Trà phiếm Hết tập...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi V/C, 28/10/17.

Moderators: amylee
  1. NQK

    NQK Lớp 10

    Riêng quả anh khựa, vì lý do lịch sử đặc biệt, luôn được ưu ái - dù bị ghét - về việc tên tuổi. :D. Ví dụ tri huyện Dee thì được gán hẳn cho là Địch Công (họ Địch đã là đủ rồi). Thậm chí còn phải để nguyên cả cụm từ, chỉ phiên âm ra Việt - như thế mới sang: Thiên hạ vô tặc, Thập diện mai phục, Xạ điêu anh hùng truyện, v.v. Các tác phẩm hiện đại hơn thì còn được dịch tên, ví dụ như mấy quyển về Phương Mộc (à, vẫn có bản dịch được lưu hành với tên khựa phiên âm như "Giáo Hóa Trường" v.v.).

    Việc phiên âm ra thì "nhìn" mình thấy cũng buồn cười. Thật. Nhưng được cái lại cho mọi người cách đọc giống nhau, ít ra là lúc trao đổi với nhau bằng "mồm" thì còn hiểu nhau nói về cái gì.

    Ví dụ, Mát-xcơ-va, giờ nhiều nơi để là Moscow, nhưng ra quán nước mà bảo em đi "Mốt-xờ-câu" là, nói thật, bọn nó lại chẳng bảo mình là thằng ngu - mà ngu thật chứ sai đâu. Hoặc ví dụ như em iPhone 7 Plus thần thánh thì đoạn "iPhone 7" chẳng ai đọc sai cả, nhưng đoạn "Plus" thì dân gian đọc thành Pờ-lút hết. Nếu mình đọc là Pờ-lớt là lại chả ai hiểu ai. Thế nên khi không viết phiên âm tên, kể cả Anh, Pháp, Thụy Điển v.v., thì anh em xác định là trao đổi với nhau về nhân vật phải sử dụng qua con đường giao tiếp im lặng - tức là dùng ngón tay - chứ dùng lưỡi là sẽ không đủ độ sướng đâu ạ.

    Vì sao? Vì mấy cái tên nổi tiếng trong làng bóng đá mà đã bị các anh phát thanh viên, bình luận viên đọc chệch và đọc đúng khiến đến giờ thiên hạ vẫn khó có thể biết được chính xác ông ấy tên là gì. Ví dụ như cụ HLV của ta, họ Reidle, có nơi đọc là Rít-đờ, có nơi đọc là Rai-đờ, mình thì đọc là Rất-đần. Có anh thủ môn tên là Bartez, thì được đọc thành Ba-tét hoặc Bác-tê.

    Cụ Einstein thì thề là không có phiên âm thì mình sẽ chẳng bao giờ đọc đúng tên cụ cả, dù là đọc gần đúng cũng không luôn.

    Khổ lắm ý.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/11/17
    lemontree123 thích bài này.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói chung, việc phiên âm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là bất cập, nhưng để nguyên thì rất ít người đọc nổi, cho nên vẫn phải phiên âm. Về vụ bất cập, thử vài chữ cái. Д đọc như chữ Đ, З đọc như chữ D, X đọc như KH, Ы đọc như Ư... Liệu tiếng Anh có thể hiện nổi không? :D
     
    Đoàn Trọng and lemontree123 like this.
  3. V/C

    V/C Mầm non

    Anh @inno14 thử check một cuốn đồ cổ, vẫn text ngon như thường.
    trang 1: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    trang 2: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    trang 3: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Hai ảnh đầu là do chưa để điện thoại cân bằng lại ánh sáng cho nên text chưa ngon lắm, ảnh 3 thì ngon.
    Chụp mà như thế thì scan chắc phải ngon hơn chứ nhỉ?
     
  4. NQK

    NQK Lớp 10

    Bác cứ phiên cho em nhờ. Tiếng Nga em biết được mỗi con voi thôi ạ.
     
  5. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Thế nên tốt nhất là phiên âm về tiếng Việt, Mát Cơ Va, chả gạch ghiếc với âm gió gì hết, nhưng để làm triệt để vụ này cần lập ra một bảng quy tắc phiên âm Việt dựa theo IPA. Cái này tiếng Anh có rồi. Khi nào tiếng Việt có thì hơi viễn tưởng.
    Còn buồn cười thì dùng nhiều sẽ quen ấy mà. "Cà" "phê", nội 2 tiếng của từ này cũng đủ nghĩ đến đủ thứ tục rồi mà có sao đâu. :P
     
  6. NQK

    NQK Lớp 10

    Anh cũng thấy chẳng có vấn đề gì với phiên âm cả.

    Mà tục chỗ nào thế?
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cuối cùng, duy nhất chỉ có tên Anh bị phiên sang Việt là dễ trả lại nhất, tên Pháp bắt đầu khoai rồi, Nga còn khoai nữa (đích đến là kiểu Anh). :D
     
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Có ông còn phiên âm Chúa Dê Xu mới hay.
     
  9. NQK

    NQK Lớp 10

    Bác đi xa quá. Chỉ ba nước có chung biên giới với Việt Nam ta là đã móm sặc rồi nếu không có phiên âm.
     
  10. V/C

    V/C Mầm non

    Cà chắc là 2 hòn lủng lẳng.
     
  11. NQK

    NQK Lớp 10

    :D. Giê-su nhé. Phiên âm sai be bét kìa. À, Giê-su là đọc theo tiếng Pháp (anh đoán thế), còn theo tiếng Anh thì phải là Gí-sợt cơ.
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Москва nếu phiên sang Anh thì dễ cứ Moskva thôi, còn Moscow là do người Anh gọi thành phố đó thế, chứ đó không phải là phiên âm.
     
  13. V/C

    V/C Mầm non

    Cũng không nhớ là cuốn nào, lúc đọc xuýt rơi máy. Mà đọc thì như nhau, chỉ viết là hài.
     
    NQK thích bài này.
  14. NQK

    NQK Lớp 10

    Thì em biết đâu được. Em đã nói là em chỉ biết con voi thôi. Tại bây giờ xính tiếng Anh nên cứ lấy tiếng Anh mà táng ạ. Peterburg thì bên Nga đọc là Pe-téc-bua đúng không ạ? Anh thì đọc là Pi-tơ-bơ-gờ. Khó nhỉ.
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi anh học tiếng Nga, có cô giáo từng học bên Nga về. Đầu giờ học sinh đứng lên chào. Cô nói: (phiên âm) "Xađịt pajaluixta!" - lần đầu nghe nổi gai ốc luôn, rồi nghe mãi thành quen. Còn các thầy cô khác thì vẫn "Xađít pajaluixta". Cách sau đỡ "tục" hơn nhưng cách 1 mới chính xác theo ngữ điệu. :D
     
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sách cũ thì camscaner ocr ngon. Anh đang làm 5 cuốn do bà chị chú tặng anh đây. Giấy đen xì, in không nét lắm (cầm cuốn sách in đọc đau cả mắt ấy) nhưng chất lượng ocr chấp nhận được. Việc này sắp xong rồi, xong là anh gác kiếm, chuyển sinh hoạt mảng ebook sang chi bộ khác. :D
     
  17. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Nói đến chuyện phiên âm ra Việt ngữ, tôi thấy cũng có trường hợp đúng. Bạn nào giải thích giùm tôi tại sao Kinh Thánh họ không dám giữ nguyên bản tên từng người mà bản địa hoá như các tiếng khác, vì họ sợ giáo dân đọc sai đọc bậy.

    Như phúc âm của Luca theo nguyên âm Latin của văn bản gốc. Tai hại là nó thành Lucas tiếng Bồ, Luke tiếng Anh, Lu tiếng Pháp.

    Việc chuyển như thế là cần thiết
     
  18. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Việc dịch bộ Kinh thánh đòi phải rành tiếng Hy Lạp, Hebrew, Latin các ngôn ngữ này là ngôn ngữ chết. Việc đã là khó chứ chưa đến chuyện dịch
     
  19. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Dám chắc nhiều người đọc sách giữ tên gốc thì chỉ nhớ được chữ cái đầu của các tên, còn phát âm lên thì chịu chết, mình đọc cả phiên và gốc thấy phiên giúp nhớ tên tốt hơn, do đó cũng nhanh hiểu sách hơn.
     
    NQK thích bài này.
  20. NQK

    NQK Lớp 10

    Không nên gác anh ạ. Đàn ông có mỗi cái kiếm là quan trọng thôi, người ta còn phải tìm mọi thuốc thang để kiếm thêm sắc bén. Sắc bén là để dùng, không làm cảnh.

    Chi bộ nào thì cũng thế thôi, cũng là những cá nhân, mà có khi vẫn là những buk viên đó cả. Đi lại làm gì. Không phát biểu thì ngủ. Chán ngủ thì vào mạng tìm thuốc mài kiếm. Đâm chém xong, thư thái thì mọi thứ lại tươi sáng. Tươi sáng rồi có khi lại chụp sách.

    Đấy.
     
    lemontree123 and Trungndcit like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này