Biên khảo Chiến Quốc Sách - Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi goldfish, 29/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. goldfish

    goldfish Lớp 8

    CHIẾN QUỐC SÁCH
    Chú dịch và giới thiệu: Giản ChiNguyễn Hiến Lê
    Nhà xuất bản: Từ điển Bách khoa
    Năm xuất bản: 2006
    Số trang: 496
    Giá bìa: 60.000đ

    ScreenHunter_01 Oct. 29 06.47.jpg
    Đánh máy: Goldfish

    Sửa lỗi: Tuanz, Quocsan
    Tạo ebook: QuocSan
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tạo lại: Goldfish
    (Có sửa lỗi và bổ sung)
    Ngày hoàn thành: 28.10.2013
    TVE-4u
    Vài lời thưa trước

    Đọc danh mục sách của cụ Nguyễn Hiến Lê, chúng ta thấy có khá nhiều tác phẩm cụ viết chung với cụ Giản Chi. Riêng hai bộ Chiến Quốc sáchSử kí của Tư Mã Thiên, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết:

    “Chiến Quốc sách đã được các nhà Nho trong Nam Phong trích dịch vài chục bài; Sử ký được Nhượng Tống dịch dăm chương. Ông Giản Chi và tôi tính làm kỹ hơn, phân công nhau: tôi giới thiệu bộ Chiến Quốc sách và trích dịch, chú thích hết các bài hay; ông Giản Chi tuyển dịch độ một phần tư bộ Sử ký và chú thích rất kỹ; tôi giới thiệu tác giả cùng tác phẩm. Người này làm xong, đưa người kia coi lại.

    Chúng tôi sưu tập tất cả các sách Hoa và Anh, Pháp viết về hai tác phẩm đó, để giúp độc giả hiểu thời đại, nguồn gốc, nội dung, giá trị về sử liệu, giá trị về phương diện văn học (điều mà các nhà khác không chú trọng tới mấy) của mỗi tác phẩm.

    Riêng về Chiến Quốc sách, chúng tôi còn dùng tài liệu trong tác phẩm để vẽ lại xã hội Trung Hoa thời Chiến Quốc. Trong bộ Sử ký, chúng tôi nhấn mạnh vào cuộc đời oan khổ của Tư Mã Thiên, nó ảnh hưởng tới tư tưởng và phương pháp viết sử của ông ra sao.

    Bộ Chiến Quốc sách có phụ lục: Niên biểu thời Chiến Quốc, Nhân danh và Địa danh. Bộ Sử ký có hai bản đồ: Trung Hoa thời Chiến Quốc và Trung Hoa thời Hán.

    Bị hạn chế về phương tiện in, chúng tôi không thể dịch trọn hai tác phẩm bất hủ đó được, nhưng đọc hai bản dịch của chúng tôi – 700 và 800 trang – độc giả cũng có một số tri thức tạm đủ và rõ rệt rồi, và chúng tôi mong rằng vài ba chục năm nữa sẽ có người dịch trọn bộ Sử ký. Ai cũng nhận hai bộ đó của chúng tôi có giá trịVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Theo Wikipedia thì “Chiến Quốc sách là cuốn cổ sử Trung Quốc viết về lịch sử thời Chiến Quốc, từ năm 490 TCN đến năm 221 TCN, lúc Cao Tiệm LyVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không thành công ám sát Tần Thuỷ Hoàng”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; nhưng theo hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê bảo: “(…) bộ Chiến Quốc sách – thực ra chưa đáng gọi là sử – chép việc của mười một nước: Chu, Tần, Tề, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn, Yên, Tống, Vệ, Trung SơnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link từ năm 453 (đời Đông Chu Định Vương) tới năm 221 trước Tây lịch (tức năm 16 đời Tần Thuỷ Hoàng, năm mà Tần diệt xong lục quốc và thống nhất Trung Hoa)” (trang 15). Hai cụ còn cho biết thêm: “(…) xét về nội dung Chiến Quốc Sách thì phần lớn không phải là tài liệu đáng tin về sử, mà có lẽ chỉ là những luận thuyết, biện thuyết dựa vào lịch sử mà viết” (trang 18); và “chúng ta đừng nên coi Chiến Quốc Sách là tác phẩm của Sử-phái đời Tiên Tần mà nên coi nó là tác phẩm của Luận-phái đời Tiên Tần hoặc đời Tây Hán; mà đọc Chiến Quốc sách thì chúng ta đừng nên tìm tài liệu lịch sử trong đó, chỉ nên tìm hiểu xã hội Trung Hoa, tư tưởng và chính sách của bọn chính khách, mưu sĩ thời Chiến Quốc, nhất là thưởng thức giá trị nghệ thuật tự sự, luận thuyết, tức giá trị về văn học của bộ đó thôiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (trang 26).

    Cũng theo Wikipedia thì “Sách này (tức Chiến Quốc sách «戰國策») có khoảng 120.000 chữ và chia thành 33 chương và 497 tiết đoạnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, gồm có 12 sách lược như sau: Đông Chu sách («東周策»), Tây Chu sách («西周策»), Tần sách («秦策»), Tề sách («齐策»), Sở sách («楚策»), Triệu sách («趙策»), Ngụy sách («魏策»), Hàn sách («韓策»), Yên sách («燕策»), Tống sách («宋策»), Vệ sách («衛策»), Trung Sơn sách («中山策»)”. Và theo hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê thì Lưu Hướng là người thu thập và chỉnh lý bộ Chiến Quốc sáchVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Hai cụ bảo: “…ngày nay, còn lưu lại bài Tựa Chiến Quốc sách của ông, trong đó đại ý nói rằng khi thu thập các tài liệu, ông tìm được nhiều quyển sắp đặt lộn xộn, lại thấy tám thiên chép riêng về các nước, nhưng không đủ, ông bèn theo từng nước và theo thứ tự thời gian mà sắp đặt lại thành ba mươi ba thiênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, hiệu đính lại nhiều chữ sai lầmVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vì Lưu Hướng không sắp đặt tất cả các bài trong trọn bộ Chiến Quốc sách theo thứ tự thời gian, cho nên đọc những bài do hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê tuyển dịch, ta thấy bài Trí Bá quá tham mà bị diệt (Triệu I 1), có thể xem như bài đầu tiên chép việc xảy ra đầu thời Chiến Quốc lại không phải là bài đầu tiên trong Chu sách, và bài chép việc xảy ra cuối thời Chiến Quốc là bài Thái tử Đan và Kinh Kha (Yên III 5), cũng không phải là bài cuối cùng trong Trung Sơn sách. Cũng vì các bài trong Chiến Quốc sách được chia ra thành nhiều “sách”, cho nên ta thấy các bài liên quan đến việc Tần đánh Nghi Dương nằm trong Đông Chu sách (bài 2), và trong Tần sách (bài II 6, bài II 7, bài II 8, bài II 9, bài II 10). Người chỉ huy trận đánh đó là Cam Mậu, mà muốn tìm hiểu về nhân vật này, ngoài các bài vừa nêu, chúng ta cần đọc thêm 3 bài trong Tần sách: bài II 11, bài II 12, bài II 13, và cả trong Sở sách nữa như bài I1 5… Các bài viết Tô Tần, được xem là nhân vật chính trong Chiến Quốc sách, còn nhiều hơn nữa và nằm rải rác trong nhiều “sách” hơn nữa: Tần sách, Tề sách, Sở sách, Triệu sách, Nguỵ sách, Yên sách, Tống sách. Mà ngay trong một thiên, ví dụ như thiên Tần II, chúng ta thấy có hai bài viết về nhân vật Cam Mậu vừa kể trên cũng không theo đúng thứ tự thời gian: bài Tần II 12 (Tô Đại giúp Cam Mậu) chép việc xảy ra vào đời Tần Chiêu Tương Vương, và bài Tần II13 (Vua Tần đuổi Công Tôn Diễn) chép việc xảy ra vào đời Tần Vũ Vương, mà Tần Chiêu Tương Vương (307 tr.T.L. -250 tr.T.L.) là người kế vị Tần Vũ Vương (311 tr.T.L. – 307 tr.T.L.), cho nên theo chúng tôi thì bài Tần II12 phải đặt sau bài Tần II 13 mới phải.

    Trong phần dịch, hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê bảo là chỉ “lựa khoảng nửa số bài trong Chiến Quốc sách”, và: “Tất nhiên chúng tôi dịch hết những bài có giá trị về nghệ thuật, chúng tôi lại dịch thêm những bài để dẫn chứng cho phần I (phần giới thiệu), và một số bài khác có tính cách vui vui nữa”. Trong những bài đó ắt hẳn có vài chục bài, như lời hai cụ, đáng coi là những viên ngọc quý nhất của cổ văn Trung Quốc, đến Sử ký Nam Hoa kinh cũng không hơn được (trang 64). Hai cụ không nêu tên những “viên ngọc quý đó”, nhưng về phương diện văn học, hai cụ bảo hai bài Tư Mã Thác bàn lẽ đánh Tần (Tần I 7) và Nhạc Nghị đáp Yên Chiêu Vương (Yên II 10) được mọi học giả Trung Hoa khen là hay; các bài Truyện Tô Tần (Tần I 2), Thái tử Đan và Kinh Kha (Yên III 5), Đường Thư không nhục sứ mệnh (Nguỵ IV25), Phùng Uyên làm thực khách nhà Mạnh Thường Quân (Tề IV 1), Nhan Xúc thuyết Tề Tuyên Vương (Tề IV 5), Dự Nhượng (Triệu I 4), Nhiếp Chính (Hàn II 19)… đạt tới mức cao về nghệ thuật kể truyện và miêu tả tính tình nhân vật, cảm động nhất là truyện Thái tử Đan và Kinh Kha (Yên III 5); các bài Trương Mao khuyên vua [Nguỵ] đừng đánh Hàn (Nguỵ IV 3), Thuốc bất tử (Sở IV 8), Tử Tượng khuyên Tống đừng giúp Tề (Sở I 1), Trai, sò găng nhau, chỉ lợi ông chài (Yên II 13), Vẽ rắn thêm chân (Tề II 4), Cáo mượn oai cọp (Sở I 3), Trang Tân dùng ngụ ngôn khuyên Sở Tương Vương (Sở I1 2), Xúc Chiệp thuyết thái hậu nước Triệu (Triệu IV 18), Khỏi bị cách chức (Đông Chu 9), Người đất Ôn khéo đối đáp mà khỏi bị giam (Đông Chu 10), Du Đằng biện hộ cho vua Chu (Tây Chu 3), Cam La thuyết Trương Đường và vua Triệu (Tần V 6)… có giá trị cao về thuật thuyết phục.

    Bài Xúc Chiệp thuyết thái hậu nước Triệu (Triệu IV 18) được hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho là cho là toàn bích và cụ Nguyễn Hiến Lê chép vào Phụ lục cuốn Đắc nhân tâm cùng với bài Ân và Oán (Trung Sơn 8) và bài Nên quên rằng mình có ân đức với người (Nguỵ IV 21). Sau khi dẫn gần trọn bài Xúc Chiệp thuyết thái hậu nước Triệu (Triệu IV 18), cụ Nguyễn Hiến Lê kết luận:

    Tâm lý của con người phương Đông cũng như phương Tây, thời xưa cũng như thời nay. Thuật thuyết phục của Xúc Chiệp ăn khớp với học thuyết của Dale Carnegie: sinh trước Carnegie trên hai ngàn năm mà chỉ trong một câu chuyện với Thái hậu, ông bất giác tìm ra được sáu qui tắc của Carnegie trong phần IV (qui tắc 1, 2, 3, 4, 7, 9) cộng với ba qui tắc nữa của Carnegie trong chương I phần II (tự đặt mình vào địa vị người, chú trọng tới cái lợi của người), trong chương độc nhất phần V (xin người ban cho mình một ân huệ để cho người được vui lòng) và trong chương II phần I (khen người một cách tự nhiên, tế nhị). Chúng ta có thể hiểu biết nhiều hơn cổ nhân, nhưng cái khôn của cổ nhân vẫn còn đáng cho ta học. Đó là một nguồn vui khi ta đọc sách của cổ nhân”.

    Trong ba bài ngụ ngôn mà hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho là bất hủ: Trai sò găng nhau, chỉ lợi ông chài (Yên II 13), Vẽ rắn thêm chân (Tề II 4), Cáo mượn oai cọp (Sở I 3), có hai bài, Yên II 13 và Sở I 3), đã được hai cụ Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân tuyển vào bộ Cổ học tinh hoa tức bài Con cò và con trai và bài Hồ mượn oai cọpVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhan đề ba bài ngụ ngôn đó, tức:

    - Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi «蚌鷸相持,漁翁得利» (Trai, sò găng nhau, chỉ lợi ông chài – Yên II 13),

    - Hoạch xà thiêm túc «畫蛇添足» (Vẽ rắn thêm chân – Tề II 4),

    - Hồ giả hổ uy «狐假虎威» (Cáo mượn oai cọp – Sở I 3)
    cũng là những thành ngữ được nhiều người sử dụng. Chiến Quốc sách còn cho ta một số thành ngữ khác như:

    - Bất dực vô phi «不翼而飛» (Chưa đủ cánh thì chưa thể bay cao được – Tần II 2),

    - Huy hãn thành vũ «揮汗成雨» (Mồ hôi vẩy thành mưa – Tề I1 6),

    - An bộ đương xa «安步當車» (Thủng thẳng đi bộ thì cũng thích như ngồi xe – Tề III 5),

    - Giảo thỏ hữu tham quật «狡兔有叄窟» (Thỏ khôn phải có ba hang – Tề IV 1),

    - Vong dương bổ lao «亡羊补牢» (Mất cừu rồi mới lo rào chuồng – Sở IV 4),

    - Thương cung chi điểu «傷弓之鳥» (Chim bị thương sợ cành cong – Sở IV 10),

    - Cao chẩm vô ưu «高枕無忧» (Gối cao ngủ kỹ – Nguỵ I 10)…

    Xuất xứ của hai chữ “tựa cửa”, tức “ỷ môn” «倚門», cũng từ Chiến Quốc sách: “Nhữ triêu xuất nhi vãn lai, tắc ngô ỷ môn nhi vọng” «女朝出而晚來,則吾倚門而望» (Sáng con ra đi mà chiều về thì mẹ tựa cửa ngóng con – Tề VI 1). Điển tích này được Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều: Xót người tựa cửa hôm mai, Đặng Trần Côn dùng trong Chinh phụ ngâm khúc: Lão thân hề ỷ môn «老親兮倚門» (Đoàn Thị Điểm dịch là: Lòng lão thân buồn khi tựa cửaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Chiến Quốc sách cũng lưu lại nhiều danh ngôn như:

    - Ta hồ! Bần cùng tắc phụ mẫu bất tử, bảo quý tắc thân thích úy cụ. Nhân sinh thế thượng, thế vị phú quí, cái khả hốt hồ tai!

    «嗟乎!貧窮則父母不子,寶貴則親戚畏懼。人生世上,勢位富貴,蓋可忽乎哉!»
    Ôi! Nghèo khốn thì bố mẹ không nhận làm con, giàu sang thì thân thích sợ sệt. Người sinh ở đời, thế lực, chức vị và tiền của có thể coi thường được đâu! (Tần I 2),

    - Dĩ tài giao giả, tài tận nhi giao tuyệt; dĩ sắc giao giả, hoa lạc nhi ái du.
    «以財交者,財盡而交絕;以色交者,華落而愛渝。»
    Dùng tiền bạc kết giao, hết tiền thì hết tình; dùng nhan sắc mà kết hợp, sắc suy thì tình đổi (Sở I 9),

    - Tích vũ trầm chu, quần khinh chiết trục, chúng khẩu thước kim.
    «積羽沈舟,群輕折軸,衆口鑠金。»


    Chất lông nhiều quá có thể làm chìm thuyền, vật nhẹ mà nhiều cũng làm cho gẫy xe, nhiều người nói quá thì vàng cũng chảy. (Nguỵ I 10)…

    Trong Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê viết: “Văn Chiến Quốc sách rất cổ, rất khó hiểu mà tôi lại không kiếm ra được một bản chú giải nào vừa ý, nên phải so sánh ba bốn bản, dùng cả bản bạch thoại, lại phải tra hai bộ từ điển Trung Hoa, có khi mất cả một ngày mới dịch được một trang. Trong khi dịch bộ đó tôi đau bao tử liên miên, phải vừa xoa bụng vừa viết, đau quá thì nằm nghỉ một chút rồi ngồi lên viết tiếp. Năm đó nhà tôi qua Pháp, tôi phải dạy thay mấy tháng, nên tôi làm việc quá sức. Bộ đó tôi phải dựa vào ba chặng, cuối mỗi chặng nghỉ nửa thángVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. “Năm đó” là năm 1965, cụ bà Trịnh Thị Tuệ qua Pháp để dự đám cưới của con trai của hai cụ là Nguyễn Nhật ĐứcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong cuốn Chiến Quốc sách này, ta thấy ngày cụ Nguyễn Hiến Lê viết bài Lời dẫn (trong phần II: Trích dịch) là ngày 15.11.1966. Đến 1968, cuốn Chiến Quốc sách được nhà xuất bản Lá Bối in lần đầu, và được tái bản vào năm 1973Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Ebook này, tôi gõ theo bản của nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in năm 2006 mà tôi mua được vào ngày 06.07.2010. Sau khi gõ được vài bài trong Tần sách, tôi tình cờ tìm thấy bản của nhà xuất bản Lá Bối in năm 1973 (bản scan do TimSach.com cung cấp). Sau khi đối chiếu vài ba trang, thấy bản Từ điển Bách khoa 2006 có nhiều chỗ sai sót so với bản Lá Bối 1973, nên tôi nhờ bạn Tuanz dùng bản Lá Bối 1973 để sửa lại và sửa cả những lỗi do tôi gõ sai; mà tôi thì gõ sai nhiều lắm! Rồi sau khi gõ được vài bài trong Tề sách, ngày 11.09.2010, tôi lại mua được từ một cửa hiệu bán sách cũ một bản của nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, bản này in trên giấy xấu, lại cũ, đọc rất mệt mắt, nhiều chỗ không đọc được, nhưng có cái lợi là chữ Hán được in đầy đủ như bản Lá Bối 1973. Tôi không biết bản Trẻ 1989 in lại từ bản nào vì bản Lá Bối 1973 thì có in bản đồ thời Chiến Quốc còn bản Trẻ 1989 thì không, và vì trong bản Trẻ 1989 có một số chữ Hán không giống với chữ Hán tương ứng trong bản Lá Bối 1973 (về chữ Hán thì bản Tự điển Bách Khoa 2006 lược bỏ gần hết)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Còn bản Tự điển Bách Khoa 2006 thì, theo tôi đoán, in lại từ bản Trẻ 1989 vì trong bài Hai cách tấn công (Hàn III6), cả hai bản đều in chú thích (1) là: “…coi chú thích (2) trang 430…”, nhưng câu đó chỉ đúng trong bản Trẻ 1989 mà thôi (lẽ ra thì bản Tự điển Bách Khoa 2006 phải sửa lại là: “…coi chú thích (1) trang 390…” mới phải). Tuy có được ba bản, nhưng tôi vẫn dùng bản Từ điển Bách Khoa 2006 để gõ tiếp, gặp chỗ nào ngờ sai thì dò hai bản kia, nếu sai thì châm chước mà sửa lại; có khi cả ba bản đều sai thì phải tìm thêm các tài liệu khác, thường gặp nhất là nhan đề thứ hai, tức mấy chữ Hán Việt đầu bài, tôi phải theo các bản chữ Hán tìm thấy trên mạng mà sửa lại. Bạn Tuanz vẫn tiếp tục giúp tôi sửa lỗi đến cuối ebook cũng như góp ý về các chú thích mà tôi thêm vào (để khỏi rườm, nhiều chỗ chúng tôi sửa sai mà không chú thích). Xin chân thành cảm ơn 2 bạn Tuanz, Quocsan và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
    *
    Trong eBook mới này, ngoài việc sửa thêm một số lỗi, chúng tôi còn bổ sung Bài đọc thêm: “Các danh ngôn trong Chiến Quốc Sách” ở cuối eBook.
    Goldfish
    Tháng 10 năm 2010
    Sửa chữa và bổ sung tháng 12 năm 2011

    Bổ sung tháng 10 năm 2013

    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyễn Hiến Lê, Đời viết văn của tôi, Nxb Văn hoá Thông tin, 2006, trang 221, 222.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cao Tiệm Ly, người nước Yên, có tài chơi đàn trúc, bạn của Kinh Kha. Xem bài Điền Đan và Kinh Kha (Yên III 5).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Theo Wikipedia tiếng Trung thì Chiến Quốc sách chép việc của 12 nước: Đông Chu và Tây Chu, Tần, Tề, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn, Yên, Tống, Vệ, Trung Sơn. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). Xem thêm chú thích về hai nước Đông Chu và Tây Chu trong phần II, chương I.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê sắp bộ Chiến Quốc sách và bộ Sử ký của Tư Mã Thiên vào loại Văn học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Số tiết đoạn (tức số bài) tuỳ theo người chia tách mà nhiều ít khác nhau. Theo bản Chiến Quốc sách của Cao Dụ thì gồm có 473 bài (xem trang 68).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Cổ học tinh hoa ((Nxb Văn học – 2006, trang 69), hai cụ Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân bảo Chiến Quốc sách là của Lưu Hướng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ba mươi ba thiên: Wikipedia gọi là 33 chương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cao Đài Từ Điển bảo: “Chiến Quốc Sách: Sách nầy do Lưu Hướng thu thập các sách đời trước, sắp đặt lại cho đúng theo thời gian liên tục”. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Cổ học tinh hoa còn có các bài được chọn từ Chiến Quốc sách: Vợ lẽ phải đòn, Dư Nhượng báo thù

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chữ muộn «悶» là buồn gồm chữ môn «門» là cửa và chữ tâm «心» là lòng. Không biết bà Đoàn Thị Điểm có ý “chơi chữ” hay không?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sđd, trang 152-153.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài phỏng vấn Sống và viết với Nguyễn Hiến Lê của Nguyễn Ngu Í đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965 (bài này được in lại trong tập Nguyễn Hiến Lê – Con người và tác phẩm, Nxb Trẻ 2003, trang 163) có câu: “Hỏi anh (tức Nguyễn Hiến Lê) hiện nay có chương trình gì không, thì anh đáp: Lo dịch nốt Chiến Quốc SáchSử ký của Tư Mã Thiên với anh Giản Chi”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ bản Lá Bối là một bộ gồm hai quyển.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong các chú thích của tôi, có chỗ tôi chép chữ Hán dạng phồn thể, có chỗ dạng giản thể là do tôi chép lại từ các bản đăng trên mạng. Mong các bạn lượng thứ cho sự thiếu nhất quán đó.



    Mã:
    [COLOR=#006400][B]File PRC:[/B] [URL="http://download1497.mediafire.com/dxq4ubrqpyhg/0p5lgawjgz4bd98/ChienQuocSach_GC%26NHL.rar"]ChienQuocSach_GC&NHL.rar[/URL]
    [/COLOR]
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/10/13
  2. einstein_1789

    einstein_1789 Mầm non

    Up lại anh ơi , em không tải được dù đã copy đường link
     
    ducphuclee thích bài này.
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Link down bình thường bạn nhé, nếu dùng trình duyệt google chrome bạn chỉ cần bôi đen link, click phải chọn "đi đến...." là được

    Mình đã down và up lại đây giúp bạn: View attachment ChienQuocSach_GC&NHL.rar

    Chúc bạn xem sách vui
    Song Ngư
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Image 001.jpg

    Chiến Quốc Sách
    Giản Chi Và Nguyễn Hiến Lê
    Lá Bối 1973

    Download:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  5. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Chiến Quốc sách
    Tác giả: Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê
    Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
    Năm xuất bản: 2006
    Số trang: 496
    Định dạng file: epub; mobi; prc; azw3

    [​IMG]
    Bản đồ các nước thời Chiến quốc


    Qua thời Chiến Quốc, số chư hầu giảm xuống còn trên một chục: Tề, Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn... ; nhưng chỉ có bảy nước lớn tranh hùng với nhau, tức: Tần, Tề, Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên. Trong số thất hùng, mạnh nhất là Tần, Sở, Tề vì đất đai đã rộng mà tài nguyên lại nhiều.

    Các nước đó tổ chức những liên minh để đánh lẫn nhau. Có hai kế hoạch liên minh lớn nhất là kế hoạch "hợp tung"của Tô Tần và kế hoạch "liên hoành" của Trương Nghi. Tung có nghĩa là đường dọc mà hoành có nghĩa là đường ngang. Các nước từ Bắc tới Nam, tức từ Yên đến Sở liên hợp với nhau thành một cái trục dọc để chống lại Tần, cho nên gọi là hợp tung. Để chống lại thế đó, Trương Nghi thuyết phục một số nước ở phía đông Tần cắt đầu cầu hoà vớiTần thành một trục ngang để đánh các nước kia, cho nên gọi là liên hoành. Tới cuối thời chiến quốc, rốt cuộc các mâu thuẫn lần lần tập trung tại thành mâu thuẫn giữa Tần và sáu nước: Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở.

    Càng gần tới mãn cục thì chiến tranh càng khốc liệt mà tình cảnh càng bi đát: có nước bắt lính tới một phần năm dân số, ông già bảy chục tuổi cũng phải tòng quân, có nước thu thuế của dân tới hai phần ba huê lợi mới đủ nuôi quan đội. Trong khi đó, các chính khách, các nhà du thuyết bôn tẩu không ngớt từ nước này qua nước khác, tấp nập trên đường, xe ngựa nối nhau, tán lọng chạm nhau, vàng bạc châu báu tuôn ra để mua chuộc nhau, ly tán nhau, phản gián nhau.

    Thời đó là thời "đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng; đánh nhau để tranh thành, giết người tranh đất, giết người đầy đồng; bực thánh vương nào ra đời; các vua chư hầu thì phóng túng, bọn xử sĩ thì bàn ngang luận càn", thời "không duy uy quyền thì không đứng được, không dùng thế lực thì không thi hành được chính trị".

    Sở dĩ có cảnh loạn lạc đó, là vì xã hội Trung Hoa đương biến chuyển mạnh về phương diện chính trị, văn hoá, kinh tế.

    Cái thế ở đầu đời Chu chỉ tạm vững khi nhà Chu còn mạnh. Khi nhà Chu bắt đầu suy, dời đô qua phía đông thì các nước chư hầu tất tranh giành nhau, vua Chu can thiệp, ngăn cản không được, do đó có nước thì mạnh lên, có nước thì suy đi. Một nước mà suy thì tất có một bọn quí tộc mất địa vị. Muốn phục hồi địa vị, họ phải dùng những người tài giỏi về chính trị, quân sự, kinh tế, trong mọi giới, cả trong giới bình quân. Nhờ vậy mà bọn giai cấp sĩ phu, lần lần tránh được quyền hành của bọn quí tộc.

    Nhận xét

    Trịnh Chấn Đạc trong Sáp đồ bản Trung Quốc Văn học sử (Bắc Kinh, 1959) viết:

    "Thời đại của Chiến Quốc sách là một thời đại mới, mà thời đại cũ đã hoàn toàn bị lật đỗ, bị hủy diệt rồi (cho nên) ngôn luận (trong Quốc sách) độc sáng, trực tiếp, gồm những mưu cơ, cảnh ngữ và những hùng biện lý thú. Những hành động trong truyện đều dũng cảm, không có cái thói thủ cựu... Nhờ vậy mà Chiến Quốc sách có một nội dung đặc sáng, không khác gì những bộ truyền kỳ của Châu Âu thời trung cổ".

    Trung Quốc Văn học sử (Đại học Bắc Kinh 1959) khen:

    "Mỗi đoạn trong Chiến Quốc sách là một sự cố hoàn chỉnh. Tình tiết, kết cấu nhân vật chạm trổ rất linh động; tuy chỉ là phiến đoạn nhưng hoàn chỉnh, có cái phong vị tiểu thuyết".

    Các học giả phương Tây như Margoulies, Crump... đều nhận rằng Chiến Quốc sách có nhiều truyện nghệ thuật rất cao.
     

    Các file đính kèm:

  6. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Bản Epub đã được anh @quocsan chỉnh sửa và định dạng lại.
     

    Các file đính kèm:

  7. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Mình có 1 bản MOBI của sách này, không rõ download từ link nào ở trên, nhưng phần chú thích không xài được, mà cuốn này chú thích nhiều như lá rừng
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này