ĐL-Việt Nam Bản đồ các tỉnh Nam Kỳ năm 1910

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi goldfish, 21/7/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. goldfish

    goldfish Lớp 8

    BẢN ĐỒ CÁC TỈNH NAM KỲ NĂM 1910

    1. Bạc Liêu: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    2. Bà Rịa: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    3. Bến Tre: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    4. Biên Hoà: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    5. Cần Thơ: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    6. Châu Đốc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    7. Chợ Lớn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    8. Gia Định: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    9. Gò Công: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    10. Hà Tiên: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    11. Long Xuyên: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    12. Mỹ Tho: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    13. Rạch Giá: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    14. Sa Đéc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    15. Sóc Trăng: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    16. Tân An: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    17. Tây Ninh: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    18. Thủ Dầu Một: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    19. Trà Vinh: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    20. Vĩnh Long: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    -------------
    Ghi chú:
    Chúng tôi không biết các bản đồ trên được vẽ vào năm nào, nhưng vì thấy chúng được in trong 3 tập Annuaire général de l’Indo-Chine française năm 1910, 1912 và 1914 (các tập từ năm 1909 trở về trước không có) nên tạm gọi là “Bản đồ các tỉnh Nam Kỳ năm 1910”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/15
    tiendungtmv, tducchau and VọngAlpha like this.
  2. goldfish

    goldfish Lớp 8

    TỔNG ĐỊNH PHÚ VÀ TỔNG BIÊN THẠNH/ THÀNH

    Tỉnh Long Xuyên, theo các tập Annuaire général de l’Indo-Chine françaisenăm 1910, 1912 và 1914, gồm 8 tổng: An Bình, An Phú, Biên Thạnh/Thành, Định Hoà, Định Mỹ, Định Phước, Định Thành Hạ, Phong Thạnh Thượng.

    Số làng và tên các làng của các tổng đó giống hệt như hồi năm 1899 (ở đây chúng tôi không chép lại)

    Đến năm 1916, tỉnh Long Xuyên cũng gồm 8 tổng, nhưng tổng Biên Thạnh/ Thành biến mất và tổng Định Phú xuất hiện: An Bình, An Phú, Định Phú, Định Hoà, Định Mỹ, Định Phước, Định Thành Hạ, Phong Thạnh Thượng.

    Như vậy:

    - Trong khoảng từ cuối năm 1914 đến đầu năm 1916: tổng Biên Thạnh/ Thành bị giải thể; tổng Định Mỹ được thành lập. Trước đây chúng tôi đoán tổng Biện Thạnh/ Thành bị xoá sổ trễ lắm là vào năm 1917.

    - Đến năm 1916, đơn vị quận chưa có. Trước đây chúng tôi viết trong tập Thử tìm hiểu một số đơn vị hành chính trực thuộc quận Thốt Nốt cũ: “Thốt Nốt vốn là tên chợ, chính quyền Pháp lấy tên chợ đặt tên cho quận mới thành lập vào năm 1909 (có tài liệu bảo năm 1917)”. Nay xin sửa lại: “Thốt Nốt vốn là tên chợ, chính quyền Pháp lấy tên chợ đặt tên cho quận mới thành lập vào năm 1917”.

    ------------

    Ghi chú: Ở trên chúng tôi viết tổng “Biên Thạnh/ Thành” là vì:

    - Các tập Annuaire général de l’Indo-Chine française in là: Biên-thanh (các tổng khác in là: An-binh, An-phu, Dinh-hoa, Dinh-thanh-hà…)

    - Tập Annuaire de la Cochinchine Française năm 1880 in là: Biến-thánh,

    - Cuốn Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang của Nguyễn Đình Đầu in là: Biên Thạnh,

    - Cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển và cuốn Lịch Annam thông dụng trong Nam Kỳ Tuế thứ Đinh Dậu 1899 in là: Biên Thành.
     
    tducchau thích bài này.
  3. goldfish

    goldfish Lớp 8

    BẢN ĐỒ NAM KỲ

    Bản đồ này được cắt ra và in trên 3 trang:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Theo cuốn Annuaire général de l’Indo-Chine française năm 1910 thì Nam Kỳ được chia ra làm 20 tỉnh: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hoà, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long. Ngoài ra còn có quần đảo Côn Sơn. (Sđd, tr. 542).

    Nói thêm: Tôi đã ghi thêm bản đồ tỉnh Gò Công và bản đồ tỉnh Hà Tiên vào danh sách Bản đồ các tỉnh Nam Kỳ năm 1910 (post #1)
     
    tducchau thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này