Trà phiếm Đầu năm nói chuyện Chữ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Ngọc Sơn, 14/2/16.

Moderators: amylee
  1. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    123.png
    Lời bàn: Nhân lúc xuân nhàn đọc được một bài khá hay luận về Chữ. Nhân ngày tết có tục xin chữ đầu năm, muốn cùng thân hữu nói chuyện chữ phiếm đàm vài ba câu chuyện.

    Chữ Hán cổ xưa là chữ tượng hình, tượng thanh. Trong mỗi chữ Hán cổ xưa đều bao hàm một ý nghĩa sâu xa. Chữ nhân (人) trong tiếng Hán có nghĩa là “người” trong tiếng Việt chỉ cần hai nét bút là viết xong. Kỳ thực, viết chữ nhân (人) thì rất đơn giản nhưng làm người thì lại rất khó!

    Nhân sinh muôn màu, muôn vẻ nên điều khó là làm sao để mỗi bước đi đều thuộc về bản thân mình. Bạn đã từng nghĩ đến hàm nghĩa, ý nghĩa của chữ nhân (人) là gì chưa? Dưới đây xin đưa ra một số ý nghĩa sâu xa của chữ nhân (人) để mọi người tham khảo!

    1. Một nét biểu thị sự phát triển, một nét biểu thị cho sự già yếu

    Đời người chính là một quá trình trao đổi chất, thay cũ đổi mới, cái mới không ngừng được sinh ra và cái cũ không ngừng bị đào thải đi. Con người chỉ có không ngừng thu nạp những vật chất mới được sinh ra và loại bỏ đi những thứ mục nát thì mới có thể sửa cũ thành mới, phát triển khỏe mạnh.

    2. Một nét biểu thị cho sự tiến lên, một nét biểu thị cho sự thoái lùi

    Đời người tựa như leo núi, từng bước từng bước hướng lên mà leo. Nhưng khi đã lên đến đỉnh núi thì lại từng bước từng bước hướng xuống. Những người

    kiên trì leo được lên đến đỉnh cao là người đáng kính, nhưng lên đến đỉnh cao mà không lưu luyến địa vị, có thể lên được xuống được mới là người đáng trân quý.

    3. Một nét biểu thị cho niềm vui, một nét biểu thị cho phiền não

    Niềm vui và phiền não, hạnh phúc và thống khổ đều song hành tồn tại, có thể khích lệ nhau tiến lên. Con người khi trải qua phiền não thống khổ mới cảm nhận hết được niềm hạnh phúc của cuộc đời.

    4. Một nét là thuận cảnh, một nét là nghịch cảnh

    Cuộc đời có thuận cảnh và nghịch cảnh, thậm chí nghịch cảnh còn nhiều hơn thuận cảnh. Trong cuộc đời, những điều không được như ý muốn luôn nhiều,

    chính là để xem chúng ta đối mặt như thế nào. Có thể chính là để xem chúng ta đối mặt như thế nào. Có thể vượt qua nghịch cảnh, bạn mới tìm được giá trị của bản thân cũng như ý nghĩa cuộc sống của mình.

    5. Một nét là trả giá, một nét là thu hoạch

    Nếu bạn trả giá nhiều hơn một chút thì đương nhiên bạn cũng thu hoạch được nhiều thành công hơn một chút. Đôi khi mất đi không phải là điều đáng buồn,

    không phải là một loại tổn thất mà lại là một loại kính tặng, hiến dâng…

    6. Một nét là quyền lợi, một nét là trách nhiệm

    Mỗi người đều có quyền lợi làm người nhưng cũng phải gánh vác trách nhiệm làm người.

    7. Một nét là bản thân, một nét là người yêu thương

    Vợ chồng là “trợ thủ đắc lực” của nhau. Tay trái xách đồ vật mệt mỏi, không cần mở miệng nhắc nhở, tay phải cũng tự nhiên đưa qua xách thay. Tay trái bị

    thương cũng không cần kêu la, cầu cứu, tay phải tự nhiên sẽ gánh vác thay cho tay trái.

    8. Một nét là bạn bè, một nét là đối thủ

    Quá trình phát triển của một người không bao giờ tách xa khỏi bạn bè, có nhiều bạn bè sẽ có nhiều con đường. Có đôi khi bằng hữu chính là đối thủ mà có khi đối thủ lại chính là bằng hữu. Có bằng hữu và đối thủ, cuộc đời mới không hết động lực.

    9. Một nét là nửa đời trước, một nét là nửa đời sau

    Nửa đời trước bén rễ, nảy mầm, nở hoa. Nửa đời sau kết quả, thu hoạch, cất trữ. Đường đời mặc dù dài nhưng điều quyết định có khi chỉ là mấy bước cuối

    cùng. Chữ nhân ( 人 ) bao gồm hai nét, thiếu một nét sẽ không thành. Hai nét phối hợp với nhau, phụ trợ cho thấy: “Chó không chê chủ nghèo”! không thành. Hai nét phối hợp với nhau, phụ trợ cho nhau mới trở thành nhân sinh hoàn chỉnh.


    Theo NTDTV

    Mai Trà biên dịch
     
  2. tulip4attoo

    tulip4attoo Lớp 1

    Ý nghĩa thực sự của chữ nhân? Vì nó là tượng hình của loài người theo cách đơn giản chứ gì nữa :))

    Có gì nói thẳng xin bạn chủ thớt thông cảm, mấy bài này, đọc hay chém gió thì vui chứ mình thấy hơi vô bổ. Tại sao ư? Vì nó vẽ rắn thêm chân, gò ép những ý nghĩa từ đâu ra vào 1 khái niệm đơn giản như vậy. Hẳn như hồi học sinh học văn, chúng ta không cảm nhận theo những suy tưởng tự nhiên của bản thân, lại cố đi ghép thật nhiều thật nhiều ý nghĩa thâm sâu cao quý vào, mà ngay cả tác giả nhiều khi cũng chẳng hề có chút ý gì như vậy.

    Mấy ý nghĩa kiểu này, múa bút múa phím viết ra cả chục cả trăm cũng được, nhưng vô nghĩa lắm.
     
  3. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Mộng là huyễn ảnh. Chỉ có con người mới mơ. Nên mới tiến xa được thế này.
     
    laithanhtuan thích bài này.
  4. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Hi. Không có gì. Nói thẳng cũng là "nhân" mà. Với lại bài này là do người ta viết, mình chỉ dẫn lại thôi. Thấy cũng hay hay thì trao đổi với bạn bè. Chứ không có gì phải lo lắng. Rất mong chờ, nếu bạn viết được mấy trăm chữ ấy, gọi là trao đổi trà phiếm cho vui. Bạn nhé!
     
    Văn.Cường thích bài này.
  5. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Lúc học về chữ NHÂN có tìm thấy hình này!!!
    ĐẸP...
    person.jpg
     
  6. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Đang học chữ, mới liếc mắt sang phần mềm tra Hán - Việt, mới thấy lại cái chữ Việt 越, lúc đầu nhìn thấy chữ Việt này có chữ tẩu (走) bên trong hơi buồn xíu vì nghĩ là bọn Hán nó bảo dân Việt bị đánh nên mới tẩu chạy mất dép như vậy...

    Nhưng sau tò mò tra từ điển thì thấy bảo :
    1. Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Như giống Âu Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Chiết Giang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Mân Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Phúc Kiến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Dương Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Giang Tây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Nam Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Quảng Đông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Lạc Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả.
    thế té ra là Việt Nam vẫn còn giữ cái tên Việt gốc gác từ thời Lạc Việt, còn mấy cái Việt trên kia đã đổi thành Hán hết cả???3cat113
    upload_2016-2-16_12-6-0.png

    1yoyo23Tôi chỉ đoán mò nên thấy vừa rõ ràng hay hay vừa lộn xộn. Có ai bác nào biết giải thích chút với???
    Chữ Việt bên trái là chữ tẩu bên phải chắc phải liên quan gì đó đến 'chạy việt dã'
    Còn bên phải là Can Mậu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, can thứ năm trong mười can. Là sao nhỉ các bác???:think:
     
    Văn.Cường and chelsky_ngoann like this.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Theo tôi biết, chữ Việt xưa chỉ cây rìu lưỡi xéo, một vũ khí thành danh của người Việt cổ và tự dạng của chữ Việt cũng là hình dung cây rìu đó. Cũng có khi dùng chữ Việt với bộ kim có nghĩa là cây rìu để chỉ nước Việt
    Nói thêm, tiếng TQ Việt đọc là yue chính là phiên âm chữ rìu của tiếng Việt. Hay ngược lại rìu là âm TQ của chữ Việt
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/16
    Văn.Cường and sannyas60 like this.
  8. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Đây là những chữ “VIỆT” đã từng được sử dụng để ghi danh xưng ‘VIỆT”

    越, 粵, 鉞,

    Về cơ bản, khó mà khẳng định 100% chính xác chữ nào mới đúng.

    - Việt : 走 + 戉 : có văn bản chép : 走 + 戌 ý muốn nói là “chó chạy” để mỉa mai dân việt của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tuy nhiên, trong rõ ràng không đúng vì trong văn bản không có chữ Việt đó mà chỉ là cách viết. Bên cạnh đó thì chữ Tuất nguyên nghĩa cổ cũng không liên quan gì đến chó cả.

    - Việt : 粵 : ý nói dân làm lúa, có bộ Mễ 米. Có một số học giả muốn dùng chữ Việt này để ghi danh vì nó có liên quan đến văn hoá lúa nước phương nam.

    - Việt : 金 + 戉 : ý nói về vũ khí thường dụng của dân Việt, một loài rìu chém, hoặc có thể là Phủ Việt.

    Là ba quan điểm phổ biến được ghi nhận về cách lý giải của danh xưng trên.

    - Việt : 越 : nguyên âm Nôm đọc là Vượt, ý lý giải là Vượt biển, Vượt về phía Nam.

    Bàn luận thì nhiều nhiều giấy mực nhưng dùng để giải thích triệt để thì e rằng rất khó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/2/16
    Văn.Cường, Cankhon and sannyas60 like this.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Theo tôi biết thì chữ Việt 越 có thể đã được dùng để kí âm một tiếng nào đó của dân Việt chứ không mang nghĩa của chữ Việt 越 là vượt trong tiếng TQ
    Cũng như chữ Lạc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong Lạc Việt để kí âm tiếng 'nước' chứ ko sử dụng với nghĩa là lạc đà
    Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng chữ Việt là kí âm của tiếng 'rìu' loại rìu lưỡi xéo thường sử dụng ở phương Nam, còn 'phủ' là loại rìu lưỡi cân, được dịch là búa
     
    Văn.Cường and Ngọc Sơn like this.
  10. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Vượt này là âm Nôm, được dân Tàu ký danh thành chữ Việt. Chứ bản thân nó không phải chữ Tàu.
    Phủ Việt, hay Tiết Mao, là "quyền trượng" để sai phái, tượng trưng cho quyền lực chứ không phải binh khí, nên Phủ Việt ở đây không phải là búa.

    Riêng về "rìu lưỡi xéo" hay rìu mũi hài, rìu một vai vốn được xem là "sản phẩm" của nền văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là một trong những quan điểm giải thích có nhiều người theo. riuluoixeo.jpg
    Tuy nhiên, nếu để chỉ danh Việt với nghĩa "rìu lưỡi xéo" về mặt từ vựng cũng không được nhiều người tán đồng do các văn bản từ trước đến nay đều dùng từ Việt 越, chữ Việt 越 này đang được sử dụng rộng rãi và hợp thức nên một số người cho rằng, người Tàu xưa dùng từ này để chỉ dân Việt có gốc từ Tỉnh Quảng Đông của Tàu, nguyên là trước đây Quảng Đông còn có tên là tỉnh Việt.
    Tất nhiên, hiện tại để đi đến kết quả 100% thì vẫn chưa đủ cứ liệu.
     
    Văn.Cường thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có thể 'vượt' là âm tiếng TQ của chữ 'việt' và được người Việt sử dụng với cùng nghĩa. Rất nhiều tiếng được coi là thuần Việt có nguồn gốc chữ Hán như buồng-phòng, buồm-phàm, cha, tía- da... Vậy chưa thể khẳng định Vượt là âm Nôm, được dân Tàu ký âm thành chữ Việt hay ngược lại, cũng như ko biết rìu-yue-việt ai kí âm hay phiên âm của ai.
    Phủ Việt và Tiết Mao là 2 thứ khác hẳn nhau. Phủ việt là từ ghép đẳng lập dịch là búa rìu, tiết mao là cờ tiết và cờ mao
    Có khi dùng cụm từ kim mao ngân việt, VD truyện Tam quốc hồi thứ 71 Tháo cưỡi ngựa trắng, yên vàng, đai ngọc, áo gấm. Võ sĩ hai bên cầm đôi tán vóc đại hồng. Cờ mao vàng, lưỡi việt bạc, hèo, trượng, dòng, mâu, tinh kỳ vẽ rồng phượng, nhật nguyệt, lại dùng hai vạn rưởi quân long hổ đi hộ giá...
    (kim mao ngân việt chính là 1 trong cửu tích mà Tháo được vua ban cho đó)
    Còn phủ chính là thứ rìu lưỡi cân ta dịch là búa như trong từ 'đao phủ' là dao búa. Vũ khí của Từ Hoảng trong TQ chính là loại đại phủ này VD hồi 26 Văn Sú quay ngựa trở lại, Từ Hoảng tay cầm búa lớn, giơ lên đánh chặn đường....
    Nói thêm từ 'chợ búa' trong tiếng Việt có âm Hán là 'thị phố'

    Ý tôi là chữ Việt 越 chỉ là kí âm, ko dịch nghĩa, cũng như chữ Lạc
     
    Văn.Cường thích bài này.
  12. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tôi hiểu và cũng có phần tán thành ý kiến của bạn. Nhưng theo đó, không thể dùng chữ Việt 越 này để kí âm để chỉ ý về lưỡi rìu xéo được. Nhưng cũng phải nói rằng mọi quan điểm đều có những hợp lý của nó cả, phải không bạn?
     
    Văn.Cường thích bài này.
  13. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Bạn thử múa bút xem có được: “Rồng bay Phượng vũ" không nào?
     
  14. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Thấy mọi người bàn luận về nghĩa của Hán tự mà mình cứ ong hết cả đầu. Chỉ hiểu được cái “da lông".
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cũng ko thể biết được. Vì ngôn ngữ, văn tự được thay đổi bổ sung dần qua nhiều thời kì và như bạn nói cả 3 chữ Việt đều đã được sử dụng chỉ đất Việt xưa nên có thể ban đầu người Tàu dùng chữ Việt 越 này để kí âm chữ rìu (vì hồi đó phương bắc chưa biết đến cái rìu, cũng như hồi trước ta chưa biết cái săm, cái lốp nên mượn luôn phiên âm Tây) sau đó mới sáng tạo thêm chữ việt 鉞, chỉ lưỡi rìu và tiện thể cũng đọc là Việt, cái này rất hay gặp trong phép tạo chữ gọi là phép giả tá đó
    Cũng có thể chữ việt 鉞, chỉ lưỡi rìu đã được dùng để chỉ đất Việt trước sau đó do nhầm lẫn hay lí do gì khác lại đổi thành dùng chữ Việt 越, cái này cũng từng xảy ra rồi
    Đồng ý với bạn mọi quan điểm đều có những hợp lý của nó cả, nên cũng chỉ dám nói là theo ý tôi thì như vậy thôi
     
  16. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nói đến đây thì tớ chịu, không biết bạn có phải dân Hán Nôm không? Nhưng cách sử dụng từ như vậy thì tớ chưa thấy cũng không được học là có cách sử dụng hay ký âm như vậy.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi ko phải dân Hán Nôm nhưng cũng biết đôi chút về phép Lục thư, theo đó thì
    5- Giả tá 假借 (mượn sai)
    Vốn là không có chữ, mượn thanh để gửi sự, biến thành âm và nghĩa xa lạ, không có quan hệ duyên do suy diễn.
    Ví dụ:烏 Ô = con quạ đen ==> được mượn làm chữ “ô” trong烏乎 ô hô = than ôi.

    Bạn seach google sẽ thấy còn rất nhiều nữa
     
  18. vinhlx

    vinhlx Mầm non

    Chữ Việt không phải là tên tự xưng của nước ta. Trước khi Triệu Đà chiếm thì nước ta chỉ có 2 dân tộc là dân Âu và dân Lạc thôi. Khi Triệu Đà đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương, sát nhập với quận Nam Hải, lập nước Nam Việt thì mới dùng danh xưng Âu Việt và Lạc Việt, và nước Nam Việt bao gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây. Chữ Việt 越 bộ Tẩu đã được dùng từ trước
    để chỉ nước Việt của Câu Tiễn (Mân Việt).

    Có thuyết cho rằng Triệu Đà ý thức rằng nước Nam Việt của mình không liên quan gì đến Mân Việt của con cháu Câu Tiễn cả nên ông dùng chữ Việt 粵 bộ Mễ để ghi tên nước Nam Việt, chữ Việt này còn dùng để chỉ vùng Lưỡng Quảng ngày nay (xem nghĩa 1 của chữ Việt bộ Mễ). Tuy nhiên, thuyết này không chắc chắn lắm, ngày nay ta tra từ điển thì hai chữ Việt này dùng như nhau.

    Dù gì thì tôi cũng đồng ý rằng chữ Việt này chỉ là ký âm, không liên quan gì đến "rìu" hay "lúa" cả. Tôi không biết chữ Hán, dám liều góp vài lời cóp nhặt được mà "múa rìu" vậy.
     
    sannyas60 thích bài này.
  19. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Thế té ra Triệu Đà là người lập nên nước Việt ở Đông Nam Á!!!
    Để khỏi bị trùng tên với nước Việt của Câu Tiễn, sao ông Triệu
    Đà không đặt tên khác hẳn luôn đi, như Lạc Âu, hoặc Đại Lạc chẳng hạn???
    Hơn nữa, tra từ điển trên thì tên Việt là tên của các dân tộc thủy tổ ngày xưa ở vùng Đông Á, sau này đánh nhau và di cư nên mới đổi tên tùm lum như vậy???

    Như giống Âu Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Chiết Giang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Mân Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Phúc Kiến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Dương Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Giang Tây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Nam Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở Quảng Đông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Lạc Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả.

    Nhưng mà nghĩ lại thì cái tên Văn Lang Âu Lạc có trước cái tên Việt Đại Cồ Việt, Đại Việt...? Bạn nói cũng có lý!!!
     
  20. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Không phải mọi trường hợp đều có thể quy về "giả tá" được đâu bạn nhé!
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này