Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi 4DHN, 24/9/16.

  1. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Em nhớ mãi vụ này. Năm lớp 9, khi trả kết quả bài làm văn đầu tiên thì cô dành ra nguyên tiết để giảng giải, lý do là cả lớp đều chêm vào cuối bài cái "Em xin hứa bla bla bla" và rải rác trong bài là những cái khuôn khác nữa :D . Thực sự lúc đó em rất ngạc nhiên, vì 3 năm trước đều làm vậy, có sao đâu. Có lẽ đó là mầm mống đầu tiên cho sự phản kháng chống lại những cái khuôn trong xã hội chăng :D .
    Năm lớp 10, bài kiểm tra đầu năm (lại đầu...) môn Lý, thầy (người Huế) làm cả lớp shock khi trừ mỗi cái lỗ trên tờ giấy kiểm tra 1 điểm, có những bài bị khoanh tròn 4 lỗ bằng bút đỏ và trừ hẳn 4 điểm :( .
     
    notakid thích bài này.
  2. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Cảm ơn Bạn đã thông cảm nhen.
    Kỹ năm mềm mình muốn nói ở đây là.
    Mục đích của dự án chúng mình thực hiện: Sau khi học xong lớp 9, các em học sinh thuộc đối tượng dự án tổ chức sẽ biết cách tìm hiểu về 1 ngành nghề cụ thể (tìm thông tin ở đâu, chọn những người nào để hỏi? hỏi những câu hỏi gì để biết về 1 ngành, điểm mạnh, điểm yếu của ngành đó, những tính cách phù hợp và không phù hợp khi làm việc trong ngành, nơi đào tạo, cần chuẩn bị những kiến thức, môn học gì...)

    Để làm được việc này chúng mình hướng dẫn cho các em học sinh các kỹ năng kèm theo ngay từ khi các bé học lớp 6.
    Ví dụ: cách nói trước đám đông, cách làm việc nhóm, cách nói mong muốn của mình, cách đặt câu hỏi, cách tìm hiểu về mặt trái và mặt phải của 1 việc...

    Qua những bài viết trên mình thấy Bạn ngay từ nhỏ đã được học những điều mà chúng mình thiếu và bây giờ đàn em của mình cũng thiếu nên mình muốn hiểu rõ hơn ngoài những kiến thức cơ bản được học trên trường thì các bạn được học thêm những điều gì và phương pháp để thực hiện điều đó ra sao.

    Cảm ơn Bạn.

    P/S: Mình tự nhận mình là 1 sản phẩm lỗi nên nguyện vọng của mình là tìm cách để lớp đàn em của mình không đi theo vết xe đổ đó nữa, mình bắt đầu từ việc lắng nghe nguyện vọng các em nhỏ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/9/16
    mr.buiduytung and Mây_Chelski like this.
  3. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Dự án của bạn rất có ý nghĩa!!! Càng sớm có định hướng các em càng biết rõ con đường mình phải đi như thế nào và không lãng phí để đi đường vòng hay lạc lối.

    Mình đã thấy những ebook giáo trình dạy kỹ năng sống cho HSSV rất hay, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Khi nhìn vào nội dung, mình thật sự ước gì thưở nhỏ đã được giáo dục như thế. Nhưng có lẽ đời con mình vẫn chưa được giáo dục như vậy. Nên bản thân mình phải chủ động tìm hiểu và dạy con những thứ mà trường học không hề dạy thôi.
     
    deathshine thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đọc bài của bạn tôi không hiểu lắm. Các bài kiểm tra đó bị trừ điểm vì những lỗi nào:
    - Làm sai.
    - Làm đúng nhưng không giống như sách giáo khoa, không giống như những thứ được ghi theo lời thầy cô đọc.
    - Ngược lại với ý thứ 2: làm đúng theo khuôn sáo đã định trước. Nếu ở trường hợp này: học sinh học thuộc lòng, viết đúng y hệt như sách hay lời giảng, thì theo tôi cũng không thể trừ điểm vì các em đã làm đúng. Nếu cho điểm thì không phải điểm tối đa thôi, ví dụ câu đó tối đa 2 điểm thì có thể bớt đi nửa điểm, nửa điểm thưởng còn lại sẽ dành cho sự sáng tạo. Bài kiểm tra nào mà được 10 điểm thì phải là bài rất xuất sắc, hơn hẳn những bài đúng nhưng bình thường khác.

    Vẫn nhớ một lần thi vấn đáp môn Cơ học lý thuyết ở ĐH, sau khi tôi trả lời câu hỏi xong thì thầy nói: "Câu trả lời của anh rất tốt, bây giờ tôi hỏi thêm anh câu này, nếu anh trả lời được thì tôi sẽ cho anh điểm cao". Và thầy hỏi sang vấn đề khác không có trong câu hỏi thi đó, ở mức độ sâu hơn. Và tôi không trả lời được rõ ràng nên chỉ được 7 điểm (0 điểm cho câu hỏi thêm). Nếu hôm đó trả lời được câu đó chắc sẽ được 8, 9 hay 10 điểm tùy mức độ xuất sắc của câu trả lời thêm đó. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/9/16
  5. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Vị giáo sư đó ác quá. Đã là câu hỏi chuyên sâu không có trong câu hỏi thi mà lấy của sinh viên những 3 điểm. Chắc nước ta có nhiều thần đồng lắm.
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Để được 7 điểm ở ĐH đã là cực khó bạn ạ. 3 điểm thêm là dành cho sinh viên xuất sắc, cái gì cũng biết. Để được thầy hỏi thêm đã phải trả lời trôi chảy câu đó, và các biến thể trong câu đó. Nhiều người đạt 5 điểm đã mừng rú lên ấy. Tôi ủng hộ thầy tôi, đánh giá vậy mới chính xác, chứ cho điểm cao quá chỉ làm hại sinh viên thôi, họ sẽ tưởng mình giỏi quá rồi và không chịu phấn đấu tiếp.
     
  7. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Rất đồng ý với bạn, nhưng nhiều em đã kiệt sức lắm rồi. Học bù đầu bù cổ không thấy mặt trời luôn. Dạy như thế là kiểu dạy vắt chanh cho nó kiệt hết nước, các em còn sức đâu mà sáng tạo.
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, quên mất, có lẽ nếu tôi vượt qua câu đó thì chắc chỉ được 8 điểm thôi, và có thể thầy sẽ hỏi 2 câu nữa ở mức khó hơn cho mức điểm cao hơn nữa.

    P.S Cũng không có quá nhiều giáo viên để lại ấn tượng tốt đâu nhé. Và thời tôi đi học nền giáo dục và chương trình giáo dục còn khá tốt do vừa chớm vào thời kinh tế thị trường.
     
    dongtrang thích bài này.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chương trình giáo dục bậc phổ thông quá nặng, do xác định sai tiêu chí cho từng cấp học. Thêm nữa là chỉ tiêu thi đua, danh hiệu đạt chuẩn được giao đến từng lớp, nên sẽ buộc giáo viên phải gian dối hoặc học sinh phải học cật lực. Về phía phụ huynh cũng vậy, cũng bị mắc bệnh thành tích nên sẽ bắt con học quá nhiều.
     
    dongtrang thích bài này.
  10. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Có đức mặc sức mà ăn. Cho nên trong gia đình, tôi chú trọng tới việc giáo dục thành nhân hơn là thành công. Các cháu có thành nhân thì thành công chẳng sớm thì muộn cũng sẽ tới ngay thôi. Để cho con em nó thư thái, thích học và ham học hơn là ép nó học.
     
    4DHN thích bài này.
  11. Derby

    Derby Lớp 7

    Trước hết, mình khâm phục tấm lòng của bạn đối với các em. Tấm lòng này, theo mình, đã làm bạn không hoàn toàn trở thành cái mà bạn gọi là “sản phẩm lỗi” :D. Và “lắng nghe nguyện vọng của các em” là điểm khởi đầu rất tốt. Mong bạn có thể tìm thấy một vài điều bổ ích trong sự chia xẻ của mình dưới đây.

    Những thông tin về ngành nghề thì tụi mình đã được cung cấp sẵn hết. Bạn có thể kiếm được info. về tất cả các courses offered trên website của các trường ĐH. Như cần phải đạt điểm cao ở những môn gì trong kỳ thi tốt nghiệp TH để đơn xin được cứu xét, học ở đâu, học những gì, trong bao lâu, prospect careers, v.v. Kèm theo số phôn và email của course coordinator. Bạn có thể call, email mọi thắc mắc hoặc xin gặp trực tiếp vị này để thảo luận thêm. Không biết ở VN như thế nào nhưng ở nước mình, đây là điều rất bình thường.

    Bộ Giáo Dục cũng in và phát không guide book này hàng năm. Các phụ huynh quan tâm có thể dùng nó để cùng nghiên cứu với con em. Số phone / email xin sách được lưu giữ ở thư viện trường. Ngoài ra, chúng mình cũng được cố vấn về việc chọn môn cho năm lớp 10 vào khoảng giữa năm lớp 9. Thầy cô sẽ dựa vào học lực của tụi mình trong những năm trước, đặt nhiều câu hỏi để biết tụi mình thích / muốn gì rồi đưa ra lời khuyên.

    Về điểm mạnh / yếu hoặc những tính cách phù hợp hoặc không của một ngành nghề nào thì đã có báo cáo của những cơ quan độc lập chuyên nghiên cứu môi trường tuyển dụng và các ngành nghề được cập nhật mỗi hoăc vài năm. Các cơ quan này nhận funding để làm việc nhưng chính phủ không interfere vào công việc của họ. Họ cũng khảo sát những thay đổi trong thị trường tuyển dụng, làm việc chặt chẽ với các công ty để cung cấp cho Bộ Giáo Dục và các trường ĐH những thông tin mà BGH có thể dựa vào để cập nhật hóa chương trình giảng dậy, hầu đáp ứng được điều kiện tuyển dụng của thị trường lao động.

    Nếu VN thiếu những phương tiện này, các bạn có thể bổ khuyết bằng cách thu thập thông tin và làm thành một cuốn guide cho thư viện trường của các em. Các bạn cũng có thể giúp các em tìm được hướng đi, đánh thức sự ưa thích một lãnh vực riêng biệt nào đó ở các em, bằng cách nói thêm về những ngành nghề liên quan tới một môn học hoặc một topic trong lúc đang giảng dạy chẳng hạn.

    Về kỹ năng nói trước đám đông thì theo kinh nghiệm riêng, topic trình bầy cần phải là lãnh vực mà mình hiểu rất rõ ràng. Nó cũng đến từ thói quen phát biểu hay đặt câu hỏi có từ primary. Vào những năm đầu khi tụi mình chưa biết cách diễn đạt ý tưởng rõ ràng, các thầy cô thường giúp đỡ bằng thái độ kiên nhẫn lắng nghe, họ không bao giờ ngắt lời, và sau đó khéo léo chỉnh sửa bằng cách rephrase câu hỏi của mình như, “có phải em muốn nói….”. Như vậy, tụi mình gần như được học ngữ pháp mọi lúc, mọi nơi, không cứ gì phải trong giờ English. Tụi mình cũng học làm thuyết trình từ lớp 1 nên tới lớp 6 thì nó đã trở thành quá quen thuộc và ở TH thì đó là phần bắt buộc của hầu hết subjects. Debate cũng là mảng được chú ý nhiều. Dĩ nhiên, việc đọc sách nhiều và đọc nhiều loại khác nhau cũng được khuyến khích. Vì nhờ đó, tụi mình sẽ học được những cách khác đề cập đến cùng một đề tài, cũng như làm phong phú thêm vốn ngữ vựng.

    Kỹ năng làm việc trong nhóm được huấn luyện qua những group assignment / presentation hoặc team debate. Thường thầy cô cho môt số hướng dẫn các vị lấy ra từ những sách dậy kỹ năng. Chúng mình cũng được yêu cầu có một group journal, trong đó ghi lại diễn tiến của công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành. Ngoài ra, việc giúp đỡ nhau cũng được khuyến khích, trong những giờ làm bài tập. Hs hiểu nhanh hơn sẽ được yêu cầu giảng lại cho các bạn chưa hiểu kỹ lắm. Phương pháp này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Việc thảo luận với nhau khi học hay làm bài ở nhà thì chắc ở Úc hay VN đều giống nhau. Tụi mình cũng thường tham gia những hoạt động xã hội tổ chức trong trường, bởi trường hay bởi các tổ chức khác trong vùng. Các hoạt động xã hội này được đánh giá trong report cuối bậc TH. Dĩ nhiên, việc cùng chơi các môn thể thao cần sự khéo léo hợp tác của cả team như soccer, basketball, cricket, v.v. cũng là môi trường rất tốt để huấn luyện teamwork skill.

    Khả năng nhìn thấy nhiều mặt của một vấn đề cần một môi trường khuyến khích tư duy đa chiều. Đề bài essay / presentation đưa ra cho tụi mình thường không có những từ ngữ định hướng trong đó. Và để đạt yêu cầu, cho dù ý kiến riêng là “support” hay “object”, hs vẫn phải đưa ra những arguments cả cho “for” lẫn “against” cùng với dẫn chứng và thí dụ cụ thể. Thí dụ, nếu muốn viết về một nhân vật lịch sử, mình sẽ phải nói rất rõ, nhân vật đó đã làm được những gì, ở thời điểm nào và việc làm đó đã mang lại những lợi ích gì cho đất nước và nhân dân Úc lúc đó và sau này. Mình cũng bắt buộc phải mổ xẻ những việc làm nào của nhân vật đã mang lại thiệt hại (nặng hay nhẹ) cho Australia. Thiếu phần này, bài viết sẽ được coi là chưa đạt tiêu chuẩn. Quan trọng không kém là giọng văn trong bài phải khách quan, tránh sự ca tụng hay phỉ báng. Gần như một bản tin tức với phần bình luận của riêng mình vậy. Môn lịch sử của nước mình cũng được soạn theo cách đó. Và việc mình có thể dễ dàng tìm ra những sách báo / bài viết về cùng một vấn đề với những quan điểm khác biệt hay trái ngược nhau cũng góp phần vào việc phát triển cái khả năng nhìn sự việc từ chỗ đứng của mình và của người khác này.

    Chúc dự án của bạn tiến triển tốt đẹp :D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/16
    dongtrang, deathshine and 4DHN like this.
  12. Derby

    Derby Lớp 7

    Tụi em cũng học từng đó môn. Không có GDCD và GDQP (chẳng hiểu là môn gì :D) nhưng cách sắp xếp có khác hơn. Từ 7-9 thì Physics, Chemistry, Earth science, Biology được xếp chung vào Science, và teacher sẽ dậy môn này hết rồi mới tới môn kia hoặc xen kẽ là tùy ý. Có thêm Social Science nữa. Kịch nghệ hay âm nhạc không có thi nhưng vì thường được đi trình diễn ở theatre nên việc luyện tập rất tiến bộ. Trong report có cả phần contribution, nghĩa là mức độ tham gia thảo luận, đặt câu hỏi hay giải đáp câu hỏi của các bạn khác trong lớp. Nhưng, mặc dù tụi em cũng thường được những bằng khen cho tất cả những cố gắng hay tiến bộ. Trách nhiệm giữ vững danh tiếng của trường nằm trên vai ban giảng huấn. Làm gì có chuyện thậm vô lý "chỉ tiêu thi đua, danh hiệu đạt chuẩn được giao đến từng lớp"? Và teacher có bổn phận phải làm hết sức mình để giúp các em, từ dở thành khá, từ khá thành giỏi. Muốn các em học cật lực thì chính thầy cô phải làm cật lực trước, không phải sao?
     
    dongtrang and deathshine like this.
  13. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Mình thật sự không hiểu tại sao nước nhà không học tập theo bạn bè quốc tế khi họ đã đi trước chúng ta quá xa mà cứ cố chấp giữ cách làm không hiệu quả và không giống ai để mãi đứng giậm chân tại chỗ thế này đây?
     
    dongtrang and Derby like this.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @Derby:
    Chương trình của học sinh Việt Nam khó đến nỗi có nhiều bài tập toán mà cả anh Tư và chị Tư (những người đã qua ĐH) giải rất khó khăn. Anh cũng nghe nhiều nhà kêu ca như thế. Chương trình học của học sinh VIệt Nam là chương trình đào tạo mà hồi anh đi học được dùng để giảng dạy cho học sinh giỏi nhằm mục đích tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp từ cấp quận (huyện) đến cấp quốc gia. Có lẽ người ta muốn tất cả học sinh đều thành nhân tài xuất chúng hay sao ấy. Tuy nhiên, trên thực tế sức học của học sinh xét trên số đông lại không đáp ứng kịp,mặt khác như đã nói, trường nào cũng có chỉ tiêu gì đó phải đạt (gồm cả đạt chuẩn), nên nhiều khi giáo viên cho học sinh điểm rất cao để đạt được tiêu chí. Còn một vấn để quan trọng khác là lương giáo viên rất thấp, nên nhiều người không toàn tâm toàn ý giảng dạy. Trên lớp giảng cho qua bài, ở lớp học thêm mới thực sự giảng dậy. Chính vì điều này nên mới có cái gọi là học thêm, cộng với việc bố mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái nên học sinh mất quá nhiều thời gian cho việc học. Nhiều đến mức không còn thời gian dành cho việc giải trí nữa.

    To all:

    Tại sao lại như thế, tôi có thể biết, có điều không thể nói rõ, bóc trần ra, xin đừng hỏi tại sao tôi không nói nhé.

    Như ở đầu topic, chúng tôi đã không bắt con cái mình phải đua theo những chương trình mà họ đặt ra. Nhiều khi, đến 11h đêm rồi, thấy 2 đứa vẫn làm bài, phải giục chúng nó đi ngủ. Sắp tới sẽ khuyến khích thằng lớn đi làm thêm để trải nghiệm, tất nhiên sẽ không để việc này ảnh hưởng tới việc học.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/16
    dongtrang thích bài này.
  15. Derby

    Derby Lớp 7

    Ước vọng hoang tưởng và kế hoạch không dựa trên môt cơ sở vững chắc nào này đã cùng lúc giết chết lòng ham học của các em và (thật đáng buồn) lương tâm của nhà giáo! :( :mad: Nếu ngay cả lương tâm của giáo chức, các người đã từng nhiều năm coi việc đào tạo trí năng và nhân cách cho những thế hệ sau là những niềm vui, để đền bù cho những nhọc nhằn của nghề nghiệp, mà còn bị mang bán :(. Còn có thứ gì mà tiền bạc không mua được nữa?
     
    dongtrang thích bài này.
  16. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Cảm ơn Bạn nhé! Để mình ngâm cứu từ từ rồi sẽ hỏi thêm, 1 lúc nhiều thông tin mình làm không kịp.
    Thiệt là có nhiều việc cần phải làm hihi.

    Với nền giáo dục tại VN bản thân mình chưa bao giờ trách ai cả mình chỉ trách bản thân mình chưa đủ năng lực để thấy rõ nhiều việc, đôi lúc 1 câu trả lời đơn giản mình cũng cần rất nhiều thời gian quay về nơi xuất phát vấn đề và ứng với kết quả hiện tại mới thấy điều nào là phù hợp.

    Mình luôn luôn tin, cùng với 1 con dao đặt vào tay mỗi người sẽ có 1 kết quả khác nhau và mình mong người nhận con dao đó là 1 nghệ sĩ để họ có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật vì thế năng lực con người mới là thứ mình hướng tới.

    Chúng ta không thay đổi được nơi chúng ta sinh ra, môi trường chúng ta lớn lên nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao năng lực bản thân, giúp đỡ người khác nâng cao năng lực của họ để từ đó chúng ta cùng quay trở lại thay đổi được môi trường chúng ta đang sống để nó đó trở nên tốt đẹp hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/16
    ntdieu, dongtrang and Derby like this.
  17. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    @4DHN (tự nhiên bữa nay không trích dẫn được, bấm kiểu nào nó cũng không hiện): chắc em viết thiếu chú thích nên bác chưa hiểu ý. "Lỗ" (không phải "lỗi") ở đây là mấy cái lỗ trên tờ giấy đôi, rút vội từ quyển tập ra mà không mở các kim kẹp lên nên bị thủng lỗ đó bác :D . Mấy anh nào quên chuẩn bị thì bị vụ này hoài, và thầy nhất quyết trừ điểm :( .
     
    4DHN thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thầy có thể trừ điểm để rèn rũa học sinh. Nhưng trừ như thế thì quá mức. :D

    Nói chung giáo dục của nước ta đã tạo ra rất nhiều "sản phẩm lỗi". Nhiều người cực kỳ ích kỷ, chỉ muốn người khác theo ý mình mà không thèm quan tâm đến hoàn cảnh của người ta. Tôi từng hợp tác với một số người bạn để giải quyết công việc, một bạn được giao làm mấy sản phẩm và đã hoàn thành. Sau rồi bạn đó nói với trưởng nhóm là mình không thể phụ trách được việc đó mà chỉ có thể làm tự do vì còn bận rất nhiều việc riêng nên không thể gánh vác được mọi lúc, mọi nơi. Ông trưởng nhóm này đã quăng hết sản phẩm mà bạn tôi đã tranh thủ thời gian quý giá của mình để làm ra chỉ vì bạn ấy không làm theo ý ông ấy. Khi biết chuyện, tôi cũng đồng ý với bạn ấy là không hợp tác với con người xấu xa như thế nữa. Đây có phải là do sự giáo dục theo định hướng cứng nhắc mà ra không nhỉ.
     
    HacLongNinhKieu and dongtrang like this.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhân cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, không phải chỉ do giáo dục
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đồng ý với bác. Nhưng cái xã hội đó và bản thân người đó cũng có cội nguồn và phản ảnh nền giáo dục đó, và ... (thôi tự kiểm duyệt).
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/10/16

Chia sẻ trang này