Làm người Ứng dụng Gương thầy trò - Hoàng Xuân Việt <1000QSV1TVB #0344>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 31/12/19.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0344.Gương thầy trò.PNG

    Tên sách : GƯƠNG THẦY TRÒ
    Tác giả : HOÀNG XUÂN VIỆT
    Nhà xuất bản : XUÂN THU
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đánh máy : thuhang1319, mientay2012, minhhai1768, chau_la_la, searatsuki, kn1tinhyeu, butterflyfairy, phuonglienmsd, linhtt, lovelysnake289, kimduyen, blacktulip161, thuannguyen1088

    Kiểm tra chính tả : Trương Đình Tý, Hoàng Thị Bùi Thu, Tào Thanh Huyền, Lý Hồng Yến, Ngô Thị Thu, Trần Khang, Thế Ninh, Nguyễn Hoàng Sơn, Vũ Thị Diễm Tuyết, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Huy

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 21/12/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HOÀNG XUÂN VIỆT và nhà xuất bản XUÂN THU
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    TIA SÁNG

    TỰA

    CHƯƠNG 1 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA SOCRATE VÀ CÁC MÔN SINH

    CHƯƠNG 2 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ VÀ CÁC MÔN ĐỒ

    CHƯƠNG 3 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA PLATON VÀ ARISTOTE

    CHƯƠNG 4 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ARISTOTE VÀ A-LỊCH-SƠN CẢ

    CHƯƠNG 5 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ĐỨC THÍCH-CA VÀ CÁC MÔN ĐỆ
    I. PHẬT LÀ ĐẤNG ĐẠI HÙNG
    II. PHẬT LÀ ĐẤNG ĐẠI LỰC
    III. PHẬT LÀ ĐẤNG ĐẠI BI

    CHƯƠNG 6 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ĐỨC GIÊ SU VÀ CÁC SỨ ĐỒ
    I. BI KỊCH SỐ MỘT CỦA NHÂN LOẠI
    II. ĐỨC GIÊ-SU RA TÒA
    III. MỘT LƯƠNG TÂM VĨ ĐẠI LY TRẦN
    IV. NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ĐỨC GIÊ-SU VÀ CÁC MÔN ĐỒ
    V. SỨC HẤP DẪN CỦA CON NGƯỜI ĐỨC GIÊ-SU NƠI CÁC MÔN ĐỒ

    1) Đức chúa Giê-su là con người Thánh-Đức
    2) Thanh khiết
    3) Lương-tâm thủy tinh
    4) Tĩnh tâm cầu nguyện
    5) Thanh bần
    6) Diệt dục khắc kỷ
    7) Khiêm nhu
    8) Nhẫn nại và hiền lành
    9) Bác ái và công bình
    10) Làm việc kinh khủng
    11) Tư cách
    12) Đại-dũng
    13) Đại-minh
    14) Gương-mẫu
    15) Phép lạ và sống lại
    16) Tổ chức
    VI MỔ XẺ MẤY NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ĐỨC GIÊ-SU VÀ CÁC MÔN ĐỒ
    1) Cách chọn môn sinh
    2) Cách huấn luyện, hệ thống hóa và phân nhiệm các môn đồ : a) Cách huấn luyện. b) Hệ thống hóa và phân nhiệm
    3) Cách đức Giê-su đối xử với môn đồ : a) Thầy thương mến trò hết lòng hết dạ. b) Thầy coi trò như bạn hữu. c) Phòng xa tai hoạ cho trò. d) Thương giúp cả đến thân nhân của trò. e) Thầy binh vực trò. f) Mấy lúc nguy của trò là có Thầy. g) Làm gương. h) Rầy trò thẳng tay. i) Chí cực hiền hậu với trò. j) Muốn lưu luyến ở mãi với trò. k) Khiêm nhu đối với trò. l) Sống Tam cùng với trò. m) Chịu khó dạy trò
    4) Cách các môn đồ của đức Giê-su cư xử với ngài : a) Biểu lộ thành tâm thiện chí. b) Lai rai bán tín bán nghi. c) Thỉnh thoảng nói tầm bậy và tầm bạ. d) Bị Thầy mắng gần như chửi nữa, mà không bỏ Thầy. e) Chậm hiểu đến thành đần độn. f) Nghĩ bậy cho Thầy. g) Cũng hơi hơi cầu tước cầu danh. h) Biết Thầy sắp bị bắt mà ngủ ôi là ngủ. i) Tổ chức bán Thầy bằng một cái hôn. j) Thầy bị tóm cổ, trò trốn hết. k) Chối Thầy đai đãi. l) Giờ Thầy hấp hối còn trò nào ? m) Rước Mẹ Thầy về nhà. n) Môn đệ nào liệm xác Thầy

    CHƯƠNG 7 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA MAHOMET VÀ CÁC ĐỆ TỬ ĐẠO HỒI HỒI
    I. ĐỨC MAHOMET LÀ AI ?

    1) Thời thơ ấu và thanh niên
    2) Xao xuyến siêu hình và bắt đầu lập đạo
    3) Năm lịch sử
    4) Lượng giá của con người Đức Mahomet
    II. ĐẠO HỒI HỒI LÀ GÌ ?
    1) Lai lịch
    2) Kính thánh của Hồi-giáo : Coran
    III. TÌNH THẦY TRÒ CỦA ĐỨC MAHOMET VÀ CÁC ĐỆ TỬ BAN ĐẦU

    CHƯƠNG 8 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA HUYỀN-TRANG VÀ GIỚI THIỀN PHÁP SƯ CỦA FRANÇOIS XAVIER VÀ IGNACE DE LOYOLA
    I. BẠN ĐỌC KỸ BỘ TÂY-DU-KÝ RỒI CHỨ ?

    1) Cilabhadra là ai ?
    2) Huyền-Trang là ai ?

    II. TỔ CHỨC TU HÀNH GỌI LÀ ĐẠO BINH GIÊ-SU

    1) Ignace de Loyola, thủy tổ Dòng Tên là ai ?
    2) François Xavier là ai ?
    III. ĐỐI CHIẾU HUYỀN-TRANG VÀ FRANÇOIS XAVIER

    CHƯƠNG 9 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ALBERT LE GRAND VÀ THOMAS D’AQUIN
    I. HAI VĨ NHÂN : ALBERT LE GRAND VÀ THOMAS D’AQUIN

    1) Albert Le Grand là ai ? : a) Tiểu sử Albert. b) Đặc điểm của Albert
    2) Thomas d’Aquin là ai ? : a) Tiểu sử Thomas. b) Đặc điểm của Thomas. c) Tác phẩm của Thomas
    II. TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ALBERT VÀ THOMAS D’AQUIN
    1) Thầy lo xa cho trò
    2) Thầy xây ổ cho trò
    3) Thầy trò binh vực nhau sống chết
    4) Trò là danh dự và là nguồn an ủi tuổi già thầy

    CHƯƠNG 10 : TÌNH THẦY TRÒ GIỮA BOSSUET VÀ HOÀNG-TỬ LOUIS DE FRANCE
    I. LAI LỊCH HOÀNG-TỬ LOUIS DE FRANCE
    II. LAI LỊCH GIÁM MỤC BOSSEUT

    1) Tiểu sử
    2) Tâm tính
    3) Tài nói
    4) Tài viết
    III. TÌNH THẦY CỦA BOSSUET ĐỐI VỚI TRÒ HOÀNG-TỬ
    1) Thầy chuẩn bị cho trò vốn học uyên bác
    2) Thầy dạy như chẻ óc trò nhét chữ vào
    3) Thầy soạn cua thành sách dạy trò
    4) Tại sao mà trò trời ơi đất hỡi như vậy ?

    CHƯƠNG 11 : TÌNH THẦY TRÒ GIỮA FÉNÉLON VÀ CÔNG-TƯỚC BOURGOGNE
    I. HOÀNG-TỬ CÔNG-TƯỚC BOURGOGNE LÀ AI ?

    1) Lai lịch
    2) Tâm tính
    II. FÉNÉLON LÀ AI ?
    1) Tiểu sử
    2) Tâm tính
    3) Vụ Ái-tĩnh thuyết « Quiétisme »
    4) Văn nghiệp của Fénélon
    5) Bút pháp của Fénélon
    6) Ba tấc lưỡi của Fénélon

    III. TÌNH THẦY TRÒ GIỮA FÉNÉLON VÀ CÔNG-TƯỚC BOURGOGNE

    1) Thầy dạy trò bằng phương pháp đặc biệt
    2) Thầy công phu soạn sách dạy trò: a) Truyện biến ngôn. b) Đối thoại giữa kẻ chết. c) Tê-lê-mạc
    3) Còn thầy nào xử sự với trò hơn Fénélon
    IV. TỔNG KẾT

    CHƯƠNG 12 : TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ĐỨC BAB, TIỀN-PHONG VÀ ĐỨC BAHA’U’LLAH, GIÁO TỔ ĐẠO BAHA’I
    I. ĐỨC BAB LÀ AI ?

    1) Thời thơ ấu và thanh niên
    2) Tuyên bố lập đạo
    3) Thuyết giáo của Đức Bab
    4) Giáo nạn đến với Đức Bab
    5) Vai trò của Đức Bab trong đạo Baha’i
    6) Người Babi là ai ?
    II. ĐỨC BAHA’U’LLAH LÀ AI ?
    1) Thời thơ ấu và thanh niên
    2) Họa vô đơn chí
    3) Công khai tuyên bố lập đạo
    III. ĐỨC ABDUL-BAHA LÀ AI ?
    1) Thiếu thời
    2) Kết hôn
    3) Tai nạn và tai nạn
    4) Lìa bỏ cõi đời
    IV. ĐẠO BAHA’I LÀ GÌ ?
    1) Bản chất đạo Baha’i
    2) Lý tưởng người Baha’i

    V. TÌNH THẦY TRÒ GIỮA CÁC NHÀ SÁNG LẬP ĐẠO BAHA’I VÀ CÁC ĐỆ TỬ

    1) Luật chung cho ba vĩ nhân
    2) Đức Bab ra trước pháp trường ?
    3) Có mấy trung đệ dám bỏ mạng vì minh sư ?
    4) Khi Đức Bab bị câu lưu, 18 môn đệ của Ngài đang làm gì ?
    5) Khi Đức Bab qua đời, Đức Baha’u’llah đứng lên huy hoàng.

    CHƯƠNG 13 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY-AN VÀ MẤY ĐỆ TỬ BỬU-SƠN KỲ-HƯƠNG
    I. ĐỨC PHẬT THẦY TÂY-AN LÀ AI ?

    1) Thời thơ ấu và thanh xuân
    2) Bắt đầu độ thế
    3) Lập cơ đồ ở núi Sam
    4) Giờ phút viên-tịch
    5) Di-tích về Đức Phật Thầy Tây-An
    6) Giáo thuyết của Đức Phật Thầy : a) Phái Bửu-Sơn Kỳ-Hương. b) Nền Học Phật Tu Nhân
    II. TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ĐỨC PHẬT THẦY VÀ CÁC ĐỆ TỬ BỬU-SƠN KỲ-HƯƠNG.
    1) Đời sống chân tu, xả kỷ, vị tha cao độ của Ngài
    2) Tình thầy trò của Đức Phật Thầy xây dựng trên nền tảng đạo đức
    3) Tiếp tay đắc lực với Ngài là các đệ tử
    4) Sơ lược tiểu sử vài vị trung đệ minh đồ : a) Đức chánh quản cơ Trần-Văn-Thành. b) Tăng chủ Bùi Thiền Sư. c) Ông Đặng-Văn-Ngoan. d) Ông Nguyễn-Văn-Xuyến. e) Ông Phạm-Thái-Chung
    5) Đệ tử trong chí hướng đã truyền đạo, kế nghiệp Ngài : a) Đức Phật Trùm hay Ông Đạo Đèn. b) Ông Cử Nguyễn-Đa. c) Ông sư vãi bán khoai. d) Giáo Tổ Đạo Hiếu Nghĩa

    CHƯƠNG 14 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ĐỨC NGÔ-VĂN-CHIÊU GIÁO TỔ ĐẠO CAO-ĐÀI VÀ CÁC ĐỆ TỬ
    I. ĐỨC NGÔ-VĂN-CHIÊU LÀ AI ?

    1) Thời thơ ấu và thanh xuân
    2) Lập gia đình và làm quan
    3) Tâm tính và ơn thiên triệu
    4) Trên đường sáng lập đạo
    5) Lề lối tu hành
    6) Giờ phút qui liêu
    II. TÌNH THẦY TRÒ

    CHƯƠNG 15 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA ĐỨC HUỲNH-PHÚ-SỔ VÀ CÁC ĐỆ TỬ HÒA-HẢO GIÁO
    I. ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ LÀ AI ?

    1) Thân thế
    2) Khai đạo
    3) Phật-giáo Hoà-Hảo
    4) Chữa bịnh cứu độ
    5) Thuyết pháp
    6) Soạn kệ giảng
    7) Bốn cuộc du sơn
    8) Các chặn đường Pháp nạn
    9) Dấn thân vào việc nước
    10) Thụ nạn ở miền Tây
    11) Nhận diện Đức Huỳnh Giáo-Chủ
    II. TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ĐỨC THẦY VÀ MỘT SỐ ĐỆ TỬ HÒA-HẢO GIÁO TIÊN KHỞI
    1) Lòng chân thành đạo hạnh
    2) Lòng xả kỷ vị tha
    3) Sống đùm bọc có sư có đệ
    4) Lòng hy sinh cho đại nghĩa

    CHƯƠNG 16 : TÌNH TRÒ MAUROIS ĐỐI VỚI THẦY ALAIN
    I. ALAIN LÀ AI ?
    II. MOUROIS LÀ AI ?
    III. PHÂN TÍCH MẤY NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ALAIN VÀ MAUROIS.

    1) Tình thầy Alain đối với trò Maurios : a) Thầy đầu tư tương lai nơi trò. b) Alain hướng nghiệp Maurois. c) Alain dạy Maurois đọc. d) Alain dạy Maurois viết. e) Alain còn muốn đúc khuôn Maurois nữa. f) Thầy vạch nếp sống cho trò.
    2) Tình trò Maurios đối với thầy Alain : a) Mê tín thầy mà lai rai cãi thầy. b) Sao mà thương thầy quá không biết. c) Chỉ một câu của thầy mà trò xây Kim-tự-tháp ngó trật ót. d) Tiếng sét tình sư đệ và định mệnh sự nghiệp. e) Sống và cổ xúy lời khuyên của thầy
    3) Đường điện đỏ trong đạo thầy trò Alain – Maurios

    CHƯƠNG 17 : TÌNH THẦY TRÒ CỦA BOULE VÀ TEILHARD DE CHARDIN
    I. BOULE LÀ AI ?
    II. TEILHARD DE CUARDIN LÀ AI ?
    III. CUỘC ĐỜI CỦA TEILHARD

    1) Hiện tượng Teilhard
    2) Tiểu sử Teilhard
    3) Tác phẩm của Teilhard
    IV. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN ẢNH HƯỞNG NƠI TEILHARD
    1) Di truyền và tâm tính
    2) Ảnh hưởng gia đình
    3) Dấu vết học đường
    4) Khuôn Dòng Tên
    5) Thiện rút ra từ ác
    6) Ảnh hưởng của khoa-học
    7) Ảnh hưởng của xã-hội học
    8) Vòng đai bằng hữu
    9) Teilhard đọc ai ?
    V. CÁC CHẶNG ĐỜI CỦA TEILHARD THEO EMILE RIDEAU
    VI. NGÔN-NGỮ CỦA TEILHARD

    1) Sử dụng những tiền trí từ một cách tuyệt xảo
    2) Số lượng danh từ và tân ngữ chuyên môn đến ngộp mắt
    3) Bút pháp của Teilhard
    4) Giải quyết của khoa học, triết lý, thần học
    VII. THUYẾT CỦA TEILHARD
    1) Thuyết tiến hóa của Teilhard
    2) Định luật tiến hóa theo Teilhard
    3) Giá trị của học thuyết Teilhard : a) Cái nhìn của thần học gia. b) Cái nhìn của triết gia. c) Cái nhìn của khoa học gia. d) Cái nhìn của chính trị gia. e) Cái nhìn tổng kết
    4) Tình thầy trò giữa Boule và Teilhard : a) Vai trò của Boule trong sự nghiệp của Teilhard. b) Boule đưa Teilhard vô lò Muséum. c) Sát cánh tiếp tay Thầy. d) Nhờ thầy đỡ đầu đổ tiến sĩ khoa học. e) Lại cũng nhờ Thầy nữa rồi trả ơn Thầy. f) Càng nổi danh càng bám siết Thầy. g) Bao giờ cũng tôn trọng lệnh Thầy. h) Có lúc cũng cãi Thầy một cách sáng suốt. i) Một cử chỉ trả ơn thầy nữa

    BẠT
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB



    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TIA SÁNG

    - Nếu có khi đôi ba năm, năm mười năm ta mới được một ngày vui thâm trầm trọn vẹn, thì có khi trong đời may lắm ta mới gặp được một ông thầy cho ra thầy. (Elizabeth Rosa)

    - Hai cái tình cờ định mệnh trong sư đệ là tình cờ ta gặp được minh sư để cả đời được chỉ giáo và tình cờ ta cãi minh sư mà vẫn xây được cho mình kim tự tháp sự nghiệp sáng giá. (Waterstone)

    - Xưa nay trong nhân loại, thường thường đại sự là cái đại lý, cái bao thầu dành riêng cho những ông thầy lớn và những môn đồ lớn nhứt trong lãnh vực tinh thần, đạo đức. (Ferzinger)

    - Khi một thiên tài xuất hiện trên thế giới, người ta nhận ra họ bằng dấu hiệu này : Là hết các thằng ngốc nổi lên phản đối họ. (R. Fréron)

    - Không thầy đó mầy làm nên. (Tục ngữ Việt)

    - Nhứt nhựt chi sư chung thân vi phụ : một ngày làm thầy trọn đời làm cha. (Khổng Tử)

    - Kính thầy mới được làm thầy. Những phường bội bạc sau này ra chi. (Ca dao)

    - Người ta thương địch thủ của mình hơn thương thầy mình. (Voltaire)

    - Ông thầy mới nào cũng luôn luôn chua chát (Eschyle)

    - Ai không có thầy sẽ bị Satan làm sư. (Ngạn Islam)

    - Ông thầy có một trăm con mắt. (Phèdre)

    - Cặp mắt của thầy hành động nhiều hơn hai bàn tay của ông. (B. Franklin)

    - Khi thầy mất, bức tường của Ibba khóc. (Ngạn Nga)

    - Dù bạn là ai, thầy bạn vẫn là thầy bạn. (Voltaire)

    - Thù địch của ta là thầy ta. (La Fontaine)

    --------------------

    TỰA

    1) Đại khái thời nay Thầy trách trò cái gì ? Trách đủ thứ. Trò lười biếng học, cúp cua đi xinê, tổ chức nhậu, chia phe đánh lộn, phá làng phá xóm. Trò vô lớp ăn mặc như kép hát, trai ngồi nhổ râu, gái ngồi mơ màng, bài vở không thèm chép. Thầy giảng bài mặc thầy, cậu lo tán gẫu, đánh carô, cô lo viết thư tình. Trò nhóm chợ trong lớp, thầy dạy muốn yên, không đến đỗi tay cầm sách tay cầm ma trắc, cổ đeo tu hít nhưng phải cầm thước hết nhịp đến la. Thầy đứng đầu lớp, trò cuối lớp hét như rượt giặc. Thầy xuống cuối lớp, trò đầu lớp hú lên như cảnh nhà cháy tàu chìm. Trò học nhảy lớp, lo lót tiền mua chứng chỉ, học bạ giả. Học lớp này có học bạ lớp khác. Trò có học bài ở đâu mà trả bài. Trả bài viết thì cả đám đánh bùa đánh phép. Trả bài miệng đứa này thì cả đám kia như ong vỡ ổ. Thầy trách trò cái gì nữa ? Trò đi thi lận súng lục của cha anh làm ông bự theo. Trò nhảy dù bài thi, giám thị liệu hồn mà im cái mồm nhé. Có trò sẽ xin tí huyết đấy. Trò họclấy thỏi đá của thầy võ đem thí nghiệm ở thầy văn. Lâu lâu tổ chức đập chơi thầy một bữa, tạt dầu song thập vào mắt thầy, tắt đèn lớp bất tử rồi tha hồ thụi. Ở một trường nọ, cô giáo có mang, mặc loại quần thun dài, đi lên thang lầu, ở sau có trò đạp lai quần cho tụt xuống. Cả đám trò cười ầm, la oai oái lên : Không phải em cô, không phải em cô. Cô giáo thẹn đỏ mặt và buồn đỏ mắt luôn. Trò khoái thầy nào vào lớp giảng lạc đề, thường nói tiếu lâm, lai rai pha trò tục tĩu. Thầy giảng trang nghiêm, dạy xây dựng trò cho de. Cô giảng bài hay dở không cần : trò chỉ nhắm cô đẹp hay xí thôi. Thầy đừng ỷ dạy hay dạy giỏi nhé : trò chỉ khoái ông nào đẹp trai, bay bướm lả lướt. Vô lớp trò dùng rặt tiếng lóng. Trò hô ghế ghế, Thầy cô đừng tưởng ghế cây ghế sắt nhé. Ghế đây là đồng phái với bà E-va mà tuổi còn hoa mộng đấy. Sau lưng thầy cô, trò kêu là : Thằng chả con mẻ. Trò cho mỗi thầy mỗi cô một tên riêng tùy khuyết điểm nào đó của mỗi người. Thầy mập phệ vào lớp trò bảo : Địa vào kìa tụi bây. Cô nước da đen vào lớp, trò bảo : Quần lãnh đến tụi bây. Ở một ký túc xá nọ, trò tối đến lén nhét phấn vào hai chiếc giày của thầy, sáng bữa sau thầy không để ý thọt chân vào khổ ơi là khổ. Cũng ở một ký túc xá, trò dọn cà phê cho thầy uống, oán thầy đâu từ kiếp nào nay khạc đờm mai tiểu vào cà phê và như vậy kéo dài gần ba tháng. Một giám thị nọ, tối ngủ bị trò mò vào chui vô mền một ổ kiến vàng. Kiến bò cùng mình cắn như giặc công đồn đả viện. Khi trò ra trường rồi, thầy trách trò làm sao ? Gặp thầy, trò hất mặt đi chỗ khác. Trò học cao hơn thầy, gặp thầy ra vẻ khinh khỉnh.

    Ngày xưa thầy lỡ có một hai khuyết điểm nào, trò không nhắc công thầy cực với khổ gì đâu, không khen thầy giỏi với hay gì đâu mà cứ nói toàn lỗi lầm của thầy. Trò nhắc mãi đến xuống lỗ rằng thầy này hung dữ, thầy kia 35, thầy nọ cao bồi, rằng cô A xí xọn, cô B lấy học trò, cô C « đá lông nheo » với hiệu trưởng, cô D hay khóc trong lớp. Thầy làm lớn mà không lo hết cho trò cũng là mắc nghiệp chướng nữa. Trò bảo thầy xạo, thầy thiên vị. Trò tổ chức viết báo chửi thầy, lên mặt dạy khôn lại thầy, bôi lọ thầy. Lúc thầy lên voi thì đến thầy tấp nập, không học chữ nào với ông nọ cũng tôn đại là thầy. Đến khi thầy xuống chó coi thầy như cỏ rác. Lúc thầy bị tai họa, tù đày trò coi thầy như người mắc bịnh hủi.

    2) Còn thầy ! Thầy óc nhiều chuyện động trời để trách trò. Nhưng ngược lại, trò trách thầy cái gì ? Đại khái trò trách thầy như vậy : Thầy vào lớp ăn mặc cao bồi. Thầy dạy không dọn bài. Thầy chấm bài ẩu. Thầy lựa trò nào đẹp kêu lên trả bài riêng, cho điểm cao. Thầy giảng bài lạc đề. Thầy cắt nghĩa bài không ai hiểu hết mà trò hỏi lại thì cự nự, báo thù. Thầy chạy giờ như chạy áp phe. Thầy dạy câu giờ, giảng bài tán hươu tán vượn. Thầy mê nữ sinh. Cô giảng bài trong họng. Cô kiểu nhân vật chánh trong cuốn Vòng tay học trò. Thầy nịnh trò giàu, sợ con mấy ông lớn. Thầy chấm thi tùy hứng. Thầy đánh trò như lên võ đài. Thầy vô lớp « xổ nho » ăn nói như hàng tôm hàng cá. Thầy dốt sư phạm. Thầy bằng cấp giả. Thầy trốn quân dịch. Thầy vô lớp bất lực, thiếu tư cách khiến trò nổi giặc rồi trở lại chửi trò, chửi luôn trường. Thầy ăn mặc lè phè, nói năng lấc cấc. Thầy cắt nghĩa đùi, bị hỏi bí mà cứ cắt nghĩa nam tào bắc đẩu, ra vẻ như cái gì mình cũng biết. Thầy họp hội giáo sư chuyên môn nói xấu học sinh. Thầy ghét học sinh nào thì oán nó thiên thu. Thầy ưa trông mặt mà bắt hình dong, cảm tưởng lần đầu thế nào về một trò thì in trí trò ấy tốt hoặc xấu mãi mãi. Có thứ thầy lạc hậu, ai nói gì, làm gì không hợp mình thì cho là sái trí, là khùng điên. Thầy khác ngôn hành mâu thuẫn dạy một đàng làm một ngả. Thầy dạy trò xong, hết xôi rồi việc không còn nhân nghĩa gì với trò. Thầy làm lớn coi trò như cỏ rác. Thầy dạy trò đã đi nói xấu trò. Thầy giỏi mồm dạy lý thuyết chứ không giúp trò thực hành được việc gì. Lâu năm thôi học, trò gặp lại thầy, thầy làm mặt lạ.

    3) Không làm sao kể xiết lời qua tiếng lại trách nhau như bằm bầu giữa một số thầy trò thời nay. Ai phải ai quấy ? Chắc bên nào cũng có lý mà cũng đáng trách. Do đâu mà quá tệ như vậy ? Chắc do nhiều nguyên nhân. Có kẻ nói tại chiến tranh. Kẻ khác nói tại cha mẹ, tại chánh quyền không làm xong bổn phận. Người khác nói tại báo chí, sách vở, phim ảnh, kịch trường, phòng trà, tửu quán, xì nắc-ba hè nhau đầu độc tuổi trẻ. Người khác nữa nói tại tôn giáo suy đồi, luân lý bệ rạc, tại nghèo đói, tại ngoại nhân, nhập cảng tồi phong bại tục làm dân tộc mất thuần phong mỹ tục ông bà xưa để lại, tại nước ấu trĩ học lóm dân chủ, hiểu tầm bậy tự do thành phóng túng. Vậy nguyên nhân gốc là đâu ? Phức tạp quá. Chắc tại mỗi cái một chút. Rồi có phải thầy trò ngày nay hoàn toàn tệ hơn thầy trò ngày xưa không ? Nhiều người lớn tuổi dứt khoát bảo đúng vậy. Có đúng mà coi chừng hẳn nay hoàn toàn tệ hơn xưa. Thầy trò thời lên mặt trăng có kẻ tệ lắm thật. Nhưng xưa cũng có thầy như Platon thiên vị hất trò giỏi là Aristote ra để cháu mình là Pseusipus làm đầu trường Académus khiến nhiều môn đồ bất mãn ly khai trường phái của mình. Trò xưa như 5 môn đệ ban đầu của Đức Phật hiểu lầm thầy, bỏ thầy. Trò xưa như Judas bán thầy lấy 30 bạc trị giá ngày nay khoản vài ba ngàn đồng. Trò xưa như Hoàng tử cả, con vua Louis XIV là thứ trò bất trị. Thì ra xưa nay gì cũng có tốt mà cũng có xấu. Vấn đề thầy trò giống nhau như vấn đề tham nhũng ở chỗ thời nay tham nhũng tới họng mà thôi xưa lúc đạo nho là đạo luân lý nghiêm khắc đang thịnh hành mà quan quân vào bắt cha nàng Kiều còn ra giá có ba trăm lạng việc nầy mới xong.

    4) Nói như vậy không phải thời nay tự bào chữa để đẩy trôi vấn đề mà cố ý nhận rằng sự kiện tình thầy trò sa sút là sự kiện thời nào cũng có, khác nhau về cường độ suy kém nhiều ít thôi. Vấn đề cần đặt ra là trong toàn bộ chương trình cải tạo xã hội, trong đó có việc khôi phục truyền thống dân tộc, nên lưu ý đến tầm quan trọng của tình thầy trò.

    Không cần hoàn toàn tin câu « Không thầy đố mày làm nên » những ai chấp nhận rằng trường học là lò chuẩn bị thành công cho trường đời thì rất tất nhiên chấp nhận vai trò của ông thầy. Thử tưởng tượng nếu không có thầy, bao nhiêu thế hệ trẻ sẽ ra sao, các công vụ lấy đâu người đủ khả năng để đảm trách. Không có thầy, vô số kiến văn cổ kim ai truyền thụ cho ta một cách có thẩm quyền. Đành rằng thư viện, sách báo là kho trữ văn hóa nhưng tự học trong nhiều trường hợp và nhiều phương diện làm sao bằng học mà có thầy hướng dẫn.

    Nếu hiểu thầy theo nghĩa rộng ngoài nghĩa thầy trò trong trường người ta còn biết bao nhiêu thứ thầy trò để phụ với mình xây sự nghiệp. Hầu hết những vĩ nhân của nhân loại để lại cho đời vô số công trình bất hủ đều nhờ thầy. Thầy theo nghĩa hẹp, thì trò Platon nhờ thầy Socrate, trò Teilhard de Chardin nhờ thầy Marcellin Boule, mà tên tuổi sống nghìn thu. Thầy theo nghĩa rộng thì LéonTolstoi đã từng chỉ đường dẫn lối cho Gandhi rồi Gandhi đối với cố thủ tướng Nehru là gì nếu không phải là thầy và tự Gandhi đến Nehru lập nên nghiệp cả, chắc đâu quên ơn thầy mình. Trò nhờ thầy như vậy còn thầy không nhờ trò gì sao ? Thầy lý tưởng muốn có người nối chí kế nghiệp. Thầy nuôi nhiều mộng đồ mà vì hoản cảnh, vì tuổi già sức yếu, ai thay thế mình thực hiện các mộng đồ ấy. Thầy dấn thân vào đại sự, ai tiếp tay đắc lực nhất với mình ? Đức Thích-Ca nằm xuống rồi ai truyền bá đạo pháp của Ngài. Tăng-tử đã làm gì cho Khổng-tử sau khi vạn thế sư biểu nầy tạ thế. Các tứ đồ từ Pétrus đến Paulus đã làm gì thay thế Đức Giêsu sau khi Ngài qui thiên Thomas d’Aquin không phải là một Albert de Grand mà vĩ đại hơn sao ? André Maurois không thể hiện được bao nhiêu hoài bão của Alain à ? Không phải quá lố khi người ta nói trò đáng trò là hiện thân của thầy ra thầy.

    5) Tại sao người xưa nhà nho sắp tiếng Sư trước tiếng Phụ trong hệ thống « Quân Sư Phụ ». Tại sao Socrate chết, Platon, Criton khóc thảm thiết. Tại sao Nhan-Hồi chết, Khổng-Tử vừa khóc vừa bảo Trời hại ông ? Tại sao phút cuối cùng, Đức Thích-Ca chết trên tay đồ đệ Ananda. Tại sao suốt ba năm truyền bá chân lý, Đức Giêsu chú trọng đào tạo hệ thống môn đồ cán bộ ? Tại sao cả đời Maurois danh lên đến mây xanh mà hể hở môi là nhắc tên thầy bảo rằng thầy dạy thế nầy, thầy khuyên thế kia ? Tại sao cạnh sát Gandhi vừa bị ám sát, Nehru ngã lăn ôm thầy khóc như chết vợ chết con.

    Ôi tình thầy trò quan trọng quá mà cũng cao cả, thâm trầm quá. Nó là thứ tình tổng hợp tinh hoa của các loại tình người. Khi Socrate tắt hơi cuối cùng, Plalon nói tôi khóc không phải cho Socrate mà khóc cho tôi vì từ đây tôi không còn trên dương trần một người cha, một người anh, một người thầy, một người bạn. Lời nầy đúng cho Platon mà cũng đúng cho bất cứ ai trên đời có được minh sư. Có phước lắm, trò mới gặp được một tôn sư với trọn vẹn ý nghĩa của tiếng ấy. Có phước lắm, thầy mới gặp được một hai trò để mình đầu thai trong đại chí và đại nghiệp.

    Thiếu gì người cả đời không gặp được thầy, được trò như ý nguyện. Từ Bossuet đến Fénélon, ông bỏ 10 năm, ông bỏ 6 năm dạy đổ chí tử công phu, đầu tư bao nhiêu hy vọng, lại trúng thứ trò gì đâu nên kẻ kể như thất bại, người tạm tạm thành công. Hai để tử đầu tiên của Đức-Phật, phải bỏ hai thầy cũ để theo Đức Phật rồi mới được toại nguyện. Thì ra có khi mình muốn cầu sư, cầu đệ mà đâu phải thầy nào, trò nào cũng là đối tượng như ý.

    Người cầu học, cầu tiến mà gặp được chân sư còn hơn trúng số. Họ tha hồ khai thác kiến văn, đạo hạnh, kinh nghiệm, mưu cơ. Trên đường đời họ được cố vấn đường khôn nẻo dại, họ được nguồn an ủi, ủy lạo tinh thần nhất là những khi đời họ qua truông, xuống dốc. Người đại chí, bất lực mà gặp ninh đồ trung đệ thì con bầy cũng không bằng vì họ có kẻ làm cho kiến thức, hoài bão của họ đâm chồi kết quả về thiên thu.

    6) Nhưng tiếc thay, vô số người thành công mà không ý thức chiếc nôi của sự nghiệp của mình. Họ uống nước quên nguồn. Tội nghiệp nhiều lão sư và tuổi đời xế bóng không gặp lại được mấy môn đồ lui tới viếng thăm. Lòng họ như bến đò năm cũ, đìu hiu, cô quạnh. Cũng tiếc thay, thiếu gì người, đến khi xuống tuyền đài, hồn còn ngậm ngùi, tức tưởi nhỏ lệ vì chí lớn không thành mà cũng không ai đủ tài đủ đức nối tiếp cho.

    Thưa bạn ! Tôi viết cuốn Gương Thầy Trò nầy chỉ nhằm mục đích nhỏ bé là ca tụng Tình thầy trò. Tôi thấy nó thần thánh quá, tuyệt vời quá và cũng quan trọng cho đời ta, cho quốc gia, cho nhân loại quá. Sao tôi thấy không vĩ nghiệp huân công nào dưới bóng mặt trời nầy mà không có dấu vết ít nhiều của công lao thầy trò. Tôi cũng thấy tương lai người bạn trẻ sẽ huy hoàng lắm nếu họ từ tuổi xuân gặp được minh sư.

    Trong tập sách nhỏ này, tôi sưu tầm một mớ gương thầy trò Tây-Đông kim cổ để phân tích tâm lý của tình sư đệ, để cố gắng vạch ra mấy nét chính của triết lý tình thầy trò để gạn lọc những bài học thiết dụng cho nghề làm thầy và cho đạo làm trò.

    HOÀNG-XUÂN-VIỆT
    Saigon 2-2-1973
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này