Hiện thực Làm lẽ - Mạnh Phú Tư

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi moonuycxalim, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. moonuycxalim

    moonuycxalim Lớp 10

    Mạnh Phú Tư, tên thật: Phạm Văn Thứ; 1913 - 59), nhà văn Việt Nam. Sinh trong một gia đình nông dân quê ở Hải Dương. Học trung học, bỏ dở để làm gia sư, viết báo, viết văn kiếm sống. Tiểu thuyết đầu tay "Làm lẽ" được giải nhất về tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn (1939). "Làm lẽ" và "Nhạt tình" (tiểu thuyết, 1942) đi sâu vào thân phận tủi nhục của người phụ nữ trong cảnh chồng chung khá phổ biến đương thời. Tác phẩm tiêu biểu hơn cả là "Sống nhờ" (1942), tiểu thuyết tự truyện, kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả - đứa bé mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng khác, phải "sống nhờ" nhà bà con và bị hắt hủi phũ phàng. Tác phẩm thể hiện tình cảnh người đàn bà goá ở nông thôn, nạn nhân của những tập tục phong kiến hủ bại, phơi trần lối sống tư hữu trong nhiều gia đình nông thôn, làm cho con người trở thành ích kỉ, độc ác và gây nên những bi kịch triền miên giữa những người ruột thịt. "Sống nhờ" có giá trị hiện thực, giàu chất trữ tình. Các sáng tác khác: tiểu thuyết "Gây dựng" (1941), "Một cảnh sống" (1941), "Một thiếu niên" (1942) và tập truyện ngắn "Người vợ già" (1942).

    Sau cách mạng, Mạnh Phú Tư giữ chức phó chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Thanh Hà (Hải Dương), nhưng chủ yếu làm báo phục vụ cách mạng và kháng chiến. Bút kí "Rãnh cày nổi dậy" (1946) ghi lại những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám sôi động ở một vùng nông thôn. Mạnh Phú Tư mất ở Hà Nội, khi đang làm biên tập báo "Văn học".
    Nguồn: Bách khoa toàn thư Việt Nam

    View attachment 6414

    Người post cũ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn TVE
     
    lehangminh, sadec1 and chis like this.
  2. phan thi hong tham

    phan thi hong tham Mầm non

    bạn ơi hầu như bạn poss bài nào lên cũng bị hỏng hết
     
  3. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Bạn tải truyện ở đính kèm:
     

    Các file đính kèm:

  4. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

    Mạnh Phú Tư trích từ Nhà Văn Hiện đại của Vũ Ngọc Phan quyển 4
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này