Thiếu nhi Chị em song sinh người Sparta - Lucy Fitch Perkins

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi thanhbt, 29/9/14.

  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    [​IMG]

    CHỊ EM SONG SINH NGƯỜI SPARTA

    Nguyên tác: The Spartan twins
    Tác giả: Lucy Fitch Perkins
    Người dịch: Ngọc Huyền
    Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
    Khối lượng: 154 gam
    Kích thước: 11x18 cm
    Ngày phát hành: 06/2010
    Số trang: 152

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Type+Làm ebook: thanhbt
    Ngày hoàn thành: 29/09/2014
    Dự án ebook #33 thuộc Tủ sách BOOKBT
    [​IMG]

    Lời giới thiệu


    Lucy Perkins là nhà văn người Mỹ và cũng là người chuyên vẽ minh họa cho sách thiếu nhi. Loạt truyện “Song Sinh” 26 cuốn là kiệt tác để đời của bà, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới. Bộ truyện được sáng tác trong khoảng hai thập niên, từ 1910.

    “Chị em song sinh người Sparta” (1918): Là một tác phẩm mang tính giáo dục cao cả về mặt đạo đức lẫn phương diện lịch sử, văn hóa. Cũng như các cuốn khác trong loạt truyện “Song sinh”, cuốn sách này xoay quanh cuộc sống của một cặp song sinh khác giới tính, cô chị là Daphne và cậu em là Dion. Tổ tiên của hai chị em vốn là người của thành bang Sparta hùng mạnh, song vì cuộc chiến tranh với người Ba Tư nên lưu lạc đến một hòn đảo ở ngoài khơi thành bang Athens. Ông Melas, bố của hai anh em, trở thành người chăm sóc đất đai cho Quan Chấp Chính Pericles, một nhà chính trị lỗi lạc của thành bang Athens.

    Hai chị em giống nhau như tạc, song thân phận của Daphne có vẻ “thấp kém” hơn, vì cô bé là con gái.

    Do ngoại hình và bản tính, Daphne thường xuyên bị nhầm lẫn là con trai, song cô bé chẳng bao giờ thèm cải chính. Câu chuyện xảy ra năm hai anh em lên 10, bắt đầu đến tuổi phụ giúp công việc chăn nuôi, trồng trọt trong gia đình. Đúng lúc đó, có một con cừu trong đàn hạ sinh một con chiên một sừng. Vì chuyện đó, ông Melas phải đến Athens để tìm người giải đoán điềm lạ này. Thoạt đầu, ông chỉ định đưa Dion theo, nhưng về sau cả Daphne cũng được đi. Hai chị em đã có một chuyến phiêu lưu rất thú vị ở Athens và còn được gặp Quan Chấp chính Pericles thông thái.

    Qua nhân vật Daphne, nhà văn khơi gợi lên nhiều vấn đề cần suy nghĩ về chuyện phân biệt giới tính trong xã hội ngày xưa.

    NXB Trẻ
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này