứa con trai nhỏ thì ngồi trên bờ hè và đang khóc. Và ông bảo Gorky “Chắc anh đã trông thấy nhiều người đàn bà say rượu, nhưng anh chẳng nên tả cảnh tượng đó. Tại sao? Tôi cũng không biết nữa... Tôi không nhớ ra”. Nhưng liền sau đó ông lại tự mâu thuẫn ngay: “Sự việc gì cũng phải mô tả ra cả… nếu không thì đứa trẻ kháu khỉnh kia sẽ phiền lòng… Nó có thể trách cứ chúng ta. Nó sẽ bảo chúng ta: Gác ông viết không đúng, sự thật không phải như vậỵ. Nó đòi hỏi sự thật”.

    Gorky đã nhập tâm bài học đó và nhiều bài học khác tương tự, và đã nói ra những sự thật kinh khủng của đám cùng dân, dù phũ phàng đến đâu, và cả sự thật thủa ấu thời và thanh niên của chính mình để giúp ích cho đám trẻ mai hậu. Đó là một khía cạnh của quan niệm tả chân của Nga, của quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh.

    (Còn tiếp...)
     
  12. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 4

    TRUYỀN THỐNG NGA (tt)

    Chekhov.

    Chekhov đại diện cho thế hệ đã sinh trưởng trong vòng cương tỏa của chế độ nông nô, và đã tranh đấu để có được một trình độ giáo dục khả dĩ giúp ích cho bản thân họ và cho những người chung quanh họ. Ông là cháu của một nông nô. Ông đã từng viết: “Cái gì mà những văn sĩ thuộc giai cấp thượng lưu, không phải khó nhọc chút nào, được Tạo hóa ban cho, thì người hạ lưu phải phí cả một thời thanh xuân mới có được”. Và ông kể tiếp đến chuyện một chàng thanh niên thuộc giòng hạ lưu đó (tức là chính ông) đã phải đau đớn lột xác nô lệ của mình như thế nào cho tới một buổi sáng đẹp trời kia, khi tỉnh dậy cảm thấy trong huyết quản không còn một giọt máu của người nô lệ nữa, mà là máu của một con người tự do. Chúng ta thường cho rằng Chekhov tả những nhân vật chán nản, đặc biệt là những người trí thức sống về cuối thế kỷ, vô tình, ý chí tê liệt, đôi khi khả ái như những nhân vật trong truyện Cherry Orchard, nhưng bất lực để tự cứu mình. Nhưng trong gần khắp các vở kịch và vài cuốn tiểu thuyết của ông, thì lại thấy xuất hiện một nhân vật như bác sĩ Astrov trong cuốn Uncle Vanya, “vừa trồng cây, vừa thả tâm hồn phiên đãng đến ngàn năm về sau”. Những người công nhân đó bình thản đàm luận về lao động lương thiện và cần mẫn, để tiến tới một tương lai hạnh phúc. Hạnh phúc đó có thể không đến với họ trong vòng một hai trăm năm, nhưng họ tin chắc rằng thể nào cũng phải đến. Chính Chekhov cũng đã có lối sống lao động như vậy, trong sự nghiệp văn chương và trong nghề bác sĩ của ông.

    Gorky.

    Gorky xuất thân ở giai cấp mạt lưu xã hội, ông bị ném vào đời từ thủa lên chín, để hoặc bị chìm hoặc phải cố gắng mới ngoi lên được, mà lại không có một chút cơ hội nào để học hỏi như Chekhov đã may mắn có. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, ông đã học ở trường đời, trong các xưởng máy, trên các thuyền bè, trong hầm lò bánh, trong các quán trọ, để tin tưởng rằng dân tộc Nga có bản chất lành mạnh, mặc dầu đã bị bao thế kỷ ngu dốt và nghèo khổ dầy vò. Ông cũng đã học để tin tưởng rằng phải chống đối bạo tàn chứ không chịu tùng phục. Chính tiếng gọi của những khách giang hồ ưa thích tự do trong các tác phẩm của Gorky đã đập tan không khí chán nản nghẹt thở về cuối thế kỷ, và Gorky đã trở nên nhịp cầu bắc ngang từ truyền thống cũ sang truyền thống mới. Một trong những công việc đầu tiên mà ông làm sau khi Cách Mạng thành công là phát hành những ấn bản giá rẻ các tác phẩm hay của Nga hoặc của các quốc gia khác, để phổ biến rộng rãi trong quần chúng Nga. Và trong bài tựa cuốn thư mục của nhà xuất bản, ta lại nghe thấy giọng nói của Tolstoy: “Cứu cánh tối hậu của văn chương là thực hiện vai trò của sức mạnh đoàn kết chặt chẽ và bền chắc mọi dân tộc trong ý thức đòi hỏi hạnh phúc của một cuộc đời đẹp đẽ và tự do”. Rồi ông nói đến tâm trạng cô đơn do những khác biệt và mâu thuẫn giữa người nọ với người kia tạo ra: “Nếu một ngày kia người ta muốn thắng tâm trạng cô đơn đó, thì chỉ có thể thành công bằng đường lối sáng tác tinh thần, kết hợp mọi cố gắng trong lãnh vực văn chương và khoa học... Tất cả các tác phẩm văn chương, dù là văn xuôi hay văn vần, đều phải thấm nhuần sự thống nhất tình cảm, tư tưởng, lý tưởng của mọi người, sự thống nhất những nguyện vọng thiêng liêng hưởng về vui thú tự do của tâm hồn, với sự thống nhất hy vọng có thể đạt tới những hình thái siêu việt của cuộc đời”.

    Những yếu tố khác trong truyền thống Nga.

    Lẽ tự nhiên, truyền thống văn chương Nga thời tiền cách mạng không phải một lúc mà đột ngột thành hình được. Trong những năm 1890 và kế tiếp, đã có những phong trào tân tiến, chú trọng đến những giá trị văn hóa và cá nhân hơn là những giá trị chính trị và xã hội; có những người xướng ra những triết lý duy mỹ, thần bí và tôn giáo. Một nhóm thi sĩ ưu tú chịu ảnh hưởng của phái tượng trưng Pháp, và do đó ở Nga đã phát khởi những phong trào tượng trưng, hình ảnh (1) và vị lai (2). Tuy thể văn truyện chịu ảnh hưởng của các phong trào đó ít hơn thi văn, nhưng những tiểu thuyết của Biely hay Remizov (phần nhiều chưa được dịch sang Anh ngữ) cũng đã có những đặc điểm mà các phê bình gia xếp vào hệ phái Joyce. Giữa Andreyev và Poe, có nhiều điểm tương đồng được ghi nhận. Một văn sĩ khác, ông Dmiltry Merezhkovski, đã được nổi danh ở ngoài nước Nga là một phê bình gia và một lịch sử tiểu thuyết gia có tài. Những tác phẩm của Dostoevsky đã gợi cho Merezhkovski nhiều cảm nghĩ về tôn giáo và triết lý, vì ta thấy Merezhkovski đã nói rất nhiều về Đửc Chúa hiện thân thành người và con người chung bản thể với Đức Chủa. Ông cũng đă đưa ra những lý thuyết để đối chiếu quan niệm Hy Lạp cổ và quan niệm Gia Tô giáo về lịch sử thế giới, và đi tới kết luận rằng cần phải có một sự tổng hợp dung hòa hai quan niệm đó. Ông đã bị những lý thuyết đối chiếu và tổng hợp đó ảm ảnh đến nỗi đã lơ là công việc sáng tác các tiểu thuyết lịch sử. Tác phẩm siêu việt nhất của ông, Tolstoy and Dostoevsky (một phần đã được dịch sang Anh ngữ dưới nhan đề Tolsloy as man and artist, 1902), đối chiếu Tolstoy “nhà tiên tri của nhục thể” với Dostoevsky “nhà tiên tri của linh hồn”. Những phê bình gia Sô-viết đã liệt tác phẩm đó vào loại huyền bí và phản động. Tuy nhiên, nó đã có ảnh hưỏng lớn tới Tây phương, quá khuôn khổ quan trọng mà các phê bình gia Nga dành cho nó.

    (1) Imagism: một phong trào thi văn, khởi thủy từ năm 1912, chủ trương thi sĩ phải diễn tả ý kiến của mình bằng những hình ảnh thật rõ rệt, không tượng trưng, và xử dụng âm điệu trong câu thơ hơn là những luật thơ cổ điển.

    (2) Futurism: một phong trào nghệ thuật chối bỏ mọi phương pháp cổ điển, và chủ trương tái tạo nghệ thuật và đời sống trên căn bản hiện tại cách mạng và cơ khí, và tương lai.



    (Còn tiếp...)
     
    Last edited by a moderator: 24/7/16
  13. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 4

    TRUYỀN THỐNG NGA (tt)


    Sự phát triển của văn học và phê bình Sô-viết.

    Sau một thời kỳ đảo lộn như cuộc Cách mạng 1917, khòng còn một truyền thống xưa nào được tồn tại nguyên vẹn. Ngày nay, sau 30 năm, ta đã có những bài khảo cứu đáng tin cậy về lịch sử văn học Sô-viết từ năm 1917; nhiều bài khảo cửu đó được ghi trong bảng sách tham khảo đỉnh hậu. Ở đây chúng tôi chỉ cần nói rằng từ năm 1932 đã có một sự dung hợp văn chương mới xuất hiện trong những năm 1920 với những truyền thống lớn của văn học Nga trong thế kỷ 19. Một phong trào tái định giá trị và đồng hóa hai trào lưu cũ và mới đã được phát động, lúc đầu hãy còn ngập ngừng gián đoạn, rồi từ 1932 về sau thì được tiếp tục bền bỉ. Cái được gọi là “di sản văn học” được các nhà trí thức hết sức chú ý, và những sách Nga được nổi tiếng thời xưa càng ngày càng được tái xuất bản cùng với phong trào diệt trừ nạn mù chữ được lan rộng, Truyện Nga chịu ảnh hưởng của Tolstoy nhiều hơn là của Dostoevsky, nhưng cả hai ảnh hưởng đều rõ rệt. Sholokhov tiêu biểu cho ý thức quay về lối văn kể truyện của Tolstoy, còn Leonov thì được George Reavey (Trong cuốn Soviet LiteratureToday) coi như là hậu duệ độc nhất của Dostoevsky được phát giác trong thời đại Sô-viết, vì ông dung hợp mới và cũ và diễn tả tâm lý rất tế nhị.

    Trong cuốn Outline of modern Russianliterature, giáo sư Simmons viết rằng:“Văn chương Nga đầy rẫy ý thức xã hội và trách nhiệm sâu xa đối với dân chúng”. Quan niệm tả chân của xã hội chủ nghĩa là “cố gắng hợp nhất văn học và cuộc đời, hướng dẫn sáng tác hiện tại tới một sáng tác tương lai có ý nghĩa hơn”.

    Về vấn đề nghệ thuật có đi tới quần chúng được không – vấn đề này là một trong những thử thách được thảo luận nhiều nhất của quan niệm Tolstoy cho rằng nghệ thuật có đi tới quần chúng mới xứng danh là nghệ thuật - ông Reavey có trích một bài của một nghệ sĩ Nga như sau: Cái gì quần chúng không hiểu được và quá xa vời quần chúng thì không thể là một tác phẩm lỗi lạc, một tác phẩm đáng truyền tụng. Tuy nhiên, “cũng có những nghệ sĩ cần thiết cho nghệ sĩ. Họ hiện diện chính đáng như là nhà tièn tri vạch ra những đường lối mới, nhà thi nghiệm khám phá ra những khả năng mới”. Bài nàv xuất hiện năm 1945 (Trong tập Soviet Literature Today, trang 21-22). Chúng ta nên ghi nhận tầm quan trọng của bài này nhận đinh sự cần thiết của một loại nghệ sĩ cho giới nghệ sĩ.

    Tây phương nhận định về sự đóng góp của Nga vào thể văn truyện như thế nào?

    Bây giờ ta trở về vấn đề: ngoại quốc, nhất là Anh và Mỹ, đã nhận định về truyền thống Nga trong bộ môn truyện ra sao? Truyền thống đó đã vượt khỏi biên giới nước Nga và được Tây phương chấp nhận hay sửa đổi như thế nào? Người ta đã bắt đầu làm công việc này từ trên 75 năm trước, qua nhiều tình tiết nhiêu khê và lộn xộn lắm. Công việc thu thập những sự kiện liên quan và tìm hiểu ý nghĩa của nó thì phần nhiều chỉ đóng khung trong những luận án thi tiến sĩ về vài cá nhân tiểu thuyết gia như Turgenev, Dostoevsky, Tolstoy và Gogol. Nhưng các phê bình gia, bất kỳ am hiểu nhiều hay ít, là nhà phê bình chuyên môn hay chỉ có tính cách tài tử, đều nói quá nhiều về đề tài và lắm khi lại mâu thuẫn với chính mình, hoặc người nọ mâu thuẫn với người kia. Ở đây chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài ý kiến để rộng đường tham khảo.

    Từ năm 1875 tới ngày nay, người ta đã thảo luận rất nhiều về chủ nghĩa tả chân, về tâm lý và hình thức của tiểu thuyết và truyện ngắn Nga. Và trên những khía cạnh này người ta đều quả quyết rằng truyền thống Nga đã ảnh hưởng tới những tiểu thuyết gia Tây phương (Pháp, Đức, Anh, Mỹ). Còn về điểm đặc biệt nhất và bền bỉ nhất của di sản văn học Nga - tức là thuyết nghệ thuật vị nhân sinh và trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ - thì các phê bình gia Tây phương lại chỉ chú ý tới rất ít. Thực ra, cũng có một vài tiểu thuyết gia được cảm hóa về quan niệm đó; ví dụ William Dean Howells, sau khi khám phá ra Tolstoy, đặt “nghệ thuật vĩnh viễn ở dưới nhân loại”. Ở Pháp thì có Romain Rollanđ, khác Howells ở chỗ sớm giác ngộ về thuyết nghệ thuật vị nhân, sinh, và đã xử dụng quan niệm đó làm một chủ lực trong các tác phẩm của ông. Nhưng George Moore, Arnold Bennett, Henry James, Stephen Crane thì không có tin tưởng như thế. Họ chỉ thâu nhận được của Nga một ảnh hưởng có tính cách hoàn toàn nghệ thuật. Crane tôn Tolstoy là “một nghệ sĩ vĩ đại”, nhưng lại không đếm xỉa đến “người truyền bá đạo lý chuộc tội cho nhân loại”.

    Chủ nghĩa tả chân của Nga và của Pháp.

    Turgenev, Tolstoy và Dostoevsky lần lượt chia xẻ với Zola và Ibsen vinh dự mở rộng quan niệm tả chân trong nghệ thuật, để làm cho truyền thống Anh được thêm phong phú, và thoát ly nghệ thuật ra khỏi vài bó buộc của thời đại nữ hoàng Victoria. Matthew Arnold nhận thấy trong cuốn Anna Karenina có nhiều tình tiết bi thảm, khó chịu, nhưng tuyệt nhiên không hề khích động dục tình. Ông nói: “Hoàn toàn không có gì là bỉ ổi trụy lạc cả”. Nhưng cái bỉ ổi trụy lạc đó, ông lại thấy trong cuốn Madame Bovary của Flaubert.Và các nhà phê bình Anh thời 1880 - 1900 đã nhiều lần vạch rõ điểm khác biệt đó giữa phái tả chân Nga và phái tả chân Pháp. Ví dụ một cộng sự viên của tạp chi The Westminster Review đã nói rằng: “Cái lối tả chân của Tolstoy khác xa với lối tả chân của văn phái Pháp đã suy tàn. Lối của Tolstoy không phải là 1ối tả chân cái rãnh nước, vì trong rãnh nước ông nhìn thấy hình ảnh của bầu trời”. Câu văn trên chỉ là một ví von hơi yếu, nhưng các tạp chí thời đó có rất nhiều những câu ví von hoa mỹ như vậy.

    Còn lối tả chân của Dostoevsky thì cũng được độc giả Tây phương lĩnh hội, nhưng có phần hoang mang. Khi tường thuật bản dich Pháp văn của cuốn Crime and Punishment (1886), một tạp chí đã phải công nhận rằng vai nam trong truyện là một kẻ sát nhân và vai nữ là một con điếm, nhưng “chàng đã hối lỗi, còn nàng thì là một trong những nhân vật cao thượng nhất đã được sáng tác”. George Gissing đã có phân tích tế nhị hơn trong cuốn viết về Dickens (1898). Ông nhận thấy rằng Dostoevsky không những luôn luôn trong sạch, lại còn rất đứng đắn “theo quan điểm riêng biệt của chúng tôi”. Và sở dĩ Dostoevsky hơn Dickens về lối tả chân, là vì ông “nhận thức một cách thẳng thắn những sự kiện mà Dickens buộc phải làm ngơ hay chỉ dám ám chỉ một cách rụt rè”. Đem so sánh cảnh giết người tả trong cuốn Crime and Punishment với cảnh giết người tả trong truvện của Dickens, thì ta nhận thấy rằng “cách tả những nhân vật sát nhân của Dickens rất yếu ớt. Ta chỉ thấy tên sinh viên gầy gò với cái búa nhỏ dưới áo đi lẻn lên gác, ta chỉ thấy hắn khi tội ác đã phạm xong và nghe thấy tiếng chuông hãi hùng kêu vang trong căn buồng im lặng”. Trái lại, lối tả chân của Dostoevsky là một lối tả chân mới mẻ, không được người ta hiểu rõ cho tới khi thuyết tâm lý xuất hiện để theo kịp những vở kịch của ông gây những cảm xúc tương phản, và đưa ra những nhân vật có tâm lý phiền toái, khi thế này khi thế nọ.

    Các cuộc tranh luận về phái tả chân trong những năm đầu đã được Quiller-Couch tóm tắt trong báo Pall Mall Gazette, số ra tháng 2 năm 1901 như sau: “Cả lối tả chân của Pháp và lối tả chân của Nga đều đến với chúng ta cùng một lúc hay gần cùng một lúc, và lối của Phảp đã bị lối của Nga đánh bại”. Trước sự phán đoán của Âu Châu, Turgenev và Tolstoy đã mạnh mẽ chứng minh rằng truyện phải đề cập tới “những sự kiện tinh thần, thầm kín, sâu xa, chứ không phải tới những sự kiện vật chất, ngoại diện, nông cạn; phải giải thích tâm lý con người chứ không phải đếm xem áo có bao nhiêu khuy”. Lối tả chân đã phát khởi từ định nghĩa đó và những định nghĩa khác, khi nhiều loại tiểu thuyết mới, ở trong nước cũng như ở ngoại quốc, xuất hiện khiến người ta phải lưu ý tới. Nhưng bao giờ thì ý nghĩa của thuyết tả chân cũng nghiêng về lối của Nga.

    Nhiều năm trôi qua và một thế hệ phê bình gia mới vẫn còn bàn tán về lối tả chân của Nga, vẫn còn thấy cần phải làm gì hơn là đếm các khuy áo, nhưng không còn nhận xét giống như trước kia nữa. Ta hãy lấy nhà văn V. S. Pritchett làm tỷ dụ gần đây. Ông viết trong tạp chí New Statesman and Nation, số ngày 25 tháng 4 năm 1942 rằng: “Nếu ta cố gắng định nghĩa tính chất nào đã làm cho tiểu thuyết Nga có uy danh rực rỡ, thì chúng ta cũng phải bám vào lối tả chân của nó. Nhưng từ trước tới nay vẫn có một đề tài nằm đằng sau đề tài trực tiếp, nó đã đưa lối tả chân của Nga lên cao khỏi mặt đất vài tấc. Đề tài đó là định mệnh của nước Nga”. “Cái ưu điểm của các tiểu thuyết gia Nga là họ phải phản ứng với vấn đề Nga, ưu điểm hơn nữa là vấn đề Nga trở thành một vấn đề chung cho toàn thể thế giới, tức là vấn đề ý nghĩa và tính cách cần thiết của sự trổi dậy của quần chúng”. (Câu này rút ở một bài xã luận gần đây của ông Pritchell, cũng trên tạp chí nói trên, số ra ngày 17 tháng 1 năm 1942). Ở câu này ta thấy người ta đã nhận thức vai trò của quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” khi nó đem lại cho tiểu thuyết Nga một tính chất đặc biệt.

    (Còn tiếp...)
     
  14. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 4

    TRUYỀN THỐNG NGA (tt)


    Ảnh hưởng của Nga vào hình thức của tiểu thuyết về truyện ngắn.

    Turgenev.

    Trong khoảng những năm 1870-1880, dưới sự hướng dẫn của các phê bình gia, nhất là của Henry James và W.D. Howells, các độc giả Mỹ được hiểu biết hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nga. Đặc biệt nhà văn Turgenev được chú ý nhiều hơn hết, nhất là trên tạp chí Atlantic Monthly, vì James và Howells viết bài ở đó. Họ đã nhấn mạnh vào lối bố trí câu truyện gọn ghẽ, nhận xét khách quan, chú trọng đến nhân vật, cùng với những đề tài luân lý làm sáng tỏ quan niệm tả chân của ông. Do đó, một quan niệm xây dựng tiểu thuyết cho hay được thành hình: mỗi truyện chỉ chứa đựng một đề tài, đóng khung trong một cảnh ngộ gay cấn, và diễn tả với phương tiện càng ít càng tốt, chú trọng vào nhân vật hơn là xử dụng nhiều tình tiết éo le. James cảm phục nghệ thuật của Turgenev, và khi viết tiểu thuyết cũng theo đường lối đó; ảnh hưởng này đã được nghiên cứu kỹ càng (xem danh sách tham khảo dưới tên Henry James). Có lẽ trừ một trường hợp đặc lệ, Henry James chỉ chịu ảnh hưởng của Turgenev về phương diện nghệ thuật mà thôi. James hình như không để ý đến sự những tiểu thuyết của Turgenev có liên quan với tình hình thay đổi nhanh chóng của Nga, hay đến kỹ thuật diễn tả đời sống của một dân tộc vào những thời kỳ lịch sử nào đó. Nhưng có một lần, trong một bài khảo luận rất hay viết sau khi Turgenev tạ thế, James bảo rằng có một vấn đề quan trọng trong đời Turgenev hơn là vấn đề viết tiểu thuyết cách nào cho hay. Turgenev đã viết nhiều truyện và kịch, nhưng bi kịch lớn của đời ông là sự tranh đấu để tiến tới một tình trạng tốt đẹp hơn cho nước Nga. Ba năm sau khi Turgenev tạ thế (1886), James xuất bản cuốn The Princess Casamassima, trong đó ông đề cập tới những vấn đề xã hội và cách mạng. Nhiều phê bình gia đã so sánh rất xác đáng cuốn đó với cuốn Virgin Soil của Turgenev.

    Trong suốt 70 năm Turgenev được mọi người hâm mộ vì hình thức truyện của ông. Và khi những nhà văn Anh (như Galsworthy và Bennett) tìm cách học đòi ông, thì họ cố gắng xây dựng tiểu thuyết của họ theo kiểu mẫu ông đã vạch ra. Bà Virginia Woolf có một quan niệm về hình thức truyện hơi khác James; bài phân tích nghệ thuật Nga của bà gần như là một bài phân tích nghệ thuật của chính bà: “Turgenev không coi truyện là một chuỗi biến cố tiếp tục nhau; ông coi truyện là một chuỗi cảm động tỏa ra từ một nhân vật ở trung tâm, và đoạn này liên tiếp với đoạn kia không phải bởi biến cố, mà bởi cảm xúc ... Turgenev rất tinh tế về cách nhận thức cảm xúc đến đỗi dù ông diễn tả một sự trái ngược đột ngột, hoặc đang nói về người rồi lại nói đến bầu trời hay rừng núi, thì ta thấy rằng tất cả những sự việc đó đều gắn liền với nhau, vì ông đã trực giác rất đúng”.

    Tolstoy.

    Trái với Turgenev, cả Dostoevsky và Tolstoy lúc đầu hình như không có chú trọng đến hình thức để viết tiểu thuyết. Họ chỉ cần đưa ra những “mảnh đời” những “khoanh đời” thôi. Do đó, tuy Matthew Arnold hết sức hoan nghênh cuốn Anna Karenina, nhưng rồi sau Saintsbury lại chê các tiểu thuyết Nga là không chải chuốt và khó tiêu. Còn Henry James (1914) thì không tìm thấy ở cuốn War and Peace một điểm nào khả dĩ tập trung được sự chú ý của độc giả, và tiếc rằng thế hệ trẻ mà ông miêu tả (Hugh Walpole, Gilbert Cannan, Compton Mackenzie) lại đi tìm cảm hứng ở Tolstoy hơn là ở Turgenev. Ông nói rằng họ vắt những trái cam tròn lớn chỉ để vắt thôi, chứ không biết chọn lựa và với ý định gì. Nhưng một trong số những người vắt cam đó, là Compton Mackenzie, thì lại nhận rằng Dostoevsky hiển nhiên có ảnh hưởng đến ông, chứng cứ là sau khi đọc tác phẩm của nhà văn này, ông đã “thiết tha thấy phải nói ra sự thực”. Hơn nữa, khi các phê bình gia nhận thấy Tolstov cũng cẩn thận lựa chọn tài liệu để viết văn, và có ý định rõ ràng nên viết những gì, và thấy những tiểu thuyết của Dostoevsky đều có tính chất kịch rất phong phú, thì họ kịp thời rút lại lời phê bình trước rằng tác phẩm của các văn sĩ Nga chỉ là những mảnh đời không có hình thức để xây dựng thành tiểu thuyết.

    Chekhov và truyện ngắn.

    Lúc đầu, những truyện ngắn của Chekhov đều bị coi là không có hình thức xây dựng vững vàng. Rồi sau (một phần lớn nhờ các phê bình gia như Mirsky và Gerhardi), người ta nhận thấy ông cũng
    đã sáng tạo ra được một hình thức mới. Trong bài tựa cho tuyển tập The greatest stories of all time, Somerset Maugham coi Tolstoy là người đã phát minh ra thể truyện ngắn mà chúng ta quen thuộc, và các nhà văn Nga nói chung, Chekhov nói riêng, đã có thanh thế rất lớn trong việc thay đổi cách xây dựng và thưởng thức truyện ngắn. Ông lại còn nói rằng khi truyện ngắn của Chekhov xuất hiện, thi chúng cho ta một ý thức về sự thật mà các truyện ngắn hay nhất của Maupassant cũng không đạt tới, vì nhà văn này đưa ra một kiểu mẫu cố định cho truyện ngắn khiến cho ta không thể nào hoàn toàn chấp nhận được.

    (Còn tiếp...)
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/7/15
  15. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 4

    TRUYỀN THỐNG NGA (tt)

    Ảnh hưởng của Nga vào tiểu thuyết tâm .

    Theo sự hiểu biết của người Tây phương, thì tâm lý người Nga trước hết là tâm lý của Dostoevsky và những đặc tính quyến dỗ của tâm hồn Nga. Anh và Mỹ sùng bái Dostoevsky nhất là vào khoảng những năm 1912 đến 1930; sự trạng này đã được bà Helen Muchnic nghiên cứu kỹ càng trong một bài luận về sự nổi danh của Dostoevsky ở Anh quốc. Bà đã phân tích sự sùng bái này là một hiện tượng phức tạp, gồm nhiều yếu tố: một phần là thiện cảm đối với dân tộc Nga trong thời chiến tranh (vì Nga là một đồng minh của Anh), một phần là xu hướng thần bí, một phần là ham thích nghiên cứu những trạng thái tâm lý dị thường và những phát minh của khoa phân tích tâm lý học, một phần là muốn thí nghiệm một lối nghệ thuật mới. Những người chịu ảnh hưởng Dostoevsky trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần kịch liệt; có người, như Middleton Murry, thì tôn thờ ông hết mình; có người, như Joseph Conrad, thì lại ghét Dostoevsky thậm tệ, hoặc như D. H. Lawrence thì bị đau khổ giằng xé giữa yêu đương và ghét hận.

    Dostoevsky lưỡng tính (1).

    Dostoevsky thường tả những bão tố nội tâm của các nhân vật trong truyện, khiến cho độc giả phải suy nghĩ về bản chất của điều thiện và điều ác, và về những điều dị kỳ có thể dấu diếm trong thâm tâm những người bề ngoài rất đúng mực lành mạnh. Những trực giác, viễn kiến và phát minh của ông, bây giờ được trang bị bằng những danh từ của khoa phân tích tâm lý học, nhưng trước khi có những nhãn hiệu đó chúng còn kích thích người ta hơn nữa. Đặc biệt là các tiểu thuyết gia rất hâm mộ hiện tượng lưỡng tính, nghĩa là một nhân vật mà có hai nhân tỉnh, như thề nhân tính bị bi thảm phân hoá làm hai, và hiện tượng cộng đồng mâu thuẫn khiến cho một nhân vật đồng thời có thể có những cảm xúc mâu thuẫn với nhau. Hiện tượng rắc rối này cho phép các tiểu thuyết gia, trong việc miêu tả nhân vật, đưa ra những yếu tố mâu thuẫn, vì họ không còn bị ràng buộc phải luôn luôn giữ cho nhân vật họ tạo ra một cá tính thuần nhất nữa.

    Khái lược ảnh hưởng của Nga vào tiểu thuyết Anh Âu Châu.

    Một bài báo đăng trong tờ Times Literary Supplement ra ngày 5 tháng 6 năm 1930 đã tóm tắt ảnh hưởng của tiểu thuyết Nga, đặc biệt là của Dostoevsky, và cho rằng ảnh hưởng đó “ở Anh chỉ hơi kém ở các nơi khác một chút thôi”. Bài báo đó cho rằng ông Middleton Murray đã quá đáng khi coi tiểu thuyết Nga như là đã phát giác ra một thế giới tinh thần mới mẻ, nhưng cũng nhận rằng tiểu thuyết Nga là một phát giác, đã có kết quả là “biến đổi rộng rãi tính chất của tiểu thuyết Âu châu”. Theo bài báo đó thì tinh thần giao động cũng lan ra như một bệnh truyền nhiễm cho tới khi, dưới hình thức này hay hình thức nọ, “vấn đề miêu tả tâm hồn, sự thật, thế giới bất di bất dịch - các danh từ đó đều có thể thay thế nhau, đúng hay sai - trở thành một ảm ảnh cho các tiểu thuyết gia Âu châu.

    Dostoevsky được coi là đã xây dựng những ranh giới tâm lý mới cho nghệ thuật viết tiểu thuyết. Nhờ ông mà những phân biệt giữa các loại tiểu thuyết biến mất: cuốn Crime and Punishment vừa là một tiểu thuyết lãng mạn, vừa là một tiểu thuyết tả chân, vừa tâm lý, vừa phiêu lưu, tất cả những loại đó đều gồm đủ trong một cuốn tiểu thuyết. Theo dõi ảnh hưởng của Dostoevsky đối với Leonov, Werfel, Hesse, Wassermann, Clide, là một việc làm dễ dàng. Việc đó, tuy khó khăn hơn đối với truyện Anh “có tính cách cô lập nhất trên thế giới”, nhưng cũng không phải là một việc không thể làm được.

    Rồi bài báo tiếp tục làm công việc theo dõi ảnh hưởng. Giá có thể tóm tắt bài báo đó ở đây thì cũng hay, nhưng phải đọc toàn bài mới nhận đúng được. Chỉ xin nói qua rằng kết quả của ảnh hưởng Nga là tiểu thuyết Anh trở nên tự do hơn, lỏng lẻo hơn, bớt gò ép, tâm tình hơn, giống hơn với cuộc đời hàng ngày ta thường nhận xét. Điều quan trọng là “tôn trọng sự thật, lòng chân thành hưởng về nội tâm và lôi hiền biết rộng rãi”. Những thắc mắc về tâm hồn không phải là đã chấm dứt, nhưng người Anh nhận thấy rằng Dostoevsky đã có những thắc mắc tinh thần thái quá, mặc dầu huy hoàng rực rỡ, vẫn là thái quá. “Tâm hồn là một tài liệu cho văn chương, nhưng nó không có hình thức, nó thiếu đa đoan, nó không có ý thức trào phúng. Hình thức, đa đoan và trào phúng phải hợp nhất để lập lại thế quân bình (2). Tại Anh quốc, những văn sĩ sẵn sàng nhất để thâu nhập truyền thống của Dostoevsky, như Virginia Woolf và David Garnett, cũng đang cố gắng lập lại thế quân bình cho thể văn truyện. Và bài báo kết luận: “Dostoevsky đã không phát giác ra một giá trị tối hậu mới mẻ nào; ông chỉ khẳng định sự hiện hữu của những giá trị tối hậu. Ông cũng không đưa tâm hồn vào tiểu thuyết, ông chỉ xua đuổi mọi cái khác ra khỏi tiểu thuyết thôi (3). Ảnh hưởng rõ rệt nhất của ông chỉ có thể thấy trong việc ông đã làm cho tiểu thuyết hiện đại lỏng lẻo hơn và ít hình thức hơn; nhưng tiểu thuyết càng ngày càng nặng về hình thức nghệ thuật mà ta nhận thấy rằng cái khuôn mẫu tượng trưng của ông đã đi vào con đường thất bại”.

    Nhờ ở việc xuất bản nhiều tài liệu mới về đời tư Dostoevsky mà việc lập lại thế quân bình ở tiểu thuyết - nói một cách khác là việc giảm bớt nhiệt độ hâm mộ Dostoevsky mà không chịu phê bình - đã được thực hiện sau năm 1930. Trước hết là E. H. Carr, rồi sau là Avrahm Yarmolinsky và E. J. Simmons, dùng những tài liệu đó trong những bản tiểu sử về Dostoevsky, đã làm cho chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn về tác giả ấy và tác phẩm của ông. Nhưng ông vẫn còn là nhà văn Nga có ảnh hưởng nhiều tới những tiểu thuyết tả những cuộc mưu đồ cách mạng, những vụ phản bội và tra tấn, như cuốn Man's Fate của Malranx và cuốn Darkness at Noon của Koestler. Bóng hình vĩ đại của cuốn Possessed của Dostoevsky bao trùm lên những cuốn tiểu thuyết đó.


    (Hết chương 4).


    (1) Doubles

    (2) Nghĩa là, theo quan niệm người Anh, một tiểu thuyết hay phải có một hình thức vững chắc, phải có tình tiết đa đoan, và phải biểu lộ một tinh thần trào phúng rí rỏm. Chứ nếu chỉ chú trọng đến những thắc mắc của tâm hồn như tiểu thuyết Nga, thì là thái quá, là thiếu quân bình.

    (3) Nghĩa là trước đây tâm hồn vẫn là trụ cột của truyện, nhưng người viết truyện thường thêm vào những tình tiết không dính dáng đến việc diễn tả các trạng thái tâm hồn. Công lao của Dostoevsky là muốn cho người viết truyện chỉ quan tâm đến tâm hồn của các nhân vật, còn nhưng chi tiết nào không có tác dụng diễn tả tâm hồn đều phải gạt bỏ đi.


     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/15
  16. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHẦN THỨ BA
    TIỂU THUYẾT TRONG THẾ KỶ 20

    CHƯƠNG 5

    TIỂU THUYẾT ANH MỸ TRONG THẾ KỶ 20

    H. G. Wells. Tiểu thuyết dùng làm phương tiện cải cách.

    Muốn nghiên cứu tình trạng của nền tiểu thuyết từ năm 1900 trở đi một cách thật đầy đủ, thì không thể không nói tới H. G. Wells được. Thủa đầu ông học tập khoa học, nhưng rồi sau ông lưu ý đến những tư tưởng chính trị, xã hội và kinh tế. Vì ông tin tưởng vào khoa học, và vào khả năng tiến hóa của con người nhờ cách luyện tập và xử dụng trí khôn, nên ông đã hướng vào những hệ thống tư tưởng xây dựng những thiên đường hạ giới kiểu mới, và ông đã xử dụng tiểu thuyết để trình bày những ý kiến đó. Wells nghĩ rằng trừ bản thân ông ra, cả thế giới đầy nhầm lẫn và lộn xộn, và Wells phải thúc đẩy nhân loại xử dụng lý trí để thắng ngu đần và bản năng bất động. Buồn thay, theo như cách nhân loai tiếp tục cư xử thì hình như công việc làm của Wells đã có rất ít hiệu lực. Nhưng đồng thời ta cũng không nên đánh giá quá thấp ảnh hưởng khích động của Wells tới một số độc giả rất đông đảo và tới những tiểu thuyết gia hậu bối. Ông đã đem những căn bản tôn nghiêm nhất của đời sống dân Anh làm thành vấn đề cần phải thảo luận lại: từ chính trị, tôn giáo, lao động, tư bản, giáo dục, tới giai cấp xã hội. Những điều nhận xét của ông nhiều khi độc đáo, nhưng theo con mắt quan sát của chúng ta ngày nay, thì nhiều ý kiến đó chỉ tự do dân chủ một cách giả dối thôi. Nếu ta tin rằng muốn nhận định tối hậu về một tiểu thuyết gia phải căn cứ vào sức mạnh mẽ và liên tục ông đã dùng để sáng tạo nhân vật, thì ta thấy rằng luận điệu của Wells không đứng vững được, vì những thuyết ông đề ra nhiều khi độc tài, và những nhân vật ông tạo ra bị giật giây như bù nhìn. Trong số những tiểu thuyết của ông, chỉ có cuốn Tono-Bungay (1909) và cuốn The History of Mr Polly (1910) là thoát khỏi khuyết điểm trên. Nhân vật trong những truyện đó thực sự cho ta thấy rằng hành động xuất phát từ những khó khăn của cuộc đời.

    Arnold Bennett: Tiểu thuyết tả chân.

    Arnold Bennett đã viết nhiều tiểu thuyết theo những truyền thống tốt đẹp nhất của phái tả chân Anh và Pháp. Những tác phẩm xuất chúng nhất là Clayhanger (1910), Hilda Lessways (1911) và These Twain (1916). Như một phê bình gia đã nói, những tác phẩm đó có đủ ưu điểm để được hoan nghênh, trừ thiên tài. Đó là những bức tranh tỉ mỉ về đời sống dân Anh, tỉ mỉ một cách thái quá, và vẫn còn là những tài liệu xã hội quý giá về giai cấp trung lưu trong thế kỷ 19. Nhưng Bennett còn để lại một tuyệt phểm là cuốn The Old Wives' Tale (1909), là một truyện Anh, nhưng đồng thời cũng là truyện của con người nói chung. Tác giả đã bất chấp mọi quy tắc của tiểu thuyết mà trình bày tới hai nhân vật chính, là hai chị em, một nàng ở lại tỉnh nhà nhỏ bé ở Anh quốc, nàng kia thì sang Paris tìm cách sinh sống. Bennett theo dõi đời sống của hai nàng từ thủa ấu niên tới lúc già. Một tác giả phải có nghệ thuật cao cường lắm mới có thể lấy cái thông thường biến thành cái bất thường và có kịch tính. Nhưng Bennett đã khéo léo thành công. Ông đã trình bày cả hai chị em chậm chạp thay đổi với ngày tháng trôi qua, tình cảm và hoạt động dần dần không còn mềm mỏng như trước, nhưng họ hình như không nhận thấy, vẫn tưởng mình chẳng thay đổi gì cả. Bennett đã khéo làm cho độc giả nhận thấy rõ ràng những thay đổi li ti đó. Nàng Constance ở lại với ngôi hàng buôn bán ở Anh, dần dần tước quyền mẹ và đè nén chồng, không phải nhờ ở một cố gắng có ý thức, mà chỉ vì thời gian trôi qua. Còn nàng Sophia sống lâu năm ở Paris, đã thành còng trong sự nghiệp kinh doanh, và ta chờ đợi ở nàng một cuộc đời hoạt động kỳ thú. Trái lại, nàng vẫn giữ nguyên bản tính người Anh, và không hề nhận thấy cái gì bất thường đã xảy ra cho nàng. Rồi hai chị em trùng phùng lúc tuổi già. Ở câu truyện này, ta có thể rút ra một nhận xét là con người không hiểu đời chừng nào chưa trải qua một phần lớn đường đời, và ta phải tự hỏi rằng nếu ta sớm hiểu đời thì ta có còn muốn sống như vậy không.

    Somerset Maugham.

    Cuốn Of Human Bondage (1915) của Somerset Maugham cũng cho ta bài học tương tự. Nhân vật chính trong truyện, chàng Philip Garey, cố gắng tranh đấu để tự giải thoát khỏi một cuộc đời bất hạnh vì chàng có tật thọt chân và cảm tưởng rằng bị mọi người ghét bỏ. Nhan đề truyện lấy ra ở cuốn sách của Spinoza: The Passions, or of Human Bondage. Chàng Philip bị lôi cuốn vào tình yêu đắm say một thiếu nữ không xứng đáng là Mildred. Chính chàng, với trí óc thông minh của chàng cũng nhận thấy rằng tình yêu đắm say đó sẽ dẫn chàng tới chỗ đồi bại. Cuốn truyện mô tả chàng đã cố gắng như thế nào để cuối cùng có thể tự giải thoát và dung hợp được với hoàn cảnh. Kết cấu câu truyện hơi mơ mộng và cũng chửa chắc đã thuyết phục được độc giả. Tuy nhiên, tác phẩm đó cũng đủ giá trị phản tỉnh và khôn ngoan để xứng đáng được hoan nghênh.


    (Còn tiếp...)
     
  17. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 5

    TIỂU THUYẾT ANH VÀ MỸ TRONG THẾ KỶ 20 (tt)


    Virginia Woolf, phê bình gia.

    Năm 1924, bà Virginia Woolf cho xuất bản một cuốn khảo luận sâu sắc: Mr Bennett and Mrs Brown, trong đó, như mọi phê bình gia chân chính phải làm, bà lập lại rằng nền tảng của tiểu thuyết là nhân vật, rằng cốt truyện và văn tài cũng cần thiết, nhưng không gì thiết yếu bằng các nhân vật phải thật sống động. Bà tiếp tục nói rằng vào khoảng đầu thế kỷ 20 “mọi quan hệ giao tế đều bị xáo trộn, giữa chủ nhân và đầy tớ, giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Và những thay đổi đó đã đưa tới những thay đổi khác về tôn giáo, xử thế, chính trị và văn học”. Bà Woolf nghĩ rằng những tiểu thuyết gia như Wells, Bennett và Galsworthy không quan tâm đến các nhân vật mà chỉ dùng nhân vật để phát biểu những ý kiến của chính tác giả. Trong những tác phẩm của các nhà văn đó, ta thấy viết rất nhiều về hoàn cảnh sinh hoạt của nhân vật, nhưng rất ít về tinh thần hay tinh túy của cuộc đời. Những quan hệ giao tế đã thay đổi mà bà Woolf nói tới đòi hỏi những kỹ thuật mới để được diễn tả.

    Trên đây là ý kiến của nhà phê bình Woolf. Còn về tiểu thuyết của bà thì chúng tôi sẽ thảo luận ở một đoạn sau.

    Henry James. Âu châu khích động người Mỹ như thế nào?

    Người ta đã phí công vô ích thảo luận nhiều về vấn đề nên đặt Henry James vào hàng ngũ các tiểu thuyết gia Mỹ hay Anh. Ông đã sống nhiều năm cuối cùng ở Anh, và khi gần lìa bỏ cuộc đời ông đã trở thành một công dân Anh. Nhưng ông không có dây mơ rễ má ở nước nào hết; căn bản ông là một nghệ sĩ sáng tác, nhiệt tâm lưu ý tới mọi khía cạnh hoạt động của nhân loại. Những tác phẩm của ông là một nhịp cầu nối liền thế kỷ 19 với thế kỷ chúng ta. Những tác phẩm đầu tay viết theo truyền thống Hawthorne, các tiểu thuyết gia Pháp và văn sĩ Nga Turgenev. Còn những tác phẩm về sau thì liên hệ trực tiếp với Joyce, Proust và Thomas Mann.

    Một đề mục mà ông đã nhiều lần xử dụng là việc người Mỹ di cư sang Âu châu. Ông có cảm nghĩ rằng xứ sở của ông chỉ là một cái sân sau thiếu mỹ thuật của tòa nhà Âu châu, và trong những tác phẩm đầu tay, những nhân vật người Mỹ mà ông đã lựa chọn kỹ càng thường tỏ ra hơi quê mùa và ở giai cấp xã hội thấp kém so với những nhân vật người Âu. Nhưng trong ba tác phẩm hay nhất của ông, Wings of the Dove (1902), The Ambassadors (1903), và The Golden Bowl (1904), ta thấy khác hẳn, hoặc là đối với James tính tình người Mỹ đã thay đổi, hoặc vì ông chỉ lựa chọn những nhân vật đã trưởng thành trong một xã hội nền nếp tao nhã. Ông không còn lý do nào xấu hổ về họ nữa. Họ đã có cử chỉ đường hoàng tự nhiên với những ngưòi Âu hào hoa phong nlã nhất. Hơn thế nữa, những đức tính vững chắc của họ: đoan trang, quảng đại, làm cho ta thấy người Âu gần như trái ngược lại. Cục diện đã thay đổi, và bây giờ nhân vật quê mùa và nhỏ nhen không phải là người Mỹ nữa, mà là người Âu.

    Vì James chọn lựa chỉ viết về những nhân vật thuộc giai cấp trí thức và phong lưu, nên trong ý nghĩa đó ta có thể coi ông là một tiểu thuyết gia mà phạm vi nghiên cứu bị giới hạn một phần nào. Sở dĩ ông lựa chọn những nhân vật đó là vì họ có tính tình phức tạp và tế nhị hơn người bình dân, khiến cho việc nghiên cứu họ khó khăn và thú vị hơn. Tính tình họ càng tế nhị bao nhiêu, thì James càng cảm thấy cách miêu tả họ phải tế nhị bấy nhiêu. Và trong những tác phẩm cuối cùng đã ghi ở trên, lối hành văn của ông đã trở thành cực kỳ hiểm hóc. Tuy nhiên, đọc sách của ông vẫn bổ ích, vì ta nhận thấy ở tác giả một trực giác tâm lý sâu sắc và một lối phân tích huy hoàng rực rỡ. Vì vậy ta không lấv gì làm lạ rằng ông đã được độc giả thử thời rất mến chuộng.

    Joseph Conrad: Hiệu quả của đời sống phiêu lưu hồ hải.

    Joseph Conrad là một người Ba Lan, nhưng nhập tịch dân Anh, và dùng Anh ngữ đề viết sách. Người ta thường nói rằng ông là một tiểu thuyết gia chuyên viết về biển cả, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là ông viết về những bậc trượng phu thích phiêu lưu hồ hải và những nàng vọng phu vò võ ở nhà vì, cũng như mọi tiểu thuyết gia khác, ông chỉ quan tâm đến con người mà thôi. Nhũng tiểu thuyết và truyện ngắn của ông với lối tả người trung thực và lối tả cảnh hấp dẫn, đã góp phần rất nhiều vào nền tiểu thuyết Anh. Tiếng tăm ông được bảo đảm chắc chắn với những tác phẩm Lord Jim (1900), Youth (1902), Heart of Darkness (1902), Typhoon (1903), The Secret Sharer (1912) và nhất là với tác phẩm Nostromo (1904).

    Trong cuốn Nostroino, ông đề cập tới vấn đề chủ nghĩa đế quốc bóc lột lao động. Nhưng ông không đứng trên quan điểm kinh tế hoặc chính trị, mà chỉ muốn quan sát việc bóc lột đó có thể có hiệu quả đến tính tình con người như thế nào. Những vấn đề phức tạp về nhân cách đã được ông trình bày với một trực giác sáng suốt và một nghệ thuật hoa mỹ. Ông không tìm thấy cách giải quyết thỏa đáng cho những vấn đề đạo đức ông đã nêu ra, nhưng ông đã làm cho sự hiểu biết của chúng ta được thêm phong phú với lối nhìn khôn ngoan và trắc ẩn của ông.

    Gonrad đã diễn tả rất mỹ lệ quan điểm triết lý về cuộc đời. Đối với ông, vũ trụ là “một quang cảnh để ta khủng khiếp, yêu thương, sùng bái hay hận thù, nhưng không bao giờ để ta tuyệt vọng”. Ông đã giúp chúng ta hoàn thành cái mà ông gọi là “tính tò mò thản nhiên của một tri óc tế nhị, và trạng thái điềm tĩnh của một con tim sắt đá”. Ông lại còn nói rằng “mỗi thời đại đều nuôi ảo tưởng, trừ phi con người từ bỏ cuộc đòi sớm sủa và nhân loại đi đến chỗ tuvệt diệt". Chính bản thân ông cũng có ảo tưởng: tin tưởng ở hiệu quả tốt của câu văn hay: hình như ông cùng vói Keats tin tưởng rằng cái gì đẹp cũng đồng thời là chân lý.

    (Còn tiếp...)
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/15
  18. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 5

    TIỂU THUYẾT ANH VÀ MỸ TRONG THẾ KỶ 20 (tt)

    D.H. Lawrence: những vấn đề tâm nhân.

    Nếu những tiểu thuyết gia thời trước đã tốn nhiều công phu để xây dựng bối cảnh, hoặc đề ra thuyết nọ thuyết kia mà ít để ý đến việc phác họa tâm tình các nhân vật, thì những tiểu thuyết gia trẻ tuổi không còn theo gương đó nữa. Ví dụ trong những tác phẩm của D. H. Lawrence và Aldous Huxley, thỉnh thoảng ta còn thấy những đoạn văn tả bối cảnh rất thích đáng; những bức tranh thiên nhiên của Lawrence rất thi vị, và không ai viết về hội họa, kiến trúc và âm nhạc khéo bằng Huxley. Nhưng không vì thế mà những nhân vật trong truyện bị lu mờ đi; trái lại còn được soi sáng rõ ràng hơn. Những tiểu thuyết gia trẻ tuổi này, vì muốn đạt tới tinh túy của cuộc đời, đã theo dõi những nhân vật trong truyện tỉ mỉ đến nỗi đôi khi độc giả có cảm tưởng rằng đang ở trong một phòng thí nghiệm để chứng kiến một cuộc giải phẫu tâm hồn con người. Họ ghi chép cẩn thận mỗi phản ứng của các nhân vật, dưới những áp lực mạnh nhẹ khác nhau. Hình như họ tin tưởng rằng phương pháp hữu hiệu nhất để hiểu biết một nhân vật là đặt hắn vào hoàn cảnh bị hành hạ dày vò, khiến ta không thể nào quên được hắn. Họ lại còn chỉ bảo cho ta biết nhiều về tiềm năng con người hướng về thiện hay ác. Nhiều nhân vật của họ là những người có cơ thể bệnh hoạn mà Galsworthy đã nói tới, nhưng Lawrence và Huxley không quan tâm tới ngoại thể mà chỉ cốt tìm hiểu nội tâm. Riêng đối với Lawrence, giá trị lớn nhất của cuộc đời là ở chỗ con người thành thực với chính mình, bảo toàn nguyên vẹn cá tính của mình. Nhưng khi ông cố gắng làm sáng tỏ ý kiến đó, thì Lawrence lại vướng víu tới một loại tín ngưỡng huyền bí.

    Lawrence am hiểu rất sâu sắc rằng tâm tính con người không đơn thuần và có thể chia xẻ làm nhiều chi nhánh rất phức tạp. Có lẽ ông đã không khám phá thêm được điều gì ngoài những cái đã có sẵn trong tác phẩm của Dostoevsky, nhưng ông đã có công nói cho độc giả Anh hiểu biết về những khám phá tâm lý mà họ không tìm thấy ở những tiểu thuyết gia người Anh khác. Cuốn Aaron's Rod (1922) không phải là một trong những tác phẩm hay nhất của ông, nhưng dưới ánh sáng những thuyết của Dostoevsky và Freud, thì ta nhận thấy tác phẩm này đã trình bày một cách sống động một người có nhân cách bị phân tán (một chứng bệnh chắc chắn làm cho con người không còn toàn vẹn tâm tính nữa). Lawrence đạt tới cao độ nghệ thuật khi ông diễn tả cuộc xung đột giữa lương tâm có ý thức và những sức thúc đẩy thầm kín và áp bức luôn luôn hoạt động trong thâm tâm con người, ông tin tưởng rằng cuộc tranh đấu kịch liệt nhất của con người là cuộc tranh đấu bản thân để giải quyết sự xung đột đó. Lawrence hết lòng khâm phục Freud đã khám phá ra rằng con người càng cố gắng ẩn nặc dục tình trong thâm tâm bao nhiêu thì dục tình càng phá phách nhân cách đi bấy nhiêu. Và Lawrence đã bi-kịch-hóa khám phá của Freud khéo đến nỗi độc giả tin tưởng hoàn toàn ở thuyết đó.

    Cuốn Sons and Lovers (1913) là tiểu thuyết của Lawrence được nhiều người biết đến nhất, và được nhiều người coi là tác phẩm hay nhất của ông. Chỉ có một tác phẩm khác, The Plumed Serpent (1926) là có thể tranh được vinh dự đó thôi. Cuốn Sons and Lovers gần như là một tác phẩm hoàn toàn dùng để chứng minh mặc cảm Oedipus của Freud. Đó là truyện cổ một người con trai yêu mẹ mình, nổi ghen với cha, đã từng được các văn sĩ từ Sophocles trở về sau diễn tả nhiều lần. Trong truyện, nhân vật chính là Paul Morel hao tổn nghị lực vì những ham muốn mâu thuẫn thúc đẩy trong nội tâm. Lawrence đã viết cuốn truyện với một tấm lòng đạo đức thiết tha, cố gắng nhận định lại giá trị các mối quan hệ giao tế giữa người nọ với người kia. Chúng ta biết nhiều về đời tư của Lawrence, và thấy rõ ràng rằng bi kịch xung đột trong nội tâm của Paul Morel một phần lớn là bi kịch của chính ông. Lawrence đã nhiều lần tuyên ngôn rằng ông là một người nhiệt tâm hướng về tôn giáo, và những tiểu thuyết ông viết ra đều xuất tự đáy lòng thấm nhuần kinh nghiệm tôn giáo. Trên kia chúng tôi đã nói rằng Lawrence có khuynh hướng huyền bí, và chắc chắn vì thế mà ông hoài nghi tác dụng của lương tri có ý thức, lấy lý trí để quản thúc cuộc đời. Ông nghĩ rằng óc suy luận của con người có thể sai lầm, do đó phải tìm một hình thức tôn giáo nào đó, một “hạt giống mới của sự hiểu biết Thiên Chúa”.

    Nhưng phần đóng góp quan trọng nhất của Lawrence vào tiểu thuyết có lẽ là khi ông viết về quan hệ nam nữ một cách đặc biệt và gần như thành kính. Trong tác phẩm, ông có ý định trình bày quan hệ nam nữ gần như là một tôn giáo tôn sùng mỹ sắc. Các phê bình gia có cảm tình với ông, và bạn ông là Aldous Huxley đã xuất bản những thơ từ của ông, đã phải tranh đấu khó nhọc để làm sáng tỏ điều đó với những thế hệ độc giả đã sinh trưởng trong thời đại của nữ hoàng Victoria, một thời đại cổ hủ đạo đức, buộc tiểu thuyết phải trang nghiêm và chỉ được nói phớt qua về vấn đề nam nữ. Aldous Huxley đã nhấn mạnh về điểm này: Nếu ta giải thích khía cạnh đó của tác phẩm Lawrence theo một đường lối khác (1) thì ta sẽ xâm phạm lòng tin tưởng sâu xa và thành kính của nhà văn này.

    Vào khoảng những năm 1920, tại Anh và Mỹ có một nhóm văn sĩ xuất hiện, đều là những người đã chịu ảnh hưởng sâu xa của bốn năm loạn lạc thời đệ nhất thế chiến, và hăm hở ghi tồn những điều họ cảm nghĩ và thời đại của họ. Họ kịch liệt công kích nền văn minh mà họ đã được giáo dục đề tin tưởng, và họ cảm thấy rằng đã bị chiến tranh làm cho tan rã. Họ đi tìm trong con người những giá trị chân chính làm cho con người có thể sống trong thái bình. Nhưng các văn sĩ tiền bối không giúp đỡ họ. Ví dụ Wells vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng không đưa ra một điều gì mà các văn sĩ trẻ có thể chấp nhận được. Còn Galsworthy lúc đó mệt mỏi nhắc đi nhắc lại những điều gì đã nói rồi. Trái lại, các văn sĩ trẻ tuổi không nhìn về quá khứ mà nhìn về tương lai; nhưng trong thời lộn xộn kế tiếp chiến tranh, những dự kiến của họ cũng không được rõ ràng khúc triết. Họ chấp nhận tình trạng trước mắt để trình bày cuộc sống chung quanh họ bấp bênh và tuyệt vọng như thế nào. Một phần lớn tác phẩm của họ thiên về châm biếm. Khi đọc, ta có cảm tưởng rằng họ không được thừa hưởng một thế giới đã anh hùng chiến đấu, mà là một thế giới ghê tởm đang lăn trên bờ vực thẳm. Ngày nay, qua sự lắng đọng của thời gian, ta có thể công bằng nhận định rằng họ đã chỉ tìm tòi những giá trị khả dĩ cứu nhân loại khỏi nạn diệt vong. Nhưng trước khi những tân giá trị đó được đề ra, hiểu thấu và chấp nhận, thì nhiều cựu giá trị, đối với họ không thể chấp nhận được, phải được mạnh dạn xóa bỏ. Thật ra thì dưới những lời châm biếm chua cay, họ đi tìm một cuộc đời xứng đáng trong đó tinh thần con người có chỗ hoạt động. Cũng như thế, dưới giọng hoài nghi, vẫn ẩn tàng một niềm tin tưởng tự tôn của mọi sinh vật. Và mặc dầu trong những tác phẩm của họ có nhiều chỗ khiếm nhã, hoặc quá phóng túng, chúng vẫn có ý nghĩa sâu sắc của một căn bản đạo đức lành mạnh.

    (Còn tiếp...)

    (1) Nghĩa là nếu ta coi Lawrence là một nhà văn dâm dật, thích tả những vấn đề nam nữ vì khuynh hướng trụy lạc, thì sẽ không hiểu nổi những băn khoăn có tính cách tôn giáo của ông. Ở Việt Nam, nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng đã từng bị ngộ nhận như vậy. Nhưng Vũ Trọng Phụng không có băn khoăn siêu hình của Lawrence, mà chỉ là một người trực tính, thấy cuộc đời bẩn thỉu thì đem ra ánh sáng với mục đích tẩy uế thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/15
    Ban Tang Du Tử and tducchau like this.
  19. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 5

    TIỂU THUYẾT ANH VÀ MỸ TRONG THẾ KỶ 20 (tt)

    Aldous Huxley, nghệ kiêm đạo đức gia.

    Aldous Huxley thực xứng đáng tiêu biểu cho nhóm này. Ngay từ buổi đầu, tác phẩm của ông đã rõ rệt bao hàm ý nghĩa một cuộc xung đột giữa hai khuynh hướng trong con người ông. Một bên là nghệ sĩ, có vẻ như vô trách nhiệm, chế riễu con người và những hoạt động kỳ quái, và một bên là nhà đạo đức, am hiểm những khía cạnh bi thảm của cuộc đời, Huxley chắc chắn không bao giờ có thể chấp nhận được câu nói của bác sĩ Pangloss trong truyện Candide của Voltaire rằng thế giới của chúng ta là thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu. Người ta chỉ cần nhìn chung quanh mình là đủ thấy rằng sự thật trái với lời nói lạc quan đó. Raymond Weaver, phê bình cuốn Mortal Coils (1922) và cuốn Antic Hay (1923), nhận định về căn bản của cuộc xung đột trong con người Huxley như sau: “Đối với nghệ sĩ thì việc gì cũng tốt đẹp, nhưng chỉ để ngắm nghía thôi... Đối với nhà đạo đức thì cái thế giới tốt đẹp nhất này trong các thế giới khả hữu cũng tốt, vì nó xứng đáng để cho ta bóp chết nó đi, và nó càng xứng đáng bóp chết chừng nào thì nó càng tốt chừng nấy. Riêng Huxley thì lại không thể chấp nhận cái nào trong hai phương thức đó, mặc dầu ngay từ đầu ta đã có thể nhận thấy rằng ông quan tâm rất nhiều về đạo đức. Trong giọng cười đùa, dưới cảnh huy hoàng hay rác bẩn, xảo quyệt hay khôn ngoan, ta nhận thấy ông là “một tâm hồn bị thương quay cuồng trên giường đau khổ”. Cuộc xung đột nội tâm đó đạt tới mức tối đa cường độ và chua cay trong cuốn tiểu thuyết dài nhất và quan trọng nhất của ông, cuốn Point Counter Point (1928). Trong những tác phẩm xuất bản sau cuốn đó, thì nhà đạo đức trong con người Huxley hình như đã thắng thế nhà nghệ sĩ. Trình bày triết lý của ông không phải là một công việc dễ dàng, nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng triết lý đó biểu hiện sự khao khát xác định một cách quyết liệt những nguyên tắc đạo lý và giá trị tinh thần và sự khao khát tôn giáo và Thượng Đế. Triết lý này được minh bạch trình bày trong cuốn Eyeless in Gaza (1936), trong đó có một nhân vật thuyết pháp để mọi người hướng về một thế giới xây dựng trên lời khuyên bảo của Đức Chúa Jésus: “Hãy thương yêu lẫn nhau”.

    André Gide gọi Huxley là một tiểu thuyết gia trí não, vì những nhân vật của ông thường là những bậc trí thức, thông minh có thừa, nhưng thực sự chỉ là phát ngôn nhân để trình bày những nhiệt tình và muôn ngôn ý kiến lạ lùng của chính tác giả. Độc giả có thể tri ân những món quà tinh thần họ đem cho, nhưng không bao giờ cảm thấy có liên quan mật thiết với họ như với những nhân vật trong một tiểu thuyết khác cũng nổi tiếng như tiểu thuyết của Tolstoy chẳng hạn.

    Trái với những nhà văn lớp trước hăng hái vận động cho lý tưởng của họ, những nhà văn lớp sau đã thử tìm an ủi trong hoài nghi, đôi khi một cách tuyệt vọng. Nhưng lối sinh hoạt trống rỗng đó, cộng thêm với nạn khủng khiếp đệ nhị thế chiến, đã làm cho nhiều người phải cố gắng vươn mình tới một tin tưởng nào đó, và đây chính là trường hợp đã xảy ra cho Huxley. Tuy nhiên, việc Huxley trình bày những tín ngưỡng đạo đức và huyền bí không hữu ích hay rọi sáng tâm hồn bằng những nhận xét châm biếm của ông. Cuốn Brave New World (1932) đã đạt tới tuyệt độ châm biếm, và ta có thể đặt nó ngang hàng với cuốn Gulliver’s Travels về phương diện giải trí và hóm hỉnh ranh mãnh, nếu không muốn nói tới phương diện đạo lý sâu sắc. Nhưng trong cuốn After many a Summer dies the Swan (1939), Huxley đã đặt việc giảng đạo lý lên trên nghệ thuật, nên đã thảm bại về cả hai phương diện.

    E.M. Forster, người công kích tinh thần địa phương tinh thần bất khoan dung.

    Năm 1924 E.M. Forster xuất bản cuốn tiểu thuyết A Passage to India, trong đó ông thẳng thắn nêu ra những vấn đề xã hội, tôn giáo, chính trị của nền đô hộ Anh ở Ấn Độ. Ông đã bi kịch hóa những quan hệ giao tế giữa dân thống trị và dân bị trị, và đưa ra ánh sáng những khía cạnh nghiêm trọng của những cuộc xung đột đó. Theo ông, vấn đề đã mọc rễ sâu xa đến nỗi trở thành không thể nào giải quyết được nữa. Và tinh thần bất khoan dung của cả hai phe đều mạnh đến nỗi không còn giải pháp nào khác ngoài một phong trào quyết liệt để giải phóng Ấn Độ.

    Trong những tác phẩm đầu tay của ông: A Room with a View (1908) và Howard's End (1910), ông cũng đã tinh xảo đem tính chất ti tiện của tinh thần địa phương và tính chất bạo tàn của tinh thần bất khoan dung làm đề tài cho câu truyện. Nhưng những cuốn tiểu thuyết này, dù đã đắc lực thành công, cũng không đạt được tầm nhìn rộng lớn và ý nghĩa sâu sắc bằng cuốn A Passage to India.

    Virginia Woolf, tiểu thuyết gia đi tìm tinh túy của cuộc đời

    Virginia Woolf đã viết nhiều tiểu thuyết có giá trị và bài phê bình độc đáo cho tới khi bà tử nạn năm 1941. Sở dĩ bà được người ta để ý đến nhiều là vì bà có thực nghiệm nhiều kỹ thuật khác nhau. Ngay cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà, cuốn The Voyage Out (1915), tuy phần lớn chỉ dùng hình thức thông thường của tiểu thuyết trong thế kỷ 19, cũng đã khiến ta liên tưởng đến phương pháp giòng-ý-thức của Joyce. Rồi đến cuốn Jacob’s Room (1922) thì bà thí nghiệm một kỹ thuật mới mẻ với lối tả Jacob qua những mẩu ký ức của những người đã quen biết hắn nhiều hay ít trước khi hắn chết sớm. Trong cách miêu tả đó, ta thấy quan điểm nhận xét thay đổi từ nhân vật này tới nhân vật kia, thay đổi đột ngột và có khi loạn xạ nữa nhưng nếu chịu khó đọc cẩn thận thì rồi cuối cùng ta sẽ có thể chắp nối những mảnh vụn đó thành một bức chân dung sống động về chàng thanh niên kia.

    Trong hai cuốn tiểu thuyết xuất bản sau, và thường được nhìn nhận là tác phẩm hay nhất của bà, cuốn Mrs Dalloway (1925) và cuốn To the Lighthouse (1927), Bà Woolf đã thành công mỹ mãn trong việc nhận xét tinh túy của cuộc đời. Đó là hai tác phẩm xuất chúng Trong cuốn thứ nhất phần lớn câu truyện được diễn biến trong trí óc tế nhị và minh mẫn của bà Dalloway, đem áp dụng vào những biến cố xảy ra trong vòng 24 giờ. Bà mơ tưởng quá khứ, cảm giác hiện tại thật sống động, và ước lượng tương lai. Nhưng thế giới của bà Dalloway hình như thiếu thể chất và kiên cố mà ta thường liên hợp với cuộc đời. Do đó, độc giả cảm thấy các nhân vật miêu tả không được chắc nịch, và ân hận rằng lối hành văn nhẹ nhàng đẹp đẽ của tác giả đã không thâu hoạch được kết quả xứng đáng với cố gắng.

    Trong cuốn To the Lighthouse, độc giả cảm thấy có nhiều thể chất và thực chất hơn, nhiều liên quan tới cõi hồng trần này hơn, một là vì bà Woolf đã chọn những nhân vật có thực hơn, hai là vì bà đã xử dạng một lối miêu tả thuyết phục độc giả hơn. Trong cuốn sách này, cũng như trong mọi tiểu thuyết khác, bà Woolf lưu tâm tới ý nghĩa cuộc đời, và qua các nhân vật bà đã tạo ra, ta thấy bà đã cố gắng tìm lời giải đáp cho vấn đề nêu trên. Nhưng mặc dù không đạt tới lời giải đáp tối hậu, sự thông cảm của bà cũng tạo ra được ý nghĩa đau khổ và bi đát cho nhiều nhân vật trong truyện. Và ít nhất cũng có một quan hệ giao tế, giữa James Ramsay và thân phụ hắn, đã được nghiên cứu kỹ càng và giải quyết. Cuốn tiểu thuyết này chứa nặng nhiều phương kế tượng trưng và ý nghĩa, mà theo chỗ chúng tôi nhận xét, đã làm cho những nét tả nhân vật được thêm phong phú và tế nhị.

    William Dean Howells.

    Nói về tiểu thuyết Mỹ ở thế kỷ 20, đầu tiên phải kể tới công lao của một nhà văn viết tiểu thuyết và phê bình, lại là một nhà xuất bản. Tác phẩm của chính ông, và nhất là lòng ưu ái của ông đối với các nhà văn trẻ được ông tri ngộ và giúp đỡ tận tình, đã làm cho bộ môn tiểu thuyết của Mỹ được tiến bộ rực rỡ. Đó là ông William Dean Howells. Ông chống đối sự giả tạo và tình cảm hời bợt trong tiểu thuyết Mỹ vào cuối thế kỷ 19, và tin tưởng rằng tiểu thuyết Mỹ chỉ có thể trưởng thành khi từ bỏ lối bắt chước các nhà văn Anh và Âu châu, và biết khai thác ngay khung cảnh nước Mỹ vô cùng phong phú và thiên hình vạn trạng. Ông là một trong những người đầu tiên biết thưởng thức tài năng của Stephen Crane, và đã khuyến khích nhà văn này. Về cuốn Maggie của Crane, ông viết như sau: “Truyện kỳ thú ở chỗ đem lòng quả cảm gán cho những nhân vật rất tầm thường, và ở nghệ thuật tô điểm những nhân vật đó bằng tình thương của tác giả đối với mọi người lầm lỗi và đau khổ... Tác giả hoàn toàn thành thực với độc giả. Ông không bao giờ trình bày nhân vật trong truyện hay tình cảnh của ông bằng lối chau chuốt cảm tình giả tạo. Người nào cảm thấy sự buồn nản của những số phận bình thường thì sẽ thông cảm được ý định của ông, nhưng ông không bao giờ tô điểm giả tạo những nhân vật của ông đề chiều ý độc giả”.

    Frank Norris, văn Mỹ thuộc phái tả chân.

    Tấm gương Howells đã nêu lên và thái độ phê bình của ông đã được phản ảnh trong những tác phẩm của Frank Norris. Và không gì phản ảnh trung thực một vài khía cạnh của đời sống Mỹ bằng cuốn McTeague (1899) của nhà văn này. Norris đã đi từ Harvard sang Pháp để nghiên cứu văn học và hội họa thời Trung cổ, nhưng sau khi đọc Balzac, Flaubert và Zola thì cuộc đời ông thay đổi hoàn toàn. Trong cuốn McTeague, ông kể truyện một nha sĩ ở San Francisco, mới học nghề được chút ít, cưới nàng Trina làm vợ. Trong một khung cảnh buồn nản, cuộc đời của đôi vợ chồng này được tả rất chân thực. Nàng Trina càng ngày càng bủn xỉn, còn McTeague thì càng ngày càng bị ám ảnh bởi ý tưởng trả thù; kết cục là một vụ án mạng và một tấn bi hài kịch. Truyện viết theo lối của Zola, có nhiều khuyết điểm rõ rệt, nhưng ít nhất tác giả cũng đã tỉ mỉ phân tích hành động của McTeague theo những nguyên động lực nào, do đó làm cho câu truyện có vẻ khá hợp tình hợp lý. Ở đây ta thấy Norris cũng trung thực như Howells khi ông này bảo rằng loại truyện viết như thế chỉ gây thắc mắc cho những độc giả nào “không biết phân biệt giữa tài liệu và nghệ thuật xử dụng tài liệu, và nghĩ rằng cái đẹp phải đi đôi với tao nhã và duyên dáng, nhưng tôi không muốn nói chuyện với hạng độc giả đó. Trái lại, tôi chỉ muốn nói chuyện với người nào cảm thấy thiết tha với tất cả mọi hạng người trong nhân loại, và không cần biết câu truyện là thanh cao hay ti tiện khi vấn đề đặt ra là một sự đau khổ không thể tránh được hay là một tâm hồn đang tranh đấu với một số phận phũ phàng”.

    Với cuốn truyện The Octopus (1901), nhà văn trẻ tuổi Norris muốn đến tận vấn đề người dân Mỹ. Đó là truyện những người chủ trại ở California tranh đấu chống việc thiết lập hỏa xa, và tác giả đã đứng ra bênh vực họ chống chính sách thống trị chính trị và bóc lột kinh tế của giới tài phiệt. Nhân vật thanh niên trong truyện, chàng Presley, đã hùng hồn biện hộ cho tự do cá nhân, nhưng những lực lượng của giới tài phiệt quá mạnh đối với chàng. Cuốn tiểu thuyết này đã làm cho nhiều người giác ngộ về sự lạm quyền của các hiệp hội doanh thương. Được viết trong thời kỳ quốc gia đang tảo trừ tham nhũng, có lẽ tác phẩm này đã góp một phần công lao vào việc xét lại toàn diện các vấn đề có liên quan đến nạn tham nhũng. Dù sao thì cuốn The Octopus cũng là một trong số ít tác phẩm viết về đề tài đó mà có chân giá trị văn chương.


    (Còn tiếp...)
     
    Ban Tang Du Tử and tducchau like this.
  20. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 5

    TIỂU THUYẾT ANH VÀ MỸ TRONG THẾ KỶ 20 (tt)

    Upton Sinclair, tiểu thuyết gia chuyên đả kích hội.

    Năm 1906 Upton Sinclair viết quyển The Jungle trong đó ông miêu tả những điều kiện lao động khủng khiếp trong các trại nuôi súc vật ở Chicago. Quyển sách đó có một sức mạnh đạo lý khiến cho độc giả ít để ý đến giá trị nghệ thuật của nó. Thật ra thì khó mà nhận định tác phẩm được hoan nghênh vì giá trị nghệ thuật hay vì công dụng tuyên truyền hơn. Rồi sau đó, vẫn dùng thể văn truyện, Sinclair tiếp tục đả kích gần đủ mọi nhược điểm và khuyết điểm trong xã hội Mỹ. Chỉ vào khoảng mười năm cuối đời ông, người ta mới thật sự để ý đến văn tài của ông thể hiện trong tập Lanny Budd, gồm những quyển World's End (1940), Dragon’s Seed (1942) — nhờ tác phẩm này ông được giải thưởng Pulitzer — và cuốn Presidential Agent (1944).

    Edith Wharton

    Nhân tiện đây ta cũng phải nói đến bà Edith Wharton, một đồ đệ của Henry James. Bà phần nhiều viết về giai cấp giàu có , học thức, hào hoa, và luôn luôn với một đề tài đạo đức nghiêm trang, như trong các cuốn The House of Mirth (Ngôi nhà của niềm vui) (1905), The Custom of the Country (Tập tục địa phương) (1913), và The Age of Innocence (Thời thơ ngây) (1920). Những tác phẩm trên tuy hay, nhưng bà Wharton được nhắc nhở đến nhiều nhất nhờ tác phẩm Ethan Frome (1911) trong đó bà kể truyện cuộc đời luân lạc của ba người xứ New England, một đề tài rất khác xa với thế giới hào hoa quen thuộc của bà.

    Jack London, nhà tiểu thuyết kiêm cải cách hội.

    Năm 1903 Jack London xuất bản tác phẩm được hoan nghênh nhất của ông, cuốn The Call of the Wild Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vai chính trong truyện là con chó Buck, được đem từ Alaska về. Jack London đã dùng con chó để bi-kịch-hóa tính chất yếu hèn của nền văn minh học thức trước sức mạnh hùng hổ, bất khả kiềm chế và bạo tàn. Mới xem phớt qua thì truyện đó hình như chỉ đáng đọc vì cốt truyện mà thôi, chứ nó không có một ẩn ý sâu sắc nào cả. Thật ra thì ẩn ý mà Jack London muốn ngụ trong đó là dù ở xã hội nguyên thủy hay ở xã hội văn minh, cũng có những cuộc tranh đấu bạo tàn để sinh tồn. Sự thắc mắc về sức mạnh bạo tàn là một đề tài quan trọng trong các tác phẩm của Jack London. Một đề tài khác mà ông cũng hay dùng là lòng trắc ẩn đối với những người bị áp chế, và nhờ về sự tranh đấu cho họ ông đã trở thành một chiến sĩ xã hội hoạt động nhất thời đó. Ông đã viết một số tiểu thuyết về những người bị áp chế, nhưng những tác phẩm ấy không có giá trị nghệ thuật. Trong số những tác phẩm sau của ông, có hai quyển xứng đáng được kể đến, là cuốn Martin Eden Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (1909) thuật lại những cuộc tranh đấu lúc ông mới bắt đầu bước vào làng văn, và cuốn John Barleycorn (1913) kể lại chính bản thân ông đã phải tranh đấu như thế nào để chống lại nạn nghiện rượu. Jack London là nhà văn lãng mạn lỗi lạc nhất ở thời ông, và cũng là nhà văn được hoan nghênh nhất ở Mỹ từ năm 1900 tới một thời gian ngắn sau khi ông tạ thế vào năm 19l6.

    Theodore Dreiser

    Theodore Dreiser không phải là một tiểu thuyết gia hoàn toàn, nhưng ông cũng là một nhà văn mà không ai dám nghi ngờ tài viết truyện. Người ta có thể khó chịu về lối hành văn cẩu thả, tự phụ, lộn xộn của ông, nhưng không thể nào không phục lối quan sát tinh tế đời sống ở Mỹ và tinh thần đạo lý rất mãnh liệt của ông. Tuy vậy, ông có khuyết điểm nghệ thuật là chồng chất quá nhiều chi tiết mà không biết lựa chọn, khiến ông không thể liệt vào hàng văn sĩ cừ khôi được.

    Ông khéo léo miêu tả người hùng tự tạo lấy thân thế, hay ngược lại, người nhu nhược. Những đề tài chính của ông là giới phụ nữ, giới tài phiệt, và giới nghệ sĩ.

    Quyển sách đầu tay của ông, Sister Carrie (1900), không phải là loại sách mà Howells, lúc đó đang hướng dẫn quần chúng thưởng thức truyện tả chân, có thể chấp nhận được, vì ông này chủ trương rằng những khía cạnh của đời sống càng tươi đẹp bao nhiêu thì càng phản ảnh đúng bấy nhiêu sắc thái sinh hoạt của dân Mỹ. Thật ra thì cuộc đời đã ưu đãi Howells, nhưng không ưu đãi Theodore Dreiser, một đứa trẻ bần hàn, sống trong một gia đình người Đức thất học đã di cư sang Mỹ. Trong truyện, cô Carrie đã xử dụng sắc đẹp và tiến thẳng tới một địa vị chắc chắn và uy quyền, với một tấm lòng đầy tham vọng vững chắc như người hùng tự lập trong thế giới của Dreiser. Tiểu thuyết này không chấp nhận nguyên tắc đã được phổ thông từ thế kỷ 18, rằng làm thiện sẽ được tưởng thưởng và làm ác sẽ bị trừng trị. Cuốn truyện của Dreiser đã đem lại một điều mới mẻ cho tiểu thuyết Mỹ. Cô Carrie không sống một cuộc đời đạo đức theo tập tục, nhưng cuối cùng cô đã thành công ở kịch trường và được hưởng thụ cuộc đời xa hoa mà cô đã ham muốn tranh đấu để được có.

    Tuy nhiên, Dreiser không hề có ý định lập dị, trái ý độc giả. Vấn đề duy nhất về Dreiser là những nhân vật ông mô tả có thật không, và hình ảnh đời sống ở Mỹ ông đưa ra có thể tin được hay không. Nhiều độc giả đã phải công nhận rằng quyển sách của ông tả đúng sự thực.

    Cuốn Jennie Gerhardt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (1911) là truyện một thiếu nữ muốn chung sống với tình nhân ngoài lễ giáo hôn nhân. Và đôi uyên ương đó đã bị những lực lượng đạo đức cổ truyền đánh bại. Trong khi cô Carrie chiến đấu thắng lợi, thì cô Jennie lại là nạn nhân của bản chất lương thiện, cả hai cuốn truyện đều nói về những điều mà người Mỹ nào, trừ phi quá ngây thơ, đều biết là có thật, nhưng tư tưởng lãng mạn lại không chấp nhận cho đó là một đề tài văn chương. Trái lại, cũng như Zola trước kia, Dreiser cảm thấy rằng không có một khía cạnh nào của cuộc đời lại xa lạ với văn chương, lại phải gạt bỏ ra ngoài văn chương.

    Trong ba cuốn truyện dài Dreiser trình bày người hùng xung đột với những tập tục khắc khổ đương thời. Tranh đấu để đạt tới phú quý trong cuốn The Financier (1912), để hưởng ái tình trong cuốn The Titan (1914), và để hoàn thành sự nghiệp nghệ thuật trong cuốn The Genius (1915).

    Cuốn An American Tragedy (1925) là tác phẩm có nhiều tham vọng nhất của Dreiser. Vai chính trong truyện, chàng Clyde Griffiths, là một thanh niên yếu đuối, không có một đức tính nào ta thường gán cho người hùng cổ điển. Tuy nhiên, Dreiser đã làm cho ta phải chú ý tới và thương hại chàng. Clyde tranh đấu để có một địa vị trong xã hội, chàng mắc míu với hai thiếu nữ, rồi bị đưa ra Tòa vì đã mưu sát một cô, cuối cùng bị xử tử. Tất cả những sự việc đó có thể chỉ tạo nên một tấn kịch rất tầm thường, trừ phi tác giả khéo trình bày những động lực hành động một cách thích đáng. Ta phải công nhận rằng Dreiser đã một phần lớn thành công trong công việc đó. Khi chúng ta cố gắng tìm hiểu Clyde san khi đã được tác giả vạch rõ những nguyên động lực hành động của chàng, thì chúng ta nhận thấy căn bản tâm hồn chàng là tính rởm đời và đố kỵ. Thanh niên Mỹ đều được giáo đục để tin tưởng rằng một đứa trẻ bần hàn, nếu hành động khéo léo, vẫn có thể leo từ địa vị nghèo hèn tới địa vị giàu sang. Nhưng cả ở trong hoàn cảnh gia đình và ở trường học, Clyde đã không được người ta giảng giải sự thành công bằng làm ăn chịu khó khác biệt với sự thành công một cách bất chính và dễ dàng. Hơn nữa, người Mỹ thường đánh giá con người theo số tiền hắn có nhiều hay ít, mà không đếm xỉa đến sự hắn có lương thiện khôn ngoan hay không. Dreiser đã không nói rõ cái thói rởm này, nhưng trong truyện ông đã ngụ ý rằng ảo mộng làm giàu một cách dễ dàng nhanh chóng và được hưởng hạnh phúc đến mãn đời đã xâm chiếm tâm trí Clyde trong cuộc đời ngắn ngủi của nó. Và cuốn sách của Dreiser đã kết án những giá trị giả trá đó.

    Đối với nhiều độc giả, cuốn An American Tragedy, dù thật hay nhưng thiếu kịch tính, vì trong một vở kịch thật thì vai chính phải được lựa chọn đường lối xử sự. Đằng này họ có cảm tưởng rằng Clyde đã không được lựa chọn gì cả; hắn chỉ bị hoàn cảnh giật dây, và do đó câu truyện chỉ cảm động và bỉ ổi thôi. Tuy nhiên, chúng ta không thể loại bỏ truyện này một cách quá dễ dàng như vậy được, và nếu Clyde không có chút quả cảm nào, ít nhất sự hiểu biết và tình thương của tác giả cũng đã khoác lên trên nhân vật này một chút phẩm giá nào đó (1).


    (Còn tiếp...)

    (1) Nghĩa là độc giả tuy khinh ghét Clyde, nhưng vẫn cảm thấy hắn không phải là một con người xấu mà chỉ là nạn nhân của một lối suy nghĩ lầm lạc của xã hội.

     
    Chỉnh sửa cuối: 23/7/15
    Ban Tang Du Tử and tducchau like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này