Thơ Việt Ải Bắc - Thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc VN - Thao Thao <1000QSV1TVB #0491>

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Thu VO, 9/12/18.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0491.Ải Bắc - Thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc VN.PNG
    Tên sách : ẢI BẮC
    THIÊN ANH HÙNG CA BẤT HỦ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
    Tác giả : THAO THAO
    Nhà xuất bản : CHU THẦN THƯ XÃ
    Năm xuất bản : 1945
    ------------------------
    Nguồn sách : Thư viện quốc gia Việt Nam
    Đánh máy : ngdatthang
    Kiểm tra chính tả : Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 19/11/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG
    Cảm ơn tác giả THAO THAO và CHU THẦN THƯ XÃ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Theo VIỆT NAM SỬ-LƯỢCcủa ông Trần Trọng Kim, tại phía Bắc nước Tầu có một dân tộc gọi là Mông Cổ, ở vào khoảng thượng lưu sông Hắc Long Giang (Amour). Người Mông Cổ hung tợn mà lại có tính hiếu chiến, người nào cưỡi ngựa cũng giỏi mà bắn tên không ai bằng. Binh lính thường là quân kỵ mã xếp đặt thành cơ nào đội ấy, thật là có thứ tự và người nào cũng tinh nghề chiến đấu.

    Bởi tính chất và binh pháp của người Mông Cổ như thế cho nên Thiết Mộc Chân (Témondjine) tức là Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) miếu hiệu là Nguyên Thái Tổ mới chiếm được cả vùng Trung Á cùng đất Ba Tư, sang đến phía đông bắc Âu la ba. Sau quân Mông Cổ lại lấy được nước Tây hạ, phía Bắc nước Tàu, dứt được nước Kim và tràn sang đến nước Triều Tiên (Cao ly).

    Theo TRI TÂN tạp chíngày 3 Octobre 1941 riêng nói về đức Thánh Trần thì sau khi vào lọt được Trung quốc rồi, Thành Cát Tư Hãn nghĩ đến việc chinh phục Âu châu mới sai một viên dũng tướng là Soubotai kéo 3.000 quân tiến sang Âu châu.

    Quân Soubotai đã rong ruổi trong khoảng 6.000 cây số trên đường châu Âu, qua Ba tư, vượt núi Caucase, bể Hắc hải (Mer Noire) do phía Nam sông Volga, lấn địa phận nước Nga.

    Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn mất, giang sơn Mông Cổ lan rộng từ Thái bình dương, bể Hắc hải, vịnh A lạp ba (Arabie) và đến mãi rừng núi xứ tây bá Lợi á (Sibérie).

    Người con thứ ba của Thành Cát Tư Hãn là A Loa đài (Ogotai) nối chí cha, họp các vương hầu Mông Cổ lập hội nghị toàn quốc gọi là Kouraitai để quyết định quân sự và chia binh làm 4 đạo đi bình định các nơi :

    1) Một đạo đánh sang Trung quốc lấy nốt nhà Tống.
    2) Một đạo đánh sang phía Đông, lấn nước Triều tiên (Corée).
    3) Một đạo chinh phục các nước phía Nam châu Á.
    4) Một đạo sang phía Tây để chinh phục châu Âu.

    Riêng về đạo quân sang đánh châu Âu, mới một tháng giời mà kỵ binh kéo như chớp nhoáng đã qua Tiểu á Tế á (Asie Mineure), tiến vào bờ phía Đông sông Volga (Nga), thắng quân nước Bảo (Bulgarie). Tháng chạp năm 1237, đại binh qua sông Volga, mặc dầu nước đóng thành băng.

    Sau một tuần ở nước Nga, quân Mông Cổ chiếm Mạc tư khoa (Moscou). Tháng hai năm sau tiến lên miền Bắc hạ 12 thành, và đến tháng ba chinh phục tất cả các nước nhỏ ở Nga.

    Năm 1240 tháng một, quân Mông Cổ tiến qua sông Dniepr rồi chia làm ba toán mà vào Hung gia lợi (Hongrie).

    Tin quân Mông Cổ tài giỏi và đánh đâu được đấy làm chấn động cả Âu châu, dân gian lấy làm lo sợ quá vì không biết những « thần binh thần tướng » ấy tự phương nào lại.

    Hoàng thái Hậu nước Pháp, khi nghe về những sự dã man, tàn ác của quân Mông Cổ lấy làm cảm động, phán hỏi nhà vua có cách gì để trừ những quân ấy ?

    Vua Louis IX tâu rằng : « Nếu quân Mông Cổ đến đây thì một là ta đuổi chúng về địa ngục mà chúng ta vượt lên, hai là chúng ta đều phải lên thiên đường để hưởng sự sung sướng của kẻ mà mệnh giời đã định ».

    Tin quân Mông Cổ huyên náo đến nỗi đức Giáo hoàng, vua Frédéric nước Phổ phải hô hào dân chúng tìm phương chống cự.

    Giáo hoàng Innocent IV, trước khi họp giáo hội ở Lyon (Concile de Lyon 1245) phải sai một phái bộ các giáo sĩ, đứng đầu là Jean de Piano Carpini, sang sứ Mông Cổ…

    Trong tập Kỷ hành của Piano Carpini có câu : « Chúng tôi đi mãi không biết đi đến chỗ chết hay là chỗ sống ». Và khi sứ bộ qua miền trung Âu hãy còn nhận thấy những hài cốt dân sự ngổn ngang ở cánh đồng mà quân Mông Cổ đã tàn sát.

    *

    Biết rõ quân Mông Cổ kéo sang Âu châu như thế nào rồi, giờ thử xem quân Mông Cổ kéo sang Việt Nam qua những nơi nào, đánh, phá, chém giết như thế nào ; lần đầu quân Mông Cổ sang vào năm Giáp thân đời Trần Nhân Tôn (1284) rồi bị đại bại như thế nào ; lần thứ hai vào năm Đinh hợi (1287) cũng lại bị đại bại như thế nào…Xem để mà hồi hộp.

    Tôi đã hồi hộp lần từng trang lịch sử, dò từng chỗ quân Mông Cổ tràn qua trên bản địa đồ, rồi cảm xúc tràn ngập, cầm bút viết thâu đêm…

    THAO THAO
    Hà-nội 20 tháng chạp 1941
     
    Rosie Nguyen and Heoconmtv like this.
Moderators: Ban Tang Du Tử
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này