Văn học trong nước PG Fulro? - Ngôn Vĩnh

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi teacher.anh, 20/7/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    000.jpg

    FULRO ?


    Tác giả: Ngôn Vĩnh.
    (Tên khai sinh: Trần Văn Vịnh).
    Nhà xuất bản: NXB Công an nhân dân
    Năm xuất bản: 1982
    Loại thể: Tiểu thuyết hình sự
    Số trang: 360 trang
    Khổ sách: 13 x 19 cm
    Loại bìa: mềm.

    Giới thiệu tác giả:

    Tác giả: Ngôn Vĩnh.
    Tên khai sinh: Trần Văn Vịnh.
    Sinh năm 1942
    Tác phẩm:

    - "Nơi ấy niềm tin" (Tập truyện ngắn, in chung), NXB Lao động, 1975
    - "Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn" (Truyện ký), Bộ Công an xuất bản, 1977
    - "Fulrô" (Tiểu thuyết), NXB CAND. In lần 1: NXB CAND, 1982; In lần 2: NXB CAND 1985; In lần 3: NXB Văn học, 1995
    - "Bên kia cổng trời" (Tiểu thuyết). In 1ần 1: NXB CAND, 1985; In lần 2: NXB CAND, 1996; In lần 1ần 3: NXB CAND, 2002
    - "Những ngày đầu" (Truyện ký, in chung), NXB CAND, 1985
    - "Ngày đầu đọ sức" (Truyện ký, in chung), NXB CAND, 1986
    - "Bước chân thầm lặng" (Truyện, in chung), NXB CAND, 1986
    - "Bia mộ cho người mất tích" (Truyện, in chung), NXB CAND, 1988
    - "Quan thượng thư" (Truyện, in chung), NXB CAND, 1998
    - "Đất thánh" (tiểu thuyết) NXB CAND, 2005


    Giải thưởng:


    Giải thưởng của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tiểu thuyết Bên kia Cổng Trời.

    Nguồn sách: @123phat
    Scan: @123phat
    Đánh máy và đăng tải lên PĐTT: @teacher.anh
    Soát lỗi lần 2:
    Tạo e-book:
    Review:
    Ngày hoàn thành:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Giới thiệu tác phẩm:

    Dưới lá cờ mang màu đỏ chiến đấu và màu xanh núi rừng những kẻ cầm đầu FULRO (mà hầu hết vốn thuộc tầng lớp trên đầy quyền thế từ thời đô hộ Pháp) lôi cuốn những người dân Thượng vào những cuộc phiêu lưu kỳ quặc.

    Họ đánh Diệm, đánh Thiệu để rồi tham gia bộ máy đàn áp sắc tộc của ngụy quyền Sài Gòn ở những chức vụ chóp bu. Hết cầu cứu sự che chở của Mỹ, họ lại theo Pháp chống Mỹ, rồi theo Mỹ chống Pháp, hoặc có khi lơ lửng tìm đến những chiếc ô còn lơ lửng hơn: Xi-ha-núc, Liên Hiệp quốc…Họ tự đánh lẫn nhau, bắt tay nhau, rồi trở mặt dìm nhau trong bể máu, tiếp tục thanh toán nhau đến đuổi kỳ được một bên ra khỏi Tây Nguyên màu mỡ… Họ như con rối mà đầu mối dây nằm trong tay những thế lực không bao giờ nhất trí về quyền lợi riêng: Mỹ, Pháp, ngụy quyền Sài Gòn và những kẻ theo đóm ăn tàn như Xi-ha-núc hay lớp chính khách cùng nhóm máu tương tự.

    Những cuộc phiêu lưu mà chỉ có họ mới hiểu nguồn gốc sâu xa, còn người dân Thượng nghèo nàn lạc hậu chỉ cần tròng vào “lá cờ dân tộc” đã được đế quốc Hoa Kỳ quét lên một lớp vàng chói lóa, giúp họ dù quay quắt hướng nào cũng dễ tìm ra lời biện hộ đầy sự thật mê hoặc.

    FULRO, chung quy chỉ là một trò bịp lớn. Những âm mưu thâm độc và những hoạt động cơ hội “kiểu áp phe Hoa Kỳ”, những xâu xé trong nội bộ tầng lớp trên cầm đầu, những mâu thuẫn toàn cuộc và cục bộ đã phủ lên nó một vẻ bề ngoài chỉ dễ nhìn đối với những ai đứng xa, ngoài cuộc. Nhưng đối với chúng ta, chỉ cần có thì giờ và hoàn cảnh đi vào thực chất những kẻ cầm đầu và lần lại đường dây những biến động lớn đã xảy ra trên núi rừng Tây Nguyên trong 18 năm gây rối, thì sẽ không khó khăn gì mà không nhận ra bộ mặt thật của cái gọi là FULRO.

    Những sự kiện được miêu tả căn cứ vào sự phản ánh của một số cơ quan và cán bộ có trách nhiệm, căn cứ vào hồ sơ của công an các địa phương có FULRO hoạt động, căn cứ lời khai của một số tên cầm đầu còn bị giam giữ và lời thú nhận của một số nhân chứng theo FULRO lâu năm; dựa vào những điều tai nghe mắt thấy của người viết và có tham khảo tài liệu dịch để lại.

    Cuốn sách này cung cấp cho bạn đọc một số tài liệu bước đầu sưu tập được để giúp bạn đọc tự mình nhận ra điều đó.

    Mục lục

    Phần một
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Phần hai
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chương 10
    ...
    Phần ba
    ...
    EBook này sẽ được thực hiện nhằm chia sẻ, phục vụ cộng đồng, góp phần nhỏ trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy văn hóa Đọc cho các bạn không có điều kiện mua sách giấy.

    Khi bạn có khả năng, hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả và Nhà xuất bản!

    Do chúng tôi chưa thể liên hệ được với tác giả để xin phép nên rất mong tác giả và bạn đọc thông cảm.

    Cảm ơn các bạn đọc, những người giúp chúng tôi có động lực thực hiện số hóa cuốn sách này.

     
    Chỉnh sửa cuối: 2/5/20
    guesswho, 123phat and Heoconmtv like this.
  2. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG KẺ LƯU VONG

    1. THAM VỌNG

    Les Kosem muốn làm lãnh tụ, điều đó ai cũng biết. Nhưng làm lãnh tụ như thế nào, lại là một bài tính lớn của riêng ông. Cháu chắt một người Chàm phiêu bạt từ Việt Nam sang, vào thế kỷ thứ 16, sống trên đất Căm-bốt, ông sẽ làm lãnh tụ dân tộc nào trên mảnh đất này đây? Dân tộc Khơ-me Kăng-đăngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã có Xi-ha-núc, Lon-non…lãnh đạo. Dân tộc Khơ-me KrômVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có Om Savuk, ông chỉ còn hy vọng chỉ huy dân tộc Khơ-me IslamVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và Khơ-me LeusVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Người Chàm ở Căm-bốt luôn luôn hướng về cố quốc Champa nhưng chưa có người đứng đầu. Phải rồi, ông sẽ tập hợp họ, chỉ huy họ, lãnh đạo họ. Ông sẽ thành lãnh tụ của người Chàm, tức là lãnh tụ của dân tộc lớn Khơ-me Islam. Và như thế ông sẽ là một trong những người đứng đầu vương quốc Căm-bốt này. Với tham vọng đó, Les Kosem dành cả đời mình cho hoạt động chính trị.

    Năm 1944, Nhật chiếm Đông Dương. Vốn thành thạo tiếng Nhật, ông xin làm thông dịch viên cho một võ quan cao cấp Phù-tang. Con đường tiến thân không lấy gì làm vinh dự cho một chính trị gia, ông biết thế, những vẫn là con đường dễ nhất. Quả nhiên, ngài võ quan hứa sẽ giúp ông thành lập lực lượng Chàm chống lại quân Pháp, lại còn giao ước sau này khi làm bá chủ Đông Nam Á rồi, chính phủ Nhật sẽ cho dân tộc Chàm được phục hồi cố quốc Champa, được độc lập hoàn toàn. Vớ được cơ hội hiếm có này, Les Kosem liền tập hợp hơn 300 thanh niên Chàm, thành lập một đội quân, nhận vũ khí của Nhật, hoạt động chống quân Pháp đóng ở tỉnh Kông-pông-chàm – nơi ông sinh ra và cư trú (ông không gọi là quê hương).

    Không may cho ông, Nhật thất bại, phải đầu hàng Đồng Minh. Phong trào cách mạng ở Đông Dương dâng lên như thác lũ. Ở Căm-bốt, nó làm rung động nền tảng chế độ phong kiến hàng nghìn năm lẫn chế độ thực dân hàng trăm năm. Tình thế này không dễ gì Pháp muốn trị tội ông, một người tuy theo Nhật, nhưng vẫn chống Cách mạng. Không sợ hãi, Les Kosem quay ngay 180 độ, chạy theo quân Pháp. Ông đoán không sai: Pháp giữ nguyên lực lượng của ông để chống lực lượng Cách mạng đang phát triển. Không chỉ thế, Pháp lấy ân trả oán phong Kosem từ trung sĩ lên chuẩn úy và cho vào làm việc luôn trong Phòng nhì quân đội Pháp. Năm năm sau, ông mang cấp bậc thiếu úy.

    Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, ông được thăng trung úy và cải hoán sang quân đội Hoàng gia Căm-bốt. Một bước tiến gần hơn nữa đến cái vị trí tầm cỡ vương quốc mà ông hằng mơ ước.

    Ông tỏ ra trung thành và táo bạo hẳn lên nên được Lon-non ưa chuộng, muốn biến thành tay chân tin cẩn. Les được cử sang Pháp theo học khóa tu nghiệp về cải tổ quốc phòng và tổ chức quân đội. Ở Pháp, ông làm quen với một số chính khách. Thông minh, thủ đoạn và biết làm liều, ông tranh thủ được tình cảm của họ. Vài nhân vật quan trọng có thói thích phát minh đã hứa sẽ giúp ông trên con đường sự nghiệp và sẽ tạo ra một “hiện tượng Les Kosem”.

    Tham vọng làm lãnh tụ càng sôi dậy trong lòng ông. Les Kosem dành nhiều thời giờ tìm tài liệu có liên quan đến lịch sử Vương quốc Champa ở thư viện ở Viện Hàn lâm Pháp. Ông quyên góp bạn bè, mua nhiều tài liệu giá trị mang về nước.

    Năm 1957, sau khi mãn khóa, từ Pháp về Căm-bốt, Les Kosem tập hợp một số bạn bè thân thuộc người Chàm như Chek Ibrahim, El Ibrahim, Primê… trình bầy những tài liệu thu thập được và thành lập một ban tuyên truyền. Ban này chuyên kích động tinh thần phục hồi cố quốc ở những người Căm-bốt gốc Chàm: quyên góp tiền bạc gây quỹ hoạt động ngầm. Sự kiện này làm cho nhà nước và chính khách Căm-bốt bắt đầu chú ý đến Kosem.

    Trong một đại hội sĩ quan toàn quân do Xi-ha-núc chủ tọa, khi vị đứng đầu Nhà nước này kêu gọi các sĩ quan gia nhập binh chủng dù, Kosem là người ghi tên đầu tiên.

    Năm sau, khi học xong các khóa nhảy dù cơ bản, huấn luyện viên nhảy dù và nhảy dù điều khiển, Les Kosem được sử sang Pháp dự cuộc thi nhảy dù toàn thế giới. Kosem đã đoạt giải nhì sau một phi công Nga.

    Với thành công rực rỡ trên đây, ông được Xi-ha-núc chú ý. Vợ ông lại là người Ả Rập lai Kinh, đã đẹp lại lịch lãm sự đời nên trong các buổi khiêu vũ, Xi-ha-núc thích vời vợ chồng Les Kosem đến. Les Kosem được hầu cận bên cạnh Quốc trưởng, còn vợ được hầu cận Hoàng hậu hoặc có khi ngược lại.

    Tất nhiên là Les không bỏ lỡ cơ hội này. Ông trình bày hoài bão cải tổ và xây dựng binh chủng dù của quân lực Hoàng gia thành binh chủng hùng mạnh. Les nói khéo đến nỗi Xi-ha-núc thấy chỉ có Kosem mới là người duy nhất đảm đương được trọng trách ấy. Thế là Xi-ha-núc thành lập liên đoàn nhảy dù đầu tiên của quân đội Vương quốc, phong Les Kosem lên đại úy và giao luôn cho ông tổ chức và huấn luyện binh chủng này.

    Năm 1959, Les Kosem lại được cử sang Pháp học khóa tham mưu, khi trở về, vẫn chỉ huy binh chủng cũ. Dù ân sủng dồi dào đến như vậy, trước sau, Les Kosem vẫn chỉ là tên lính đánh thuê cho Xi-ha-núc, chưa thể vươn tới cái vị trí lãnh tụ ước mơ được.

    May sao, thời gian này, bang giao giữa Căm-bốt và Hoa Kỳ trở lại tốt đẹp, thân thiện. Les liền tìm gặp vị tướng hai sao, trưởng phái bộ Hoa Kỳ tại Căm-bốt, trình bày hoài bão của mình: lập một phong trào đấu tranh đòi phục hồi Vương quốc Champa hiện đang được ông hoàng Xi-ha-núc ủng hộ.

    Nhưng khi trưởng phái bộ Hoa Kỳ hỏi về mục tiêu, đường lối, yếu tố phục hồi quốc gia Champa thì Les Kosem lúng túng, không biết trả lời. Vốn không lạ gì tính sớm nắng chiều mưa của Xi-ha-núc, mặt khác, ở Việt Nam, Ngô Đình Diệm đang tỏ ra là một tay chống Cộng đắc lực, lúc này Mỹ không dại gì mà làm mất lòng Diệm. Vì vậy Mỹ làm ngơ trước đề nghị của Les Kosem. Nhưng bước sang năm 1960 thì tình hình chính trị thay đổi một cách đáng lo ngại. Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập. Liền sau đó, Mặt trận Tây Nguyên tự trị ra đời, do cụ Y Bih làm Chủ tịch. Đoán ra một cơ hội chính trị thuận lợi để các nước ngoài can thiệp vào mà không sợ Ngô Đình Diệm chống đối mạnh, nhưng vẫn chưa dám mong nhiều vào người Mỹ qua kinh nghiệm năm trước, lần này Les Kosem vội vàng chạy sang toà Đại sứ Pháp ở Nam Vang cầu cứu.

    Pháp vừa bị hất cẳng ở Đông Dương, đang rất cay cú nên đã chụp lấy cơ hội này, hết sức ủng hộ Kosem. Tòa Đại sứ Pháp yêu cầu Xi-ha-núc ủng hộ “hiện tượng Les Kosem”, tạo mọi thuận lợi để Kosem lập mặt trận Chàm bên hông Việt Nam mà Xi-ha-núc vẫn còn nuôi nhiều điều hậm hực.

    Một chuyện may mắn đã xảy ra đúng lúc, tạo thuận lợi cho vị lãnh chúa Chàm tương lai. Cuộc tranh chấp ngôi đền lịch sử Preah Vihaer ở biên giới Thái – Miên giữa hai Vương quốc bùng nổ. Les Kosem được lệnh đem lực lượng dù bảo vệ lãnh thổ. Les đã chỉ huy Liên đoàn dù đánh thắng quân Thái, giữ nguyên ngôi đền cho Vương quốc Căm-bốt. Sau chiến công hiển hách đó, tên tuổi của Les Kosem nổi như cồn. Người ta coi Les như anh hùng, Xi-ha-núc tin cậy cử Kosem làm sĩ quan cận vệ cho các quốc khách viếng thăm Căm-bốt. Les tha hồ tiếp cận các yếu nhân nước ngoài đến Nam Vang.

    Năm 1962, Les Kosem cận vệ cho Chu Ân Lai. Lợi dụng cơ hội, Les mật đàm với Chu, trình bày về mặt trận phục quốc Chàm. Chu hứa sẽ ủng hộ Les. Sau đó hai vị lãnh tụ Hán – Chàm chụp hình chung làm kỷ niệm. Câu chuyện tưởng rất bí mật, chỉ hai người biết. Ấy thế mà đến nay nó vẫn được lưu trong hồ sơ của Hoàng Minh Mộ, nhân viên tình báo Phủ Đặc ủy Trung ương của Ngô Đình Diệm.

    Cũng bằng con đường như vậy, Les Kosem đã mật đàm với nhiều chính khách khác và đều được các vị hứa giúp đỡ.

    Như diều gặp gió, Les được phong hàng loạt chức vụ quan trọng: Tham mưu trưởng địa phận Nam Vang. Chủ tịch ban tham mưu phòng nhì quân đội Hoàng gia. Đệ nhị phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Hoàng gia.

    Với ba chức vụ ấy, Les Kosem thực sự có nhiều quyền lực. Đã đến lúc Les có thể bắt đầu phát động phong trào đấu tranh phục quốc Chàm. Ông được người Pháp yểm trợ tài chính và Xi-ha-núc ủng hộ dư luận, nhân lực. Quốc trưởng cho Les được toàn quyền huy động người Chàm ở Căm-bốt vào phong trào chống Việt Nam.

    Bất ngờ – tất nhiên là chỉ đối với những ai chưa hiểu Xi-ha-núc – sau mấy lần bị Mỹ làm nhục, từ năm 1963, Xi-ha-núc nổ ra chửi Mỹ. Les Kosem cũng đành phải họa theo ngoài mặt, nhưng bên trong, ông đã cung cấp nhiều tài liệu cơ mật của Căm-bốt cho Mỹ. Les cử tay chân thân tín liên lạc với bọn sĩ quan CIA tại Sài Gòn. Tài liệu bí mật được chuyển từ Nam Vang sang Sài Gòn trao cho Đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Có lần một nhân viên của Les đem tài liệu đi bị nhân viên an ninh biên giới Căm-bốt bắt được. Khi tài liệu gửi về Nam Vang cho cơ quan an ninh của Xi-ha-núc, thì Les đã khôn khéo cho người chặn đường thu hồi lại được.

    Xi-ha-núc không phát hiện ra hoạt động ngầm của Les. Chek Ibrahim, một người bạn thân của Les khuyên Les không nên phản bội Xi-ha-núc, sợ có ngày mất cả chì lẫn chài. Les Kosem mỉm cười nhún vai, nhắc lại một câu của Na-pô-lê-ông mà ông đã lấy làm phương châm xử thế của đời mình: “Mất tài sản là không mất gì hết. Mất danh dự là mất một nửa. Mất can đảm mất tất!”.

    Xi-ha-núc cắt quan hệ với Mỹ. Bang giao Mỹ – Căm-bốt bị gián đoạn. Cái mà Les Kosem cố gọi là “Phong trào phục quốc Champa” cũng phải tìm một chỗ dụng thân ổn định hơn. Nó nghiêng hẳn về phía người Pháp, người cha đỡ đầu từ thủa Les còn đi lính tây. Trong hơi ấm của bàn tay người Pháp, đến đầu năm 1963, Les Kosem hình thành được 2 nhóm trong cái gọi là “Phong trào” mơ ước của mình.

    Một nhóm mang tạm tên “Mặt trận giải phóng Champa”, viết tắt là FLC, do Po Nagar (tên một vị thần Chàm bị Les Kosem lấy làm biệt danh của mình) làm chủ tịch. Nhóm thứ hai lấy tên “Mặt trận giải phóng Khơ-me Krôm” (còn gọi là Mặt trận giải phóng Miên Hạ), viết tắt là FLKK, do Châu Đê-ra (tên một anh hùng dân tộc bị Om Savuk – Tham mưu trưởng Quân đội hoàng gia Căm-bốt – lấy làm biệt danh) giữ chức chủ tịch.

    Les Kosem thu hút một số sĩ quan, công chức, thương gia Chàm như Chek Ibrahim, El Ibrahim, Primê, Taekyđa, bác sĩ Jordo, Tôn Ái Liên… thành lập “Ủy ban chấp hành Trung ương lâm thời Mặt trận phục quốc Champa”. Ủy ban hoạt động tuyên truyền, quyên tiền người Chàm ở Căm-bốt và tìm cách liên lạc với người Chàm ở Việt Nam.

    Châu Đê-ra cũng gom một số sĩ quan và công chức Khơ-me Krôm như: Thạch Bum, Thạch Chea, Thạch Chanh… thành lập “Ban chỉ đạo Mặt trận giải phóng Khơ-me Krôm”.

    Vì bị Sơn Ngọc Thành chống ra mặt, hăm dọa dùng lực lượng “Khơ-me tự do”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lật đổ nên Xi-ha-núc lệnh cho Les Kosem và Châu Đêra đẩy mạnh hoạt động của hai “phong trào” để làm hậu thuẫn cho Quốc trưởng chống lại Sơn Ngọc Thành.

    Được vị lãnh đạo tối cao ủng hộ, Les và Châu lao vào hoạt động. Nhưng “phong trào” vẫn giẫm chân tại chỗ vì thiếu lực lượng.

    Giữa lúc đó, bên nước Việt Nam láng giềng, tình hình bỗng trở nên lộn xộn. Những cuộc tranh chấp đổ máu để giành lấy quyền làm tay sai cho Mỹ đã tạo cơ hội cho những thế lực vốn bị chánh thể Sài Gòn áp bức vùng dậy. Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm. Nguyễn Khánh lật Dương Văn Minh. Phong trào đấu tranh của người Thượng và Chàm nổi lên. Thiên Sanh Thì, Đặng Văn Thủy, những người Chàm vốn bị chế độ Diệm khinh rẻ, liền từ Việt Nam chạy sang Căm-bốt gia nhập mặt trận của Les. Thấy đã có thời cơ thọc bàn tay về xứ sở cũ, Les liền cử Đặng Văn Thủy trở lại Việt Nam móc nối với bọn cầm đầu người Thượng ở Tây Nguyên và người Chàm ở cực Nam Trung Bộ.


    (Hết chương 1)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khơ-me Trung tâm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khơ-me Hạ.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khơ-me Hồi giáo mới (gồm toàn người Chàm).
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khơ-me Thượng.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khơ-me Xơ-ray.
     
    guesswho, Heoconmtv and 123phat like this.
  3. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    2. KẺ CHẠY TRỐN

    Tay cầm quyển sách dày cộp, Đàng Năng Giáo khập khiễng bước chân đi đến nhà Thuận Thị Trúc, mạnh dạn gọi cổng, biết chắc giờ này Trúc chỉ ở nhà một mình.

    Một cô gái trạc 16, 17 tuổi, khuôn mặt trái xoan, nước da nâu, đôi hàng mi đen dài và cong, chạy ra nhoẻn miệng cười rất duyên, giọng thanh thanh:

    - Mời anh vào chơi!

    Giáo theo Trúc vào nhà ngồi trước bàn, mặt buồn rười rượi. Trúc rót nước mời rồi bẽn lẽn cúi đầu.

    Giáo nhìn Trúc qua đôi kính cận. Cả hai người đều im lặng.

    Giáo là một học sinh giỏi và có chí, cả vùng biết tiếng. Anh lại thích dấn thân vào những cuộc xô xát chống bọn quan lại địa phương. Cử chỉ hào hiệp gần đây nhất của anh còn gây dư luận tốt trong vùng.

    Chả là đội vũ Chàm ấp Hữu Đức quê anh có cô Chính rất xinh. Một đêm trình diễn ở rạp Thanh Bình, đội vinh dự được ngài tỉnh trưởng Ninh Thuận tới xem và để ý đến Chính. Ngài liền lệnh cho ông Lưu Phụng Kinh, quận trưởng quận An Phước, bố trí cho Chính được ân sủng gặp riêng để ngài khen ngợi một tài năng trẻ xuất hiện trong dân dã Chàm. Ông Kinh đem ô-tô đưa Chính lên dinh tỉnh trưởng. Ở dinh, vị quan đầu tỉnh đã cưỡng hiếp cô gái.

    Từ Sài Gòn về quê, được biết chuyện, Giáo tập hợp học sinh một số trường trong vùng, tung truyền đơn, biểu tình lên án ông Kinh và ngài tỉnh trưởng. Bực bội vì tên học sinh dám phạm thượng, ngài tỉnh trưởng lệnh cho ông quận trưởng trừng trị. Ông quận trưởng lệnh tiếp cho ông xã trưởng Đàng Năng Hương. Ông Hương là anh họ của Giáo nhưng vẫn phải đàn áp Giáo và học sinh, bắt giam một số người.

    Sau vụ này, Giáo nổi lên như một người có nghĩa khí. Chuyện bay đến tai Trúc làm cô thán phục, gặp Giáo là cô mến ngay. Hai người thân nhau, Giáo ngỏ lời cầu hôn với Trúc. Cô yêu Giáo, nhưng còn e ngại một điều, anh đã một đời vợ. Giáo lý giải rất tài tình:

    - Em xem, vợ anh mồ côi cha mẹ từ bé, sống với người bà nội mù lòa. Anh thương hại cô ta, nhận lời lấy làm vợ. Nhưng bà nội anh không nghe. Một, vì ông nội anh là thầy cả giầu có; hai, vì nhà cô ấy nghèo lấy gì cưới anh?Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Anh bất chấp ngăn cấm của gia đình, cứ lấy, tưởng rằng sẽ sống hạnh phúc. Ai ngờ, khi anh đi học ở Sài Gòn, cô ấy bắt bồ với một tên “cán bộ bình định” và đã mang thai. Anh về, ai cũng tưởng anh sẽ đánh đập, nhưng anh nghĩ rằng tại anh ham mê học hành, ít gần gũi nên cô ấy mới tìm người khác.

    Nghe xong, Trúc bỗng thấy Giáo cao thượng quá. Con người như thế ít có. Thế là cô càng mến anh. Một lần về nghỉ hè, Giáo đưa cho Trúc xem một quyển “Tập san phổ thông” của học sinh Sài Gòn, trong đó có đăng bài thơ của Giáo, ghi rõ ràng mấy chữ đề tặng Trúc lên đầu:

    Ru hồn “vọng gác đêm sương”.

    Bài ca mộng ước vấn vương trong lòng…

    Trúc mỉm cười sung sướng. Khắp vùng này, cô vốn nổi tiếng có giọng hát hay, nhất là qua bài “Vọng gác đêm sương” mà dân trong vùng không mấy ai là chưa được nghe.

    Từ đó, tình cảm giữa hai người càng thắm thiết. Họ chờ đợi một ngày sum họp.

    Trúc ngước nhìn Giáo:

    - Sao hôm nay anh buồn thế? Có chuyện gì anh?

    - Anh nói với em một tin buồn. Anh sắp phải xa em rồi…

    - Sao?

    - Tên tỉnh trưởng vẫn cho cảnh sát theo dõi anh, anh không thể ở đây được. Phải ra đi thôi!

    Trúc rơm rớm nước mắt:

    - Cho em đi theo anh. Em không thể sống thiếu anh!

    Giáo lắc đầu:

    - Không thể được. Anh còn phải tìm đường. Khi nào tìm ra nơi ở ổn định, anh sẽ đón em. Còn bây giờ, anh chưa biết đi đâu, trong nước hay là ngoại quốc.

    Hai người buồn bã chia tay nhau.

    Giáo về nhà, thăm dò tình hình, tìm cách thoát khỏi sự theo dõi của cảnh sát và bọn cai quản xã, ấp.

    Giữa lúc đó, Huỳnh Ngọc Sắng quê ở Mỹ Nghiệp – cùng quê với Trúc – tìm gặp anh.

    Sắng cũng là một học sinh Chàm. Học hết lớp thứ nhất, y đi lính cho Pháp, làm ở Sở thông tin quận Phan Rang. Thời gian làm ở Sở thông tin, Sắng học hỏi kỹ các ngón tâm lý chiến, tuyên truyền, quảng cáo của báo chí. Sắng tỏ ra có năng khiếu về tuyên truyền, được ông xếp Pháp mến chuộng.

    Sau Giơ-ne-vơ, Pháp rút, Sắng thất nghiệp, về nhà một thời gian rồi vào Nha Trang theo học trung học đệ nhất cấp.

    Vụ hè tới, Sắng về quê nghỉ ngơi. Lúc đó ở xã có tổ chức dân đắp đường làng. Con đường chạy qua ruộng nhà Sắng. Y tức chống gậy ra chửi, bị viên xã trưởng báo cảnh sát Diệm bắt trói, điệu về quận Thanh Hải. Đến quận, mấy tên cảnh sát đẩy Sắng xuống hầm giam. Đầu Sắng đập xuống nền xi măng, tóe máu. Sắng bị giam, bị đánh đập, xỉ vả tàn tệ. Sắng uất ức, căm thù chánh quyền Diệm. Lòng hận thù người Kinh âm ỉ trong lòng từ thuở còn đi lính Pháp bỗng bùng lên dữ dội. Nhờ thầy thợ đút lót, Sắng ra khỏi nhà giam và lặng lẽ tìm cách trả thù.

    Năm 1957, phong trào BaJaRaKaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở Cao Nguyên nhen nhóm. Đang uất ức, thấy có một tổ chức chống Diệm, chống người Kinh, Sắng vội lên Buôn Mê Thuột, xin gia nhập. Sắng được Y Bhăm – chủ tịch BaJaRaKa – kết nạp vào tổ chức và phải trở về Ninh Thuận vận động người Chàm.

    Về quê hương, Sắng lập “Hội bạn”. Bề ngoài, Hội lo tổ chức giúp đỡ lẫn nhau trong việc dựng vợ gả chồng, cưới xin, vui chơi… Nhưng bên trong là tuyên truyền chống Diệm, chống người Kinh.

    BaJaRaKa bị Diệm đàn áp. Y Bhăm bị bắt giam. Sắng bỏ học về nhà, sống lang thang. Chán làm chính trị, y lao vào chơi bời, tìm thú vui xác thịt với nhiều cô gái.

    Đầu tiên, y bao vây cô Chiêm. Thấy cô đẹp, y tìm cách gạ gẫm. Một đêm, cô Chiêm đang ngủ trong nhà, Sắng mò vào, không dè bị cô la lên, chửi rủa, Sắng phải nhảy rào chạy trốn.

    Sau đó, y lấy cô Tím. Khi vợ có thai, y chán, chẳng ngó ngàng gì đến, bỏ chạy theo các cô gái khác. Đến kỳ sinh nở, lúc cô Tím đang quằn quại, thì y vẫn mải theo các cô gái khác, người nhà đến báo cũng không về. Cô Tím uất, chết ngay khi đứa con trai vừa cất tiếng khóc chào đời. Bà ngoạiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phải nuôi cháu. Đứa bé được đặt tên là Y TrạngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sắng càng rảnh chân, bỏ nhà đi mở lớp dạy tư cho trẻ con ở ấp Tuấn Tú. Ở đây y mê cô Lỡ, một cô gái nghèo mồ côi cha, có mái tóc vàng ươm, da trắng mặt tròn. Sắng đã dùng đủ thủ đoạn, tán tỉnh, lừa lọc và cuối cùng cô Lỡ yêu y. Khi cô Lỡ có thai, y lại bỏ. Đẻ xong đứa con gái, không ai giúp cả, cô Lỡ phải bế con đi ăn xin. Cô đặt tên đứa bé là Thị Thịnh.

    Hết cô Lỡ, đến cô Đựng, một người đã có chồng và sau khi chán chê cô Đựng. Sắng cặp bồ với vợ một thày ChangVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhưng đi đêm lắm ắt có ngày gặp ma. Một đêm thày Chang cùng với ba người em đã bắt được quả tang Sắng đang ăn nằm với vợ mình. Họ liền lấy thừng trói hai người đang lõa lồ lại, dong đi khắp ấp để bêu riếu, dọa sẽ cắt tai nếu lần sau còn bắt được.

    Biết không còn mặt mũi nào ở lại quê hương, Sắng tính toán tìm một nơi lẩn tránh. Nhưng với những lời bia miệng không đẹp đẽ gì đè nặng lên số phận, Sắng biết đi đâu bây giờ? Đang loay hoay tìm kiếm thì Sắng sực nhớ tới Đặng Năng Giáo, người bạn học cũ, lúc này đã có ít nhiều danh tiếng trong vùng. Sắng liền tìm đến rủ Giáo:

    - Lên Cao Nguyên đi! Đó là con đường tốt nhất đối với chúng ta. Ở đó đang chuẩn bị lập phong trào tranh đấu chống chánh quyền của bọn người Kinh.

    - Liệu họ có kết nạp người Chàm ta không? – Giáo hỏi.

    Sắng quả quyết:

    - Hồi phong trào BaJaRaKa, họ đã chẳng kết nạp tôi là gì!

    Đang không có lối thoát, nghe Sắng nói, Giáo bập luôn. Hai người lên Buôn Mê Thuột, lúc đó là mùa xuân năm 1964.

    (Hết chương 2)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người Chàm theo chế độ mẫu hệ, con gái cưới con trai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link BaJaRaKa: bốn âm đầu của 4 dân tộc lớn ở Cao Nguyên: (Ba Na, Ja Rai, Ra Đê, Ka Ho) được lấy đặt tên cho phong trào đấu tranh chống chính quyền Diệm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức mẹ Sắng. Bà ngoại gọi theo mẫu hệ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thằng Trạng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một chức sắc trong đạo Bà-la-môn.
     
    guesswho thích bài này.
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    3. MỘT YẾU NHÂN

    Chiếc máy bay từ từ hạ cánh xuống phi trường Buôn Mê Thuột. Ngài Đệ tam tham vụ tòa đại sứ Mỹ Beachner đĩnh đạc bước xuống. Một chiếc xe bịt mui kín lao ngay đến bên máy bay. Đại tá Franck – Cố vấn vùng II chiến thuật kiêm chỉ huy “lực lượng đặc biệt Mỹ” tại Cao Nguyên – vội vã đón ngài Tham vụ về trụ sở Bộ chỉ huy Sư đoàn 23 bộ binh.

    Ngài Đệ tam tham vụ, với tư cách là biệt phái viên của ngài Đại sứ, cùng vị đại tá bí mật bàn luận.

    Ngài Tham vụ chậm rãi:

    - Ngài Đại sứ báo cho biết, Les Kosem đã cử liên lạc về miền cực Nam Trung phần và Cao Nguyên. Ta không thể để cho bọn Miên, bọn Khánh hay bất cứ bọn ngoại lai nào khác nắm Cao Nguyên được! Từ Cao Nguyên chúng sẽ lập hành lang với Căm-bốt, qua tên Xi-ha-núc, Les Kosem bắt tay với bọn Pháp. Như thế Cao Nguyên sẽ tuột khỏi tay ta! Điều đáng lo ngại nữa là hiện nay tên Y Bih, Phó chủ tịch Mặt trận giải phóng của Việt Cộng, kiêm Chủ tịch Phong trào tự trị Tây Nguyên có uy tín ghê gớm, đang đòi lôi kéo các sắc dân Thượng về phía chúng!... Ngô Đình Diệm trước kia cũng như Nguyễn Khánh hiện nay không đủ khả năng đánh bại uy tín của Y Bih!... Thế là đã có sức ép cả bên ngoài và bên trong của bọn Miên, bọn Pháp cũng như của Việt Cộng!... Cao Nguyên đặt chúng ta trước một tình huống báo động!

    - Thưa ngài – Franck rụt rè – giải pháp hữu hiệu của ta cứu vãn Cao Nguyên là như thế nào?

    - Giải pháp hữu hiệu nhất của ta, theo ngài Đại sứ là phải nắm lấy Cao Nguyên.

    Ngài đại tá chưa hiểu, hỏi lại:

    - Thưa ngài, từ trước đến nay, ta chẳng nắm Cao Nguyên là gì? Sự hiện diện của hàng ngàn chiến sĩ “lực lượng đặc biệt Mỹ”, của hàng ngàn cố vấn ở Cao Nguyên chẳng đã chứng minh điều đó hay sao?

    - Đúng, ta đã có nắm Cao Nguyên bằng quân đội. Nhưng chưa đủ. Cần tạo một thế lực chánh trị cho người Thượng ở Cao Nguyên rồi ta sẽ nắm lấy thế lực đó “Cao Nguyên hóa chiến tranh” như “Việt Nam hóa chiến tranh”.

    Franck gật gù:

    - Cao Nguyên hóa chiến tranh…

    - Ông là người chỉ huy tối cao ở Cao Nguyên, ông thấy ta nên chọn ai làm thủ lĩnh ở đây?

    Franck lim dim đôi mắt màu hạt dẻ rồi tỏ ra đắc ý:

    - Nhân vật số một của Cao Nguyên hiện nay là Y Bliêng. Đó là thủ lãnh có nhiều uy tín trong đồng bào Thượng. Hắn khôn ngoan và trung thành với các bạn đồng minh. Và điều quan trọng, hắn tỏ ra thức thời. Qua bao thăng trầm của lịch sử Cao Nguyên, hắn vẫn đứng sừng sững như cây kơ-nia.

    Rồi không rõ là để khoe năng lực chánh trị của một quân nhân trước ngài Đệ tam tham vụ, hay là để quảng cáo cho con chủ bài mình tiến cử, mà đại tá Franck sôi nổi trình bày cả một lịch sử của Y Bliêng:

    - Hắn là người rất khôn khéo, gió chiều nào che chiều ấy, vì thế, qua bao chế độ thống trị, hắn vẫn giữ cương vị cao trong ngạch chánh quyền của tỉnh Đắc Lắc này.

    Thời Pháp, bọn Gô-loa cho hắn học trường Trung học Qui Nhơn. Tốt nghiệp, hắn được vào làm thư ký Tòa sứ Đắc Lắc. Hắn là một viên chức mẫn cán, tận tụy hết mực với mẫu quốc Pháp.

    Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, hắn cùng với các tên Y Bih Aliô, Y Ngông, Y Vang, Rmah Bai, Y Nuê… tham gia Việt Minh. Hắn tỏ ra là một cán bộ cách mạng hăng hái tận tụy, nên được Việt Minh cho ra Hà Nội học lớp quân chính cấp tốc. Trở về, được cử làm Ủy viên quân sự kiêm Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Cứu quốc quân Đắc Lắc.

    Pháp tái chiếm Đắc Lắc, bắt hắn bỏ tù. Không biết đút lót, chạy chọt thế nào, mà đùng một cái, hắn thoát ra khỏi nhà tù chật chội, bẩn thỉu để về làm quận trưởng Buôn Hồ, một quận giàu có. Dân ở đây đông, đồn điền cà phê, cao su bạt ngàn. Nhiều người đút lót tiền triệu cũng không được giữ cái chức béo bở này. Sau Giơ-ne-vơ, ta thay Pháp đưa Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại, cứ tưởng hắn bị Diệm thải về vườn, nhưng không, hắn bước theo ngay Diệm và hăng hái xả thân xây dựng nền “Đệ nhất cộng hòa”. Hắn dẫn linh mục Nguyễn Viết Khai đi tìm đất lập dinh điền cho đồng bào Công giáo vừa di cư vào. Hắn còn đi khắp buôn làng, giải thích “chánh sách dân tộc vô cùng sáng suốt và đúng đắn” của Ngô tổng thống. Hắn hăng hái thuyết trình, xin ứng cử đại biểu quốc hội, hứa sẽ không tiếc sức mình tranh đấu tiêu diệt ba kẻ thù: “Cộng sản, chậm tiến và chia rẽ”. Vì vậy hắn được Tôn Thất Hội – đại biểu Chánh phủ ở Cao Nguyên Trung phần – đệ trình với Diệm ban cho “Đệ ngũ đẳng bảo quốc huân chương” và phong làm Phó tỉnh trưởng Thượng vụ. Hắn là người Thượng đầu tiên trên Cao Nguyên được giữ chức vụ cao như thế.

    Chúng ta hạ thằng Diệm, Y Bliêng lại cất lời lên án chế độ Ngô Đình Diệm độc tài, phát xít. Hắn một lòng một dạ ủng hộ “Cách mạng”. Dương Văn Minh cho hắn giữ chức vụ cũ. Hắn hăng hái theo Minh.

    Ta cho Nguyễn Khánh thay Dương Văn Minh, Y Bliêng chạy ngay theo Khánh. Hắn lại được giữ nguyên chức Phó tỉnh trưởng Thượng vụ. Cho đến nay, Y Bliêng quả là một tên trung thành rất mực với ta.

    Một tiểu sử như vậy tưởng đâu dễ làm cho Beachner xiêu lòng. Không ngờ ngài Đệ tam tham vụ nhún vai một cách chán chường:

    - Đúng, Y Bliêng rất mực trung thành!... Nhưng trung thành quá! Trung thành một cách lộ liễu! Như thế, không phù hợp với xu hướng chọn người của ta hiện nay, nhất là đối với dân tộc Việt Nam này. Chúng ta phải chọn một tên nào đó có đôi chút son phấn về tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh chống sự thống trị của chánh quyền bọn Kinh. Phải tỏ ra có bản lãnh một chút, đối lập với chánh quyền hiện hữu một chút. Một chút, dù một chút thôi nhưng rất cần để bọn dân nghèo theo hắn.

    Franck ngã mình ra phía sau cười khùng khục trong cổ họng:

    - Thưa ngài, tìm đâu ra loại người ấy? Ở cái đất này, trừ tên Y Bih theo Cộng sản ra, đốt đuốc bảy ngày cũng không tìm thấy một tên có tinh thần dân tộc. Có tên nào dám đứng ra đấu tranh chống lại cường quyền, bạo lực của bọn Kinh? Tên nào cũng an phận, giữ cái ghế và cái đầu, chức vị và đồng lương, không dám hó hé gì đâu.

    Beachner mỉm cười chìa ra trước mặt Franck một tờ giấy, nét chữ đánh máy đen, sắc đậm. Ngài tham vụ có vẻ tự đắc:

    - Ấy thế mà tôi đã tìm ra một tên như thế đó. Xin mời ngài bớt chút thì giờ đọc lá đơn này.

    Franck rướn đôi lông mày rậm, cầm tờ giấy, chăm chú đọc

    “Kính thưa ông Đại sứ.

    Chúng tôi là đại diện các sắc dân Thượng trên vùng Cao Nguyên và nhân danh dân tộc chúng tôi, đến kính cẩn thỉnh nguyện đặc ân sau đây:

    Dưới thời Pháp thuộc, xứ chúng tôi vẫn được độc lập như chế độ phong kiến.

    Khi còn là bá chủ, người Pháp đã bình định xứ sở, hủy diệt chế độ tôi mọi và thiết lập chế độ “Hoàng triều cương thổ”.

    Trong trận chiến đấu vừa qua, chúng tôi đã chiến đấu với Nhật Bản rồi Việt Cộng để bảo vệ tự do và quyền lợi. Những sự tranh đấu ấy, chúng tôi phải trả một giá rất đắt về sanh mạng cũng như tài sản nhưng rồi thử hỏi chúng tôi đã gặt hái được gì sau hai trận chiến ấy?

    Khi hòa bình trở lại, chúng tôi hy vọng có sự độc lập riêng biệt cho chúng tôi, những sắc dân Thượng. Nhưng trái lại, chúng tôi đã đổ máu cho người Việt Nam và chúng tôi vẫn bị họ cai trị nên chúng tôi cảm thấy thật là bất công theo định luật thiên nhiên.

    Tất cả mọi quốc gia tuỳ theo trình độ mở mang, đã chiến đấu cho lý tưởng chung và quyền lợi chung, đều được hưởng quyền độc lập hay ít nhất cũng được một nền tự trị hành chánh hoàn toàn.

    Các quốc gia ấy cũng được tiếp nhận viện trợ kinh tế cần thiết để điều hành chính phủ.

    Kính thưa ông Đại sứ, từ trước tới nay, chúng tôi hằng mong ước ân huệ được cứu xét hay cho nghiên cứu về hoàn cảnh của nước chúng tôi nếu ông thấy là quan trọng và cần thiết để chúng tôi được độc lập hoàn toàn hay độc lập trong khối liên hiệp của một cường quốc khác như Mỹ hay Pháp chẳng hạn.

    Mọi quốc gia đều có thể văn minh khi được độc lập và người ta có thể được độc lập trước khi văn minh. Nhứt là lúc này nếu chúng tôi được có ở bên cạnh một sự dẫn dắt tốt và một hậu thuẫn chắc chắn. Mà hậu thuẫn nào ngoài nước Mỹ, một cường quốc lúc nào cũng thích giúp đỡ những quốc gia nghèo và yếu.

    Trong trường hợp của nước chúng tôi, nếu có sự can thiệp của cường quốc như vậy, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có một quốc gia và nền độc lập riêng biệt của chúng tôi.

    Nếu lệ thuộc vào Việt Nam, chúng tôi thấy có nhiều bất lợi vì chúng tôi đều có nguồn gốc và chủng tộc khác nhau. Vì lý do đó, chúng tôi nhận thấy giữa chúng tôi luôn luôn có sự bất bình đẳng, bất công và bất đồng ý kiến.

    Người ta không lệ thuộc hay để lệ thuộc một quốc gia nào mà không có sự thăm dò ý kiến trước của toàn dân.

    Người ta cũng không thể đô hộ bằng phỉnh nịnh, bằng lừa gạt hay bằng mưu kế một quốc gia nào nếu mình không đủ thẩm quyền.

    Do đó chúng tôi coi việc này không phải là việc nội bộ giữa Việt Nam và Cao Nguyên nữa.

    Trong khi chờ đợi những kết quả tốt đẹp cho nguyện vọng của chúng tôi, chúng tôi mong ông Đại sứ nhận nơi đây lòng thành kính của chúng tôi và phúc đáp cho chúng tôi nội trong năm nay.

    Y Bhăm Enuôl và 16 đại diện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đọc xong lá đơn, Franck ngẩn lên nhìn ngài Tham vụ, cười hóm hỉnh:

    - Chắc ngài muốn chọn tác giả của lá đơn này?

    Đến lượt ngài Tham vụ thao thao bênh vực con chủ bài của mình.

    - Đúng! Về quá khứ, Y Bhăm không khác Y Bliêng gì mấy. Cũng thuộc sắc dân Ê Đê. Cũng được đào luyện trong lò của bọn Gô-loa (chắc ngài biết, Y Bhăm học trường Canh nông thực hành tại Tuyên Quang), năm 1945, cũng tham gia Việt Minh. Cũng bị Pháp bắt giam khi trở lại chiếm Cao Nguyên. Cũng được Pháp thả ra cho làm cán sự ở Ty Canh nông. Cũng được Diệm cho làm Phó ty Canh nông Plei Ku.

    Nhưng Y Bhăm khác với Y Bliêng về tư cách cá nhân. Y Bliêng gả đứa con gái cả H' Lưm cho tên chủ đồn điền Pháp, làm cho những người dân Thượng khinh ghét. Còn Y Bhăm có bộ mặt tư cách khá sạch sẽ. Về quá trình hoạt động, Y Bhăm được khoác một ánh hào quang khá rực rỡ. Năm 1958, biết rõ bọn công chức tay chân còn luyến tiếc Pháp, ức với Diệm, bọn tình báo Pháp, thông qua các chủ đồn điền cao su, cà phê (trong đó có thằng chủ đồn điền Rossi và tên Pôn Séc – giám mục tòa thánh Công Tum) đã móc nối, kích động Y Bhăm dùng bọn viên chức lập tổ chức BaJaRaKa. Y Bhăm vốn là tên tham địa vị cá nhân, lại nóng tính, đang ức với ta và Diệm liền đứng ra lập BaJaRaKa đấu tranh với Diệm. Tòa Đại sứ ta đã cử sĩ quan CIA FranChis, nghi trang thành chuyên viên săn bắn, về Buôn Mê Thuột gặp Y Bhăm và đồng bọn để thăm dò. Ta đã biết rõ ý đồ của bọn Pháp là xúi giục số này chống Diệm. Lợi dụng sự can thiệp của ta để đòi tự trị, tách Cao Nguyên ra khỏi Việt Nam và chịu ảnh hưởng Pháp.

    Lá đơn ông vừa đọc là của Y Bhăm gửi ta vào thời ấy. Chúng còn gửi đơn cho Liên hiệp quốc, Đại sứ Pháp, Anh… Ta biết rõ âm mưu thật sự của chúng nên đã ra lệnh cho Diệm bắt giam bọn cầm đầu, kể cả Y Bhăm. Sự kiện này đã làm cho Y Bhăm nổi lên như một lãnh tụ của đồng bào Thượng. Một điểm khá quan trọng. Y Bhăm là bạn cùng trong tổ chức BaJaRaKa với Y Bih. Chỉ có Y Bhăm mới hòng tranh giành ảnh hướng với Y Bih, lôi kéo dân chúng Thượng về phía chúng ta.

    Franck không nhún vai vẻ khinh miệt kiểu Beachner. Viên đại tá cười lớn tiếng, lật tẩy luôn quân chủ bài:

    - Tôi tưởng ngài Tham vụ chọn một con người có đầu óc độc lập dân tộc lớn lao gì kia chứ! Ai ngờ cũng chỉ là một kẻ sẵn sàng bán Tây Nguyên cho chủ mới miễn là ông chủ này giúp được mình độc chiếm quyền lợi Cao Nguyên không cho bọn Kinh chia sẻ!

    Beachner chỉ đầu xì gà vào trán Franck cười dọa:

    - Thế ông Tư lệnh muốn tìm một con người có đầu óc dân tộc thật sự à? Còn khối kẻ ra đấy… Trong bọn Thượng Vixi!

    Hai đứa cười xòa. Hồi lâu, Franck mới nghiêm chỉnh nói:

    - Thưa ngài, nếu tôi không lầm thì Y Bhăm vẫn đang nằm trong nhà giam của Nguyễn Khánh?

    - Đúng. Hắn ta đang bị Khánh giam, nhưng ngài Đại sứ đã quyết định thả ngay. Và đây mới là điều quan trọng, đưa hắn ta thay thế Y Bliêng làm Phó tỉnh trưởng Thượng vụ để tạo dần uy tín và thế lực… Dân chúng Thượng lạc hậu, sau này nghe nói có vị quan to ra lãnh đạo là họ theo ngay.

    Franck không khỏi ngạc nhiên. Đưa một viên chức của Pháp đang ngồi tù ra thay một tên rất mực trung thành với mình, đang làm đến chức Phó tỉnh trưởng Thượng vụ, ngài Đại sứ và ngài Tham vụ này lẫn rồi hay sao?

    - Thưa ngài, – Franck băn khoăn – tôi không tin là Y Bhăm sẽ trung thành với ta như đã trung thành với bọn Pháp.

    Beachner cười, tỏ vẻ khinh miệt tên đại tá võ biền.

    - Thưa đại tá – Beachner dịu giọng lý giải – Y Bhăm vốn là kẻ ham tiền và địa vị. Đã chịu làm tay sai thì Pháp hay ta không quan trọng. Cái quan trọng là chủ nào giàu có hơn!

    Ngài Tham vụ cười khành khạch, tự nhấm nháp câu triết lý rồi tiếp:

    - Đưa Y Bhăm thay Y Bliêng làm Phó tỉnh trưởng là việc làm bước đầu. Còn các bước sau, ngài Đại sứ sẽ có lệnh tiếp. Vì sự nghiệp của nước Mỹ, mong ông hoàn thành các công vụ một cách kín đáo, tốt đẹp. Bây giờ việc đầu tiên, ông hãy gặp Y Bliêng giải thích cho hắn ta hiểu, an ủi và khuyên bảo hắn hãy tin ở chúng ta. Chúng ta không bao giờ bỏ rơi bầu bạn!

    *

    * *

    “Hãy đốt lửa lên! Hãy tập hợp mọi người lại! Hãy kêu gọi anh em “tlang”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, dân chúng trong làng, những người cháu trai và cháu gái, những bà mẹ của những người này, những người cha của những người kia, những người ông và những người bà, những người góa phụ, những người con rể nghèo, tất cả những người mà cha mẹ đã qua đời. Hãy tập hợp tất cả họ lại ở giữa làng!

    Ở dưới người ta hãy thảo luận đi! Ở trên người ta hãy thảo luận đi! Những người chị em gái, hãy thảo luận với những người anh em trai đi! Mọi người phải được hỏi ý kiến!

    Người chúng ta thích nhất là đâu? Muốn ai sẽ là cây đa ở đầu mạch nước, là cây vả ở đầu làng, là người trông coi con cháu trong làng?

    Mọi người hãy nói ra. Đừng có giấu cái muổng, đừng có giấu lời nói”.

    Y Dhơn Adrơng, hiệu trưởng trường Tiểu học Lạc Thiên, đọc xong, ngẩng lên nhìn các đại biểu đang ngồi quây quanh những ché rượu trong căn nhà sàn dài, sâu hun hút. Đó là đại biểu của viên chức các công sở, của quân nhân các đồn biên giới, của các buôn. Họ mặc đủ kiểu. Các đại biểu viên chức thì com-lê, ca-vát, mũ phớt. Các đại biểu quân nhân thì quần áo rằn ri dày cộp, lấm lem đất đỏ. Đại biểu các buôn thì mình trần đen bóng, đóng khố màu sặc sỡ. Phần đông là viên chức. Ngồi quanh dãy ché rượu đầu là các ông: Y Dhé Adrơng (nhân viên Hạt thủy lâm Buôn Mê Thuột), Y Nuỉn Hmok (giáo viên tiểu học buôn Kram), Ywik Buôn Yá (giám thị dân y viện Buôn Mê Thuột), Y Hét Kpơr (giám thị trường trung học Cao Nguyên), Y Tluôp Kpơr (cán sự công chính Đắc Lắc)… Mặt người nào người nấy đỏ gay. Họ vừa uống xong một lượt rượu cần. Dãy ché rượu còn sực nức mùi men thơm thơm, say say. Họ vừa hút rượu, vừa bàn bạc như thói quen từ trước đến nay.

    Ông Y Dhơn dõng dạc:

    - Xin mời các vị đại biểu cho ý kiến. Ta bầu ai đứng đầu làm chủ tịch phong trào?

    Y Nuỉn Hmok nhả rượu cần, đứng lên:

    - Lãnh đạo cả một phong trào đấu tranh của các sắc dân trên toàn Cao Nguyên này phải là người có uy tín lớn lao, có nhỡn quang chánh trị sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng… Người đó hiện nay, theo thiển kiến của tôi, không ai khác ông Y Bhăm Enuôl. Ông là chủ tịch của phong trào BaJaRaKa, dám đấu tranh với chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông đã được rèn luyện suốt 5 năm trong nhà tù khủng khiếp của họ Ngô. Ông xứng đáng là “cây đa ở đầu mạch nước, cây vả ở đầu làng!”. Ông sẽ là lãnh tụ tối cao, là vị cứu tinh của các sắc dân Thượng chúng ta!

    - Y Bhăm! Y Bhăm! – Tiếng hô nổi lên rầm rầm. Những cánh tay đen bóng, gân guốc giơ lên trong ánh đuốc thắp bằng giẻ tẩm dầu.

    Chờ tiếng hô ngớt, Y Dhơn nói to:

    - Ông Y Bhăm sẽ là lãnh tụ tối cao của chúng ta, là vị chỉ huy phong trào giải phóng dân tộc trên toàn cõi Cao Nguyên yêu quý của chúng ta. Xin mời ông ra mắt và phát biểu cảm tưởng trước các đại biểu!

    Từ giữa căn nhà, một người trạc 50 tuổi, mặc một bộ com-lê màu nâu, mái tóc chải mượt, tươi cười đứng dậy và đi lên phía trước. Tiếng sàn nứa rào rạo xen lẫn tiếng reo: “Ama Hni! Ama Hni!”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Y Bhăm trịnh trọng giơ tay chào mọi người, dõng dạc nói:

    - Đồng bào các sắc dân trên Cao Nguyên đang chìm trong đau khổ và đói khổ. Mọi người đang kêu gọi trả thù, đòi tự do và độc lập. Bọn người Kinh, Quốc gia cũng như Cộng sản đang xâu xé Cao Nguyên. Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết đứng lên đấu tranh, hy sinh vì mảnh đất Ông Bà để lại này. Được các vị tin cậy cử ra lãnh đạo phong trào, tôi xin đem hết sức lực của mình, nguyện suốt đời hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cao Nguyên là của chúng ta. Cao Nguyên phải về tay chúng ta! Cao Nguyên phải được độc lập!

    Cả căn nhà vang lên tiếng hoan hô.

    Y Bhăm cùng các đại biểu họp bàn, lấy danh xưng, tôn chỉ, mục đích và bầu ban chấp hành của mặt trận. Cái tên mặt trận gây nhiều rắc rối. Tây Nguyên có đến hàng chục sắc tộc. Biết dùng thứ tiếng gì để đặt tên, liệu ai biết đến? Thôi thì hãy đặt cho nó một cái tên Pháp. Thế là mặt trận khai sinh chính thức với cái tên Fa-lang-sa.

    “Front de libération des Hauts Plateaux”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (viết tắt là FLHP)

    Ban chấp hành thì dễ thôi, vì đã được sắp đặt trước từ một cao ốc nào đó, dĩ nhiên vai cầm đầu là quan trọng: Y Bhăm làm chủ tịch, Y Dhơn làm phó chủ tịch.

    Các vị đại biểu đều tỏ ra hoan hỉ, hăng hái. Họ quây lại dãy ché rượu. Bò đã giết xong. Những xảo thịt đầy ụ, lót lá chuối được bưng lên. Họ hút rượu cần, nhắm thịt bò, cười nói râm ran. Khí thế hừng hực.

    Bỗng có ba phát súng nổ phía đầu buôn báo hiệu có lính Sài Gòn tuần tra. Họ lặng lẽ tản khỏi căn nhà, biến vào cánh rừng bao quanh buôn. Đêm tối im lìm.

    (Hết chương 3)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “Tlang”: chim ưng, chỉ những người đã qua đời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Y Bhăm gọi theo con: cha của Hni.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mặt trận giải phóng Cao Nguyên, Gọi tắt là Mặt trận Cao Nguyên.
     
    123phat thích bài này.
  5. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    4. TRẬN ĐỔ MÁU NGÀY 20-9-1964

    Tại biệt điện Bảo Đại ở Buôn Mê Thuột.

    Nguyễn Khánh đi đi lại lại, mặt đỏ lựng lên vì tức giận. Trong phòng, Đặc ủy trưởng Phủ đặc ủy trung ương tình báo Đoàn Bá Nhiên và Chỉ huy trưởng tình báo Cao Nguyên Trung phần Lê Đình Chỉ mặt tái mét, lo sợ chờ đợi. Nguyễn Khánh giằn giọng:

    - Các anh làm việc quá tồi. Một tổ chức nguy hiểm như thế lập ngay trước mũi mà không biết à?

    Đoàn Bá Nhiên đánh bạo nói:

    - Thưa Trung tướng, ông Lê Đình Chi đã cử Y Tỉm Mlô cùng đội công tác “T313-Đắc Lắc” theo dõi chúng. Y Tỉm cho biết chúng được ông Franck, Cố vấn tư lệnh vùng II chiến thuật, giúp đỡ. Ông Franck tìm mọi cách ngăn cản hoạt động của T313. Mặc dù gặp trở ngại như thế, nhưng Y Tỉm vẫn biết được hiện nay tổ chức của Y Bhăm hoạt động rất ráo riết, rải truyền đơn kêu gọi binh lính và dân chúng Thượng chống lại “thực dân Kinh”. Chúng đang chuẩn bị một cuộc nổi loạn để gây sức ép dư luận, hòng tách Cao Nguyên thành một quốc gia tự trị trực tiếp do Mỹ nắm. Vì vậy khó khăn lớn nhất của ta là sự can dự của người Mỹ, trực tiếp là ông Franck.

    - Người Mỹ, người Mỹ là thế đó! Đúng là thời gian gần đây, họ đã nói gần nói xa, vừa gợi ý vừa dọa dẫm để buộc ta nhượng bộ giao Cao Nguyên cho bọn mọi! Không đời nào, không đời nào tôi giao! “Ai nắm được Cao Nguyên, người đó sẽ thắng ở Đông Dương”, người Pháp đã nói vậy. Giao Cao Nguyên cho chúng thì chỉ có là tự sát! Các ông cho biết âm mưu sắp tới của bọn chúng?

    Lê Đình Chi thưa:

    - Thưa Trung tướng, cuộc nổi loạn xem chừng khó tránh khỏi. Ngoài ra, theo nguồn tin của Y Tỉm, Y Bhăm còn ráo riết chuẩn bị quan hệ với bọn Căm-bốt, tìm đồng minh lâu dài hoặc làm chỗ dựa nếu cuộc nổi loạn thất bại!

    Nguyễn Khánh giật mình lo ngại:

    - Liên hệ được với bọn Căm-bốt thì chúng sẽ gây nhiều trở ngại lắm. Phải cử ngay người sang Căm-bốt, phá tan sự câu kết ấy đi!

    Đoàn Bá Nhiên gọi Hoàng Minh Mộ – một nhân viên tình báo người Chàm – vào ngay. Hoàng Minh Mộ cúi chào Nguyễn Khánh, chờ đợi.

    Đặc ủy trưởng tình báo hỏi Mộ:

    - Anh biết Les Kosem không?

    - Dạ, thưa Đặc ủy trưởng, tôi biết. Thiếu tá Les Kosem cũng là người gốc Chàm.

    Đoàn Bá Nhiên gật đầu:

    - Đúng, chính vì thế mà tôi gọi anh. Nghe đây, anh được Trung tướng cử sang Căm-bốt gặp hắn.

    Mộ quay sang Nguyễn Khánh cúi đầu:

    - Tôi rất vinh hạnh được Trung tướng giao công vụ!

    Nguyễn Khánh nhìn Mộ:

    - Đây là một việc tối mật. Anh sang Căm-bốt gặp Les Kosem, thuyết phục hắn lôi kéo Xi-ha-núc, làm thế nào để Xi-ha-núc bắt tay với chúng ta, không giúp đỡ Y Bhăm. Anh vạch cho chúng thấy rằng Y Bhăm và tổ chức FLHP là do Mỹ nặn ra. Xi-ha-núc đang oán Mỹ. Hắn dễ chơi xỏ Mỹ một vố bằng cách không để cho chân tay của Mỹ ăn nên làm ra. Mặt khác anh tìm cách lọt vào hoạt động bí mật và lâu dài trong hàng ngũ Les Kosem. Anh là người Chàm, chắc dễ làm tốt việc đó.

    - Xin tuân lệnh Trung tướng.

    Hoàng Minh Mộ lui ra. Tìm người của Les Kosem phái về hoạt động ở cực Nam Trung Bộ, đối với Mộ không khó gì. Chỉ vài ngày sau, Mộ đã bắt liên lạc với Đặng Văn Thủy và được tên này dẫn sang Nam Vang.

    Ngày 5 tháng 4 năm 1964, Mộ tới Nam Vang gặp Les Kosem. Không ngờ Les cao tay hơn – y đã khơi động tinh thần dân tộc hẹp hòi và lòng hận thù người Kinh của Mộ. Những món tiền lớn Kosem thưởng càng làm Mộ tối mắt thêm. Thế là, Mộ bí mật tham gia FLC của Les nhưng bề ngoài vẫn giữ vai một nhân viên Phủ đặc ủy trung ương tình báo của Khánh, tuy nhiên ý đồ của Khánh, Mộ vẫn bàn với Kosem thực hiện. Les trình yêu cầu của Nguyễn Khánh lên Xi-ha-núc. Vị đứng đầu nhà nước Căm-bốt phân vân. Cái thế của Việt Nam Cộng hòa mạnh hơn. Nhưng địa bàn Tây Nguyên đối với ông vua Căm-bốt nhiều tham vọng này thì rất hấp dẫn… Ông đang chưa biết ngả về bên nào, thì may mắn sao, chính họ lại tự dẫn thân đến. Phái đoàn của FLHP do Y Sênh Niê, Y Bun Sor dẫn đầu, sang Nam Vang vận động Căm-bốt giúp đỡ Cao Nguyên.

    Les Kosem vẫn là người môi giới.

    - Thưa Quốc trưởng, FLHP muốn làm loạn gây sức ép đòi tách Cao Nguyên ra khỏi Việt Nam, lập quốc gia tự trị. Nhưng họ biết không đủ sức chống lại Nguyễn Khánh nên yêu cầu ta trợ giúp.

    - Ông thấy ta nên trả lời thế nào?

    Chưa hiểu tim đen Quốc trưởng nên Les Kosem đành cứ thăm dò:

    - Thưa Quốc trưởng, Nguyễn Khánh đường đường đại diện cho một Quốc gia tiên tiến, còn Y Bhăm chỉ là một người man rợ. Bắt tay Khánh ta được tiếng nhưng sợ hắn ngoạm luôn cánh tay ta. Bắt tay Y Bhăm ta mất tiếng nhưng hi vọng có cơ ngoạm được cánh tay hắn…Kẻ hạ thần hèn mọn này thật khó mà đệ trình một phương sách đắc dụng…

    Xi-ha-núc cười rung chiếc cằm có ngấn:

    - Cái gì lợi cho thanh danh dòng họ Nô-rô-đôm, cho sự phát triển của quốc gia Căm-bốt là ta làm, sách lược của ta là vậy.

    Vị Quốc trưởng Căm-bốt bước đến bên tường, kéo bức màn che để lộ ra một tấm bản đồ, chỉ lên vùng biên giới Việt – Miên, nói với giọng ấm ức:

    - Từ lâu, vấn đề biên giới giữa ta và Việt Nam thực là phức tạp và nan giải. Người Việt, dù Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh hay Nguyễn Khánh cầm đầu, cũng chỉ lăm le tranh giành đất đai với ta. Tạo ra một khu đệm, ngăn chặn sự xâm lấn của Việt Nam đối với ta là việc thiết yếu. Y Bhăm lập được một quốc gia hoặc vùng tự trị thì thật là thuận lợi cho ta. Với bọn người rừng ấy, thuyết phục bằng lời, cảm hóa bằng lợi hay hăm dọa bằng bạo lực đều dễ hơn đối với bọn người Kinh. Vì vậy ta quyết định hợp tác, giúp đỡ Y Bhăm! Tuy nhiên ta không được để cho bọn Khánh biết, mà vẫn trả lời rằng sẽ hợp tác thân thiện với hắn! Tay này đấm, tay kia tung hỏa mù là vậy!

    Y Sênh, Y Bun trở về Buôn Mê Thuột, tường trình lại kết quả chuyến du thuyết với Y Bhăm, Y Dhơn và Beachner.

    Thật là một thành công trọn vẹn. Bây giờ thì trên đầu họ có người Mỹ, sau lưng họ có người Miên, những kẻ cầm đầu tầng lớp trên Tây Nguyên vui mừng. Đã đến lúc họ đủ sức tách khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam, bầy vẽ ra một cái “Quốc gia Cao Nguyên” mà thâm tâm họ cũng tự nhận rằng từ đời cụ, kị cũng chưa hề nghe nói tới nhưng lại không thể thiếu được để họ có cớ vin lấy để độc chiếm quyền hành thống trị bóc lột hơn 30 sắc tộc, quyết không cho ai xí phần, sống cuộc đời lãnh chúa như đã từng sống bao đời trước đây trong bàn tay nâng đỡ của bà mẹ Pháp.

    Họ bèn ráo riết chuẩn bị một cuộc bạo loạn mà người đạo diễn giấu mặt, người thầy tinh thần thủy chung, trước sau vẫn là vị Đệ tam tham vụ Beachner.

    Ngày 13 tháng 9, Beachner, Y Bhăm, Y Dhơn cùng những người lãnh đạo FLHP họp quyết định cuộc nổi dậy. Mọi chi tiết cụ thể đều được bí mật báo cho đại tá Franck.

    Giờ phút của cuộc chuyển mình mới nhất, đẫm máu nhất, phức tạp và rối rắm nhất trong lịch sử Cao Nguyên đã điểm. Những nhà quan sát bấy giờ đều ghi nhận vị đệ tam tham vụ Beachner và vị tư lệnh Cao Nguyên Franck đều đến bản doanh Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt Mỹ ở Buôn Mê Thuột.

    Tối 19 tháng 9, đồn Bu-prang, một vị trí then chốt của quân đội Việt Nam Cộng hòa, một cửa ngõ bảo vệ Buôn Mê Thuột bị chiếm đột ngột bằng một cuộc nổi dậy. Người lập chiến công đó là Y Năm Eeban, thiếu úy Lực lượng đặc biệt. Ngay sau đó, không cần úp mở gì, Y Năm Eeban dẫn luôn hai trung đội Dân sự chiến đấu (cũng là lính thuộc Lực lượng đặc biệt người Thượng) tiến thẳng về phía quận Tuyên Đức, một điểm trọng yếu khác của lính Việt Nam Cộng hòa trên đường về Buôn Mê Thuột. Y Năm Eeban cho lính đến lấy tình đồng nghiệp bảo tên lính gác người Kinh:

    - Anh vào thưa với trưởng đồn rằng có thiếu úy Y Năm nhân hành quân dã chiến đi qua, xin vào ngủ nhờ một đêm!

    Nhận ra người chiến hữu quen biết, cùng chỉ huy quân lính giữ một vùng biên giới chung, thiếu úy Nguyễn Xuân Đỉnh vui vẻ nhận lời.

    Y Năm dẫn lính vào đồn. Đỉnh mổ lợn, hạ bò thết bạn.

    Nửa đêm, Y Năm cùng bọn Dân sự chiến đấu bất ngờ trở tay, giết hết vợ chồng con cái Đỉnh cùng 15 lính người Kinh, chiếm đồn Tuyên Đức.

    Hàng loạt truyền đơn tung ra khắp quận, kêu gọi đồng bào Thượng hãy vùng lên chống tư bản và thực dân Việt Nam, đòi “Đất Cao Nguyên là của người Cao Nguyên!”.

    Dân sự chiến đấu phá đồn, rồi tiến về Buôn Mê Thuột – thủ phủ Cao Nguyên – ngay đêm ấy, để kịp phối hợp với các cánh quân khác như kế hoạch đã vạch ra.

    Phía quận Đức Lập, sáng 20-9, tại đồn Sarpa, thiếu úy Y Bach Eeban, chỉ huy ba đại đội Dân sự chiến đấu bất ngờ nổi lên giết 35 sĩ quan và binh lính Lực lượng đặc biệt là người Kinh rồi tiến về quận Đức Lập trợ lực cho Y Blư. Ở quận, đại úy Y Blư chỉ huy đại đội 901/ĐFQ cũng đã nổi lên giết đại úy quận trưởng Nguyễn Văn Thanh, làm chủ quận rồi kéo về chiếu cầu 14, mở đợt tấn công vào đài phát thanh Buôn Mê Thuột.

    Phía trái Buôn Miga, hai đại đội Dân sự chiến đấu, dưới sự chỉ huy của Y Diao Niê, giết 19 sĩ quan và binh lính người Kinh, kéo về ngoại ô Buôn Mê Thuột.

    Ở Bản Đôn, Y Bhăn Kpơ chỉ huy ba đại đội nổi lên giết hàng loạt sĩ quan và binh lính người Kinh, kéo về chiếm kho đạn Buôn Mê Thuột. Cùng thời gian này ở tất cả các trại dọc biên giới thuộc tỉnh Đắc Lắc, dân sự chiến đấu đều nổi lên, hướng thẳng về bao vây thủ phủ Cao Nguyên.

    Cuộc nổi dậy bất ngờ, đẫm máu, dữ dội và đồng khắp với những sĩ quan ấy, binh lính ấy, với sự chỉ huy và thao túng ấy tưởng như sắp thành công; và hình thù một “Hoàng triều cương thổ” kiểu mới trong bàn tay của Mỹ có lẽ đã hiện rõ lên trong đầu óc những kẻ chủ mưu, nếu sự phản ứng của ngụy quyền Sài Gòn đã không hung dữ đến thế, vượt xa khỏi sự kiềm chế của các ngài Mẽo đang lúng túng với bao nhiêu chiếc áo khoác USAID, USOM, USIS, v.v...


    Nhận được tin cấp báo, Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh vùng II chiến thuật triệu ngay các sĩ quan chỉ huy dưới quyền và mời thêm Đoàn Bá Nhiên. Vừa thấy Nhiên, Vĩnh Lộc hỏi mỉa:

    - Đại tá Franck mấy hôm nay vắng mặt, ngài Đặc ủy trưởng có biết ông ta đi đâu không?

    Đã một lần bị Nguyễn Khánh khiển trách về cái tội không theo sát hành tung bọn Y Bhăm nên lần này Đoàn Bá Nhiên tỏ ra chủ động hơn:

    - Tôi định hỏi Chuẩn tướng câu ấy kia đấy. Ông Franck là cố vấn vùng II chiến thuật của Chuẩn tướng kia mà?... Nhưng thôi, Chuẩn tướng đã hỏi đến thì tôi xin thưa. Người của chúng tôi bắt gặp Đại tá Franck ở vùng biên giới, biết ngài đã chỉ huy bọn Thượng nổi dậy!

    Vĩnh Lộc không kìm nổi cơn giận, đấm tay xuống bàn, chửi tục một câu:

    - Đ.m, cố vấn thế có chết người ta không? Đích thân đi xúi giục bọn Mọi lật tôi, không chỉ là đểu mà còn là phản phúc. Thà không có hắn còn hơn!

    Các sĩ quan chỉ huy đã đến đông đủ. Vĩnh Lộc vẫn chưa nguôi cơn giận, ra lệnh:

    - Dồn hết lực lượng quét sạch bọn Mọi đi! Bọn Cộng sản và Việt Thượng Cộng đang lấn tới thì với bọn Mọi này, phải tiễu trừ nhanh chóng, không thương tiếc, mới mong rảnh tay đối phó với thời cuộc được.

    Hai tiểu đoàn thám xích xa được tung đi chặn các ngả đường dẫn vào Buôn Mê Thuột.

    Hai tiểu đoàn biệt động từ Dục Mỹ được điều lên.

    Tất cả các lực lượng địa phương quân được huy động.

    Một tiểu đoàn lính dù từ Sài Gòn ào lên tiếp ứng.

    Hai bên bắn nhau kịch liệt. Tiếng đạn nổ ầm ầm. Khói phủ một vùng trời. Bụi đỏ cuộn mù sau xích xe tăng.

    Bọn Dân sự chiến đấu tập trung lực lượng quyết chiếm đài phát thanh để có vốn ăn nói. Bọn lính bảo vệ và nhân viên kỹ thuật của ngụy quyền Sài Gòn không giữ nổi phải bỏ chạy. Phía quân nổi dậy chưa kịp mừng thì quân lính và xe tăng của Vĩnh Lộc ùn ùn kéo đến vây chặt chúng, trong tầm uy hiếp của đủ loại vũ khí hạng nặng.

    Tình thế nguy khốn được cấp báo cho người Mỹ. Tại trụ sở Bộ tư lệnh Lực lượng đặc biệt Mỹ, Beachner lo lắng hỏi Franck:

    - Thế nào, tình hình liệu có kết thúc được như ý không, đại tá?

    Franck rời máy bộ đàm, đưa gậy chỉ trên tấm bản đồ chiến sự, tóm tắt kết quả mấy ngày đổ máu ở Tây Nguyên:

    - Dân sự chiến đấu chiếm được kho đạn, cầu 14, đài phát thanh. Nhưng Vĩnh Lộc đã phản ứng quá mức ta dự phòng. Hắn cho xuất hiện cả lính dù, thiết giáp! Đến hôm nay thì hắn đã vây hãm được phần chủ lực của bọn Dân sự chiến đấu Thượng trong hàng rào đài phát thanh. Binh lính Thượng khó mà chống cự nổi, điều đó đã quá rõ rồi. Nguy hơn nữa là họ đang lo sợ bị Vĩnh Lộc tiêu diệt sạch!

    Beachner như người chơi bài lâm vào thế bí. Dấn thêm nữa thì chắc chắn sẽ cháy túi. Từ thời nảo thời nào, bọn Kinh – Cộng sản hay Quốc gia – đều đặt vấn đề thống nhất Tây Nguyên như một điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc thương lượng. Bọn Khánh, Lộc chắc chắn sẽ làm cỏ không gớm tay; nhưng tháo lui hoàn toàn thì còn mặt mũi nào nhìn lũ Y Bhăm, Y Dhơn?

    Hai ngài cố vấn, một dân sự, một quân sự, chụm đầu vào nhau tìm cách gỡ thế cờ. Họ xét hết các mặt chính trị, ngoại giao, tài chính và cuối cùng tìm ra một giải pháp “quá độ”.

    Ngay sau đó, ở Sài Gòn, Nguyễn Khánh nhận được của ngài Đại sứ Huê Kỳ một lời khuyến cáo yêu cầu Khánh ra lệnh cho Vĩnh Lộc ngừng bắn tức khắc để tạo không khí cho một cuộc hòa giải. Khánh điện tín trên cho Vĩnh Lộc. Lộc đành phải ngừng lệnh tấn công nhưng vẫn cho vây chặt lính Thượng đang khốn khổ, lo sợ trong đài phát thanh.

    Một chiếc xe Jeep Mỹ từ Tòa thị chính Buôn Mê Thuột lao tới. Trên xe chở chính bản thân ngài Phó tỉnh trưởng Thượng vụ Y Bhăm mới lạ chứ!

    Xe Y Bhăm dễ dàng rẽ vòng vây ngoan ngoãn của quân Vĩnh Lộc, đi vào bên trong đài. Lũ Dân sự chiến đấu chạy tới bao quanh Y Bhăm, mừng rỡ vì biết là thoát chết.

    Y Bhăm dõng dạc:

    - Hỡi các chiến sĩ Thượng yêu quý, dũng cảm! Anh em đã chiến đấu anh dũng vì độc lập và tự do của dân tộc. Tôi thay mặt Ban lãnh đạo Mặt trận cách mạng biểu dương công trạng của anh em.

    Đợi xong tràng vỗ tay nghi thức, Y Bhăm tiếp:

    - Hiện nay Vĩnh Lộc đã xin ngừng chiến với ta để hội đàm. Anh em hãy tạm trở về trại. Chúng tôi sẽ thay mặt anh em tranh đấu đến cùng giành thắng lợi, cho dân tộc chúng ta thoát khỏi xiềng xích của bọn thực dân Kinh xâm lăng…

    Không kịp nghe hết lời kêu gọi, bọn Dân sự chiến đấu vội vã chen nhau rút ra ngoài vòng vây.

    Nguyễn Khánh đáp máy bay đến Buôn Mê Thuột cùng Vĩnh Lộc, Đoàn Bá Nhiên, Lê Đình Chi, Y Tỉm họp tại biệt điện của Bảo Đại. Vĩnh Lộc bực ra mặt hỏi:

    - Tại sao Trung tướng lại ra lệnh cho tôi ngừng chiến? Chúng tôi sắp tiêu diệt sạch bọn Mọi. Bây giờ thì mất thời cơ rồi!

    Nguyễn Khánh uể oải nói:

    - Ngài thông hiểu cho! Ông Đại sứ điện cho tôi trách móc và ép tôi ngừng chiến!

    - Thưa Trung tướng, bây giờ nếu ta dung tha để tên Y Bhăm tự do thì nó sẽ còn tìm cách lật chúng ta.

    - Phải làm gì bây giờ?

    Vĩnh Lộc quả quyết:

    - Thưa Trung tướng, phải bắt hắn ta, trừ hậu họa. Sau đó sẽ chặt đứt chân tay của hắn như Ngô Đình Diệm đã làm đối với hắn hồi năm tám!

    - Được! – Nguyễn Khánh chấp thuận.

    Cuộc bàn cãi không thoát được tai mắt người Mỹ.

    Được tin cấp báo Vĩnh Lộc sẽ bắt Y Bhăm, Beachner liền đến ngay đài phát thanh. Y Bhăm được mời lên xe Mỹ do đích thân ngài Tham vụ đưa ra khỏi đài phát thanh. Nhưng đi đâu bây giờ? Còn trên đất Việt Nam này thì còn nguy cơ bị bọn Vĩnh Lộc tóm mà Mỹ không thể can thiệp…

    Đến đây mới thấy nước cờ của người Mỹ và Y Bhăm là hiệu nghiệm.

    Theo một kế hoạch đã định trước, từ Bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt hay từ tòa Đại sứ Mỹ không rõ, người ta thấy hôm ấy bỗng Les Kosem và Y Bun dẫn một tiểu đoàn quân Miên từ Nam Vang thẳng đến chờ sẵn ở biên giới. Tới 12 giờ trưa, những tên cầm đầu cuộc nổi loạn, những sĩ quan Thượng phản bội đã nổi dậy cướp đồn, giết chủ lực lính Kinh, như Y Dhơn, Y Sênh, Y nuỉn, Y Bách, Y Năm, có cả đại úy Dornal (chỉ huy Lực lượng đặc biệt Mỹ tại Bản Đôn), lục tục dẫn các đơn vị Dân sự chiến đấu vừa thoát chết kéo đến gặp Les Kosem.

    - Y Bhăm đâu? – Les Kosem lo lắng hỏi.

    - Chủ tịch đến đài phát thanh rồi không biết đi đâu – Y Dhơn trả lời, hơi xấu hổ vì lúc nước sôi lửa bỏng đã bỏ rơi mất lãnh tụ.

    - Bọn Khánh sẽ lôi mất Y Bhăm hoặc sẽ thủ tiêu ông ta – Les Kosem tỏ ra có kinh nghiệm chính trị – Không có ông ta, chúng ta sẽ không đủ sức thu hút dân chúng. Không được, phải tìm ông ta cho kỳ được và đón đi.

    Đại úy Dornal ghé tai Les thì thầm. Les Kosem bình tĩnh lại. Dornal cùng Y Sênh, Y Bách phóng ngay xe Jeep về nhà Y Bhăm, đón ông, đưa thẳng sang biên giới.

    Les Kosem đưa Y Bhăm về Môn-dun-ki-ri, còn Y Dhơn cùng các vị chỉ huy khác phải trở lại Đắc Lắc, nắm lại các tàn binh Thượng, củng cố tinh thần và đội ngũ cho họ giữ vững các vị trí hiện tại, đề phòng Khánh tấn công tiêu diệt hết trước khi có cách giải thoát họ lâu dài.

    (Hết chương 4)
     
    Heoconmtv and 123phat like this.
  6. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    5. CON BÀI HAI MẶT

    Tranh thủ lệnh ngừng chiến, những ngày sau, Dân sự chiến đấu ráo riết tăng cường bố phòng tại các đồn trại chiếm được, sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công lớn của lính Việt Nam Cộng hòa mà họ biết Vĩnh Lộc đang tích cực chuẩn bị.

    Beachner lại vội vã họp với Franck.

    - Cần phải có một ủy ban hòa giải đứng ra làm dịu tình hình giữa Khánh và Y Bhăm thôi! – Ngài Tham vụ nói. Tình trạng này để kéo dài thì lực lượng Y Bhăm sẽ bị tổn thất nặng nề không còn cứu vãn nổi. Ngài cai quản vùng này, có thể tìm cho tôi một tên nào để điều hành ban hòa giải không? Phải là người Thượng thì mới dễ làm việc.

    Nhớ đến người bạn Y Bliêng, cho rằng đây là thời cơ giúp bạn tiến thân, trở lại chiếm cái ghế Phó tỉnh trưởng Thượng vụ vừa mới mất vào tay Y Bhăm, hiện đang bỏ trống, Franck nói ngay:

    - Thưa ngài, tôi thấy chỉ có Y Bliêng là đủ khả năng và uy tín đảm nhận công việc này. Chỉ có hắn ta mới làm cho quân nhân Thượng cũng như phía quân Vĩnh Lộc nghe theo.

    Beachner chậm rãi:

    - Thưa đại tá, nếu như chỉ đơn thuần cần đến một tên thuyết phục được binh lính Thượng hạ súng quy chánh theo Nguyễn Khánh, hoặc thuyết phục binh lính Kinh không tiến công người Thượng như các cuộc hòa giải thông thường khác, thì Y Bliêng thừa sức làm việc đó. Nhưng đây không phải là cuộc hòa giải bình thường! Đây thực chất là tìm một người để chỉ huy tiếp quân nhân Thượng trong hoàn cảnh éo le hiện nay, bảo toàn lực lượng và lần lượt tổ chức cho họ vượt biên giới sang Căm-bốt xây dựng đội ngũ đấu tranh lâu dài với bọn Khánh! Vì thế phải chọn một tên tin cẩn, người của ta mà chưa lộ mặt. Bọn Vĩnh Lộc, Nguyễn Khánh cũng tin cậy hắn ta. Nghĩa là tên đó phải có “vỏ bọc” rất kín để đánh lừa đối phương.

    - Thưa ngài, thế thì khó quá, tôi không nắm được!

    Beachner ghé sát tai Franck nói rất khẽ:

    - Thưa đại tá, ngài không biết sao? Tên đó không ai khác là Y Chôn – Biệt phái viên của Nha đặc trách Thượng vụ – đang có mặt ở Đắc Lắc này.

    - Đó là người quen của tôi khi hắn ta làm Tăng phái viên phòng 5 vùng II chiến thuật. Thế mà tôi không nhận ra.

    Beachner mỉm cười, giở tập hồ sơ Y Chôn đặt trước mặt, đưa cho Franck:

    - Ngài có thấy không? Hắn ta cũng giống như Y Bliêng, Y Bhăm ở chỗ cũng từ lò đào tạo của Pháp ra; đều là những viên chức, trí thức kỳ cựu của Cao Nguyên, đều đã theo Việt Minh và bị Pháp bắt tù, rồi được Pháp đưa ra làm tay sai. Nhưng, trong khi Y Bliêng thích làm quan to, trung thành một mực với chúng ta; trong khi Y Bhăm thích làm lãnh tụ hoạt động chính trị, đấu tranh “chống cường quyền, bạo lực”, “giải phóng dân tộc”, thì Y Chôn chọn chỗ đứng rất khôn. Hắn ta chọn chỗ mà, nếu phía “cách mạng” thành công thì hắn ta sẽ nhảy lên theo chỉ huy, lãnh đạo; nếu thất bại thì hắn ta vẫn thoát khỏi vòng đàn áp, tù đầy. Hắn ta chọn phía hậu trường, nói như người Việt “ném đá giấu tay”, vai trò rất quan trọng và có khi quyết định sự sống còn của cả một tổ chức, “có miếng không cần tiếng”. Ngài có biết đó là chỗ đứng mang danh gì không?

    Franck lắc đầu. Ngài Tham vụ nhấn mạnh:

    - Chức cố vấn, cố vấn!

    - À à! Cố vấn! Cái ghế ấy hay đấy!

    - Ngài xem, năm 1958, Y Chôn làm cố vấn cho tổ chức BaJaRaKa. Bọn Diệm đàn áp phong trào này. Trong khi Chủ tịch Y Bhăm, Phó chủ tịch Paul Nưr và trên 10 đại diện khác vào tù, đeo gông, ăn cơm hẩm, cá thối, thì hắn ta chỉ bị điều nhẹ từ Đắc Lắc ra Quảng Trị làm ở Tòa hành chánh, để rồi mấy năm sau lại trở về làm trưởng toán Dân sự vụ tiểu khu Đắc Lắc. FLHP thành lập, hắn ta cũng đứng đằng sau điều hành làm cố vấn và vớ bẫm về cái ghế này nhiều lắm. Hiện nay Y Chôn đang làm Biệt phái viên của Nha đặc trách Thượng vụ. Bọn Khánh, Vĩnh Lộc hoàn toàn tin hắn. Đứng ra lập ban hòa giải, đi đến các trại công khai thuyết phục quân nhân Thượng “quy chánh” và bí mật truyền đạt ý đồ của ta thì tôi nghĩ rằng không ai làm tốt hơn Y Chôn.

    Franck hết lời ca ngợi việc dùng người của Beachner, vai trò hai mặt của Y Chôn, rồi sang trụ sở Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh lực Việt Nam Cộng hòa gặp Vĩnh Lộc.

    Vừa trông thấy Franck, Vĩnh Lộc giơ tay chào, mỉa mai nói:

    - Kính chào đại tá! Mấy hôm nay, sự biến xảy ra dồn dập quá, nghiêm trọng quá. Tôi cho người đi tìm ngài khắp nơi mà không gặp. Ngài vừa ở Sài Gòn về phải không? Không có ngài, tôi lúng túng quá! Trời ơi, nếu có ngài sự việc đâu đến nỗi rắc rối thế này.

    Franck buồn bã thở dài, chỉ tay về phía biên giới:

    - Tôi đi kiểm tra các đồn biên giới. Bọn Thượng nổi loạn. Sợ tôi chỉ huy lính Đặc biệt Mỹ đàn áp, chúng bắt cóc tôi giam trong rừng. Nhờ tinh thần dũng cảm và kiên quyết của đại úy Dornal, tôi mới thoát được khỏi nơi giam giữ, đáp máy bay trực thăng vừa về tới đây! Hú vía, hú vía!

    Nói xong Franck cười nhạt, coi như chỉ cần thanh minh đến thế, còn Vĩnh Lộc tin hay không, mặc!

    *

    **

    Ngày 23-9, tại hội trường Tòa hành chánh Đắc Lắc, đại biểu chánh quyền, các ngành, các giới, các nhân sĩ Thượng trong tỉnh tề tựu đông đủ để bầu “Ban đại diện lâm thời đồng bào Thượng” làm nhiệm vụ hòa giải đôi bên. Ngài thiếu tá Tỉnh trưởng đọc bản danh sách dự kiến có sẵn. Các đại biểu nhất trí vỗ tay. Một ban đại diện được thành lập gồm 8 vị do ông Y Char Hdơk – Hiệu trưởng trường Nguyễn Du – làm chủ tịch; ông Y Chôn – Biệt phái viên Nha đặc trách Thượng vụ làm cố vấn.

    Ông Y Chôn vui mừng thấy đã đến lúc vùng vẫy, đoạt cái ghế phó tỉnh trưởng Thượng vụ. Cuộc xung đột hóa ra lợi cho ông! Chưa biết chừng, nhờ nó mà ông leo lên cương vị cao. Sau lời cảm ơn của ngài tỉnh trưởng, ông cố vấn Y Chôn, thay mặt ban đại diện lên phát biểu. Ông đọc một bài diễn văn dài, hùng hồn và lâm ly. Lúc thì ông lên án âm mưu chia rẽ của Việt Cộng và ngoại bang Căm-bốt; lúc thì ông trách hai dân tộc Kinh, Thượng đã mắc mưu Cộng sản, ngoại bang, hiểu lầm và bắn giết nhau. Cuối bài diễn văn, ông kêu gọi:

    - Hiện nay, cuộc xung đột giữa anh em Dân sự chiến đấu và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang diễn ra ác liệt, có nguy cơ bùng nổ dữ dội hơn. Máu đang đổ trên xứ sở chúng ta. Những người Thượng yêu dân tộc, yêu hòa bình không thể nhìn anh em, con cái mình đổ máu vô ích vì những tị hiềm.

    Được các vị tín nhiệm, là những người yêu hòa bình, yêu xứ sở và dân tộc, chúng tôi sẽ đem hết sức lực, khả năng làm cho hai dân tộc anh em cảm thông nhau, ngừng những cuộc bắn giết, đoàn kết lại trong cộng đồng Việt Nam.

    Tiếng hoan hô vang dậy hội trường. Các đại biểu nhiệt liệt hưởng ứng lời ông Cố vấn.

    Những ngày sau, Y Chôn lao vào hoạt động hòa giải. Ông Cố vấn hăng hái như không hề biết mệt. Ngày 24-9, Y Chôn gặp Vĩnh Lộc. Vĩnh Lộc hết lời khen ngợi “sáng kiến của Y Chôn” cho thành lập Ban đại diện để giúp Chính phủ kêu gọi bọn Thượng phản loạn đầu hàng. Y Chôn thảo một tuyên ngôn trình Vĩnh Lộc thông qua.

    Ngày 25-9, Y Chôn xin đi trại Sarpa, Vĩnh Lộc nhìn Y Chôn lo ngại:

    - Ngài có thể bị hành hung. Bọn Dân sự chiến đấu hung hãn lắm.

    Biết đích xác là các quân nhân Thượng không động đến lông chân mình, Y Chôn biểu thị lòng dũng cảm:

    - Là một công dân Việt Nam, được hy sinh cho nền an ninh xứ sở và tình thân hữu Kinh Thượng, tôi cho là một vinh dự. Xin ngài cứ yên tâm! Dù có chết tôi cũng vui lòng.

    Chiếc máy bay trực thăng chở Y Chôn hạ cánh xuống Sarpa. Y Bách đón ông vào trại. Một cuộc thương thuyết riêng giữa hai người kín đáo diễn ra.

    - Vĩnh Lộc đang tung quân ra dữ lắm, các anh hãy chỉ huy binh lính và thân nhân của họ sang ngay Căm-bốt. Ở đây, lực lượng khó bảo toàn – Y Chôn nói rõ ý đồ của Mỹ.

    Y Bách lo lắng:

    - Lực lượng đang chờ sẵn ở đây. Chúng tôi có thể chạy sang Căm-bốt bất cứ lúc nào, ngay hôm nay cũng được.

    - Không nên! Một mình đồn này chạy, bọn Khánh sẽ cho quân ngăn chặn các đồn khác. Phải chờ tôi thông báo cho tất cả các đồn. Phải tìm cách lôi kéo thêm thanh niên, đồng bào. Không phải chỉ có quân nhân, phải có dân chúng đi theo để còn cần dự trữ mai sau nữa.

    - Trước mắt, chúng tôi phải làm gì?

    - Tỏ ra quy chánh để đánh lừa bọn Vĩnh Lộc.

    Y Chôn đi một lượt dọc biên giới. Hiệu quả chuyến đi trông thấy ngay.

    Sáng 28-9, Dân sự chiến đấu ở các trại Enao, Buôn Briêng, Bản Đôn, Miga, Sarpa nhận đầu hàng quân chánh phủ.

    Ngay trưa 28-9, trung tướng Thủ tướng Nguyễn Khánh cùng đoàn tùy tùng, có binh lính hộ vệ, đáp trực thăng xuống trại Sarpa. Cùng đi với Thủ tướng có trung tướng Tôn Thất Đính, thiếu tướng Nguyễn Hữu Có, ba chuẩn tướng: Hoàng Xuân Lãm, Nguyễn Đức Thắng, Vĩnh Lộc.

    Một buổi lễ “thượng quốc kỳ” được tổ chức vội vã. Nguyễn Khánh cùng các tướng nhìn binh lính Thượng, trong lòng hết sức căm ghét, nhưng ngoài mặt tỏ ra ân cần, thân ái.

    Một sĩ quan Thượng, đại diện cho toàn trại, quỳ xuống, hai tay nâng ngang khẩu súng trước mặt trao cho thủ tướng.

    Nguyễn Khánh cầm khẩu súng trên tay, tần ngần giây lát, biết nói thế nào cho hả giận đây? Bọn tội phạm cuộc đổ máu vẫn sờ sờ ra kia, trên bục danh dự nữa là khác, nhưng ông không thể công khai lên án họ được! Thôi thì cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn nói như trong mọi kỳ diễn thuyết xã giao là khôn ngoan nhất. Mặc dầu ông cầm chắc trong đám quan khách, ít nhất cũng có trên một người Mỹ vừa nghe vừa cười thầm, ông vẫn dõng dạc:

    - Tôi rất lấy làm tiếc, các chiến sĩ đã mắc mưu Cộng sản và ngoại bang, hiểu lầm Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa, gây nên cảnh nồi da xáo thịt, làm sứt mẻ tình đoàn kết Kinh Thượng. Giờ đây, anh em đã biết ăn năn, quy chánh. Vậy anh em hãy biểu lộ tinh thần hối cải ấy bằng hành động. Hãy đoàn kết chặt chẽ hơn nữa quanh Chánh phủ, hướng thẳng mục tiêu vào bọn Việt Cộng xâm lăng đang đe dọa nền an ninh xứ sở. Tôi trao lại khẩu súng này để anh em chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

    Sau lễ “thượng quốc kỳ”, Nguyễn Khánh cùng các tướng đến bên dãy mộ chôn 35 sĩ quan, binh lính người Kinh vừa bị Y Bách Ê Ban giết sáng ngày 20-9.

    Đoàn làm lễ mặc niệm. Những vòng hoa đặt trên các nấm mộ màu đất mới. Những nén hương tỏa khói nghi ngút.

    Trưa ngày 29-9, lại thêm một lễ long trọng nữa. Nhiều binh lính Thượng đại biểu cho những người quy chánh về tập hợp ở vận động trường Buôn Mê Thuột. Người ta giết 5 con bò làm lễ tế Yang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Lính Thượng quỳ thành hàng thẳng tắp. Những ché rượu cần xếp thành dãy dài trước mắt họ. Họ chắp tay cầu khấn, xin Yang tha thứ tội lỗi, dắt họ đi trên con đường ngay thẳng, an lành.

    Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, đại tá Franck, thiếu tá tỉnh trưởng có mặt trong đoàn đại biểu đón tiếp.

    Chiều hôm ấy, lễ gắn huân chương cho các vị trong Ban đại diện đã có công lao đóng góp vào sự đoàn kết Kinh – Thượng được tổ chức long trọng tại Sở chỉ huy Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh. Y Chôn được thưởng huân chương “Sắc tộc bội tinh”.

    Những người hiểu Y Chôn đều xì xào bàn tán.

    Y Bliêng hậm hực nói với Franck:

    - Tôi bị mất chức, Y Bhăm lưu vong, hàng trăm quân nhân Kinh – Thượng bỏ mạng để cho ông Y Chôn được thưởng mề đay. Ông Beachner thật là công bằng (!)


    (Hết chương 5)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trời.
     
    guesswho and Heoconmtv like this.
  7. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    6. NHỮNG MẢNH VÁ VỤN

    Không còn bị lính của Vĩnh Lộc theo dõi sau khi quy hàng, các đội Dân sự chiến đấu Thượng chuẩn bị cuộc trốn chạy sang Miên khá dễ dàng… Sau khi nối liền được mối liên lạc giữa những kẻ cầm đầu chủ chốt, hầu như cùng một thời gian, theo một kế hoạch thống nhất, Y Dhơn, Y Nuỉn, Y Bách, Y Năm, Huỳnh Ngọc Sắng…cầm đầu binh lính Thượng ở các trại đồng loạt vượt biên giới sang Căm-bốt.

    Thấy Y Bhăm có vây cánh đông, Xi-ha-núc đành phải lôi kéo con bài này. Y Bhăm được vị Quốc trưởng chào đón nồng nhiệt và thân mật tiếp chuyện.

    Để tỏ thiện chí, Quốc trưởng dành hẳn vùng Camp le Rolland (người Miên quen gọi là Bốt Chá, thuộc tỉnh Môn-du-ki-ri) cho Mặt trận Cao Nguyên làm hậu cứ.

    Đó là một trại lính của quân đội Pháp dựng lên “từ thời đô hộ”, có những ngôi nhà đá cũ kỹ, ẩm mốc, những lô cốt rêu phủ xanh rì, những vòng dây thép gai màu nâu xỉn, cỏ mọc lút đầu người.

    Y Bhăm phải huy động binh sĩ dọn dẹp, sửa sang. Dọc theo con suối nhỏ, ông cho dựng lên một dãy nhà sàn để các vị lãnh đạo mặt trận làm tư thất. Nhà của vị chủ tịch ở chính giữa, to, làm bằng gỗ quý, được tu sửa cẩn thận. Có vườn hoa, có rào cao. Hằng ngày, ngoài tiểu đội binh sĩ bảo vệ, thường xuyên có lính hầu, có bồi phục vụ… đi lại tấp nập.

    Hậu cứ nằm cách biên giới Việt – Miên 15 cây số. Từ đây có thể liên lạc với trong nước thuận tiện.

    Hằng ngày, một đoàn xe quân sự chở gạo, cá, rau… từ Nam Vang đến tiếp tế cho hậu cứ. Công việc tiếp tế do ông Tôn Ái Liên – Trưởng ban kinh tài Mặt trận Chàm – chỉ huy và bà Kossem làm bao thầu.

    Bà Kossem vốn là nhà kinh doanh thạo mánh lới làm giàu. Bà đang phất to. Tiền đồng bào Chàm nộp cho mặt trận bà được chồng giao giữ, liền biến thành của riêng. Bà dùng tiền đó xây BuildingVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, làm cư xá và khách sạn cho thuê, thu về những món tiền lớn. Bà còn hùn vốn vào các nhà hàng, các rạp chiếu bóng. Bà mở các hồ nuôi cá, các lò sát sinh…Giờ đây, bà lại vớ thêm cơ hội làm giàu: Nhận bao thầu cho hậu cứ của Mặt trận Cao Nguyên. Tháng tháng bà thu về hàng chục triệu RielVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Những lúc hồ hởi, bà mỉm cười và mắng yêu chồng: “Ma quỷ xui khiến thế nào mà ông kéo lũ Thượng ấy sang để tôi suốt ngày túi bụi… đếm tiền”.

    Ngoài việc cử vợ và Tôn Ái Liên nắm cổ họng Y Bhăm, ông Kossem vẫn không quên ước mơ làm thủ lĩnh. Ông tìm cách lôi kéo những người Chàm trong Mặt trận Cao Nguyên về phía mình.

    Được tin Huỳnh Ngọc Sắng theo Y Bhăm sang hậu cứ, Les Kossem cho triệu ngay chàng trai Chàm này về Nam Vang. Buổi tiếp kiến diễn ra khá thân mật. Vị chủ tịch Mặt trận Chàm ở Căm-bốt đón “nhà cách mạng” Chàm ở Việt Nam như người cùng quê hương, lâu ngày mới gặp lại. Les hỏi thăm về cố quốc, về đồng bào và về đời tư của Sắng. Tất nhiên là Sắng đã biết tạo ra cho mình một bản lý lịch của nhà chí sĩ sục sôi hận thù và đầy lòng ái quốc. Với sức sáng tạo của một hồn thơ, việc đó đối với Sắng đâu có khó. Huống gì đời cũng lắm chuyện hấp dẫn, chỉ cần tỏ vẻ khác đi một chút là Les Kossem tin ngay. Chẳng hạn: Xin đi lính Pháp thì nói là bị bắt lính. Chửi nhau với cảnh sát Diệm vì ức ruộng nhà bị đường lộ choán thì biến thành chuyện đấu tranh chống cường quyền. Còn các chuyện về cô Chiêm, cô Tím, cô Lỡ, cô Đựng hay cô vợ thầy Chang, bị trói tay chỉ mặt thì biến thành chuyện tình yêu dang dở, hạnh phúc nát tan vì nghèo hèn, vì phong kiến, vì cường quyền chiếm đoạt v.v… Với một cuộc đời cay đắng như vậy, Sắng đã dứt khoát chọn con đường duy nhất, đấy là gác bỏ cuộc sống riêng tư, đi theo Y Bhăm làm cách mạng (!)

    Huỳnh Ngọc Sắng dừng lại, mặt bừng bừng như bốc lửa. Les Kossem càng tin hơn – Cuối cùng ông gật gù gợi ý:

    - Anh đã chọn được đường. Nhưng đó mới là một nửa con đường. Anh theo Y Bhăm, theo Mặt trận Cao Nguyên, theo bọn Thượng. Bọn Thượng không bao giờ thật sự đoàn kết với người Chàm ta. Chúng chỉ muốn giành quyền kiểm soát Cao Nguyên của chúng thôi, còn cái quốc gia Chàm ở đồng bằng thì thây kệ! Chỉ có người Chàm mới thiết tha với sự nghiệp phục quốc Champa. Vì vậy, anh phải là thành viên của Mặt trận Chàm.

    Hai người chia tay nhau. Sắng hứa đem hết sức mình, hoạt động vì sự nghiệp của mặt trận Chàm. Từ đó, Sắng thành chân tay đắc lực và tin cậy của Les Kossem, hoạt động ngầm trong Mặt trận Cao Nguyên.

    Ít lâu sau, ban chấp hành Mặt trận Cao Nguyên họp để bàn chương trình hoạt động mới. Y Bhăm nêu vấn đề:

    - Muốn đặt chương trình thì trước tiên phải các định điều này đã: Chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh như thế nào đây? Đấu tranh bằng vũ lực hay thương thuyết với Nguyễn Khánh?

    Y Dhơn nói ngay:

    - Phải dùng vũ lực. Chỉ súng đạn mới nói chuyện được với bọn chúng.

    Y Bhăm lắc đầu:

    - Theo tôi, ta phải theo đường lối ôn hòa, có người Mỹ giúp sức vào, chắc ta sẽ thắng chúng bằng hòa đàm.

    Y Dhơn giằn giọng:

    - Từ năm 1958 đến ngày 20-9 vừa qua, chúng ta đã tranh đấu bằng đường lối hòa giải, nhưng có ích gì. Chúng ta chỉ có lời nói, giấy tờ, còn người ta thì dùng gậy, súng đạn, nhà lao! Dùng thương thuyết, theo tôi chỉ là tự sát.

    Hai vị chủ tịch và phó chủ tịch cãi nhau, không ai chịu nghe ai. Huỳnh Ngọc Sắng được Les Kossem vạch đường trước, thấy đã đến lúc cần tham gia vào cuộc bàn luận. Sắng nói:

    - Theo tôi, phải đấu tranh bằng súng đạn. Chỉ có súng đạn mới trả lời được bọn người Kinh. Máu phải trả máu!

    Y Dhơn gật gù tán thành. Y Bhăm nhìn Sắng:

    - Nhưng chúng ta không đủ súng đạn, lực lượng lại quá mỏng manh. Cuộc nổi dậy vừa rồi rõ ràng là chúng ta còn yếu, chưa thể thắng bọn Khánh được.

    Điều thắc mắc rơi đúng vào cái bẫy Sắng đặt sẵn. Y mỉm cười sung sướng:

    - Nếu cần thêm súng đạn, ta nên báo cho ông Kossem biết. Ông Kossem đủ uy tín làm cho ngài Xi-ha-núc giúp chúng ta. Cả sứ quán Pháp nữa, họ cũng sẵn sàng yểm trợ thêm.

    Y Bhăm đã bỏ Pháp, theo Mỹ. Bây giờ trở lại với người bạn cũ ư? Y Bhăm cũng chẳng lạ gì Xi-ha-núc tham lam, xưa nay vẫn nhìn về Cao Nguyên với đôi mắt thèm muốn và đang muốn biến Y Bhăm trở thành tên quản gia của hắn. Vị Chủ tịch từ tốn trả lời Sắng:

    - Chúng ta cần tự lực cánh sinh. Nhờ họ, sẽ gặp nhiều điều bất lợi, sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn. Chúng ta viết thư cho ông Beachner và đại tá Franck, nhờ các ông giúp sức thì hơn.

    Thấy Y Bhăm từ chối, Sắng liền tiếp:

    - Người Mỹ giúp cả Khánh lẫn ta. Thật khó hiểu. Tôi thấy người Pháp vô tư, ủng hộ các dân tộc nhược tiểu chúng ta hơn.

    Nói rồi Sắng quay sang nhìn Y Dhơn như nhắc nhở. Vị Phó chủ tịch vẫn giữ thái độ cứng rắn:

    - Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến ông Sắng: tự lực cánh sinh, trông chờ người Mỹ, thắng lợi sẽ tuột khỏi tầm tay ta.

    Y Bhăm thấy bị cô lập nhưng không hề nhân nhượng, khăng khăng giữ quan điểm của mình.

    Huỳnh Ngọc Sắng đến Nam Vang gặp Les Kossem và Châu Đêra. Les Kossem hé mở:

    - Quốc trưởng vừa ra lệnh cho chúng ta phải tìm mọi cách nắm lấy Mặt trận Cao Nguyên. Phải tìm mọi cách nắm lấy người Thượng và người Chàm ở Việt Nam, biến họ thành người Thượng và người Chàm Căm-bốt. Vậy chúng ta phải bàn cách thực hiện lời dạy sáng suốt đó. Ông vừa ở Bốt-Chá về, xin cho biết ý kiến.

    Huỳnh Ngọc Sắng hăm hở:

    - Thưa hai vị, tôi vừa được chứng kiến cuộc tranh luận giữa Y Bhăm và Y Dhơn. Y Bhăm chủ trương tranh đấu ôn hòa, dựa vào Mỹ đòi Khánh trả Cao Nguyên cho chúng. Y Dhơn chủ trương tranh đấu bằng vũ lực. Vì thế, theo tôi, ta phải nắm lấy Y Dhơn, cô lập Y Bhăm, dùng Y DHơn lật đổ Y Bhăm và nắm lấy bọn Thượng.

    Les Kossem mỉm cười:

    - Phế Y Bhăm trong lúc này không có lợi. Y Bhăm là phó tỉnh trưởng, có uy tín với dân chúng Thượng. Bọn Thượng lạc hậu, có biết gì. Cứ thấy Y Bhăm làm quan to lại chống người Kinh là nghe theo. Vì vậy, phải lợi dụng uy tín của hắn. Theo tôi, hiện giờ trên đất Căm-bốt này, về thực tế chúng ta đã có 3 mặt trận: Mặt trận Khơ-me Hạ do ngài Châu Đêra làm chủ tịch, Mặt trận Chàm do tôi lãnh đạo, còn Mặt trận Khơ-me Thượng chưa có ai làm chủ tịch. Giờ lại thêm Mặt trận của Y Bhăm nữa là bốn, ta hãy nhập hai mặt trận Khơ-me Thượng của ta và Mặt trận Cao Nguyên của Y Bhăm lại, cho Y Bhăm làm luôn chủ tịch để dần dần biến tổ chức này thành của ta, và người Thượng Việt Nam sẽ đồng hóa thành người Thượng Căm-bốt. Như vậy, Cao Nguyên tự nhiên sẽ chuyển hóa về Căm-bốt.

    Châu Đêra liên hệ luôn đến vị trí của mình và số người Việt gốc Miên ở Nam Bộ:

    - Theo kế hoạch này thì ta cũng sẽ biến được người Khơ-me Việt Nam thành người Khơ-me Căm-bốt.

    Les Kossem được vị Chủ tịch an ninh quân đội tán thưởng, tươi cười tiếp:

    - Tuy nhiên, Y Bhăm là tên xảo quyệt, lại được Mỹ đỡ đầu, nên ta phải hết sức tế nhị và thận trọng. Nếu ta để lộ ý đồ lâu dài ra hoặc làm căng quá, nó cùng bọn Thượng chạy hết về Việt Nam thì ta tay trắng.

    Châu Đêra cười khùng khục:

    - Y Bhăm đang lưu vong trên đất ta, nhận tiếp tế lương thực, vũ khí của ta, đâu dám cứng cổ chống lại. Theo tôi, nếu hắn nhận nhập bọn Thượng Việt Nam vào Mặt trận Khơ-me Thượng của ta thì ta tiến lên một bước cao hơn: lấy lý do là cả ba mặt trận đều chiến đấu cho mục tiêu chung, ta sát nhập quách ba mặt trận lại. Ta nắm lấy quyền lãnh đạo, biến hắn thành tay sai, không có quyền hạn gì.

    Huỳnh Ngọc Sắng e dè:

    - Thưa hai vị chủ tịch, tôi rất biết Y Bhăm. Già néo đứt dây, sợ rằng hắn sẽ tìm cách chống lại ta! Thằng già ấy khôn lắm!

    Vị Chủ tịch Mặt trận Khơ-me nhún vai khinh bỉ:

    - Nếu thằng già ấy không chịu nghe, ta sẽ kiếm một tên Thượng khác thay hắn làm chủ tịch, thiếu gì? Y Dhơn, Y Năm hoặc tên nào đó!

    Les Kossem không thích bọn này, Y Dhơn, Y Năm, Y Nuỉn đều là những tên vừa lập chiến tích trong vụ binh biến 20-9 vừa qua, có vốn liếng để kèn cựa với mình khi được thay Y Bhăm. Cần chọn tên nào đó ở cương vị thấp hơn, chưa có chiến tích gì đáng kể, sẽ dễ bảo hơn. Vị lãnh tụ Chàm nhướn người trên ghế:

    - Tôi cố giữ ấn tượng tốt về hai tên liên lạc viên của Y Bhăm. Xem ra chúng trung thành với ta lắm.

    - Ngài muốn nhắc đến Y Bun Sor và Y Sênh Niê? – Sắng hỏi.

    Les Kossem gật đầu:

    - Đúng, đúng! Hai tên ấy. Ta sẽ chọn một trong hai tên ấy.

    *

    * *

    Huỳnh Ngọc Sắng trở lại Bốt Chá thông báo với Y Bhăm, Y Dhơn về dự kiến của Les Kossem thực hiện ý đồ của Xi-ha-núc định tổ chức Đại hội thống nhất bốn mặt trận lại trên đất Căm-bốt. Y Bhăm hiểu ngay âm mưu người Miên, bực bội:

    - Không được, không được. Mặt trận chúng ta riêng biệt, không có dính dáng gì đến bọn Miên cả! Chúng ta chỉ mượn đất của họ làm hậu cứ thôi! Sao họ lại bắt ta nhập Mặt trận Cao Nguyên vào mặt trận Miên Thượng? Rồi lại sát nhập ba mặt trận với nhau để họ chỉ huy, biến ta thành lính đánh thuê?

    Mặc cho Huỳnh Ngọc Sắng khuyên giải thế nào, Y Bhăm cũng không thi hành thông báo của Châu Đêra và Les Kossem, không chịu về Nam Vang họp. Ông buồn bã:

    - Tránh hổ gặp báo. Ở trong nước thì bị bọn thực dân Kinh chèn ép, sang đến đây lại bị bọn lân bang lợi dụng. Thà về đầu hàng bọn Khánh còn hơn làm nô lệ cho bọn Miên!

    Được biết sự nghi ngờ của Y Bhăm, Châu Đêra và Les Kossem liền trình Xi-ha-núc. Xi-ha-núc khuyên hai lãnh tụ Miên, Chàm hãy bình tĩnh, để mặc Quốc trưởng có cách thâu phục “tên người rừng khôn ngoan”.

    Châu Đêra và Les Kossem chẳng phải chờ đợi lâu. Mùa xuân năm 1965, hai người được vời vào Hoàng cung họp bàn về một sự kiện trọng đại.

    Theo sáng kiến của mấy nước lân bang và được người Pháp nhiệt liệt ủng hộ, thì thời gian tới, thủ đô Nam Vang được chọn làm nơi đăng cai cho một hội nghị quốc tế quan trọng: Hội nghị nhân dân Đông Dương. Thành phần hội nghị bao gồm các phái đoàn đại diện cho những quốc gia và những thế lực chánh trị có ảnh hưởng lớn ở vùng này. Vì lẽ đó, mà tổ chức nào được mời đến hội nghị sẽ mặc nhiên giành được cho mình vị trí khu vực và vị trí quốc tế không thể chối cãi. Là người đăng cai, Xi-ha-núc có nhiều quyền hạn trong việc cho các đoàn đại biểu đến nước mình. Ông sẽ triệt để lợi dụng lợi thế đó để nâng những mặt trận của Châu Đêra và Les Kossem lên ngang tầm vóc những phái đoàn khác. Ông ưu tiên đặc biệt cho Mặt trận Cao Nguyên của Y Bhăm và sẽ dành cho phái đoàn Y Bhăm những hoạt động chính thức như những phái đoàn khác kể cả quyền đọc diễn văn nêu lên yêu sách của mình. Nhưng vì ông là người đăng cai, có trách nhiệm đưa hội nghị đến thành công tốt đẹp nên ông yêu cầu bài diễn văn của Y Bhăm chỉ nên chú ý nêu bật một số vấn đề mà ông sẽ dặn dò kỹ lưỡng khi gặp riêng.

    Cái tin được dự hội nghị nhân dân Đông Dương làm cho Y Bhăm sung sướng. Thế là tiếng nói của ông sẽ vang lên trên toàn Đông Dương và trên trường quốc tế. Ông dự định trong diễn văn sẽ lên án thực dân Việt Nam, đòi giải phóng Cao Nguyên… Ông sẽ… ông sẽ …. Y Bhăm say sưa với những điều sẽ đưa vào diễn văn. Mãi cho đến khi Les Kossem tế nhị cho biết, diễn văn đã được Đại sứ Pháp và chuyên viên Căm-bốt chuẩn bị rồi thì Y Bhăm thấy xấu hổ và nghèn nghẹn trong cổ.

    Ngày hội nghị khai mạc, khi thấy Les Kossem dắt tay Y Bhăm thân mật đi vào, Xi-ha-núc cười rung cặp má phị:

    - Xin chào vị lãnh tụ anh minh của dân tộc Thượng! Trong hội nghị này ngài sẽ gặt hái được nhiều kết quả. Mặt trận Thượng sẽ tồn tại ở Đông Dương. Tôi hy vọng một ngày gần đây, nước thứ tư ở Đông Dương sẽ ra đời – nước Cao Nguyên độc lập. Tôi chân thành giao Mặt trận Khơ-me Thượng cho ngài lãnh đạo.

    Y Bhăm biết thừa là Xi-ha-núc chơi lại nước cờ mà ông đã một lần lật tẩy trước mặt Les Kossem, nước cờ biến mình thành tay sai, lãnh tụ hờ của Mặt trận Khơ-me Thượng. Nhưng việc được mời đi dự hội nghị quan trọng này là một đặc ân quá lớn làm Y Bhăm choáng ngợp, vì thế ông không thoát khỏi cái tình thế “ăn xôi chùa ngọng miệng” như người Kinh thường nói.

    Ông đón bài diễn văn đã chuẩn bị sẵn trong tay Xi-ha-núc và cúi gập người nói bằng tiếng Pháp: “Mẹc-xi! Mẹc-xi!”.

    *

    * *

    Một buổi sáng ở hậu cứ Bốt Chá.

    Như thường lệ, giờ làm lễ chào cờ đã đến. Mấy tiếng còi rúc lên. Các “chiến sĩ giải phóng Cao Nguyên” tập hợp trước sân theo từng khối. Khối “Dân sự chiến đấu” mặt mày hốc hác, tóc dài, râu rậm, quần áo rằn ri nhem nhuốc. Khối nông dân thì đóng khố, mình trần trùng trục, đen bóng.

    Khối viên chức thì mặc com-lê. Có vị khoác Véc-stông, nhưng lại đóng khố, để lộ đôi chân mốc thếch.

    Một góc sân, đám đàn bà con gái mặc đủ kiểu. Người mặc váy áo ka-ki của nữ chiến sĩ Cộng hòa. Người thì mặc váy đen, mình trần, vú vê thỗn thện. Người thì địu trên lưng những đứa con nhỏ quặt quẹo.

    Đoàn văn công với những bộ cồng, bộ chiêng to nhỏ. Một chiếc đàn tờ-rưng buộc những tua vải xanh đỏ, gió bay phơ phất.

    Họ đứng ủ rũ, buồn bã. Dường như ai cũng chán nản và mệt mỏi.

    Lại một hồi còi lảnh lót. Đám đông nháo nhác chỉnh đốn đội ngũ. Sau một tiếng hô lớn, ban ca nhạc cử bài Quốc ca Đê-gaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tiếng chiêng sầm sập, tiếng trống ầm ầm, chen lẫn tiếng hát thanh thanh của tốp ca nữ.

    “Nhân dân Đê-ga cùng dắt cung tên, hy sinh cuộc đời. Một lòng tiêu diệt quân thù, giải phóng quê hương tươi đẹp rạng ngời.

    Bọn xâm lược Kinh ta đánh tan. Bọn thực dân Kinh ta đánh gục.

    Để cho nhân dân Đê-ga vượt qua vòng nô lệ đến quang vinh.

    Vì đất nước Đê-ga, vì tự do, vì sự sống còn.

    Đồng bào ơi hãy vùng lên, vùng lên, vùng lên…”.

    Trong tiếng hát gào to, lá cờ uể oải kéo lên, lộ rõ mảnh màu xanh lá cây tượng trưng cho núi rừng; mảnh màu đỏ tượng trưng cho chiến đấu; ngôi sao và mặt trăng tượng trưng cho lãnh tụ anh minh… Y Bhăm quen giải thích như vậy cho chiến hữu.

    Lễ chào cờ kết thúc. Y Bhăm thong thả trở về ngôi nhà dành cho chủ tịch mặt trận. Xung quanh ông, cảnh huyên náo hằng ngày lại nổi lên. Tiếng máy bay trực thăng gào ầm ầm, tiếng súng bắn tập ở quân trường loạn xạ. Tiếng đoàn xe vận chuyển quân lương của nhà bao thầu Kossem phu nhân. Và cả tiếng người nữa. Thôi, thì đủ thứ ngôn ngữ sắc tộc khác nhau của Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Ka Ho. Chỉ tiếng trẻ con khóc thét và tiếng đàn bà chửi nhau thì sắc tộc nào cũng giống nhau vậy…

    Trong ngôi nhà chủ tịch, các vị lãnh đạo Mặt trận Cao Nguyên đã tề tựu. Hôm nay, họ có một cuộc hội ý để bàn chủ trương hoạt động. Từ sau Hội Nghị nhân dân Đông Dương, họ vẫn chưa có dịp bàn đến vấn đề quan trọng này. Dù không thống nhất với nhau về nhiều mặt, thì ít nhất họ cũng đánh giá như nhau về ý đồ của Xi-ha-núc và của người Pháp đối với họ đã bộc lộ khá rõ trong cuộc hội nghị. Tại cái hậu cứ mang tên Pháp trên mảnh đất Căm-bốt này, Mặt trận Cao Nguyên của họ chưa có vai trò nào hơn là góp thêm một cái cọc cho thế đứng của Xi-ha-núc và Pháp. Họ cảm thấy đang bị một sức đẩy đưa dần họ đến vị trí phụ thuộc. Vì vậy, họ cố thủ trong cái Camp le Rolland này, rèn luyện đội ngũ, mong tạo thực lực cơ hồ có thể xoay trở được trong vòng tay ôm ấp họ.

    Cánh cửa lim nhà sàn hé mở. Một dân vệ gác cửa bước vào trình có ông Huỳnh Ngọc Sắng từ Nam Vang về cần gặp Y Bhăm, cùng các vị lãnh đạo khác. Y Dhơn, Ynuỉn, Y Năm đều quay mặt lại chờ đợi.

    - Thưa các vị – Sắng long trọng truyền đạt như Les Kossem đã dặn – Quốc trưởng triệu tập lãnh tụ của ba mặt trận về Nam Vang mở đại hội lập một mặt trận thống nhất bao gồm cả ba mặt trận hiện hữu. Hai phái đoàn Khơ-me Hạ, Chàm đang có mặt ở Nam Vang, chỉ còn đợi đại biểu Mặt trận Cao Nguyên ta.

    Ai nấy cố nén một tiếng thở dài. Nước cờ họ nơm nớp chờ đợi có lẽ đã đến giờ ra mắt rồi.

    Y Dhơn nhìn vị chủ tịch thăm dò, rồi mới hỏi thẳng:

    - Trước Hội nghị nhân dân Đông Dương, ông Les Kossem cũng đã yêu cầu ta họp để thống nhất tổ chức, ta chưa tán thành. Bây giờ, ý ngài thế nào?

    Hỏi mà để hỏi thôi, chứ Y Dhơn cũng như những nhà lãnh đạo khác đều đã đoán ra trước câu trả lời của chủ tịch Y Bhăm hay là của họ – cũng như thế, nếu họ ngồi vào ghế chủ tịch.

    - Ta cứ đi dự xem họ tổ chức như thế nào. Điều quan trọng là có thực lực, còn thống nhất thành một hay vẫn để ba không quan trọng gì.

    Đại hội thành lập “Mặt trận thống nhất các dân tộc thiểu số Căm-bốt và Việt Nam” được tổ chức ở Nam Vang. Châu Đêra, Les Kossem, Y Bhăm dẫn đầu ba phái đoàn của ba mặt trận tham dự. Quốc trưởng Xi-ha-núc đến thăm và động viên. Ngài căn dặn những điều chung nhất như đoàn kết, thống nhất, chống chia rẽ và biết giữ kín những điều cụ thể chưa nên nói.

    Đại biểu các mặt trận đọc diễn văn. Ai cũng hứa sẽ thực tâm đoàn kết. Về tên gọi thì họ nhất trí ngay. Mặt trận được mang tên bằng tiếng Pháp: Front Unifié de Lutte des Races OpprimésVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Gọi tắt là FULRO. Nhưng khi bầu ban lãnh đạo thì họ cãi nhau nảy lửa. Mặt trận Khơ-me Krôm đòi Châu Đêra làm chủ tịch. Mặt trận Chàm đòi Les Kossem làm chủ tịch. Mặt trận Cao Nguyên đòi Y Bhăm phải là người đứng đầu.

    Cuộc thảo luận kéo dài hai ngày, không đi đến thống nhất. Các đại biểu dọa bỏ về. Châu Đêra phải trình Xi-ha-núc. Quốc trưởng khôn ngoan đề ra một phương án tổ chức: Làm thế nào để ai cũng có vị trí đứng đầu, nhưng thực lực vẫn nằm trong tay người Miên, Y Bhăm chỉ có danh nghĩa. Theo phương án này thì Mặt trận có ba cơ quan tối cao lãnh đạo (thì Đức Chúa Trời chẳng phải có ba ngôi bằng nhau là gì? Chuyện khó hiểu thế mà hàng tỷ người theo đạo Thiên chúa vẫn công nhận thì sao? – Những người nghĩ ra phương án lập luận thế!).

    Ba cơ quan tối cao lãnh đạo đó là:

    Hội đồng tối cao do:

    CHÂU ĐÊRA làm chủ tịch

    PÔNAGAR làm đệ nhất phó chủ tịch

    Y BHĂM làm đệ nhị phó chủ tịch

    Hội đồng bảo trợ do:

    PÔNAGAR làm chủ tịch

    CHÂU ĐÊRA làm đệ nhất phó chủ tịch

    Y BHĂM làm đệ nhị phó chủ tịch

    Ủy ban chấp hành Trung ương do:

    Y BHĂM làm chủ tịch

    CHÂU ĐÊRA làm đệ nhất phó chủ tịch

    PÔNAGAR làm đệ nhị phó chủ tịch.


    (Hết chương 6)


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhà cao tầng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tiền Miên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chắp tên hai vị tổ của người Thượng: Y Đê, Y Ga. Mặt trận Cao Nguyên lấy làm tên dân tộc Thượng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mặt trận thống nhất tranh đấu của các dân tộc bị áp bức.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/17
    123phat thích bài này.
  8. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    7. ĐẰNG SAU NHỮNG CUỘC THƯƠNG THUYẾT

    Trở về Bốt Chá, Y Bhăm biết rằng mình chỉ là bù nhìn, còn thực lực thì do Châu Đêra và Les Kossem nắm. Để đối phó lại, ông đẩy mạnh hoạt động độc lập, cố tách khỏi trung ương. Ông cải tổ Mặt trận Cao Nguyên, lập ra Ban chấp hành mới có 7 Tổng ủy viên điều hành công việc như một chánh phủ, tuy vẫn giữ tên gọi mặt trận là FULRO.

    Về phía mình Châu Đêra và Les Kossem cũng muốn gây thanh thế riêng.

    Nhưng vì Châu Đêra bận vào nhiệm vụ tổ chức quân đội Hoàng gia nên Mặt trận Khơ-me Hạ hầu như không hoạt động. Công việc của FULRO do Les Kossem điều hành. Ông coi FULRO như tổ chức của Mặt trận Chàm.

    Ông cải tổ “Hội đồng tối cao” thành “Ủy ban chấp hành tối cao” và nắm lấy quyền lãnh đạo.

    Về đối nội, ông lập ra ba ban: tình báo, kinh tài và phát triển giáo dục.

    Ban tình báo chuyên thu thập tin tức, tung người về Việt Nam phá hoại, móc nối cơ sở.

    Ban kinh tài lo thu tiền đóng góp của nhân dân, tiếp tế cho hậu cứ của Y Bhăm, và mạnh dạn hơn, ông bao thầu việc cung cấp lương thực cho căn cứ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam để kiếm lời. Ban kinh tài do vợ ông điều khiển.

    Ban phát triển giáo dục lo tìm người đi học ngoại quốc, nghiên cứu về dân tộc Chàm.

    Đối ngoại, ông mở chiến dịch ngoại giao vận động các nước ủng hộ FULRO, đặt các tổ chức hải ngoại yểm trợ FULRO. Nước đầu tiên ông vận động là Thái Lan.

    Ông biết rõ có 40 vạn người Thái Lan gốc Chàm, và trong quân đội Hoàng gia Thái cũng có hai vị tướng người Chàm, một tướng không quân. Ông bay đi Vọng Các, gặp hai vị tướng và những kiều dân Chàm. Hai vị tướng vận động dân Chàm thành lập “Tổ chức người Chàm chính thống tiến bộ” để ủng hộ Les Kossem.

    Tiếp theo ông đáp máy bay đi Gia-các-ta gặp tổng thống Xu-các-nô. Ông cho rằng ở Nam Dương có 2 triệu người Chàm chính thống. Họ dùng ghe thuyền di cư sang đây từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 16 Họ luôn hoài vọng trở về tổ quốc.

    Tổng thống Xu-các-nô cùng Les Kossem ký một mật ước “Nam Dương – FULRO”. Tổng thống rút ra 2 lữ đoàn Para-Com-măng-đô chừng 8000 người, trong số quân trù bị đã từng anh dũng đánh tan quân Mã Lai, để làm quân yểm trợ cho công cuộc “phục quốc Champa” của Les Kossem. Về nước, Les Kossem kết bạn thêm với đại tá Su-sê-nô – tùy viên quân sự Đại sứ quán Nam Dương tại Nam Vang. Thông qua Su-sê-nô, Les Kossem nhận các khoản viện trợ của Nam Dương. Sau đó, ông dự định đi các nước Ả Rập và Pháp.

    Được các thế lực trong nước và nước ngoài ủng hộ, Les Kossem phát huy thanh thế, tìm cách nắm Y Bhăm và những người Thượng, Chàm trong Mặt trận Cao Nguyên. Nếu như Y Bhăm không nghe, ông sẽ hất và đưa Y Dhơn lên thay thế.

    *
    * *

    Ở hậu cứ, Y Bhăm lo lắng vì Les Kossem ngày càng nắm hết quyền hành, biến ông thành tay sai. Y Bhăm bắt đầu tìm cách liên lạc với Mỹ, nhờ Mỹ ép Thiệu, Kỳ để cho FULRO về Việt Nam, thoát khỏi áp lực của Les Kossem.

    Còn Y Dhơn, Y Nuỉn, Y Năm, Y Bhăn Kpơ thì vẫn căm lối lật lọng của Mỹ, nên phản đối, đòi tấn công Thiệu, Kỳ đến cùng.

    Hai vị Chủ tịch và Phó chủ tịch chẳng ai chịu nghe ai. Dần dà mặt trận hình thành hai nhóm lãnh đạo. Nhóm của Y Bhăm, gọi là nhóm “Dân sự”, có: Y Dhé, Y Prêh, Y Bling, Y Thih…Nhóm của Y Dhơn gọi là nhóm “Quân sự”, có Tổng tham mưu trưởng Y Bhăn Kpơ, Tổng tham mưu phó Y Năm…

    Thuyết phục Y Dhơn không được, ngày 19-7-1965, Y Bhăm tự ý quyết định cử Y Ngo, Y Sênh, Y Nhiam do Tổng ủy viên Ngoại giao Y Prêh dẫn đầu về Buôn Mê Thuột tìm lối thoát.

    Phái đoàn gặp đại tá cố vấn vùng II chiến thuật Kersting (người vừa thay đại tá Franck) xin một khu vực đóng quân, xin tiếp tế lương thực và vũ khí. Kersting nhận lời và lệnh cho Vĩnh Lộc bàn giao địa điểm.

    Vĩnh Lộc tức điên lên. Khi gặp phái đoàn FULRO ở trụ sở Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh, Vĩnh Lộc lạnh nhạt, nhùng nhằng không chịu thi hành các điều FULRO yêu cầu.

    Y Dhơn cùng phái quân sự càng có cơ sở để chế giễu đường lối thương thuyết của Y Bhăm. Để chứng minh cho đường lối cứng rắn của mình, họ ra lệnh cho Na Guh dẫn 200 FULRO về biên giới, tổ chức cướp trại Buôn Briêng, là một trại có nhiều lính Thượng, để lấy tiếng.

    Được Dân sự chiến đấu làm nội ứng, FULRO vượt rào vào trại. Họ trói tất cả các quân nhân người Kinh, hạ cờ ngụy quyền Sài Gòn xuống, kéo cờ FULRO lên.

    Trận đánh nổ ra vào một thời điểm chính trị lợi cho phái Y Dhơn. Lúc này là lúc Mỹ thua đậm trong những trận Đồng Xoài, Ba Gia… Bị những cú choáng váng đầu tiên đó, cái chủ trương đổ bộ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam bắt đầu gây nhiều dư luận sôi nổi khiến Nhà trắng đau đầu. Thiệu, Kỳ đã được đưa lên thay Khánh. Nhưng cái Ủy ban lãnh đạo quốc gia và cái Ủy ban hành pháp Trung ương với những cái tên rất tân kỳ và cách mạng của nó vẫn không đem lại chút ảnh hưởng chính trị gì. Tình hình này, mảnh đất Tây Nguyên dễ bị rơi vào ảnh hưởng Pháp và Xi-ha-núc lắm, mà Mỹ khó rảnh tay đối phó được. Phải tìm cách xoa dịu nó đã rồi thư thả sẽ tính sau.

    Đại sứ Mỹ liền giao cho Phó đại sứ U. Alexis Johnson và đại tướng Morton, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, giải quyết vấn đề FULRO. Ngài Phó đại sứ tìm mọi biện pháp lôi kéo FULRO về hợp tác với Thiệu, tập trung sức đối phó với Mặt trận Giải phóng và Mặt trận Tây Nguyên tự trị lúc đó đang mở các trận tấn công dữ dội hơn, nhất là ở Tây Nguyên, địa bàn chiến lược.

    Một phái đoàn gồm đại tướng Morton, thiếu tướng Tổng ủy viên chiến tranh Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Tư lệnh vùng II chiến thuật Vĩnh Lộc được thành lập để đón phái đoàn FULRO.

    Hữu Có uất lên tận cổ, nói với Vĩnh Lộc:

    - Ta đã khổ với bọn Mọi này mấy năm nay rồi. Tại sao người Mỹ nói ủng hộ chúng ta mà lại cho bọn Mọi trèo đầu trèo cổ ta thế?

    Vĩnh Lộc thở dài không trả lời.

    - Vào hội đàm ta nên có thái độ thế nào? Hữu Cơ lại hỏi.

    - Thật là khó. Không nhượng bộ thì người Mỹ phật ý, gây khó dễ cho ta. Nhượng bộ thì bọn Mọi lên mặt, leo thang lấn ta. Theo tôi, kế hay nhất là “miệng gọi, tay đẩy”. Ta cứ hứa nhận mọi yêu sách của FULRO, nhưng ta không thực hiện.

    Thế là, vào hội đàm, hai vị tướng tỏ ra nhũn nhặn, có thiện chí, thực hiện răm rắp ý kiến của đại tướng Morton và đệ lên Nguyễn Văn Thiệu.

    Kết quả, một bản “Thông cáo của Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa gửi FULRO được đưa ra ngày 2-8-1965. U. Alexis Johnson và Morton rất hài lòng, khi thấy có những câu:

    “Chánh phủ sẵn sàng dành cho anh em mọi địa vị xứng đáng trong cơ cấu quốc gia, tại trung ương cũng như địa phương để anh em có cơ hội cùng Chánh phủ phục vụ đất nước và dân tộc

    Trong giai đoạn khó khăn này chánh phủ mong mọi anh em hãy đặt quyền lợi tối cao của tổ quốc trên hết và sớm trở về đoàn tụ cùng đại gia đình dân tộc”.

    Johnson cũng ra “Thông cáo của Chánh phủ Hoa Kỳ” gửi FULRO, tha thiết kêu gọi Y Bhăm:

    “Chánh phủ Hoa Kỳ thành thật mong rằng ông cùng các cộng sự viên sẽ đồng ý với chúng tôi và cố gắng hợp tác với Chánh phủ Việt Nam để thanh trừ mối đe dọa Cộng sản và xây dựng xã hội kinh tế cũng như chánh trị cho xứ sở theo ý muốn của toàn dân…Nếu Chánh phủ Việt Nam và ông Y Bhăm mong muốn và yêu cầu, Chánh phủ Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng hiện diện làm quan sát viên trong bất cứ cuộc thảo luận nào giữa hai bên…”.Bản thông cáo được chính Phó đại sứ U. Alexis Johnson ký tên.

    Y Prêh và phái đoàn mang hai thông cáo về hậu cứ. Y Bhăm cùng ban chấp hành họp bàn.

    Thấy đã đạt thắng lợi bước đầu, Y Dhơn lệnh cho Nay Guh rút quân khỏi Buôn Briêng. Khi rút, Nay Guh kéo theo 181 Dân sự chiến đấu ở Buôn Briêng cùng tất cả vũ khí. Y Dhơn và phái Quân sự càng coi thường Y Bhăm, càng liên minh chặt chẽ với Les Kossem tìm cách nắm lấy quyền lãnh đạo Mặt trận Cao Nguyên.

    Tuy vậy, vấn đề trở về hay không trở về, vẫn còn là điều bất đồng giữa hai phái “Dân sự” và “Quân sự”.

    Y Bhăm lập luận:

    - Phải coi hai văn bản Thông cáo là cơ sở pháp lý. Cần phải tập trung sức lực để chống Việt Cộng, Thượng Cộng. Bọn Cộng sản còn nguy hiểm gấp trăm lần bọn Thiệu – Kỳ. Phải hợp tác với Thiệu – Kỳ chống Cộng. Chiến thắng xong Cộng sản ta sẽ chống Thiệu – Kỳ, giành độc lập hoàn toàn cho Cao Nguyên.

    Y Dhơn không chịu, đập lại:

    - Người Mỹ bảo chúng ta nổi lên, xui chúng ta sang đây, giờ lại bắt chúng ta về! Ta không thể mù quáng theo họ được. Phải đấu tranh đến cùng. Khi ra đi, ông chả hứa với chúng tôi như thế là gì?

    Mặc cho Y Dhơn cùng phái “Quân sự” phản đối, Y Bhăm đơn phương cử một phái đoàn thương thuyết do một người thân tín là Y Dhé cầm đầu về hòa đàm lâu dài với Chánh phủ Việt Nam. Đoàn được mang tên là “Ban đại diện Chánh phủ lâm thời Cao Nguyên”.

    Y Dhé cũng là một viên chức kỳ cựu của Pháp, người sắc tộc Ê Đê. Trước khi vào FULRO, ông làm Huân sự thủy lâm ở Buôn Mê Thuột: Y Dhé được Y Bhăm coi là một trong hai người có tài ngoại giao nhất của FULRO (người kia là Tổng ủy viên Ngoại giao Y Prêh) vì Y Dhé rất khôn ngoan và có tài xoay xở. Hồi còn làm Huân sự thủy lâm, ông đã từng ăn những món tiền đút lót rất bẫm của các chủ đồn điền cao su, cà phê và của các nhà có rẫy cần dẫn nước vào tưới.

    Được Y Bhăm giao lập Ban đại diện, Y Dhé kéo luôn các chân tay thân tín cùng phe cánh vào chiếm những ghế quan trọng trong Ban. Vẫn chưa yên tâm và để tránh mọi điều bí mật khỏi lọt vào Y Dhơn, y xin với Y Bhăm cho con rể mình là trung tá FULRO Y Nhiam vào làm ủy viên liên lạc giữa hậu cứ vào “Ban đại diện”.

    Thấy Y Bhăm độc đoán lập phái đoàn thương thuyết, Y Dhơn cùng phái Quân sự cũng không chịu bó tay, liền cử một trung đoàn FULRO, do trung tá Y Djao chỉ huy, về đóng ngay tại Buôn Buôr, cạnh cầu 14, để khống chế và thăm dò Y Dhé. Y Djao được quyền báo cáo trực tiếp với Y Dhơn không cần thông qua Ban đại diện. Y Djao còn liên hệ ngầm với lính Thượng các trại ở Đắc Lắc lấy vũ khí, lương thực, chuẩn bị lực lượng chống lại Y Bhăm.

    Y Bhăm và Y Dhé coi trung đoàn này như một cái gai, nhưng vì phe “Quân sự” đang mạnh nên họ chưa làm gì được. Tốt hơn hết là cứ lờ đi, coi như không biết hành động ngấm ngầm của Y Djao.

    Y Dhé cùng phái đoàn về Buôn Mê Thuột ngày 23-8-1965. Vừa đến nơi, trong khi các đoàn viên còn nghỉ ngơi, thăm hỏi gia đình thì Y Dhé, Y Nhiam cùng H'zap (vợ Y Dhé) bàn ngay cách lợi dụng danh nghĩa “Ban đại diện” để vơ vét làm giàu. Bà H'zap vốn là người tinh khôn, thạo buôn bán, liền làm “cố vấn” cho chồng trong việc “làm ăn” rất tinh vi, vừa được tiếng vừa được miếng. Để làm ăn trót lọt, bà kéo luôn Y Tang, ủy viên kinh tài Ban đại diện, vào “cánh” với chồng nhằm che mắt thiên hạ và bịt mồm vị ủy viên có thể biết mánh khóe của vợ chồng bà.

    Sau khi tính toán thật kỹ lưỡng, Y Dhé dùng ngay nhà mình ở buôn Alêa làm trụ sở “Ban đại diện”. Một tấm biển lớn đỏ chói, viết bằng chữ vàng tươi “Ban đại diện Chánh phủ Lâm thời Cao Nguyên” được treo ngay trước cổng ngôi nhà sàn dài.

    Trụ sở Ban đại diện ngày ngày nườm nượp người ra vào. Người đến thăm hỏi sức khoẻ Y Bhăm; người đến nhờ chuyển thư cho con cái. Cũng có người đến xin cho chồng, con về vì đã một năm nay, nghe nói chồng, con họ cực khổ. Và rất nhiều người mang quà, phần lớn là gà, gạo đến ủng hộ Ban đại diện, vì các vị trong Ban đại diện “làm việc không lương, chịu bao điều gian nan, nguy hiểm”. Về đây các vị phải sống thấp thỏm, nguy hiểm. Bọn cảnh sát Thiệu dễ chơi xỏ, bắt cóc hoặc thủ tiêu lắm chứ.

    Ai gởi lời thăm hỏi vị chủ tịch vĩ đại và các lãnh tụ, chiến sĩ FULRO thì được ông Trưởng ban đại diện đón tiếp để chuyển lời sang hậu cứ. Ai gởi quà cáp ủng hộ FULRO thì Trưởng ban đại diện phu nhân nhận, chuyển vào trong buồng rồi cho ra chợ. Một tay bà lo liệu tất. Bà vừa là kế toán, vừa là thủ quỹ, thủ kho.

    Cứ những kỳ tổ chức lễ kỷ niệm, ngày thành lập FULRO, ngày sinh Y Bhăm… vợ chồng ông trưởng ban lại vất vả túi bụi vì nhận quà ủng hộ. Mỗi lần có người xin cho chồng, con đã đi theo FULRO về thăm nhà, hoặc xin đến hậu cứ thăm chồng, con; mỗi lần có người trốn lính Sài Gòn xin chạy theo FULRO…thì lại là một dịp vị Trưởng ban đại diện hốt bạc đút lót.

    Nhận thư của Y Dhé đề nghị gặp phái đoàn Chánh phủ để thương thuyết, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ bề ngoài phải nghe lời vị Phó đại sứ Mỹ, nhưng bên trong tìm mọi cách trì hoãn và chửi rủa FULRO thậm tệ.

    Ngày 25-8-1965, trong một cuộc họp báo, Tổng ủy viên Chiến tranh Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Hữu Có tuyên bố với các ký giả:

    - Hội đồng nội các quyết định không gửi một đại diện nào lên Buôn Mê Thuột tiếp xúc với phản loạn Thượng FULRO. Họ gặp tỉnh trưởng là đủ rồi. Nếu sau một thời gian kêu gọi, họ không trở về, sẽ có những biện pháp mạnh mẽ tiêu diệt tổ chức đó.

    Hai ngày sau, trong lễ trình diện 38 tên sĩ quan Thượng vừa mãn khóa võ bị ở Buôn Mê Thuột, Vĩnh Lộc khoác áo đen viền đỏ cổ truyền Ra-Đê lên phát biểu, cũng nhân cớ này mà công khai mạt sát FULRO. Sau khi ca ngợi Thiệu – Kỳ đã “quan tâm đào tạo một lớp sĩ quan Thượng đầy tài năng; thực thi một cách không ai chối cãi được quyền bình đẳng Kinh – Thượng trong công cuộc diệt trừ Cộng sản, bảo vệ quốc gia”, Vĩnh Lộc chĩa mũi nhọn vào FULRO:

    - Ấy thế mà một nhóm người không nhận ra điều đó. Tôi không thấy có lý do nào mà không chấp nhận chiến đấu thêm để diệt trừ một nhóm người phản loạn, cố tâm phá vỡ tình đoàn kết Kinh Thượng và hủy hoại tiềm lực chiến đấu của quốc gia trong tình trạng chiến tranh…Nếu FULRO cố tình ngoan cố, quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ tiễu trừ thẳng tay!

    Được các sĩ quan dự buổi lễ trình lại, Y Dhé báo ngay cho Y Bhăm, Y Bhăm lệnh cho Y Dhé phải cố gắng chịu đựng, khéo léo thuyết phục, nhũn nhặn giữ hòa khí với Vĩnh Lộc, không nên gây ra xô xát, trái với tinh thần bản thông cáo của Đại sứ Mỹ.

    Y Djao cũng báo tin cho Y Dhơn. Phái “Quân sự” bí mật họp bàn, tìm cách đối phó.

    Phó chủ tịch Y Dhơn bực bội:

    - Ông chủ tịch đã bị mua chuộc hoàn toàn, phản bội chúng ta, định bắt tay với Thiệu, Kỳ. Một vị chủ tịch đã mất sáng suốt lẩm cẩm, đường lối sai lầm, ta không thể cứ nhắm mắt mà đi theo, không thể hợp tác được nữa. Ta phải tổ chức bạo động. Hãy đứng lên. Tất cả các chiến sĩ chúng ta cùng tất cả những binh sĩ Thượng ta còn trong hàng ngũ quân Thiệu phải vùng lên tiêu diệt bọn Thiệu – Kỳ. Phải phát động một cuộc khởi nghĩa toàn Cao Nguyên!

    Y Năm hỏi:

    - Ta không theo lệnh người Mỹ, họ cắt hết viện trợ thì sao?

    Huỳnh Ngọc Sắng trả lời ngay:

    - Sẽ có Đại sứ Pháp ở đây và Chánh phủ Hoàng gia Miên ủng hộ.

    Mọi người nhất trí kế hoạch: Khởi nghĩa toàn Cao Nguyên.

    Y Năm bí mật đưa các sĩ quan FULRO về Đắc Lắc.

    Ksor Đuốt dẫn một nhóm về PleiKu để phối hợp với Nay Fun, giám thị ký túc xá trường Nam tiểu học PleiKu, một chỉ huy FULRO ở trong nước, hành động.

    Lệnh bạo động được truyền khắp Cao Nguyên.

    Ở Phú Bổn, 3 giờ sáng ngày 18-12-1965, đại đội 296 ĐFQ, trung đội I-503 và trung đội Nghĩa quân đồn trú tại quận lỵ Phú Thiện nổi dậy. Thượng sĩ Nay Rí chỉ huy lính Thượng giết 5 sĩ quan và lính người Kinh, chiếm quận lỵ.

    Ở Đắc Lắc, Y Năm cùng Y Tam Uông, đại đội trưởng đại đội 281, chỉ huy lính Thượng, nổi dậy chiếm đồn Krông Pách, giết hết binh lính người Kinh.

    Ngay đêm đó, tiểu đoàn 64 FULRO do đại úy Y Blăm chỉ huy đột nhập vào Tòa hành chánh và Tiểu khu Quảng Đức, giết hết nhân viên, quân nhân người Kinh, treo cờ FULRO lên.

    Nhưng ở PleiKu thì FULRO không may mắn. Ksor Đuốt, Nay Fun cùng 67 người đang họp, chưa kịp triển khai lực lượng, thì bị cảnh sát ngụy ập vào bắt. Ksor Đuốt chạy thoát khỏi biên giới.

    Cả Cao Nguyên trong tình trạng hỗn loạn. Ở đâu các binh lính Thượng cũng nổi lên chiếm các đồn trại, hô khẩu hiệu, tung truyền đơn “Cao Nguyên là của người Cao Nguyên”, “Thực dân Kinh cút đi!”. Vĩnh Lộc huy động các đơn vị thuộc sư đoàn 23 bộ binh, tiểu khu Phú Bổn, Đắc Lắc, Plei Ku cùng với một đơn vị Thủy quân lục chiến mở cuộc hành quân tảo thanh, cứu các nơi bị mất, diệt và bắt một loạt FULRO từ Căm-bốt về và bọn nổi loạn. Máu đổ khắp nơi.

    Đại tá Kersting điện hỏi Y Dhé về sự kiện này. Y Dhé nhận lệnh Y Bhăm, trả lời: đó là hành động của nhóm “quá khích”. Y Dhơn bị Pháp mua chuộc, chánh quyền cứ việc trừng trị.

    Đại tá Kersting cho lập tòa án quân sự mặt trận Vùng II chiến thuật ở hội trường Diên Hồng (PleiKu) để trừng trị bọn phản loạn. Đại tá Kersting gợi ý chỉ trừng trị bọn bên dưới, còn để cho số sĩ quan chỉ huy FULRO chạy về Căm-bốt.

    Mọi tội trạng đã được định đoạt. Các án đã kết từ trước. Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh ngồi trên ghế chánh thẩm, nét mặt hầm hầm, đọc lệnh tuyên phạt, gồm:

    - 4 án tử hình: thượng sĩ Nay Rí, trung sĩ KSor Chame, trung sĩ Ksor Boh, trung sĩ Ksor Pieo.

    - 1 án chung thân khổ sai: hạ sĩ Roc Dep.

    - 3 án khổ sai 20 năm: Nay Fun, Y Bơ Ya, Nay Agui.

    - Số còn lại bị khổ sai 10 năm…

    Bản án được thi hành ngay. Phó tỉnh trưởng Thượng vụ Phú Bổn Nay Mun từ chối mãi không được, cuối cùng phải đau đớn đứng ra tổ chức cuộc xử tử 4 quân nhân Thượng.

    Cao Nguyên chìm trong không khí hận thù, ghê rợn. Dân chúng các nơi như thấy đêm đêm có bóng ma lập lờ. Các oan hồn gào thét trong gió. Ở đâu người ta cũng nghe những lời rì rầm kêu gọi:

    - Hồn ma những người bị giết đang hiện về kêu gọi chúng ta. Máu phải trả máu!

    *
    * *
    Ở Camp le Rolland.

    Y Bhăm cố nén cơn giận đang sôi sùng sục trong lòng, quay lại nhìn con rể (trung tá Y Em – đặc trách bảo vệ an ninh hậu cứ) giọng trầm tư:

    - Anh đã xem thư của ông Y Dhé viết cho chúng ta rồi chứ? Người Mỹ phẫn nộ vì hành động quá khích vừa qua như thế đó! Người ta đang muốn mình hợp tác với Thiệu thì mình lại đánh họ, giết hại binh lính họ. Tên Y Dhơn và tay chân hắn coi thường chúng ta quá!

    Y Em nói:

    - Thưa ba, con cũng thấy thế!

    Y Bhăm nắm tay như muốn bóp nát một vật gì:

    - Phải triệt chúng đi!

    Y Em băn khoăn:

    - Thưa ba, lực lượng chúng khá mạnh, chúng nắm quân đội. Bọn Les Kossem ủng hộ chúng, con e ta khó thành công.

    - Vì thế phải hết sức bí mật, chớp nhoáng.

    Mọi kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng giữa hai bố con.

    Đêm 15-2-1966, Y Em huy động trung đoàn bảo vệ hậu cứ bí mật bao vây toàn khu vực. Lệnh giới nghiêm được ban ra. Y Em cùng đoàn tùy tùng ập vào tận nhà bắt Y Dhơn, Y Nuỉn, H' Bi. Riêng mấy tên Y Bun, Y Năm cùng một số sĩ quan chạy thoát được về Nam Vang.

    H' Bi (vợ Y Nuỉn) bị đưa đi hỏi cung trước tiên.

    Vị chủ tịch hỏi bà hội trưởng phụ nữ:

    - Cô có được tham dự cuộc họp giữa Y Dhơn và chồng cô bàn việc làm đảo chánh tôi không?

    H' Bi thành thật:

    - Thưa chủ tịch, tôi không hay biết cuộc họp ấy.

    Y Bhăm giằn giọng:

    - Chồng cô, Y Dhơn và một số người khác, đã phản chúng tôi. Vừa qua, họ đã vượt quyền tôi ra lệnh cho FULRO bạo động. Hàng trăm chiến sĩ FULRO bị hy sinh. Hàng ngàn đồng bào bị giết. Cả Cao Nguyên náo động. Chồng cô còn họp bàn định đảo chánh, giết tôi. Chả lẽ chồng cô không bàn bạc với cô? Cô hãy khai thật đi!

    - Thưa chủ tịch, tôi không hay biết gì cả.

    - Cô muốn sống tiếp tục làm Hội trưởng phụ nữ FULRO hay muốn chết theo chồng? Muốn sống thì phải nhận tội của chồng trước tòa án. Tùy cô, cô suy nghĩ kỹ đi. Làm một người lãnh đạo phong trào cách mạng FULRO, lãnh tụ của chị em phụ nữ, cô phải dũng cảm nhận sự thật, phải thật thà với tổ chức, phải biết sẵn sàng hy sinh tình cảm riêng, cống hiến cho tổ chức.

    H' Bi không đủ can đảm nhận cái chết. Chỉ còn con đường nhận lệnh của vị chủ tịch tối cao, nói là chồng và Y Dhơn có họp bàn làm đảo chánh Y Bhăm.

    Tòa án tối cao FULRO mở ngay ở hậu cứ để xử tội Y Dhơn và Y Nuỉn.

    Y Tôn Niê – phụ tá Tổng ủy viên Tư pháp, kiêm Chánh án tòa án tối cao FULRO – ngồi trên ghế chánh thẩm.

    Trước toàn thể đoàn viên FULRO và thân nhân, H' Bi phải nhận có dự cuộc họp do Y Dhơn và chồng cô chủ trì bàn việc đảo chánh Y Bhăm! “Vâng, vâng, chính tôi được dự cuộc họp, bàn định kế hoạch làm đảo chánh do ông Y Dhơn và chồng tôi…”.

    Vị Phó chủ tịch FULRO Y Dhơn và Y Nuỉn – một trong những người sáng lập ra FULRO – bị kết án tử hình vì tội âm mưu lật đổ Y Bhăm. Ngày hành hình, H' Bi phải chứng kiến cảnh chồng bị giết. Người ta bịt mắt Y Nuỉn, dẫn ra trói vào một cây cột chôn sẵn. Một đoàn viên FULRO chĩa súng nổ một loạt vào ngực chồng cô, H' Bi ngã xuống và ngất đi.

    Y Bhăm đưa Y Dư Eeban thay Y Dhơn làm phó chủ tịch.

    Sau ngày ấy, ở hậu cứ, các đoàn viên FULRO nơm nớp lo sợ Y Bhăm sẽ thanh trừng hàng loạt.

    Huỳnh Ngọc Sắng về Nam Vang gặp Les Kossem báo tin Y Dhơn và phái “Quân sự” bị diệt. Les Kossem thấy lũ tay chân thân tín bị chặt, rất bực tức:

    - Chả lẽ chịu bó tay trước tên Thượng già này ư?

    Sắng trình bày:

    - Thưa trung tá (Les Kossem đã thăng trung tá), hiện giờ Y Bun, Y Năm, Y Bhăn Kpơ chạy về đây. Xin ngài nâng đỡ nuôi dưỡng bọn này, xây dựng một đội quân có đủ sức mạnh tấn công lại bọn Y Bhăm. Tôi tìm người khác tiếp tục gài vào nội bộ bọn Y Bhăm, khi nào có thời cơ, ta sẽ tìm cách lật hắn.

    Les Kossem gật đầu, bàn với Sắng:

    - Anh nên về Việt Nam để lo mọi công việc – Còn Y Bun tôi sẽ cho đi học để còn dùng lâu dài.

    Y Bun được Les Kossem cho sang Pháp học khoa Chính trị xã hội học tại trường đại học Xoóc-bon.


    (Hết chương 7)
     
    123phat thích bài này.
  9. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    8. NHỮNG THẾ LỰC MỚI

    Huỳnh Ngọc Sắng về Sài Gòn. Ở đây Sắng gặp Hoàng Minh Mộ, Bá Trung Di – hai nhân viên Phủ đặc ủy Trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa nhưng làm việc ngầm cho Les Kossem. Bàn bạc kế hoạch xong, Sắng về Ninh Thuận gặp Đàng Năng Giáo, Ngụy Văn Nhuận và những thanh niên Chàm khác.

    Sau cuộc bạo động 20-9-1964 ở Cao Nguyên, bị Vĩnh Lộc đàn áp, Đàng Năng Giáo lại trốn về sống ẩn nấp ở quê. Mối tình giữa anh và Trúc ngày càng thắt chặt. Đã sẵn mến phục trí thông minh và học lực của Giáo, giờ đây thấy Giáo sống lén lút, trốn tránh chánh quyền, ẩn ẩn hiện hiện, Trúc càng say mê. Nếu không bị theo dõi, o ép, chắc Trúc đã cưới Giáo về làm chồng rồi.

    Giữa lúc đó, Sắng tìm gặp Giáo. Sau khi nói về tình hình FULRO ở Căm-bốt, Sắng rủ:

    - Mặc dù ông Les Kossem tìm mọi cách áp chế Y Bhăm, nhưng bọn Thượng đông người, có thực lực trong tay, lại được Mỹ giúp đỡ nên vẫn hoạt động mạnh. Ông Kossem nói cần phải có đông người Chàm về Căm-bốt tăng cường lực lượng cho Mặt trận Chàm thì mới địch nổi lực lượng bọn Thượng ở Cao Nguyên. Ông cử tôi về gọi anh và những người khác sang Nam Vang. Anh mà sang đó thì chắc sẽ được ông Kossem tin cậy giao cho trọng trách xứng đáng.

    Đàng Năng Giáo tuy đang say mối tình dang dở nhưng vẫn tiếc chức vị mới đang chờ, phân vân:

    - Nếu như có bồ, đưa đi cùng, được không?

    Sắng cười hóm hỉnh:

    - Anh cứ sang ổn định công việc và cuộc sống trước. Sau này muốn đưa bồ sang, ông Kossem chắc ủng hộ. Ông Y Bhăm, Thiên Sanh Thi…chẳng mang vợ sang cùng ở hậu cứ là gì?

    Đàng Năng Giáo yên tâm từ biệt Trúc ra đi, hẹn sẽ nhanh chóng tìm cách đưa cô sang Căm-bốt.

    Giáo lên Sài Gòn. Bọn Thủy, Mộ, Di đã móc nối được một loạt thanh niên Chàm khác. Giáo cùng bọn này qua đường Châu Đốc, tìm sang Nam Vang.

    Les Kossem vui mừng đưa họ ngay vào Mặt trận Chàm.

    Có thêm người, Les Kossem cử tay chân Chàm về Bốt Chá kèm sát Y Bhăm, chỉ giữ lại một số thân tín.

    Đàng Năng Giáo được giữ chức Đệ nhất bí thư Phủ chủ tịch, đặc trách chánh trị và kế hoạch. Giáo thường ký tên Chàm: Yang Neh.

    Huỳnh Ngọc Sắng giữ chức Tổng ủy viên Nội vụ.

    Thiên Sanh Thi giữ chức Tư lệnh quân khu 3 FULRO (gồm 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận), kiêm sư đoàn trưởng sư đoàn Pô-rô-mê.

    Y Bhăm biết Les Kossem tăng lực lượng làm áp lực và sẵn sàng hất mình, liền đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao với người Mỹ, với Nguyễn Văn Thiệu, tìm cách trở về Việt Nam như thế nào để vẫn có địa vị cao trong chánh quyền và vẫn có thế lực ở Cao Nguyên. Y đốc thúc “Ban đại diện” ở Buôn Mê Thuột hoạt động. Cuộc bạo động cuối năm 1965 làm cho Đại sứ Mỹ và đại tướng Morton nổi xung, chửi Nguyễn Văn Thiệu và Vĩnh Lộc là dây dưa, không chịu làm theo kế hoạch của Mỹ. Ngài Phó đại sứ U. Alexis Johnson lệnh cho Nguyễn Văn Thiệu phải thực hiện những điều khoản đã vạch ra trong hai bản thông cáo.

    Vĩnh Lộc phải cho Y Chôn và Nay Loét đặt “Văn phòng liên lạc” của “Nha đặc trách Thượng vụ” ở Buôn Mê Thuột để hòa đàm với Y Dhé.

    Y Dhé vui mừng vì thấy Y Chôn là người đã từng làm cố vấn cho BaJaRaKa, FULRO và “Ban hòa giải”. Thì cũng “anh em trong nhà cả”, việc gì mà chẳng dàn xếp xong? Mà họ đối xử với nhau như “anh em trong nhà” thật. Khi nào có Vĩnh Lộc hoặc phái viên của Nha lên kiểm tra thì họ họp hành, chửi nhau gay gắt. Nhưng khi vắng mặt phái viên, Y Dhé lại gọi Y Chôn “bí mật” đi uống rượu, thăm hỏi đồng bào. Y Dhé trích một số quà cáp của đồng bào ủng hộ FULRO chia cho Y Chôn.

    Các nhân viên của “Ban đại diện” và “Văn phòng liên lạc” chơi dài, suốt ngày đi săn và nhậu nhẹt.

    Thấy công việc tiến hành chậm chạp, Y Bhăm vẫn chưa nói gì đến việc trở về hợp tác, Anderson – cố vấn Nha đặc trách Thượng vụ – bàn với Vĩnh Lộc:

    - Chúng tôi phải ghi nhận rằng, từ tháng 9 năm 1964 đến nay, các ngài đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết bọn FULRO. Tuy nhiên, công việc tiến triển chậm chạp và ít hữu hiệu. Gần 2 năm trôi qua mà bọn Y Bhăm vẫn không chịu về hợp tác, vẫn lôi kéo dân chúng Thượng theo chúng nhiều. Vì thế, chúng tôi cùng Chánh phủ các ngài đã quyết định nâng “Nha đặc trách Thượng vụ” thuộc Bộ Quốc phòng lên thành “Phủ đặc ủy Thượng vụ” trực thuộc Chánh phủ. Hiện nay, một vấn đề đặt ra cho chúng ta là sẽ đưa ai lên làm Đặc ủy trưởng. Làm Đặc ủy trưởng phải có uy tín để tạo nên thế cân bằng với Y Bih, với Y Bhăm và phải có phẩm chất cá nhân tốt, có tài năng để điều hành công việc. Ngài thay mặt Chánh phủ điều hành công việc ở Cao Nguyên, lại là chỗ thân tình nên tôi nói thật, đây cũng là một con “mồi” nhử con cá Y Bhăm và bọn FULRO về, đồng thời thu hút quần chúng Thượng về phía ta, để chúng khỏi chạy theo tên Y Bih. Vậy theo ý ngài thì ai xứng đáng giữ chức vụ này? Y Bliêng, Y Chôn, Nay Loét hay Paul Nưr?

    Không biết Vĩnh Lộc chọn đi chọn lại thế nào, bàn bạc với Anderson ra sao. Chỉ biết rằng, ngày 22-6-1966 “Phủ đặc ủy Thượng vụ” được thành lập và Paul Nưr làm “Đặc ủy trưởng”.

    Cũng từ trong lò viên chức cũ của Pháp mà ra, Paul Nưr là một nhà giáo kỳ cựu thuộc sắc tộc Ba Na. Sau khi học xong “Cao đẳng tiểu học”, ông về làm thư ký thanh tra Ty học vụ Công Tum. Nhờ quen thân với các quan trong tỉnh, và nhất là nhờ theo đạo Thiên chúa, có giám mục Pôn Séc bênh vực, ông nhanh chóng được cử làm Chánh văn phòng Tổng thanh tra học vụ Công Tum. Với chức vụ này, ông được nhiều người trong giáo giới kiêng nể, và có nhiều dịp để ăn của đút lót.

    Năm 1950, tưởng là có vai vế, Paul Nưr tỏ ra khinh nhờn ông Trưởng ty học vụ người Kinh. Ông này bèn “đày” Paul Nưr đi dạy ở trường Plei jah, một nơi xa xôi, hẻo lánh ở vùng biên giới.

    Là người có tài xoay xở và nhiều tham vọng, Paul Nưr tìm mọi cách để được trở lại cương vị cũ. Ông thực hiện ý đồ đó bằng hai cách. Cách thứ nhất, tham gia nhóm “Thiện chí”, một tổ chức chánh trị Thiên chúa giáo do linh mục Nguyễn Viết Khai và Đinh Khắc Giao đỡ đầu, nhờ nhóm này và giám mục Pôn Séc làm áp lực với Ty học vụ.

    Cách thứ hai, ông bỏ người vợ đã có 4 con, để lấy Siu Hyum, con gái một dòng họ lớn, có uy tín nhất trong dân tộc Ba Na, nhờ tiếng nói của bố vợ, tác động đến các vị tai to mặt lớn trong tỉnh.

    Qua sự tác động của giám mục Pôn Séc, nhóm “Thiện chí” và gia đình nhà vợ, ông thoát cảnh “đi đày”, tạm về làm hiệu trưởng trường Tiểu học Công Tum, chờ dịp leo lên chức vị cao hơn.

    BaJaRaKa nổ ra với mục tiêu chống Diệm. Sẵn hằn học với ông Trưởng ty người Kinh, Paul Nưr tham gia luôn và được làm đệ nhất phó chủ tịch.

    Diệm đàn áp BaJaRaKa. Cùng với Y Bhăm, Nay Loét, Y Bliêng và các lãnh tụ khác của BaJaRaKa, ông bị bắt tù. Cho đến ngày 21-3-1964, cũng như Y Bhăm, Paul Nưr được Nguyễn Khánh thả ra và cho làm Phó tỉnh trưởng Thượng vụ Công Tum.

    Anderson và Vĩnh Lộc đưa Paul Nưr lên làm Đặc sứ trưởng đúng là bắn một mũi tên mà trúng hai đích. Trong số ba chủ tịch của BaJaRaKa, Siu Sip đã bị Diệm giết; Y Bhăm làm chủ tịch FULRO, trong nước chỉ còn Paul Nưr là có thể sánh với Y Bhăm về “tinh thần cách mạng”, “lòng yêu dân tộc”. Mặt khác, ngoài Y Bhăm ra, chỉ có Paul Nưr là có thể cân bằng uy tín với Y Bih, nguyên ủy viên BaJaRaKa hồi nào. Đối với người Mỹ, đã có Y Bhăm để địch với Y Bih một cách kín đáo và tế nhị, giờ thêm Paul Nưr nữa thì cán cân lực lượng sẽ nghiêng hẳn về phía Mỹ. “Hai chọi một chẳng chột thì què” mà.

    - Dám đấu tranh với chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, uy tín của Paul Nưr đã lớn; sáu năm tù đày trong nhà tù Diệm, Khánh, tiếng tăm của ông càng vang lừng. Giờ làm Đặc ủy trưởng, nếu ông hăng hái, xông xáo, hy sinh vì dân tộc hơn nữa thì quả chúng ta có một người khả dĩ có thể làm cho dân chúng tin tưởng và nghe theo – Anderson nói với Vĩnh Lộc như thế, lòng tràn đầy lạc quan về một con bài đã chọn.

    Được lên làm Đặc ủy trưởng, cơ quan nắm các sắc dân thiểu số toàn quốc, Paul Nưr hăng hái lao ngay vào các hoạt động để củng cố uy tín và gây thanh thế, hòng leo cao hơn trong các nấc thang danh vọng.

    Paul cử Y Thích làm giám đốc Nha hành chánh tài chánh, Nay Loét làm Công cán ủy viên của Phủ đặc ủy. Ông vội vã lên ngay Buôn Mê Thuột, lôi kéo Y Dhé, tìm cách thuyết phục Y Bhăm về hợp tác.

    Nghe tin Paul Nưr được làm Đặc ủy trưởng, Y Dhé chửi thậm tệ:

    - Paul Nưr bị bọn người Kinh lấy tiền bịt mắt rồi. Hắn phản bội dân tộc, thích ăn bơ thừa sữa cặn, quên đồng bào đang bị bọn thực dân Kinh chà đạp rồi. Hắn thích sống vinh thân phì gia…

    Những lời chửi rủa ấy đến tai Paul Nưr. Ông chỉ cười nhạt, nhẫn nại chịu đựng và tìm cách “tấn công” lại Y Dhé. Tấn công trực diện bằng chánh trị, lẽ phải, tình cảm hay quân sự đều khó có thể thắng Y Dhé. Vì thời gian này, những cuộc tấn công của Quân giải phóng dồn dập ở Đắc Cơ, Tân Cảnh. Uy tín của Phong trào tự trị Tây Nguyên do Y Bih lãnh đạo lớn mạnh thu hút quần chúng toàn Cao Nguyên, Thiệu – Kỳ lúng túng, hoang mang, cần cầu cứu Y Bhăm. Y Bhăm càng lên mặt yêu sách Thiệu – Kỳ nhiều. Y Dhé cũng tỏ ra bướng bỉnh và “kiên quyết giữ vững lập trường tranh đấu”… Paul Nưr phải tấn công bằng mặt trận khác hiệu nghiệm hơn: Tấn công bằng kinh tế.

    Những bữa tiệc chiêu đãi Ban đại diện FULRO diễn ra liên miên ngày đêm. Rượu thịt ê hề. Các vị đại diện say lúy túy. Những tặng vật quý như ngà voi, ché thần, ra-đi-ô, ghi âm; những món tiền lớn “tặng ngầm” ông Trưởng ban đại diện…thế là, như có phép thần, Y Dhé từ chỗ coi Paul Nưr là tên “bán rẻ dân tộc”, “ôm đít thực dân Kinh”, là “kẻ thù không đội trời chung, thuộc chiến tuyến đối lập, mục tiêu đả kích” nay thành “thân thiện, chí tình”.

    Được Y Dhé ủng hộ, lễ ra mắt Phủ Đặc ủy và ông Đặc ủy trưởng được tổ chức long trọng tại Buôn Mê Thuột.

    Trong tiếng cồng, tiếng chiêng xầm xập của ban nhạc Ching, tiếng reo vui của các công chức là binh lính, trong bộ quần áo là thẳng tắp, từ trên lễ đài, Paul Nưr quay về phía Y Dhé và các đại biểu Ban đại diện FULRO, trịnh trọng nói:

    - Anh em đã rõ, tôi đã từng ở bên cạnh anh em trong thời gian tranh đấu chống chế độ Ngô Đình Diệm; và sau này, trong các cuộc tranh đấu ôn hòa, tôi cũng vẫn là người đi tiên phong trình bày nguyện vọng của đồng bào Thượng với chánh phủ. Anh em hẳn rõ, cuộc đấu tranh của chúng ta ngày nay được thỏa mãn. Chánh phủ cũng như đồng bào rất trông đợi ở anh em trở về chung sức diệt Cộng và xây dựng xã hội mới.

    Nhân danh Đặc ủy trưởng Thượng vụ, tôi tha thiết mời gọi anh em về hợp tác. Tôi xin đảm bảo cho anh em trước quân dân và Chánh phủ danh dự của anh em sẽ không bị tổn thương và tài năng sẽ được sử dụng đúng mức…

    Paul Nưr ngửng cao mặt, nói lớn:

    - Hãy xóa bỏ mọi tị hiềm nhỏ nhặt giữa đồng bào Kinh – Thượng, gột rửa tự ti mặc cảm để cùng nhau bắt tay vào công việc xây dựng một đời sống mới trong xã hội mới!

    Paul Nưr nói xong, tươi cười bước xuống. Y Dhé đĩnh đạc bước lên lễ đài, đọc diễn văn đáp từ. Mái tóc trắng xóa, cặp kính lấp lánh dưới ánh nắng chang chang, ông nói dài và nhấn mạnh những câu kêu gọi và tri âm:

    - Với đường lối đoàn kết dân tộc thật sự, Chánh phủ đã nâng Nha Đặc trách Thượng vụ thành Phủ Đặc trách Thượng vụ và đã cử ông Paul Nưr làm Đặc ủy trưởng để điều hành cơ quan này. Đồng bào Thượng chúng tôi đều vui mừng, hoàn toàn ủng hộ vô điều kiện và đa tạ Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa.

    Y Dhé ngừng lại, tự vỗ tay rồi quay sang phía Paul Nưr:

    - Chúng tôi rất vui mừng khi Chánh phủ Việt Nam tự do đã quyết định cho thành lập Phủ Đặc ủy Thượng vụ và đề cử ông là người đã từng tranh đấu và hy sinh cho đồng bào Thượng, giữ chức vụ Đặc ủy trưởng. Chúng tôi rất hân hạnh sẽ được trở về sớm để giúp đỡ ông trong công cuộc giải cứu đồng bào chúng ta ra khỏi ách thống trị của Cộng sản và để hợp tác cùng nhau trong công cuộc cải tiến cuộc sống của đồng bào sớm tiến tới mực sống mong muốn.

    *

    * *

    Nam Vang, một ngày tháng 8 năm 1966.

    Huỳnh Ngọc Sắng cầm một băng cát-sét lắp vào chiếc máy Sô-ny rồi ngước lên nhìn Les Kossem:

    - Đây là lời tuyên bố của Y Dhé, chúng tôi thâu được, xin mở để ngài nghe!

    Sắng bấm nút. Tiếng nói từ máy phát ra: “Trong tinh thần đoàn kết dân tộc và chống Cộng, Chánh phủ Việt Nam tỏ ra nhiều thiện chí để cứu xét những điều thỉnh nguyện của đồng bào Thượng. Những điều thỉnh nguyện đã được thỏa mãn, các anh em FULRO sẽ bắt đầu trở về hợp tác ngay từ hôm nay. Tôi xin thay mặt toàn thể đồng bào Thượng và ông Y Bhăm, ghi ân Chánh phủ, kêu gọi đồng bào hãy hưởng ứng nồng nhiệt; và kể từ nay, xin đồng bào hãy cố gắng phát triển tinh thần đoàn kết dân tộc, siết chặt hàng ngũ sau lưng Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa."

    Sắng tắt máy, nói:

    - Đó, ngày 20-8 vừa qua, Y Dhé đã tuyên bố như thế. Có nghĩa là Y Bhăm đã quyết định lần lượt trở về. Xin báo để ngài rõ.

    Les Kossem bực tức, thở nặng nhọc:

    - Thế nghĩa là bao công lao của chúng ta nuôi dưỡng chúng, bảo trợ cho chúng từng hạt gạo, từng khẩu súng, viên đạn để chúng sống và tồn tại cho đến ngày nay, giờ thành con số không? Phải ngăn chặn chúng lại, nếu không ta sẽ mất hết! Người Pháp sẽ khiển trách chúng ta. Quốc trưởng sẽ trị chúng ta! Gần 2 năm trời cung cấp vũ khí, đạn dược nay chúng bỏ về thì Cao Nguyên không còn hy vọng gì về tay chúng ta nữa!

    - Tôi thấy, phải bắt Y Bhăm trao Cao Nguyên cho chúng ta – Y Năm thưa.

    - Phải! Phải thế!

    Kế hoạch của Les Kossem là ra lệnh cho Y Năm chỉ huy số FULRO đã ly khai khỏi Y Bhăm tấn công hậu cứ. Một trung đoàn quân Hoàng gia Miên được điều tới yểm trợ thêm. Số FULRO thuộc phe “Quân sự” còn ở hậu cứ cũng sẽ nổi lên…

    Các lực lượng triển khai khẩn trương. Huỳnh Ngọc Sắng trở về hậu cứ bí mật chuẩn bị, chờ đợi.

    Ngày 20-9 đã đến. Tại hậu cứ, Y Bhăm ra chỉ thị tổ chức thật trọng thể lễ kỷ niệm lần thứ hai ngày thành lập FULRO. Bà Kossem chuẩn bị các loại rượu ngon. Những ché rượu cần được gùi từ Cao Nguyên sang. Bò thì mua của đồng bào Khơ-me. Gạo do đồng bào trong nước ủng hộ, chở từ Ban đại diện về.

    Trưởng ban tuyên huấn FULRO được giao viết cho ngài Chủ tịch một bài diễn văn dài, lời lẽ hùng hồn, nói lên “lịch sử tranh đấu cực kỳ anh dũng và tinh thần đoàn kết keo sơn của FULRO”; khẳng định “thắng lợi rực rỡ, địa vị cao của FULRO ở trong nước và trên trường quốc tế”; khẳng định “tinh thần tự lực cánh sinh và độc lập tự chủ của FULRO”; khẳng định “tương lai huy hoàng đang chờ đón FULRO”. Bài diễn văn cũng khẳng định nguyên nhân thắng lợi là nhờ “đường lối cách mạng sáng suốt, tinh thần vì dân tộc và lập trường cách mạng vững vàng của vị chủ tịch Y Bhăm vĩ đại”.

    Châu Đêra và Les Kossem tới dự.

    Ngài chủ tịch Y Bhăm đã cất cao giọng, đọc sang sảng trọn bài diễn văn trước hơn 5000 đoàn viên FULRO và thân nhân trong cuộc mít tinh buổi chiều.

    Như thường lệ, tối hôm ấy, ngài Chủ tịch mở tiệc chiêu đãi.

    Đại biểu “Hội đồng tối cao”, “Hội đồng bảo trợ” và “Ban chấp hành Trung ương” FULRO đều có mặt đông đủ.

    Rượu đến độ say, nhiều vị gục xuống bàn, có người bỏ về. Không khí ồn ã, nhốn nháo, rối ren bắt đầu.

    Y Bhăm vốn là tay bợm rượu, nốc hết cốc này đến cốc khác, đang lè nhè nói thì bỗng nhiên Châu Đêra tay phải rút ngay khẩu súng Brô-ning trong túi áo ra chĩa vào ngực Y Bhăm, tay trái cầm bản giấy bàn giao đã đánh máy sẵn đặt lên bàn.

    - Ông phải ký giấy này giao đất từ sông Sê-rê-pốk đến PleiKu cho Mặt trận Khơ-me và Chàm!... Ông đã đầu hàng ngụy quyền Việt Nam, ông không còn đủ tư cách lãnh đạo cách mạng nữa!

    Đang chập chờn trong cơn say, thấy mũi súng lạnh ngắt gí vào ngực mình, trên mặt bàn trước mặt, một tờ giấy có chữ đánh máy sẵn trắng mờ, Y Bhăm hoảng hốt, run như cầy sấy, ú ớ như kẻ mất hồn.

    Cứ trông cái vẻ sợ hãi ấy của ngài chủ tịch, ai cũng tưởng là số phận Tây Nguyên sắp đổi thay đến nơi trên bàn tiệc! Không dè thần Yang còn phù trợ cho Y Bhăm. Tất cả đều nhờ người con rể của ông. Vốn cảnh giác với Les Kossem từ trước, Y Em đã đề phòng, liền chỉ huy trung đoàn bảo vệ an ninh hậu cứ chia thành hai cánh, một chặn quân Miên, một cánh xông đến chĩa súng lăm lăm vào Châu Đêra, Les Kossem và các đại biểu.

    Y Em hô lớn:

    - Tất cả ngồi im! Ai nhúc nhích sẽ bị bắn!

    Huỳnh Ngọc Sắng thấy kế hoạch bị vỡ, trung đoàn quân đội Hoàng gia Miên chưa lọt vào được, liền nhanh trí chạy đến bên Châu Đêra can:

    - Cùng là những nhà lãnh đạo một mặt trận thống nhất FULRO, dù là Khơ-me, Thượng hay Chàm cũng là một nhà! Mong nhị vị Chủ tịch bớt nóng nảy, không nên đối xử với nhau như thế.

    Les Kossem cũng nhanh tay vơ tờ giấy, đón khẩu súng trong tay Châu Đêra, giấu vào túi, cười xòa:

    - Hai vị say rượu rồi! Trời ơi! Đùa gì mà dữ vậy! Thôi xin hai vị, nào, bắt tay dàn hòa nào!

    Y Bhăm biết là Châu Đêra và Les Kossem định lật mình nhưng nếu làm căng thì cũng sẽ bất lợi cho bản thân trong việc trở về hợp tác, liền vờ tin như là Châu Đêra đùa thật, ra lệnh cho Y Em Niê rút quân.

    Sau lần chết hụt với bàn tay Căm-bốt và Pháp ấy, Y Bhăm muốn về lắm rồi nhưng còn làm cao, yêu sách Thiệu phải cho thêm nhiều quyền lợi và địa vị.

    Nguyễn Văn Thiệu bị Đại sứ Mỹ ép, nhưng trong bụng vẫn chẳng muốn kéo bọn Y Bhăm về, sợ chỉ thêm chia rẽ, phá rối. Nhân cơ hội Y Bhăm yêu sách này khác, Nguyễn Cao Kỳ cử Paul Nưr và Vĩnh Lộc hòa đàm với Y Bhăm.

    “Y Dhé nói nhiều còn Y Bhăm làm ít”, đó là sách ngoại giao vòi vĩnh của FULRO với Mỹ - Thiệu.

    “Paul Nưr nói nhiều, Nguyễn Văn Thiệu làm ít”, đó là sách ngoại giao “miệng gọi, tay đẩy” của Thiệu đối với FULRO.

    Ký giả Mỹ Mores, nguyên là đại úy “Lực lượng đặc biệt Mỹ”, người từng tham gia chỉ huy cuộc nổi loạn ở Sarpa, đã có một sự so sánh tuy chưa thật đúng về bản chất, nhưng cũng gợi lên được một hình ảnh hao hao và buồn cười. Mores cho rằng “Người Mỹ như một ông chồng, Thiệu và Y Bhăm như hai người vợ cả, vợ hai. Ông chồng muốn hai vợ đoàn tụ, nhưng hai người không chịu, chỉ thích ở riêng và ai cũng muốn được chồng yêu nhiều hơn. Ai cũng lên nước và tìm cách nói xấu, làm hại người kia, tự đề cao mình trước mặt chồng”.

    (Hết chương 8)

     
  10. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHẦN THỨ HAI: VỀ HỢP TÁC

    9. MỘT CUỘC HỘI ĐÀM


    Mặt trận Giải phóng miền Nam và Phong trào tự trị Tây Nguyên càng lớn mạnh. Quân giải phóng tấn công dồn dập ở Tây Nguyên. Bây giờ thì không phải chỉ có Mỹ mà Thiệu cũng thấy đã đến nước phải tận dụng lực lượng FULRO để chống Cách mạng, giữ thế đứng ở Tây Nguyên.

    Nguyễn Văn Thiệu phải giải quyết hàng loạt vấn đề nhằm xoa dịu Y Bhăm. Thiệu lên tận Buôn Mê Thuột ký liền hai sắc lệnh 033-67 ban hành quy chế riêng biệt cho đồng bào thiểu số và 034-67 công nhận quyền sở hữu đất đai của đồng bào Thượng.

    Thiệu cho 4 thành viên FULRO đã về đầu hàng ứng cử dân biểu hạ nghị viện quốc hội nhiệm kỳ 3: bố trí cho hai tên Y Wich, nguyên Tổng ủy viên Y tế FULRO và Ksor Rơt được đắc cử.

    Thiệu – Kỳ còn tổ chức Đại hội các sắc tộc thiểu số miền Nam Việt Nam tại PleiKu và thân chinh đến dự. Nhưng người Mỹ không muốn cho Thiệu dễ dàng nuốt chửng Tây Nguyên. Trái hẳn thế.

    Y Bhăm được Mỹ bày cách liền cử hàng loạt phái đoàn hòa đàm với Chánh phủ Thiệu, đưa ra nhiều yêu sách đòi chỗ đứng và quyền vị.

    Sau tết Mậu Thân, nhận ra tình cảnh nguy hiểm chung cho cả hai bên trước sự lớn mạnh của Mặt trận giải phóng, các cuộc thương thuyết càng dồn dập và khẩn trương. Hàng loạt phái đoàn FULRO về Buôn Mê Thuột. Hàng loạt phái đoàn của Thiệu đến thủ phủ Cao Nguyên. Bí mật có, công khai có.

    Bàn cãi, tranh luận mãi, cuối cùng chúng đã xích lại gần nhau hơn. Cho đến đầu tháng 8 năm 1968, một phái đoàn cao cấp FULRO gồm 28 người do Y Bhăm dẫn đầu, về Buôn Mê Thuột hòa đàm với phái đoàn Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa do Paul Nưr cầm đầu. Hai vị Chủ tịch và Phó chủ tịch BaJaRaKa ngày nào lại gặp nhau.

    Cả hai phái đoàn đều có những nhân vật kỳ cựu.

    Phái đoàn FULRO gồm đại biểu cao cấp của ba mặt trận. Mặt trận Cao Nguyên có chủ tịch Y Bhăm, Trưởng ban đại diện Y Dhé, Tổng ủy viên ngoại giao Y Prếh và Ksor Đuôt, Kpă Dơh, Y Tôn…Mặt trận Chàm có Tư lệnh quân khu 3 Thiên Sanh Thì, Tổng ủy viên Nội vụ Huỳnh Ngọc Sắng, Ủy viên báo chí Zu Sol…Mặt trận Khơ-me Hạ có Thạch Thân Apol, Chay Rithi, Saphol, Châu Chen, Châu Phước…

    Phái đoàn Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa, người Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nưr, Tổng thư ký Y Chôn, còn có Phụ tá đặc biệt sắc tộc Thượng Ya ba, Phụ tá đặc biệt sắc tộc Chàm Châu Văn Mổ, Giám đốc Nha xây dựng sơn thôn Nay Loét, Bí thư tổng trưởng Nguyễn Hữu Oanh…Họ gặp nhau tỏ ra rất thân tình. Tổng trưởng Paul Nưr, có trung sĩ cận vệ Tung đi theo, chạy ào đến ôm hôn Chủ tịch Y Bhăm đang đứng bên cạnh sĩ quan cận vệ Y Pach.

    Phái đoàn FULRO lần này về mặc thật là oai vệ. Tất cả đều mặc quân phục của quân đội Hoàng gia Miên, có cắt xén cho khác chút ít, đeo quân hàm FULRO sáng loáng. Y Bhăm đeo hàm trung tướng. Y Dhé, Kpă Dơh, Y Prếh đeo hàm đại tá…Sau phát biểu khai mạc của Paul Nưr, Y Bhăm đọc diễn văn xin Chánh phủ thỏa mãn những nguyện vọng của FULRO. Về chánh trị, Y Bhăm yêu cầu có một hiệu kỳ tượng trưng cho sự hiện diện của người thiểu số treo cùng một cột và dưới quốc kỳ. Về hành chánh, yêu cầu cho thành lập một “Tổng ủy thiểu số” có quyền hạn riêng, không trực thuộc Bộ phát triển sắc tộc, đặt tại Buôn Mê Thuột – trung tâm Cao Nguyên. Về quân sự, yêu cầu có một lực lượng riêng biệt đặt dưới sự chỉ huy của Tổng ủy thiểu số chứ không thuộc Bộ quốc phòng…

    Cuộc họp kéo dài một tuần nhưng không kết quả. Paul Nưr báo cáo và xin chỉ thị Nguyễn Văn Thiệu. Thấy “thằng già Thượng” vẫn tỏ ra ương ngạnh, yêu cầu quá đáng, Thiệu liền tìm cách đánh đòn. Tổng thống liền mời Y Bhăm về Sài Gòn để viếng thăm thủ đô và gặp Tổng thống. Thật sự là bí mật đàm phán.

    Để chớp thời cơ liên lạc với đại sứ Mỹ, Y Bhăm chọn thêm Y Bling, Y Dhé, Y Bách, Huỳnh Ngọc Sắng cùng đi. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ tiếp Y Bhăm rất long trọng tại dinh Độc Lập. Một đoàn xe bóng loáng, có cảnh sát hộ tống chở phái đoàn cao cấp FULRO đi tham quan một số nơi. Y Bhăm không quên cho người bí mật gặp hỏi ý kiến các cố vấn Mỹ. Được họ cho ý kiến, Y Bhăm nhận hạ thấp yêu sách và sẽ về hợp tác. Sau đó, Y Bhăm cử Huỳnh Ngọc Sắng ở lại cùng Y Dhé hoàn chỉnh các văn bản về điều kiện hợp tác; đúc kết bản thỉnh nguyện cuối cùng gửi Tổng thống Thiệu. Còn ông cùng phái đoàn về hậu cứ, chuẩn bị dẫn toàn bộ FULRO trở về.

    Được Y Bhăm cử ở lại, Huỳnh Ngọc Sắng nghĩ ngay đến việc lợi dụng thời cơ này, tìm thêm người cho Mặt trận Chàm của Les Kossem, chuẩn bị thay thế lực lượng của Y Bhăm ở Căm-bốt. Sắng sẽ vươn lên nắm vững vai trò quan trọng mới khi được Les Kossem tin cậy. Nhân lúc Thiệu đang ve vãn, Sắng nói là xa nhà đã hai năm, cần xin về thăm quê hương. Người ta thấy Sắng đi các ấp ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Lúc thì thăm Phan Rang, Phan Ri – những kinh đô cuối cùng của vương quốc Champa; lúc thì thăm suối Vĩnh Hảo, nơi công chúa Huyền Trên thường tắm; lúc thì thăm trường Trung học An Phước, nơi dành riêng cho con em Chàm học [1], gặp các giáo viên, học sinh Chàm, chuyện trò thân mật về FULRO. Nhưng tất cả những việc chánh trị ấy là để làm tiền đề cho việc quan trọng hơn là tìm đến nhà Trúc ở cùng ấp Mỹ Nghiệp.

    Từ lâu, khi còn lang thang ở quê, Sắng vốn đã say cô gái duyên dáng, có giọng hát mê ly này. Mặc dầu biết Trúc đã đính ước với Giáo và chỉ còn đợi ngày Giáo về đón sang Căm-bốt, Sắng vẫn nhiều lần làm thơ tỏ tình liều với cô. Có lần, Sắng đột ngột chặn ngay Trúc giữa đường, nhét bài thơ vào tay cô. Nhưng khi đó, Sắng làm sao cho địch được với Giáo – một trong hai học sinh nổi tiếng, học giỏi nhất vùng Chàm. Hơn nữa những chuyện lăng nhăng của Sắng với các cô Chiêm, Tím, Đựng, Lỡ và người vợ thầy Chang vẫn còn được nhắc lại đó đây… Trúc từ chối, trả lại những bài thơ và bức thư cho Sắng.

    Những năm tháng lẩn tránh dư luận ở Cao Nguyên rồi Căm-bốt, Sắng quên hết những cô Lớ, cô Đựng v.v... nhưng vẫn không quên được Trúc, cô gái cùng quê, có giọng hát tuyệt vời đã một thời làm mình say đắm.

    Năm 1966, khi về đưa Giáo đi, Sắng lại tìm cách làm thân với Trúc, cố thanh minh những chuyện xấu xa của minh mong xóa dần ác cảm.

    Lần này, trở về quê hương, đường đường là một Tổng ủy viên Nội vụ FULRO, đang được Tổng thống Thiệu tâng bốc, Sắng vênh vang, tin chắc rằng với vầng hào quang mờ ảo quanh mình, với tài thuyết phục phái nữ của mình, sẽ nhanh chống làm cho Trúc choáng ngợp.

    Thế là ông Tổng ủy viên Nội vụ FULRO dồn hết trí tuệ, tài năng làm một cuộc “đảo chánh tâm lý” ông Đệ nhất bí thư Phủ Chủ tịch để chiếm lấy người tình.

    Biết cô gái trẻ lãng mạn, Sắng làm những bài thơ tình lả lướt dưới bút danh Chiêm Nhân: [2]

    … “Trời buồn trời đổ cơn mưa.
    Đất buồn, đất chỉ trơ trơ mặt lỳ.
    Mây buồn mượn gió đưa về.
    Gió buồn gió ngủ trên đê sông làng.
    Mưa buồn góp hạt về ngàn.
    Sương buồn sương đẫm rừng hoang lạnh đầy…”
    Những vần thơ lâm ly ấy thế mà cứ như dòng nước mát thấm dần vào Trúc. Thêm vào đó, Sắng là một người có biệt tài thuyết phục. Giọng nói của Sắng trầm trầm, chậm rãi, lời của Sắng văn hoa, chải chuốt càng làm cho Trúc vừa thấy thương hại, vừa thấy thán phục. Lạ lùng thay, như có phép thần, quá khứ xấu xa, đê tiện của tên ma chài dần dần được xóa đi, cuối cùng chỉ còn đọng lại trong óc cô hình ảnh một chí sĩ giàu tình cảm, tài hoa và đầy nghĩa khí.

    Sắng rủ Trúc đi Căm-bốt.

    - Em hãy đi theo anh, ở đó, anh sẽ dành cho em cả một phương trời đầy mây hồng.

    Trúc hiếu kỳ, muốn biết đất nước xa lạ, nhất là muốn biết anh em Chàm ở hậu cứ sống như thế nào…

    Thuận Thị Trúc cùng Sắng lên Buôn Mê Thuột. Họ vào trụ sở Ban đại diện FULRO. Y Dhé vồn vã đón Trúc. Sắng tươi cười nói với ông Trưởng ban và các chiến hữu:

    - Cô Trúc rất thiết tha với sự nghiệp giải phóng dân tộc của FULRO chúng ta, tình nguyện sang hậu cứ, hiến dâng cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng.

    Y Dhé mỉm cười hóm hỉnh, bắt tay Trúc và hết lời ca ngợi một nữ thanh niên Chàm biết chọn con đường cao đẹp cho tương lai của mình.

    Khi Sắng dẫn người “nữ chiến sĩ” FULRO mới đi thăm châu thành Buôn Mê Thuột, ở nhà, ông Trưởng ban đại diện nói với các chiến hữu:

    - Thằng Chàm bẻm mép đã cuỗm được một con bé trẻ trung và duyên dáng. Bợm thật!

    Mấy hôm sau, một máy bay trực thăng của lực lượng đặc biệt Mỹ đưa hai người sang hậu cứ gặp Y Bhăm.

    Huỳnh Ngọc Sắng báo cáo về bản thỉnh nguyện cuối cùng của FULRO gởi Thiệu. Còn Trúc thì được bổ sung vào Đoàn văn công FULRO. Cô trở thành một diễn viên xuất sắc của Đoàn, làm cho tên Biếng và vợ là Đàng Thị Triệu – hai cựu diễn viên trong Đoàn phải ghen tức, Triệu vẫn coi mình là một danh ca, tự đặt tên là Ha Natrì [3], đến nay phải mờ đi trước giọng hát của Trúc.

    Một điểm làm cho Trúc bối rối và khó xử là Đàng Năng Giáo đang ở đây. Giáo ở trong một nhà sàn nhỏ, cạnh nhà của Y Bhăm và Thiên Sanh Thi.

    Giáo đã biết về mối quan hệ của Trúc với Sắng nên cố ý tránh mặt. Giáo buồn và đau xót. Để quên người tình, vị Bí thư lao vào đọc sách. Sách về lịch sử Champa và cả về chủ nghĩa Mác. Tìm hiểu chủ nghĩa Cộng sản để làm cố vấn cho Les Kossem và Y Bhăm chống Cộng và để học cách viết các văn bản, tuyên ngôn cho FULRO. Giáo tỏ ra có đầu óc, có lý luận nên được Les Kossem tin cậy.

    Sự hăm hở bước đầu của Trúc dần dần tiêu tan. Hằng ngày cô được chứng kiến những cảnh lục đục của các nhà lãnh đạo FULRO. Y Bhăm coi Thiên Sanh Thi, Đàng Năng Giáo, Huỳnh Ngọc Sắng…là những kẻ đối lập nguy hiểm.

    Thiên Sanh Thi là đại tá tư lệnh khu 3 mà học lực chỉ đủ biết ký một chữ; lại vũ phu, suốt ngày đánh chửi vợ là Mari Dàng, vì vợ y không sinh nở, ngày càng già xấu đi:

    - Con khọm quê kệch kia, mày đi tìm vợ bé cho ông, ông cần đứa con nối nghiệp!

    Trúc lại càng tức và ngứa mắt với Triệu. Triệu cứ dề mỏ ra chế giễu mối tình của cô với Giáo và Sắng; nói cạnh nói khóe cô là “thay người yêu như thay váy”. Để trả thù, cô tìm thấy một thói kệch cỡm của Triệu. Triệu không thích mặc váy Chàm dài mà thích mặc váy ngắn kiểu Âu. Một hôm Trúc hỏi Triệu:

    - Sao mày thích diện mi-ni-díp hả?

    Triệu vênh vênh tự hào:

    - Tao sắp được ông Kossem cho sang Pháp học, mặc cho quen mắt dần đi là vừa. Vả lại, giò tao đẹp, cũng phải cho thiên hạ ngắm chứ!

    Từ đó, Trúc thường lấy chuyện đó ra chế giễu Triệu trước chị em FULRO.

    Những ngày sau, Trúc, Triệu được lệnh hát những bài ca của FULRO, những bài ca Chàm ai oán, than khóc cho đất nước, cho thân phận của người Chàm. Huỳnh Ngọc Sắng cùng Ban tuyên huấn FULRO ghi vào băng cát-sét gởi về nước để khích lệ đồng bào.

    [1] Sau này đổi tên là trường Pô Klông.
    [2]
    Người Chiêm Thành.
    [3] Tên một bà Chúa trong nghệ thuật Chàm.

    (Hết chương 9)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/5/20
    guesswho thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này