Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng)

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi ikariat, 5/10/13.

Moderators: virgor
  1. ikariat

    ikariat Lớp 5

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 29-08-2010, 07:11 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sinh viên

    Tham gia ngày: Oct 2009
    Bài gởi: 111
    Xin cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 179 lần trong 53 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng)
    [HR][/HR][​IMG]


    Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có tài, một nhà kiến trúc ôm hoài bão lớn là xây dựng một công trình nghệ thuật vĩ đại, tô điểm cho non song. Hoài bão đó phù hợp với cuồng vọng của một tên bạo chúa – Lê Tương Dực - muốn có một toà lâu nguy nga để hưởng lạc thú. Nhưng tấn bi kịch đã xảy ra trong cái mâu thuẫn gay go giữa chế độ bạo ngược và tài năng nghệ sĩ.

    Lê Tương Dực thích có Cửu trùng đài, nhưng không tôn trọng, quý mến thiên tài. Hắn thích sống trong toà lầu nguy nga, nhưng lâu đài đó phải xây dựng bằng xương máu nhân dân đang oán ghét hắn, oán ghét chế độ thối nát của triều đại phong kiến đang đổ vỡ. Bản thân nhà nghệ sĩ Vũ Như Tô cũng gặp một mâu thuẫn, bi đát giữa trí sáng tạo rộng lớn với hoàn cảnh thực tế của nhân dân đói khổ lầm than mà nghệ sĩ vô cùng thương xót. Làm thế nào để đạt được nghệ thuật làm giàu cho kho tàng mỹ thuật của đất nước mà nhân dân lại không phải chịu sưu cao thuế nặng, tốn xương, tốn máu? Cái mâu thuẫn đó không thể giải quyết được. Bọn phong kiến đánh lẫn nhau, nhân dân nổi lên lật đổ bạo chúa. Kết quả : Tòa lầu không xây dựng được, nhà nghệ sĩ phải chết chém.

    Nguyễn Huy Tưởng đã nêu bật được cái mâu thuẫn sâu sắc đó trong lịch sử. Hai nhân vật rất đẹp, rất tự hào, sống sôi nổi là Vũ Như Tô và Đan Thiềm - một cung phi đồng cảm với người nghệ sĩ. Nếu ví Vũ Như Tô là điểm tụ toả sáng của cả vở kịch thì nguồn ánh sáng ấy là Đan Thiềm. Hình ảnh đôi tri kỷ này ít nhiều được tác giả thi vị hoá, trở nên lạ lùng và nhiều bí ẩn.

    "Vũ Như Tô" là một sáng tạo bi kịch xuất sắc có thể sánh ngang với những sáng tạo bi kịch vào hàng cổ điển trong văn học thế giới. Với cống hiến quan trọng này, Nguyễn Huy Tưởng đã nhanh chóng vượt lên trên Vi Huyền Đắc, đưa nghệ thuật kịch còn khá non trẻ ở Việt Nam vào thời điểm tác phẩm ra đời lên đỉnh cao vinh quang của thể loại.

    Bằng những phẩm chất nghệ thuật mẫu mực mà tác phẩm đạt được, có thể ví "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng như tấm huy chương cao quý gắn lên tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
    [/TD]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Moderators: virgor

Chia sẻ trang này