Phân tích kinh tế Bộ Tư bản - Các Mác

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi along0684, 26/4/18.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. along0684

    along0684 Lớp 2

    “Tư bản” là tác phẩm chủ yếu của C.Mác; ông đã làm việc bốn chục năm để viết tác phẩm này, từ giữa những năm 40 của thế kỷ XIX cho tới khi ông qua đời. Tập I ra mắt bạn đọc năm 1867, các tập tiếp theo được xuất bản sau khi C.Mác mất và do Ph.ăng-ghen chuẩn bị để đưa in: tập II năm 1885, tập III năm 1894. Tập IV được dành để nói về lịch sử và phê phán các học thuyết kinh tế.
    Tác phẩm thiên tài này của C.Mác là một công trình nghiên cứu kinh tế hết sức vĩ đại, đồng thời có ý nghĩa to lớn về mặt triết học. Ở đây, C.Mác đã xây dựng và luận chứng tất cả các luận điểm và khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông phân tích một cách khoa học và triệt để chủ nghĩa tư bản với tính cách là một hình thái kinh tế xã hội, đã vạch ra các quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của nó.
    (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1993)
    Ở đây mình không có tập 4, và mình cũng không rõ nên đưa chủ đề này vào mục kinh tế hay triết học chính trị nữa nên có gì nhờ admin bố trí giúp mình. Mình cảm ơn!
    Tệp này là rar5 nên các bạn dùng winrar 5.0 trở lên để giải nén nhé.
     

    Các file đính kèm:

  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Và cả tập 1 nữa.
    Cập nhật: sorry do bản winrar cũ mà mình không thấy tập 1.
     
    cicerone thích bài này.
  3. Có lẽ nên xếp vào mục Triết học thì hơn. Tác phẩm này - trái ngược với kỳ vọng của Marx, không đóng góp gì nhiều cho kinh tế học, mà lại trở thành điểm xuất phát cho một loạt các lý thuyết chính trị và xã hội. Mặc khác, phương pháp biện chứng mà ông sử dụng gây dị ứng lớn cho giới kinh tế gia vốn quen với quan niệm thực chứng.
     
    cnct100 and Lamlai like this.
  4. along0684

    along0684 Lớp 2

    Nó không đóng góp nhiều cho kinh tế học, ngược lại, phải nói là nó đóng góp quá nhiều cho kinh tế học mới đúng. Nó cho thấy bản chất méo mó của kinh tế tư bản thời đó và tiên đoán những hệ lụy ghê gớm mà nó sẽ gặp phải trong tương lai. Nhiều vấn đề kinh tế xã hội lớn đã được Mác tiên đoán chính xác khi đã xảy ra trong thế kỷ 20. Chính quyền các nước tư bản cũng như các nhà kinh tế học thực dụng khác luôn đưa ra các lý luận và phương thức quản lý để thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế và luôn đối chiếu với các luận chứng của Mác để biết chắc là họ đang đi đúng hướng. Tư bản luận của Mác chính là cái đồng hồ đo mức độ ô nhiễm của kinh tế tư bản, vạch đỏ chính là ranh giới của sự ô nhiễm vượt phép và gây bất ổn xã hội và cần phải điều chỉnh lại mọi hành vi.
    Nhờ có Mác, giới tư bản có thể đánh mùi sớm nguy cơ gây bất ổn và sụp đổ thị trường. Đó là cái hay của Tư bản luận khi so với những học thuyết kinh tế nhỏ lẻ (nếu đặt chúng bên cạnh Tư bản luận) như Lý thuyết trọng tiền, lý thuyết danh mục đầu tư, lý thuyết thông tin bất cân xứng v.v...Trình của Mác vẫn hơn những người này nhiều lắm.
    Giống như câu nói mà giới kinh tế phương Tây hiện nay vẫn hay nói: "Chúng ta có thể phê phán Mác, chúng ta có thể bài xích Mác, nhưng chúng ta chỉ đáng là học trò của Mác".
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/4/18
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Về Marx thì tôi thấy thế này. Những học trò xuất sắc của ông áp dụng sai lý thuyết của ông nhiều. Đầu tiên phải kể đến chủ nghĩa duy vật. Thế nào là duy vật: tức là vật chất có trước, ý thức (tinh thần) có sau, vật chất sinh ra ý thức, vật chất quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy tâm thì ngược lại đổi chỗ vật chất với tinh thần trong chủ nghĩa duy vật.

    Trên thực tế, những học trò xuất sắc của Marx đã đề cao tinh thần và xem nhẹ, thậm chí coi thường vật chất. Đúng ra những người theo duy vật phải rất thực dụng mới đúng. Thực tế, chủ nghĩa tư bản mới là lực lượng áp dụng nhuần nhuyễn tư tưởng giống như của Marx. Vì vậy không có gì lạ khi họ nghiên cứu kỹ bộ Tư bản của Marx để hoàn thiện mình. Có một sự ngộ nhận rằng những học trò xuất sắc kia áp dụng đúng đắn tư tưởng của Marx nên đã đả phá Marx, đả phá cả những sự đúng đắn của ông.

    P. S Chủ nghĩa duy vật không phải do Marx nghĩ ra. Ông chỉ phát triển thêm thành chủ nghĩa duy vật biện chứng.
     
    softxxx, totruonggiang2 and nhaque like this.
  6. trucson18

    trucson18 Lớp 2

    Bạn nào có full bộ này không? Mình muốn nghiên cứu bộ này mà toàn thấy không đủ, bạn nào có gửi cho mình nhé, xin cảm ơn các bạn
     
  7. along0684

    along0684 Lớp 2

    Theo mình thấy những học trò được xem là có sự vận dụng linh hoạt, có tính thực dụng cao có thể kể đến một số sau (ý kiến cá nhân của mình nhé): Lênin, Trôtxki, Hồ Chí Minh, Tưởng Kinh Quốc, Đặng Tiểu Bình.
     
  8. hoctrodarwin

    hoctrodarwin Mầm non

    mình có tải được phần này. có thể đủ bộ.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu họ chú trọng trước hết: đến của cải vật chất, đến việc làm ra của cải vật chất, đến việc cho người dân hưởng thụ của cải vật chất, sau đó mới động đến phần tinh thần (động viên, khuyến khích, răn đe, trừng phạt) thì mới là vận dụng đúng học thuyết của Marx. Còn trước hết động đến tinh thần (như trên), phần vật chất chẳng thấy đâu hoặc rất hẻo, hoặc chỉ có ở thì tương lai thì là vận dụng sai: tinh thần (ý thức) có trước vật chất (sẽ) có sau.

    Trong những nhân vật bạn nêu trên thì Đặng tiên sinh vận dụng tốt nhất, thực dụng nhất. Kết quả là một cường quốc mới được sinh ra và ngày càng giàu (mạnh về vật chất). Nói giời nói bể gì mà không giàu có thì không có tính thuyết phục.

    Vai đeo túi bạc kè kè,
    Nói quấy nói quá, người nghe ầm ầm. :D
     
    ngthduyanh and softxxx like this.
  10. naminh71

    naminh71 Mầm non

    Cả bộ tư bản luận này thì đồ sộ quá, đọc không hết được. Có cuốn nào tóm tắt hay giản lược thì tốt quá
     
    hoalienbao thích bài này.
  11. hoangcam04

    hoangcam04 Lớp 1

    có 1 quyển đó bạn, tên cuốn đó là giới thiệu bộ tư bản của marx, do nhà xuất bản chính trị ấn hành thì phải, xuất bản 2017 thì phải. mình có file pdf scan quyển đó, cho mail, hôm nào mình gửi cho, nếu bạn cần. Tên sách đó: Gioi thieu bo tu ban cua Karl Marx (NXB Thong tin va truyen thong 2016)- Nguyen Vu Lê
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/6/18
    Thang tron and tiennamsg like this.
  12. Lê Hải Hiệp

    Lê Hải Hiệp Mầm non

    Chủ nghĩa duy vật biện chứng khác chủ nghĩa duy vật tầm thường ở chỗ nào?
    Đó là nó thấy được tính độc lập tương đối của ý thức, quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ qua lại (chỉ xét trong bản thể luận triết học, tức là xét đến tận cùng thì mới tuyệt đối vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, còn xét trong thực tế thì chỉ có tính tương đối thôi)
    Những kẻ nào thực dụng thì là theo chủ nghĩa duy vật tầm thường chớ không phải chủ nghĩa duy vật biện chứng
     
  13. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Kinh thật. Xin cho hỏi 2 câu:

    1. Chính quyền của ông Trăm (viết theo đúng phong cách báo Nhân dân) "luôn đưa ra các lý luận và phương thức quản lý để thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế và luôn đối chiếu với các luận chứng của Mác để biết chắc là họ đang đi đúng hướng" như thế nào vậy?

    2. Giới kinh tế phương Tây là ai mà đồng lòng phát ngôn ca tụng Mác vậy?
     
    hoalienbao and Đinh Công Hòa like this.
  14. Cám ơn bạn @summer_bkarda nhé :)? Tui cũng đang tính hỏi bác chủ topic đã lượm được hai câu đó từ đâu.

    Triết lý của Karl Marx, giống như một bác nào đã đề cập tới trong diễn đàn này, thật sự cũng được giảng dạy ở một vài trường đại học ở Mỹ.

    Không giống như xhcn, nơi mà mọi tiếng nói khác biệt đều bị cấm ngặt, Mỹ là xã hội của tự do và sự thực dụng. Họ có khả năng tận dụng cả cái hay lẫn cái dở. Hay để học hỏi và hoàn thiện thêm nếu có thể và dở để tránh.
    Học về chủ thuyết của Marx cùng những hậu quả tàn khốc mà chính nó hoặc sự áp dụng sai lầm đã mang đến cho một phần nhân loại là việc "học để biết mà tránh". Cũng như việc các khoa học gia đã phải học hỏi rất kỹ về các bệnh dịch hạch, thổ tả, v.v. mới chế ra được thuốc chủng ngừa.
    Tại sao nền kinh tế xhcn lại chỉ mang lại đói rách, cơ hàn cho người dân, trong khi Tư Bản Luận được xem như là "kinh thánh" của các xã hội chủ nghĩa? Bây giờ đâu phải là thời mà người dân còn có thể bị bịp bằng những luận điệu như "nhân dân Mỹ sống hoàn toàn trong bóng tối vì không có bác Mao" (Mao's Last Dancer - Li Cunxin).
    Đời sống của người dân Nga sau Cách Mạng Tháng Mười 1917 và của người dân miền bắc đã đủ chứng minh Lenin và Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt Tư Bản Luận và có tính thực dụng cao như thế nào. Phần TQ, nếu không nhờ biết học hỏi từ thế giới tư bản thì đến cám cũng không có mà ăn.

    Điều gì đã khiến bác nghĩ rằng Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan đã học từ Marx?
     
  15. takeshima

    takeshima Lớp 1

    cũng thắc mắc như bạn trên, giới kinh tế phương Tây nào nói "chúng ta chỉ đáng là học học trò của Mác" vậy
     
  16. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Đọc bài giới thiệu của along0684,cho cuốn Tư Bản-Karl Marx, có nhiều điểm có thể thấy trong bài báo sau trên tạp chí Rollingstone:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đều hàm ý về các vấn đề của thế giới hiện đại như: phân biệt giàu nghèo,bất bình đẳng, chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa độc quyền!!!, khí hậu tài nguyên bị tàn phá....

    Tuy nhiên, tôi thấy bài báo hơi thiên hướng phê phán CNTB quá mà quên không nói cho rõ ràng rằng ở các xứ "thiên đường" áp dụng nền kinh tế tư bản định hướng xhcn, cũng có các hiện tượng này,thậm chí trầm trọng,tàn phá ác liệt và ngày càng mâu thuẫn hơn chứ chả thấy đưa ra giải pháp gì hơn là ở các nước tư bản. Bài báo cũng thừa nhận, ông Marx chỉ đưa ra các dự đoán đó nhưng cũng không có giải pháp.

    Về vấn đề lý thuyết,tư tưởng thì tôi xin không bàn vì tôi không đọc và cũng không đủ trình độ để nghiên cứu các vấn đề tư tưởng triết học hay kinh tế. Tuy vậy, tôi cũng thật sự tò mò không biết, sau Marx, các nhà tư tưởng phương Tây đã mổ xẻ những gì về những điều được viết ra cho là dự đoán về CNTB của Karl Marx? và có tư tưởng gì vượt trội hơn ko?? chứ thế giới giờ hỗn loạn quá :))
     
  17. nducminh2906

    nducminh2906 Banned

    Có thể Marx phân tích được bản chất của Tư bản chủ nghĩa theo khía cạnh bóc lột, nhưng Chủ nghĩa xã hội mà Marx xây dựng thì không thực tế. Marx lí tưởng hóa con người mà quên đi mất lòng tham và sự chiếm hữu là bản tính của con người. Thực tế các nước đều đi theo con đường tư bản, tư hữu hóa mà Doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển. Kinh tế thị trường định hướng CNXH chỉ là cách giấu diếm đi bản chất tư bản thôi. Không có con đường tắt nào mà bỏ qua CN tư bản được.
     
  18. Nam Duy

    Nam Duy Mầm non

    Bạn có thể gửi cho mình không? Mình cảm ơn b
    Mail của mình: [email protected]
     
  19. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Chuyện hôm nay. :)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Một trong những nguyên nhân:
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/2/19
    thanhbinhtran thích bài này.
  20. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Theo tôi nghĩ, thế giới hiện đại đang dừng lại ở CNTB thôi, cái gì xảy ra tiếp sau này thì còn chưa biết. Chứ CNXH không phải là hình thái tiếp theo, thực tế nó bị loại bỏ do quá nhiều điểm mâu thuẫn.
     
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này