CD Kỹ thuật của người An Nam

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi ikariat, 5/10/13.

Moderators: virgor
  1. ikariat

    ikariat Lớp 5

    Người post: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    CD Kỹ thuật của người An Nam
    Những hình vẽ có một không hai

    Đó là vào những năm 1908-1909, khi Henri Oger cùng một họa sĩ người Việt đi khắp các phố phường Hà Nội và vùng lân cận để ghi chép và vẽ lại các công cụ, đồ nghề và thao tác của người thợ thủ công. Rất nhiều nghề, trong đó có những nghề nay đã mai một hoặc không còn, đều được “chụp” lại bằng những nét vẽ mộc mạc nhưng chính xác và có sức gợi hình mạnh mẽ. Có thể kể ra đây hàng loạt bức tranh sinh động như:Xưởng làm đồ sơn, Bật bông và ép bông, Người mù xay bột gạo, Thợ thêu chép mẫu, Tô vẽ hình trang trí lọng…


    Nghề in sách


    Cũng trong hành trình này, có lẽ do quá hứng thú và tò mò về một nền văn hoá khác, Henri Oger đồng thời cho vẽ lại hết sức tỉ mỉ nhiều ứng xử và hành vi đời thường của người dân, từ mang con bỏ chợ, thả bè trôi sông, động tác của đàn bà cãi nhau, người An Nam đi du lịch đến ngoáy tai bằng lông gà, quạt mát bằng vạt áo, đẻ rơi ngoài đường, đám phụ nữ chờ việc trên phố, trộm tháo cánh cửa, chải lược để xuống sữa… Phần đời sống được chia thành nhiều mảng, trong đó các mảng Phép thuật và bói toán, Các phép trị liệu dân gian, Tết và lễ, Trò chơi và đồ chơi, Đời sống ngoài phố, Nghề bán rong được đặc biệt quan tâm. Theo hai tác giả chủ biên cuốn sách trong lần tái bản này - Olivier Tessier và Philippe La Failler - chính sự toàn diện trong việc thu thập dữ liệu đã làm nên nét độc đáo cho công trình của Henri Oger so với những nguồn tranh, ảnh, tư liệu cùng thời khác.



    Đẻ rơi.

    Năm 1909, tác phẩm "Giới thiệu tổng quát kỹ thuật của người An Nam" của Henri Oger được xuất bản, gồm hai tập - tập Bài viết và tập Bản vẽ, trong đó tập Bản vẽ gồm 700 trang với 4.200 hình in trên giấy dó khổ lớn bằng phương pháp in mộc bản (phương pháp in tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống). Giúp việc cho Oger có khoảng 30 thợ vẽ và thợ khắc, hầu hết không có danh tính, mà Oger ca ngợi là trung thực và có ý thức.


    Nếu nội dung tập Bài viết khá sơ sài, cảm tính và không có nhiều giá trị về mặt khoa học, thì tập Bản vẽ, với tính thẩm mĩ cao đã khiến bộ tư liệu của Henri Oger trở thành một cuốn sách nghệ thuật thật sự và về mặt lịch sử, là một thư tịch quý về kỹ thuật, phong tục và đời sống của người Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Theo nhà nghiên cứu, TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm), nhiều hình ảnh trong cuốn sách mà ông gọi là "bách khoa thư" này không thể tìm thấy trong bất cứ tài liệu nào khác.


    (Thái Thanh - sachthehemoi.net)
    link download:
    Xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @htahta
     
    Last edited by a moderator: 26/6/20
  2. nguoidocsach

    nguoidocsach Mầm non

    Anh chị nào còn giữ CD này cho em xin với ạ.
     
  3. htahta

    htahta Lớp 7

    Link mediafire: (nguồn facehut. wordpress.com)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Link mega dự phòng:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thêm link (có thể hiện quảng cáo): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/6/20
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này