Giới thiệu sách [Kawabata Yasunari] Xứ Tuyết: Vẻ đẹp u buồn mỹ cảm của Văn hóa Nhật Bản

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi Hoàng Việt Hùng, 29/1/19.

Moderators: CreativeIdiot
  1. Xứ Tuyết là một trong những tác phẩm kinh điển của xứ sở mặt trời mọc đồng thời cũng góp mặt trong khu rừng văn chương với từng dòng chữ khắc họa nét đẹp trong suốt, tinh khôi, duy mĩ của Nhật Bản qua ngòi bút ấp ủ gần 13 năm của Kawabata Yasunari.
    Tác giả Kawabata Yasunari dường như chỉ cho đứa con tinh thần của mình lọt lòng khi độ chín muồi trong tư tưởng và nhận thức về cái đẹp, thế giới duy mỹ, duy tình vốn hữu hiện của văn chương lên đến đỉnh điểm giúp ông ẵm trọn giải Nobel văn học danh giá năm 1968.

    Xứ tuyết giống như Ngàn cánh hạcCố đô dù rất nhẹ nhàng, vô hình chạm khẽ nhưng thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản trong tác phẩm vừa bình dị gần gũi đời thường lại vừa đẹp đến u buồn đã cứa rất sâu vào trái tim những con người yêu cái đẹp. Nơi có những Geisha ca hát, chìm trong vẻ đẹp tuần hoàn bốn mùa, trà đạo,…là những gì Kawabata theo đuổi. Đến nỗi ông gieo mình vào cái chết để được tìm kiếm vẻ đẹp vĩnh hằng.
    [​IMG]
    (Nguồn ảnh: reviewsach.net)
    Trong nền văn học Nhật Bản, ta nhận thức rõ các nguyên lý thẩm mỹ chịu dấu ấn tôn giáo Nhật bản như sau: Wabi (vẻ đẹp giản dị đời thường), Sabi (vẻ đẹp mang dấu ấn thời gian), Aware (vẻ đẹp u buồn) và Yugen(vẻ đẹp u huyền). Sát sườn bên các nguyên lý đó, còn phải nhắc đến Yasashi tượng trưng cho vẻ đẹp tính nữ-Yasashi được Kawabata Yasunari đề cập rất sâu sắc trong tuyệt tác Xứ tuyết. Như một con chiên thờ phụng sự duy mỹ, Kawabata Yasunari nhắc đến tính nữ như một sự lồng ghép khát khao không ngừng thỏa sức vươn mình để tranh đấu đến tận cùng với bóng tối của hiện thực để tìm được vẻ đẹp duy mỹ u buồn, mong manh, dễ tan biến mà thanh khiết, trong thanh như tuyết nấp mình giữa nhân gian.

    Vậy, xứ tuyết nằm ở chốn nao?
    #reviewsachonly

    Dường như xứ tuyết nằm trong những xác tằm con chữ còn lại nơi trang sách, tác giả đang buông mình, mượn chất liệu hiện thực dệt nên tác phẩm trong thế giới hư ảo đến tận cùng nhưng cũng ám ảnh đến nghiệt ngã. Xứ tuyết có thật. Nó mang vị mặn chát của hiện thực bởi số phận cái đẹp không nơi nương tựa. Nó tượng trưng cho hai cô gái xinh đẹp đối lập nhau nhưng đều bị khóa trói trong chàng trai mang tên Yukiko yếu ớt, tật nguyền. Phải chăng đây chính là một hình ảnh ẩn dụ rằng Yukiko chính là hiện thân của nước Nhật trong thời kì đổi mới, vừa nhàu nhĩ vừa bị cuộc đời quăng quật, giằng xé bởi ý thức thời đại mới. Nếu so sánh hai tính nữ trong Xứ tuyết ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của Komako và Yoko tượng trưng cho vẻ đẹp có chút gì đó hoang dại, nhiệt tình, ham muốn sống tự do và vẻ đẹp cao khiết, trong sáng, xa vời, ảo mộng như Midori và Naoko trong “Rừng Na Uy” của Murakami Haruki. Mọi sự so sánh đều sẽ khập khiễng. Tuy nhiên, dường như có một sự tương đồng thú vị nào đó ở đây với những ai ham thú văn học Nhật Bản. Nền văn học mà nếu không tìm hiểu cặn kẽ văn hóa truyền thống của quốc đảo trên ta sẽ tưởng nó nhạt nhòa, không màu, không vị và dâm tục đến kì quặc chăng?
    Xứ Tuyết & Câu chuyện tình tay ba

    Bối cảnh tác phẩm xoay quanh một thị trấn xa xôi hẻo lánh nơi phía Tây dãy núi Alps chia đôi đảo Honshu khi chàng trai ở thủ đô xa hoa lộng lẫy Tokyo ghé thăm. Chàng trai ấy không hiểu vì sao mình lại say mê, chắt chiu cái đẹp đến độ ở trong một thế giới giàu có, thịnh vượng như Tokyo lại có thể theo học nghệ thuật vũ đạo Tây phương và hoạt kịch. Shimamura mang theo một linh hồn khát khai tìm kiếm cái đẹp ấy dạo chơi, du hành, ngắm cảnh và đắm mình trong suối nước nóng thiên nhiên ở làng quê nhỏ. Xứ tuyết rõ ràng mang âm hưởng truyền thống lữ hành tìm kiếm, thờ phụng cái đẹp được niêm yết, cất giấu trong thiên nhiên cây cỏ bởi các thi nhân, văn sĩ Nhật Bản từ thuở xưa. Chính những âm thanh nhỏ nhoi của thiên nhiên cũng có thể gợn lên trong lòng ta những lớp sóng rất lạ. Mỗi dòng văn trong Xứ tuyết đều không thoát khỏi sắc thái thẩm mỹ một cách cô liêu vô tận, trùng trùng điệp điệp trong thế giới tâm linh con người Nhật Bản tựa như những dòng thơ của Issa:

    “Gió mùa thuBóng dài của núiRung lên mơ hồ.”

    Mọi sự vật chân thật, ấm áp đến lạ thường đối với chàng trai Tokyo. Chàng không hề thấy cô đơn. Chàng tự do trong những vẻ đẹp mang hương vị dân dã như mảnh vườn, bụi tre, vựa lúa, cây bá hương cô độc vò võ hay thậm chí là con tàu cổ gác mình lại trong mùa đông lạnh giá. Nhưng khi chàng nhìn lên bầu trời dêm đặc quánh cô đặc mang màu sắc u buồn, kỳ ảo đến nao lòng lại thoáng chợn lòng. Shimamura đắm mình vào lần gặp gỡ xứ tuyết lần đầu tiên với Komako-nàng Geisha tràn trề nhựa nóng của tuổi trẻ, sự nữ tính căng đầy, vừa thiện lương lại vừa nhục dục, vừa lí chí lại vừa đê mê, vừa ngây ngô lại không kém phần sâu lắng, nội liễm. Chàng thích thú ngắm nàng bởi vẻ đẹp trần tục nhưng không kém phần tươi mát, nồng nhiệt sau những buổi đánh đàn Samisen góp vui đến tận lúc tàn canh của nàng. Komako mang vẻ đẹp huyền bí và có chút phi nữ tính đến kì lạ bởi “hàng mi của cô không cong, cũng không hướng lên phía trên, cắt ngang mí mắt thành một đường thẳng đến nỗi trông có vẻ kì dị, thậm chí buồn cười, nếu nó không được bao bọc một cách tế nhị bởi hàng long mày rậm, cong và mượt như tơ lụa”. Vẻ đẹp của Komako hoàn toàn ngược lại với Yoko sau này.

    Sau cái lần đầu tiên đến vào thời điểm mùa xuân, chồi non xanh thẳm, hương thơm ngát gặp gỡ Komako ấy, lần thứ hai đến vào thời điểm mùa đông, Shimamura lại bị lôi cuốn bởi cô ca kỹ Yoko mộng ảo, xa vời, trong trắng đến tột bậc và tuyệt vời với giọng nói “truyền cảm, trong thanh và đẹp đến não lòng”. Dẫu rằng cách ăn mặc của nàng có thô sơ, xấu xí khi “chàng chỉ cần nhìn cái cách thức nàng mặc chiếc quần bakama miền núi, nhưng mẫu hình trang nhã ở đai thắt lưng của nàng chỉ lộ ra một nửa ở phía trên chiếc quần rộng xẻ ống như rọi sáng những đường kẻ nâu và kẻ đen xấu xí ở vải quần, đồng thời làm cho hai ống tay dài ở áo kimono bằng len của nàng có vẻ quyến rũ hơn”.Yoko tượng trưng cho nét đẹp tinh khiết, xa vời và ảo mộng đến vô cùng. Hai cô gái tượng trưng cho hai vẻ đẹp nữ tính đối lập nhau hoàn toàn luôn gây ấn tượng mạnh trong mỗi câu chuyện thở than về cái đẹp thẩm mỹ lạ kì trong văn học Nhật Bản.
    Và rồi, trong những ngày đầu mùa thu ghé đến, Shimamura lại rời Tokyo để đi nghỉ Xứ tuyết, nơi mà những con người mẫn cảm, rung động với cái đẹp dễ lưỡng lự trước hai mối tình giữa thể xác và tâm hồn. Khi Shimamura càng lạnh lùng trước sự hi sinh vô điều kiện, trọn vẹn, mãnh mẽ từ Komako bao nhiêu thì Komako càng sợ mất chàng bấy nhiêu. Vào đúng thời điểm Shimamura quyết định dứt áo rời xa trạm nước nóng nơi xứ thanh tao này để cắt duyên nợ lặng lẽ thì trong một buổi chiếu bóng nơi chàng ở, mặt đất rừng rực tia lửa thiêu đốt bầu trời đêm thiêu cháy Yoko-người yêu trong mộng thuần khiết của chàng. Khi chàng tới nơi, thân hình bất động của Yoko với gương mặt thanh tú trên đôi tay của Komako đang nói những lời mê sảng như kẻ điên giống như một tia sét xé ngang tinh thần của chàng. Chàng nhìn lên trời và có cảm giác dải ngân hà đã trôi tuột vào trong người chàng với tiếng thét dữ dội. Dường như ngay lúc này chàng nhận ra mình đã mất tất cả. Những vẻ đẹp Shimamura chàng muốn bảo vệ ở chốn đây: nơi lằn ranh sự sự sống và cái chết, cái đẹp và cái xấu, tạm bợ của kiếp người và vĩnh hằng của vũ trụ đều hóa vào hư không trong nền tuyết trắng cao nhã ấy. Chết bởi chính tay sự sống đưa đẩy trong khúc ru u buồn mà hay đến nức nở vào tận sâu trong cõi lòng. Đúng như E.M.D. Jakonova từng nhận xét: “Trong mỹ học tuyền thống Nhật Bản, nỗi buồn, nỗi u sầu, nỗi buồn cô đơn không tách khỏi khái niệm vẻ đẹp, bởi vì vẻ đẹp sẽ không đầy đủ nếu thiếu nỗi buồn”. Mọi vẻ đẹp chỉ sống đúng nghĩa của nó khi nó vương vấn nét u buồn. Vẻ đẹp Nhật Bản mà góp mặt với niềm vui, sự hào hứng phấn khởi chắc chắn là sự sai sót của tạo hóa. Kawabata Yunasuri viết về một mối tình tay ba ngổn ngang cảm xúc như thế giữa một chàng trai với hai cô gái trong Xứ tuyết như một thước phim được phổ nhạc buồn từ đầu đến cuối bất chấp người đọc có ưng ý hay không. Sự mạo muội của văn chương tìm đến Kawabata có cũng vì sự tương cận, đồng điệu giữa những linh hồn ham thú nét đẹp ngàn xưa vang vọng lại chốn ảo mộng này chăng?

    Trong những ngăn kí ức, mọi nỗi buồn và đẹp đều nằm xếp lớp, ủ mình trong lớp tuyết xốp, mềm và lạnh lẽo cũa thực tại mà chẳng mấy người để tâm chú ý. Có đôi lúc cái đẹp buộc phải chết đi để người ta thảng thốt nhận ra nó đã từng tồn tại, từng trao thân và từng sưởi ấm cho biết bao trái tim khô héo của con người.

    Vẻ đẹp mỏng manh của tuyết trắng ấy sẽ thôi thúc bạn đọc Xứ tuyết không chỉ một lần, có thể là đến khi ta bạc tóc, lưng còng những dòng chữ ấy vẫn không thôi nguôi ngoai nỗi sầu vạn cổ của thời thức xưa tìm về trú ngụ trong trái tim từng một thời cũng tìm kiếm, gạn lọc nét đẹp duy mỹ, u buồn giữa trần thế này.

    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
     
  2. vinhson65

    vinhson65 Mầm non

    Có bản tiếng Anh đây.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: CreativeIdiot

Chia sẻ trang này