LS-Việt Nam Đông Kinh Nghĩa Thục - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi conguyen, 30/9/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
    PHONG TRÀO DUY TÂN
    ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
    Nhà xuất bản: Văn hoá Thông tin
    Năm xuất bản: 2002

    Đánh máy: Quantam
    Thực hiện eBook lần đầu: Quantam
    Thực hiện eBook lần hai: Goldfish

    THAY LỜI GIỚI THIỆU

    Hồi tản cư về ở Tân Thạnh (1946-1947), tôi được bác ba tôi, hiệu là Phương Sơn, giáo sư trong Đông Kinh nghĩa thục cũng là rể cụ Lương Văn Can, kể cho nghe hoạt động của trường.

    Hồi cư về Sài Gòn, tôi tìm đọc trên hai chục cuốn về các nhà cách mạng thời đó, cả cuốn Đông Kinh nghĩa thục của Đào Trinh Nhất (Mai Lĩnh – 1938), vừa để kiếm thêm tài liệu, vừa soát lại những lời bác tôi kể, rồi viết cuốn Đông Kinh nghĩa thục, xuất bản năm 1956.

    Tôi dùng một bài song thất lục bát của một thi sĩ khuyết danh trong tập Nam Thiên phong vận ca để dựng bố cục cho tác phẩm, cứ đầu mỗi chương tôi lại dẫn một hai câu theo đúng thứ tự trong bài.

    Đông Kinh nghĩa thục ghi được không khí thời đó (1907), chép được tinh thần của các nhà cách mạng vừa hăng hái vừa “ngây thơ”, nhất là tình đoàn kết, bình đẳng trong anh em, lại có nhiều giai thoại, nhiều tình tiết lí thú, cho nên sách bán khá chạy.

    Giáo sư Nguyễn Văn Trung ở Bạc Liêu trong một bức thư đề ngày 21.1.69 viết: “Tôi đã đọc cả mấy bài tựa của Đông Kinh nghĩa thục và của Bài học Israël, càng thêm mến cái tâm chí của anh, và càng thêm mộ cách nói thân thương mà khéo léo của anh. Từ câu nói “Bất bình tắc minh” của Hàn Dũ mà anh nêu làm đề từ đặt ở đầu bộ Cổ văn Trung Quốc đến “càng đọc lịch sử thế giới… làm quân tốt thí trên bàn cờ Quốc tế” (Tựa Bài học Israël), qua “mỗi lần ôn lại lịch sử… vào bực nhất nhì Đông Nam Á” (Tựa Đông Kinh nghĩa thục), người nào lấy công tâm mà đọc anh nghĩa là đừng có một định kiến nào, tất sẽ nhận rằng bên trong cái dáng văn nhược thư sinh của người có tên là Hiến Lê, bao giờ cũng âm ỉ cháy một tráng chí bền chặt mà nếu chỉ nhìn thoáng qua chắc ít ai ngờ đến”.
    Nhà văn Nguyễn Văn Xuân ở Quảng Nam, trong một bức thư không đề ngày, bảo “… nếu anh không viết quyển đó (Đông Kinh nghĩa thục) thì sự thực về phong trào đó thế nào, thật đã ai biết cho tường (tôi chưa được đọc quyển Đào Trinh Nhất). Tôi tin là trong văn nghiệp của anh, quyển sách mỏng ấy sẽ được nhắc tới nhiều như Sonate à Kreutzer (…) trong sự nghiệp đồ sộ của Tolstoi”.

    Có thể do đọc Đông Kinh nghĩa thục mà Nguyễn Văn Xuân về sau viết cuốn Phong trào Duy Tân (Lá Bối xuất bản).

    (Trích Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê)[1]
    -------------
    [1] Nxb Văn học, năm 1993, trang 454-455. (Goldfish).

    Cập nhật ngày 07/10/2012 (có sửa chữa và bổ sung):
    __________
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn e-thuvien.com
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 14/10/13
    haist, thaitrongle, Trum Moi and 8 others like this.
  2. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Chỉnh sửa cuối: 14/10/13
    chis thích bài này.
  3. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Vượt ngục về nước tiếp tục đấu tranh

    Tác giả: Huỳnh Thanh Bình
    Nguồn: Tuổi Trẻ Online – 29/4/2008

    TT - "Địa ngục trần gian" ở Guyane giam cầm không chỉ 525 chí sĩ ái quốc của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1931. Trước đó, vào ngày 15-12-1930, một trong các cựu tù người Việt từng vượt ngục Guyane qua đời tại tỉnh Bạc Liêu. Ông là Đỗ Văn Phong, lãnh đạo địa phương của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại tỉnh Phúc Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), và cũng là người khai sinh thương hiệu Mai Lĩnh một thời lừng lẫy.

    Bí mật từ cuốn gia phả

    Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn còn giữ cuốn sách Nhà xuất bản Mai Lĩnh viết về một thương hiệu in ấn - xuất bản có tên tuổi giai đoạn 1936-1945. Trong một bài viết in trong sách, cố GS.TS Đỗ Tất Lợi - nguyên chủ tịch Hội Dược liệu VN - đề cập câu chuyện vượt ngục Guyane của chính ông nội mình là Đỗ Văn Phong.

    Ông Đỗ Thái Bình - kỹ sư đóng tàu ngụ ở đường Nguyễn Tất Thành (quận 4, TP.HCM) và cũng là cháu nội của ông Phong, người đang giữ cuốn gia phả của đại gia đình Mai Lĩnh - cho biết ông Phong sinh năm 1860 trong một gia đình Nho giáo tại xã Xuân Mai (Kim Anh, Phúc Yên cũ). Ông thường giao du với các nhà nho yêu nước và đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

    Thời bấy giờ, Đông Kinh nghĩa thục là phong trào chấn hưng dân trí bằng cách thay đổi tư tưởng, cách thức học tập do các nhà nho có tư tưởng tiến bộ khởi xướng vào đầu năm 1907. Nhận thấy đây là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, ông Phong và một số đồng chí bị lưu đày sang Guyane.

    Cuốn gia phả ghi rằng vào năm 1924, gia đình nhận được tin ông Phong đã về lại Việt Nam. Hai người con trai Đỗ Văn Kiêm và Đỗ Văn Năm cùng cháu đích tôn Đỗ Văn Thụ (con ông Đỗ Văn Nghệ - con trai trưởng của ông Phong) lên đường tìm gặp ông Phong tại nhà ông Võ Hoành - một trong các nhân vật quan trọng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại khu vực núi Sập (tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang)[1].

    Ông Phong đã cùng 12 người khác vượt ngục trên một chiếc bè và trôi dạt vào đảo Trinitrad (lúc bấy giờ là thuộc địa của Anh), sau đó được một số người Hoa che chở. Sau khi bắt được liên lạc với tổ chức, tổ chức thu xếp cho ông nhập quốc tịch Trung Hoa và cải dạng như một người Hoa sang VN hành nghề chữa bệnh. Trên chuyến tàu hỏa từ Vân Nam (Trung Hoa) về Hải Phòng, khi ngang qua Phúc Yên, ông ứa nước mắt dõi trông cánh đồng làng, lũy tre xanh, nhà cửa, vợ con sau hơn 10 năm biệt xứ. Từ Hải Phòng, ông đi tàu thủy vào Sài Gòn và được tổ chức đưa về nhà ông Võ Hoành.

    Nhưng hoạt động của các nhà nho yêu nước tại Long Xuyên không qua mắt được mật thám Pháp. Thấy không ổn, các ông bèn xé lẻ xuống nhiều địa phương: Vĩnh Long, Rạch Giá, Châu Đốc, Trà Vinh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu… Khi ông Phong được phân công xuống tỉnh Bạc Liêu hoạt động, ông Đỗ Văn Năm cùng vợ tiếp tục đi theo làm lụng mua bán, hỗ trợ cha mình tổ chức hoạt động yêu nước cho đến lúc ông Phong trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15-12-1930 tại Bạc Liêu. đến năm 1943, gia đình về Bạc Liêu bốc mộ, sau đó tổ chức cải táng và thờ phụng tại Xá Lợi Phật Đài (Sài Gòn).

    Nỗi khắc khoải hậu thế

    Không chỉ dành cả cuộc đời hoạt động yêu nước, nhà nho Đỗ Văn Phong còn là người sáng lập thương hiệu Mai Lĩnh nổi tiếng. Theo các ghi chép của con cháu ông Đồ Chưng (một thành viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục), trong thời gian cùng ở tù, biết mình mang án nặng không biết sống chết ra sao nên ông Phong có ý gửi gắm ông Đồ Chưng cưu mang, dẫn dắt con cháu mình đừng bỏ chính theo tà.

    Ông Phong mong muốn mọi hoạt động của con cháu đều thống nhất mang một tên chung là Mai Lĩnh để nhắc nhở đùm bọc lấy nhau, nhớ về nguồn cội (thôn Mai, núi Lĩnh) và xây dựng cơ nghiệp bền vững lâu dài (đọc ngược lại thành Linh Mãi).

    Thương hiệu Mai Lĩnh lần đầu tiên xuất hiện với một tiệm tạp hóa ở khu phố chợ thị xã Phúc Yên. Cách đó khoảng 200m là Trường tư thục Mai Lĩnh do người con thứ sáu của ông Phong là Đỗ Xuân Mai đứng tên hiệu trưởng. Đến năm 1932, thêm cửa hiệu Mai Lĩnh ra đời ở Hải Phòng. Vào năm 1936, ông Mai cho ra tờ Hải Phòng Tuần Báo, đến khi nhà Mai Lĩnh "lấn sân" lên Hà Nội thì Nhà in - xuất bản Mai Lĩnh chính thức ra đời.

    Sách của Mai Lĩnh được độc giả đón nhận nồng nhiệt bởi hướng mạnh về văn hóa dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước. Đó là những cuốn Đông Kinh nghĩa thục, Đời cách mạng Phan Bội Châu của Đào Trinh Nhất; đó là Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố; là hàng loạt tác phẩm nặng ký khác gắn với các tên tuổi lớn như Trần Trọng Kim, Nguyễn Lân, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng… Sau năm 1944, vì nhiều lý do, sách của Mai Lĩnh không còn được xuất bản.

    Một ngày giữa tháng 4-2008, trong lúc vệ tinh Vinasat-1 đang sắp được phóng lên quĩ đạo từ vùng đất khi xưa là "địa ngục trần gian" Guyane, thì tại một căn nhà ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) có hai người đàn ông đang khắc khoải hướng về phương trời xa lắc đó: kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, thế hệ thứ 3 và thứ 4 của nhà Mai Lĩnh.

    Bên tấm bản đồ thế giới trải trên bàn, hai ông chụm đầu vẽ lộ trình thực hiện ước mơ được một lần trong đời đặt chân đến nhà tù ở Guyane. Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn bộc bạch: "Đến lúc từ giã cõi đời, ông ngoại, mẹ và cả bố tôi vẫn ôm ấp ước mơ một ngày nào đó cụ Đỗ Văn Phong không còn vô danh nữa, và đóng góp của nhà Mai Lĩnh cho kháng chiến, cho ngành xuất bản cũng được ghi nhận".

    Nguồn e-thuvien.com
    ____________________
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    ____________________
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/10/13
    tducchau thích bài này.
  4. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Theo Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê thì: “Sách [tức cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục] in rồi, tôi vẫn tiếp tục kiếm thêm tài liệu, đọc ở đâu hoặc được bạn bè cho biết thêm điều gì, tôi đều ghi lại, cho vào một hồ sơ riêng để khi tái bản sẽ sửa chữa. Nhờ vậy sách in lần thứ nhì (1968) dày thêm được khoảng ba chục trang; lần thứ ba (1974) thêm được hai chục trang nữa, tất cả là 200 trang. Từ 1974 đến nay tôi lại kiếm thêm được ít tài liệu nữa (chép trong phần Phụ lục bộ Hồi kí) nhưng chắc sẽ không có lần in thứ tư”.

    Gần đây tôi được đọc bản in của Nxb Lá Bối năm 1968 (bản scan Sadec1 cung cấp tại: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) và nhận thấy rằng bản in đó và bản in của Nxb Văn hoá Thông tin năm 2002 gần như hoàn toàn giống nhau, chỉ khác vài chi tiết nhỏ mà thôi.

    Tạm kết luận: Nxb Văn hoá Thông tin đã in lại từ bản in năm 1968 của Nxb Lá Bối, chứ không phải từ bản in năm 1974.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/15
    tducchau, chis, Cải and 1 other person like this.
  5. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Thêm chú thích:

    "Năm sau ông Nguyễn Trọng Lợi mở hội Thanh niên thể dục và tư thục Dục anhVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để dạy học theo tinh thần mới, đón ông Lương Thúc Kỳ (nhạc phụ của Phan Khôi) làm giáo viênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trường khá nổi tiếng, có một số thanh niên ở Nam kỳ ra học. Phí tổn đều do công ti Liên Thành (cá nước mắm..) chu cấp mà công ti đó cũng do ông Nguyễn Trọng Lợi thành lập".
    ..........
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyễn Trọng Lợi tức Nguyễn Trọng Lội (1881-1911). Trường Dục Thanh (Dục Thanh học hiệu) - chứ không phải là Dục Anh – được thành lập năm 1906. (theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lương Thúc Kỳ cũng là hiệu trưởng trường Dục Thanh. (theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). (Goldfish).
     
    tducchau and Cải like this.
  6. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Trong bản in của Nxb Văn hoá Thông Tin năm 2002 do Quantam đánh máy có đoạn sau đây:

    “ …dịch ra lục bát hoặc song thất lục bát, bản dịch của cụ Lê Đại được thuộc nhiều hơn cả, có những câu dẫn:

    Lời huyết lệ gởi về trong nước,
    Kể tháng ngày chưa được bao lâu.
    Liếc xem phong cảnh năm châu,
    Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ.


    Phần sau (Tục biên) kể những nguyên nhân mất nước, tâm trạng bỉ ổi của bọn quan lại vong bản:

    Ngày mong mỏi vài con ấm tử,
    Đêm vui chơi một lũ hầu non.
    Trang hoàng gác tía đài son.
    Đã hao mạch nước lại mòn xương dân.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lịch can huyết dĩ điều canh, đế thiên diệc giám.
    Chú tinh thành ư nhất tiễn, kim thạch năng khai.

    Hoặc:

    Tứ thiên niên phụ mẫu chi bang, hồn hề quy tá?
    Sổ vạn lý bô đào chi khách, mộng lý thê nhiên!

    Dịch:

    Vắt gan huyết để nấu canh, trời cao cũng biết,
    Đúc tinh thành vào tên nhọn, đá vàng phải xuyên.


    Bốn ngàn năm trước của tổ tiên, về chưa hồn hỡi?
    Mấy vạn dặm bôn đào đất khách, giấc mộng buồn thay.


    Xét theo văn biền ngẫu thì những câu này rất hay, hai câu trên hùng hồn, hai câu dưới lâm ly.”


    Nay đối chiếu bản in của Nxb Lá Bối năm 1968, trang 64 (bản scan do Sadec1 cung cấp) thì thấy đoạn mà tôi dùng chữ màu xanh ở trên là đoạn tiếp của một chú thích ở một trang trước vì trước đoạn mà tôi dùng chữ màu xanh đó có dòng chữ: “(Tiếp theo trang 45)”.
    [​IMG]
    Như vậy bản in của bản in của Nxb Văn hoá Thông Tin năm 2002 do Quantam đánh máy đã chép sai mà bản in của Nxb Lá Bối năm 1968 cũng sai nữa. Lẽ ra Nxb Lá Bối phải sửa “(Tiếp theo trang 45)” thành “(Tiếp theo trang 63)” hoặc “(Tiếp theo trang trước)” vì trong trang trước, tức trang 63 có chú thích 1 như thế này: “Nhiều câu trong cuốn đó, được nhà nho đương thời thuộc lòng, như: (Xem tiếp trang sau)”. (Có lẽ chú thích 1 vừa nêu, trên bản in của Nxb Nguyễn Hiến Lê năm 1956 vốn trên trang 45, nhưng khi tái bản, số trang in đã khác đi mà Nxb Lá Bối không chịu sửa lại).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi chưa tra được nguyên văn chữ Hán của những đoạn đó.
     
    quocsan and tducchau like this.
  7. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
    PHONG TRÀO DUY TÂN
    ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
    Nhà xuất bản Lá Bối – 1968
    Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin – 2002.

    [​IMG]
    Đánh máy: Quantam
    Tạo eBook lần 1: Quantam
    Tạo eBook lần 2: Goldfish
    Sửa lỗi và bổ sung: Goldfish
    Tạo eBook lần 3: Quocsan
    Ngày hoàn thành: 18/04/‘15
    Vài lời thưa trước
    Theo Danh mục sách Nguyễn Hiến Lê in trong cuốn Mười Câu Chuyện Văn Chương (Nxb Văn Nghệ – 1986) thì cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục do Nguyễn Hiến Lê xuất bản vào năm 1956, Lá Bối tái bản năm 1968 – có sửa chữa – rồi tái bản lần nữa năm 1974 – cũng sửa chữa thêm.
    Trong Hồi Kí, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “…cuốn Đông Kinh nghĩa thục xuất bản năm 1956. (…) Sách in rồi, tôi vẫn tiếp tục kiếm thêm tài liệu, đọc ở đâu hoặc được bạn bè cho biết thêm điều gì, tôi đều ghi lại, cho vào một hồ sơ riêng để khi tái bản sẽ sửa chữa. Nhờ vậy sách in lần thứ nhì (1968) dày thêm được khoảng ba chục trang; lần thứ ba (1974) thêm được hai chục trang nữa, tất cả là 200 trang”. Và cụ cho biết thêm:

    “Từ 1974 đến nay tôi lại kiếm thêm được ít tài liệu nữa mà tôi sẽ chép trong phần phụ lục; nhưng chắc sẽ không có lần in thứ tư”. (Nxb Văn học, năm 1992, trang 457).

    Nhưng trong Đời Viết Văn Của Tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê lại viết:

    “Từ 1974 đến nay tôi lại kiếm thêm được ít tài liệu nữa (chép trong phần Phụ lục bộ Hồi Ký) nhưng chắc sẽ không có lần thứ tư”. (Nxb Văn hoá Thông Tin, năm 2006, trang 233).

    Vậy thì các tài liệu về Đông Kinh Nghĩa Thục mà cụ Nguyễn Hiến Lê viết thêm trong khoảng mười năm, từ năm 1974 đến khi hoàn tất bộ Hồi Kí, cụ cho vào đâu? Trong bộ Hồi kí (Sđd) có ba phụ lục mà cả ba chẳng có liên quan gì đến phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Còn cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục do nhà Văn hoá Thông tin xuất bản năm 2002 (về sau gọi tắt là bản VHTT 2002) có phụ lục nào trong ba phụ lục được cụ Nguyễn Hiến Lê viết sau năm 1974 không?

    Gần đây, nhờ đọc cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục do nhà Lá Bối xuất bản năm 1968 (bản scan do bạn Sadec1 thực hiện – về sau gọi tắt là bản LB 1968) – chúng tôi mới biết nhà VHTT dùng bản LB 1968 rồi ghi thêm vài chú thích và cho xuất bản. Do vậy mà bản VHTT 2002 chẳng những thiếu những tài liệu mà cụ Nguyễn Hiến Lê viết sau năm 1974 mà còn thiếu cả những tài liệu mà cụ đã cho in năm 1974.

    Nhờ bản scan của bạn Sadec1 mà chúng tôi sửa được các chỗ sai sót trong eBook cũ, ghi thêm vài chú thích mới và chép vào phần Đọc thêm ở cuối eBook trọn bài Á Tế Á ca do Võ Văn Sạch sưu tầm.

    Xin chân thành cảm ơn hai bạn Quantam và Sadec1.

    Goldfish
    Tháng 4 năm 2015
    * Cập nhật: Tôi đăng lại file PRC, vì trong file trước ở tiêu đề đã đánh nhầm “1968” thành “1986”. Các bạn hãy tải file mới đã sửa lỗi này. Thành thật cáo lỗi!
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 19/4/15
  8. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    Bổ sung thêm bộ này ở dạng EPUB. :-)
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này