Đôi dòng lưu niệm lưu trữ để đọc khi buồn

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi htahta, 11/2/21.

Moderators: amylee
  1. htahta

    htahta Lớp 7

    Hãy cứ khóc đi, con tim bé nhỏ, nhưng đừng gục ngã
    “Chúng ta thay đổi mỗi ngày, và con người hôm qua của chúng ta đã chết” – John Updike từng viết – “Vậy tại sao… chúng ta phải sợ hãi cái chết, khi mà nó đến với ta hết lần này đến lần khác?”. Một nửa thiên niên kỷ trước, Montaigne đã đặt ra câu hỏi tương tự khi ông chiêm nghiệm về cái chết và nghệ thuật sống: “Than thở về việc chúng ta không thể sống tới hàng ngàn năm tiếp theo, cũng điên rồ như việc tiếc nuối tại sao chúng ta không được sinh ra từ hàng ngàn năm trước.”

    Tuy nhiên, cái chết vẫn luôn làm chúng ta khiếp sợ – cái chết của chính ta, và cái chết của những người thân yêu xung quanh chúng ta. Nếu một người trưởng thành vẫn luôn hoang mang và không nắm bắt được ý niệm về cái chết, vậy làm cách nào để lý giải cho một đứa trẻ về cái chết, để khiến nó cảm thấy thấu hiểu và chấp nhận cái chết như một phần của sự sống?

    Cuốn sách có tựa đề “Hãy cứ khóc đi, con tim nhỏ bé, nhưng đừng bao giờ gục ngã” (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) – một cuốn truyện cho thiếu nhi đã lý giải rất thông minh và đầy đủ cho con trẻ về cái chết. Cuốn sách này được viết bởi nhà văn người Đan Mạch Glenn Ringtved, minh họa bởi Charlotte Pardi, và được dịch sang tiếng Anh bởi Robert Moulthrop.

    [​IMG]


    Mặc dù nhà văn Ringtved thường được biết đến với những cuốn truyện hài hước, nhưng riêng cuốn này được thai nghén từ sự trải nghiệm sâu sắc của tác giả – khi mẹ của ông đang hấp hối và cố gắng giải thích cho những đứa cháu nội của mình về cái chết, bằng những câu từ thật nhẹ nhàng: “Hãy cứ khóc đi, con tim nhỏ bé, nhưng đừng bao giờ gục ngã.” Đó là cách mà bà đã an ủi những đứa cháu rằng, thay vì chống lại, hãy cho phép những cảm xúc tiếc thương, buồn bã đó được đến với mình, sau đó gấp nó lại trong một trang của cuộc sống, và tiếp tục lật mở những trang tiếp theo. (Nhắc đến đây, tôi chợt nhớ tới câu nói bất hủ của Maria Kalman: “Khi Tibor (tên chú chó cưng của Maria) chết, tôi tưởng rằng cả thế giới này đã chấm dứt. Nhưng thực tế nó không hề chấm dứt. Đó là bài học lớn nhất mà tôi được học.”)

    Câu chuyện bắt đầu với khung cảnh trong “căn nhà nhỏ ấm áp”, nơi bốn đứa trẻ sống cùng bà của chúng. Đến một ngày, Tử Thần đến căn nhà đó để đưa người bà đã già yếu ra đi. Do không muốn làm kinh sợ những đứa trẻ, Tử Thần đã để lại lưỡi hái của mình bên ngoài cửa. Chi tiết nhỏ này khiến chúng ta hơi ngạc nhiên về sự nhân từ của Tử Thần.

    [​IMG]


    Bước vào trong nhà, hắn ngồi xuống bàn ăn, nơi mà chỉ có đứa nhỏ nhất là Leah, dám nhìn thẳng vào hắn.
    Điều khiến người đọc thấy cảm động là nhờ vào những bức tranh mô tả của Pardi – cho thấy những đứa trẻ cảm thấy hụt hẫng, ngỡ ngàng, cho dù Tử Thần đã dành cả khoảng thời gian ngắn ngủi đó để xin lỗi và giải thích nghiệm vụ của hắn, ta vẫn không khỏi cảm thấy nghẹn ngào.

    [​IMG]


    Trong lặng lẽ, những đứa trẻ nghe thấy tiếng chân của bà chậm chạp bước lên lầu, cùng những hơi thở khò khè, nặng nhọc như lúc bà đang ngồi ở bàn. Chúng hiểu rằng Tử Thần đến để đưa bà đi, và thời gian còn lại chẳng là bao.

    [​IMG]


    Để ngăn chặn điều không thể đó, những đứa trẻ đã lên một kế hoạch – chúng nghĩ rằng Tử Thần chỉ ra tay vào thời điểm ban đêm, nên chúng “câu giờ” bằng cách liên tục rót đầy tách cafe của Tử Thần cho đến lúc bình minh, với hy vọng rằng hắn sẽ rời đi mà không đem theo người bà của chúng. Ngay tại đoạn này, chúng ta có thể cảm thấy sự gần gui của cái chết với cuộc sống bình thường. Còn điều gì có thể bình thường hơn, khi một kẻ – cho dù là Tử Thần – cũng có thể thưởng thức tách cafe bên bàn bếp?

    [​IMG]


    Nhưng rốt cục, Thần Chết che bàn tay xương xẩu của mình lên miệng cốc, báo hiệu rằng đã đến lúc. Ngay lúc đó, Leah đã đặt bàn tay nhỏ bé của mình lên bàn tay Tử Thần, và cầu xin hắn đừng mang người bà yêu dấu của em đi. Em nài nỉ: “Tại sao bà lại phải chết?”

    [​IMG]


    Mọi người thường cho rằng trái tim Tử Thần thì đã chết và mang một màu đen xám xịt như than đá, nhưng điều đó không đúng. Bên dưới lớp áo choàng đen như mực của mình, trái tim Tử Thần có màu đỏ tươi như hoàng hôn và đang đập với một tình yêu lớn dành cho sự sống.

    Cái chết là một điều gì đó vượt quá sức tưởng tượng của những đứa trẻ, nên Tử Thần đã quyết định trả lời câu hỏi của Leah bằng một câu chuyện, với hy vọng rằng nó sẽ giúp bọn trẻ hiểu được tại sao cái chết là một phần tự nhiên và thiết yếu của sự sống.

    Câu chuyện bắt đầu với hai anh em tên là Sorrow (Nỗi buồn) và Grief (Sự đau khổ), sống những tháng ngày “chậm chạp và nặng nề ” trong một thung lũng tối tăm, bởi họ chẳng bao giờ ngửa mặt nhìn lên, bởi “họ chẳng bao giờ nhìn lên những gì đang diễn ra trên những đỉnh đồi”.

    [​IMG]
    [​IMG]


    Trên đỉnh đồi đó, có hai chị em tên là Joy (Niềm vui) và Delight (Sự hân hoan) đang sống.

    [​IMG]


    Trên đó tràn ngập ánh nắng mặt trời, và những ngày của họ diễn ra trong hạnh phúc. Khi nhìn xuống dưới thung lũng, hai chị em cảm thấy rằng một điều gì đó đã mất đi. Họ không rõ đó là điều gì, nhưng họ có cảm giác rằng chẳng thể tận hưởng niềm hạnh phúc này một cách trọn vẹn.

    Khi Tử Thần đang kể câu chuyện, Leah bé nhỏ đã ngúc ngoắc cái đầu, và dự đoán được điều gì diễn ra tiếp theo – Hai người con trai đã gặp hai người con gái, họ yêu nhau và tạo thành hai cặp cân bằng: Sorrow cưới Joy, còn Grief cưới Delight.

    [​IMG]


    Tử Thần nói với bọn trẻ rằng:
    Đó là cuộc sống – sự sống luôn đi cùng với cái chết… Điều gì sẽ diễn ra nếu sự sống có đó mà cái chết không có đó? Ai có thể yêu những ngày nắng nếu chưa từng trải qua những ngày mưa? Và ai có thể ước ao ánh sáng ban ngày nếu chưa từng trải qua đêm tối?

    [​IMG]


    Bằng cách nào đó, bọn trẻ cảm nhận rằng đó là một điều hợp lý. Tuy hợp lý, nhưng thật buồn.

    Đoạn, Tử Thần đứng dậy khỏi bàn và bước lên cầu thang, đứa bé trai nhỏ tuổi nhất lao ra chặn đường đi của Tử Thần. Nhưng đứa anh lớn hơn đã đặt tay mình lên vai em, an ủi rằng hãy để Tử Thần làm nốt nhiệm vụ của ông ta.

    [​IMG]

    Một lát sau, những đứa trẻ nghe thấy cửa sổ trên lầu được mở ra. Và, tiếng Tử Thần cất lên như một lời ru nhẹ nhàng mà buồn thảm: “Hãy bay đi, linh hồn. Hãy bay thật xa nơi này.”

    Chúng vội vã bước lên lầu, nơi người bà của chúng đã ra đi vĩnh viễn – đó là khoảnh khắc buồn bã nhất đối với 4 đứa trẻ, nhưng lại được bao bọc trong sự yên bình, ấm áp đến lạ kỳ.

    [​IMG]

    Tấm màn cửa khẽ tung lên trong một cơn gió nhẹ buổi sáng. Nhìn những đứa trẻ, Tử Thần khẽ nói: “Hãy khóc, hãy đau đớn, nhưng đừng bao giờ gục ngã. Hãy để những giọt nước mắt đau khổ này giúp các cháu bắt đầu một cuộc đời mới.”
    Sau đó, Tử Thần ra đi.

    [​IMG]

    Kể từ đó về sau, mỗi khi những đứa trẻ mở cửa sổ, chúng lại nhớ về người bà đã quá cố. Khi cơn gió nhẹ thổi đến, chúng lại cảm thấy như bà đang vuốt ve khuôn mặt của mình.

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Dich: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. htahta

    htahta Lớp 7

    Họa tùng khẩu xuất

    GN - Cổ nhân có dạy: “Họa tùng khẩu xuất” (họa từ miệng ra).
    Những việc gây tổn đức không phải ngày nào ta cũng có thể làm; nhưng những lời gây tổn đức, những lời khó nghe, những lời bất chính... rất có thể được ta nói ra hàng ngày.
    Theo thời gian, khi việc tổn đức do khẩu nghiệp gây ra tích tụ càng nhiều, phúc báo sẽ dần biến mất. Vì vậy, chủ nhân của nghiệp ấy cả đời sẽ lao đao, vất vả.
    Có người nói, tôi không làm việc gì xấu cả nhưng sao vẫn cực khổ. Nên nhớ rằng, những khẩu nghiệp kia có thể làm phúc báo của bạn hao tổn một cách nhanh chóng và từ đó làm mất đi vận may, khiến cuộc sống của bạn không suôn sẻ.
    Cổ nhân thường dạy, lời nói do tâm sinh. Nếu miệng luôn nói những lời không tốt, chê trách, nguyền rủa, mắng nhiếc người khác đều sẽ bị tổn đức, mất đi phúc báo. Chê bai người lớn tuổi hơn cũng có thể khiến mất đi phúc báo. Có những cặp vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn, ngay đến cả cha mẹ, tổ tông nhà chồng (vợ) cũng đều bị mang ra nguyền rủa. Điều này sẽ tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng.
    Cứ như vậy, gia cảnh ngày càng khốn đốn, vì bởi phúc báo đều đã theo những lời mắng nhiếc chửi bới kia bay đi hết rồi. Vì vậy, cái quan ải tạo khẩu nghiệp này, trong cuộc sống chúng ta nhất định nên chú ý. Miệng nên nói những gì có thể giữ được đức, đừng chua ngoa, nói lời xấu ác với người, như vậy mới có thể giữ lại phước lành.
    Phúc báo chính là nhân duyên hòa hợp, là sự thể hiện của một loại trường năng lượng, tương thông với nguồn năng lượng ấy có trong vũ trụ, trong người khác.
    Người luôn oán trời trách đất, không trân quý những gì họ đang có, thường sinh tâm oán giận, lại thông qua miệng lưỡi không ngừng thốt lời chê trách, nói xấu người khác thì phước lành của họ cũng nhanh chóng bị mất đi.
    Người miệng luôn nói lời tốt đẹp, trong tâm cũng đầy thiện lương, thuật lại những lời hay ý đẹp trong kinh Phật, nói những điều mềm mỏng thiện lương, làm vui lòng người khác thì sẽ được phúc báo lớn lao.
    Thế nào là một trái tim thiện lương? Trước tiên, đó chính là tâm biết đủ và biết ơn. Biết đủ chính là một loại thành quả. Người khi càng tu hành càng biết thế nào là đủ. Với bất kể hoàn cảnh nào họ đều luôn biết đủ, và biết tạ ơn, như vậy mới có thể tiến bộ.
    Hiểu người không nên nói hết, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút khẩu đức cho bản thân.
    Trách người không nên trách hết lời, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút độ lượng cho bản thân.
    Dù có tài năng cũng đừng nên kiêu ngạo, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu chút hàm ý lại cho bản thân.
    Dù có lợi thế vượt trội cũng không nên lộ hết ra, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu lại sự hội tụ sâu lắng cho bản thân.
    Dù thành công cũng đừng nên đi khoe khoang, lưu lại ba phần cho người khác tự biết, lưu lại sự khiêm tốn cho bản thân.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  3. htahta

    htahta Lớp 7

    Hãy gọi tôi :3D_79:
    Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng tôi có thể đến và khóc cùng với bạn 5cat122
    Nếu một ngày bạn không còn muốn nghe ai nói nữa o_O
    Hãy gọi tôi o_O
    Tôi sẽ đến bên bạn, im lặng và không nói gì :3D_70:
    Nếu một ngày bạn gọi tôi mà không nghe tiếng trả lời 3cat113
    Thì hãy đến bên tôi vì lúc đó tôi đang cần đến bạn.. cute_smiley15
    (theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
     
    ai0ia thích bài này.
  4. htahta

    htahta Lớp 7

    CHỮA LÀNH NHỮNG SANG CHẤN VỀ CẢM XÚC THÔNG QUA NGHỆ THUẬT

    Nguyên tác: Michaela Herr - Helping Emotional Trauma Through Art
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguyễn Minh Tiến lược dịch (Đi Qua Màn Sương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    [​IMG]

    Michaela Herr, chuyên viên tâm lý phát triển tại ĐH Brooklyn, thành phố New York, Hoa Kỳ, đã mô tả một số trường hợp trẻ em bị tổn thương tâm lý mà cô đã làm việc như một nhà trị liệu nghệ thuật (art therapist).

    Ca 1: Chuyển từ hung tính sang niềm vui

    Một bà mẹ dẫn đứa con trai 7 tuổi đến nhà trị liệu nghệ thuật vì những hành vi hung tính của đứa trẻ. Việc gần nhất mà trẻ làm là đã dìm chết con mèo nuôi trong chiếc bồn tắm. Trẻ tư duy nhanh, nói nhiều chuyện chẳng biết là thực hay là trong tâm trí như đang mơ của mình. Cậu nói về những nỗi sợ của mình và về cách mà cậu đánh đập người khác khi cậu nổi điên lên. Nhà trị liệu nói với cậu rằng nổi điên cũng được, nhưng có nhiều cách khác để bày tỏ sự tức giận thay vì là sử dụng bạo lực. Cậu ngạc nhiên hỏi "Có à?". Nhà trị liệu đưa cho cậu bút vẽ và một tờ giấy, bảo cậu hãy vẽ ra cơn giận của mình. Khi đó, cậu trở nên rất tập trung và cảm xúc đang mạnh mẽ trở nên dịu lại. Sau vài phút, cậu ngưng vẽ, nhìn nhà trị liệu rồi nói "Cháu là một họa sĩ". Gương mặt cậu có vẻ say sưa và ngạc nhiên về những gì mình có thể làm được. Niềm hạnh phúc như đang lan truyền...

    Ca 2: Chuyển từ lo âu sang điềm tĩnh

    Một bé trai 6 tuổi từng chứng kiến những hành vi bạo lực giữa cha mẹ ở nhà và bị bạn bè bắt nạt trong trường học. Cậu rất ngưỡng mộ những nhân vật siêu anh hùng và thường mặc chiếc áo thun có in hình Captain America. Chiếc áo như một nguồn cảm hứng tạo nên chiếc khiên che chắn cho cậu. Nhà trị liệu khuyến khích cậu dùng chiếc khiên ấy bất cứ khi nào cậu cảm thấy cần được bảo vệ, đặc biệt khi bạn bè ở trường nói những lời gây tổn thương cho cậu. Rồi nhà trị liệu bảo rằng chiếc khiên phải được để lại ở nhà, nhưng cậu có thể tưởng tượng rằng mình vẫn mang theo chiếc khiên ấy đến trường như một quyền năng vô hình. Cậu bé đã chỉnh lại dáng ngồi và mỉm cười. Việc này dường như đã làm cho cậu thêm tự tin. Cậu chưa bao giờ ngồi thẳng như thế...

    Ca 3: Chuyển từ sợ hãi sang tự kiểm soát

    Một trẻ trai 11 tuổi được nhiều lần gửi vào cơ sở nuôi dưỡng vì bị cha mẹ bỏ bê ngay từ lúc cậu mới 3 tuổi. Cậu được gặp nhà trị liệu nghệ thuật theo định kỳ. Do sợ những sản phẩm sáng tạo nghệ thuật sẽ bị hỏng khi mang về nhà nên cậu đã để tất cả chúng ở lại phòng trị liệu. Nhà trị liệu đã để cậu viết ra khoảng thời gian mà cậu cảm nhận về bản thân như là rác rưởi hoặc vật phế thải. Cậu yêu cầu nhà trị liệu không nhìn cậu khi cậu viết. Nhà trị liệu đã nhắm mắt lại và quay mặt đi nơi khác. Sau khoảng mười phút, nhà trị liệu yêu cầu cậu xé mảnh giấy và bỏ nó vào chiếc máy xay. Cậu đã mỉm cười khi ấn nút chiếc máy để hủy những mảnh giấy kia đi. Rồi những máy giấy nát vụn ấy được trút đổ ra, nhà trị liệu yêu cầu trẻ hãy dùng chúng để tạo nên một thứ gì đó mới hơn. Trẻ đã tạo nên "Bức Tường" - một thứ mà cậu mô tả rằng đó là cách có thể kiểm soát được ai đi vào và ai đi ra. Bức tường đã đóng vai trò như một tấm khiên giống như trường hợp thứ 2 nêu trên. Cả hai đứa trẻ đã sáng tạo nên một mảnh nghệ thuật mang ý nghĩa ẩn dụ nhằm bảo vệ mình trước những công kích từ môi trường sống xung quanh...

    Sự bình phục thực sự bắt đầu từ trong những khoảnh khắc lắng đọng ấy. Nghệ thuật tạo lối mở cho sự giải bày, bàn luận và đương đầu với các tình huống gây stress trong cuộc sống. Nghệ thuật tạo không gian an toàn cho phép đứa trẻ xử lý những xúc cảm mà khi nói ra bằng lời thì lại có tính chất quá thách thức. Trẻ có thể khám phá ra những cảm xúc mới lạ, khám phá được tiềm năng sáng tạo của mình, trẻ được lắng nghe, được hiểu, và trẻ cũng có thể tìm thấy lại được niềm vui và sự hy vọng...
     
    ai0ia and amylee like this.
  5. htahta

    htahta Lớp 7

    Nếu chúng ta chưa bao giờ được sinh ra…

    Raphael tin rằng đó là một sai lầm. Cuộc đời này là một bể khổ, và anh chẳng yêu cầu được sinh ra.
    Anh không phải là một kẻ bất hạnh hay chán đời đến mức không thiết sống: "Tôi yêu bố mẹ, và gia đình tôi êm ấm. Cuộc sống của tôi không có gì đáng phàn nàn, nhưng tôi vẫn cảm thấy không có lý do gì phải sống, đi học, kiếm việc làm, vì tôi không muốn có mặt trên đời".
    Nếu một lần bạn có nghĩ đến điều này, thì cũng như Samuel, bạn không cô đơn. Tiểu thuyết gia Gustave Flaubert, tác giả cuốn "Bà Bovary", từng tuyên bố rằng ông sẽ tự nguyền rủa mình nếu trở thành một người cha, vì ông "không muốn truyền thụ lại cho ai gánh nặng và sự ô nhục của việc tồn tại".
    Văn hào Fyodor Dostoyevsky thậm chí còn nhìn cuộc đời ảm đạm hơn, khi viết trong tác phẩm bất hủ Anh em nhà Karamazov: "Tôi thà tự sát trong bụng mẹ, để không phải ra ngoài thế giới này".
    Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer đặc biệt tỏ ra bi quan về chủ đề này: "Liệu một người có nhiều thiện cảm với thế hệ tương lai có để cho chúng gánh lấy gánh nặng của sự tồn tại, hay bằng bất cứ giá nào cũng không chịu trách nhiệm về gánh nặng ấy một cách có chủ tâm?"
    Thuyết phản khuyến sinh (anti- natalism), một góc nhỏ của triết học hiện đại, đặt ra một ý tưởng tương tự: Nếu cuộc đời này vốn là bể khổ, thì liệu sự tồn tại có thật sự là hạnh phúc hơn việc chưa bao giờ từng sinh ra?
    Đây là một vấn đề rất tế nhị, vì quan điểm của nó đi ngược lại xung lực sinh học cơ bản của chúng ta (sinh sản là để duy trì giống nòi, sự tiếp nối), nhưng cũng là điều rất đáng để lưu tâm, vì nó đi đến tận cùng một câu hỏi triết học nhức nhối: Cuộc đời này có đáng sống hay không?

    Đời là bể khổ
    David Benatar, hiện là Trưởng khoa Triết Đại học Cape Town (Nam Phi) và là một trong những người quan trọng đặt nền móng cho thuyết phản khuyến sinh, cho rằng câu trả lời là KHÔNG. Theo ông, có một sự bất cân xứng nghiêm trọng giữa những điều tốt đẹp so với những thứ xấu xa trong cuộc sống này
    Benatar đưa ra một ví dụ: Khi ông nghĩ về Sao Hỏa, thay vì tiếc nuối rằng hành tinh đó thiếu đi những điều tuyệt vời, ông lại cảm thấy một cách tích cực rằng vì sự sống không tồn tại, nên đấy đơn giản là hành tinh đã thoát được đau khổ.
    Bạn hãy tưởng tượng thử mình mua vé xem một bộ phim, bước vào rạp với tâm thế chờ đợi, và sau đó hụt hẫng vì phim dở. Nếu bạn biết trước rằng bộ phim ấy không như bạn kỳ vọng, có lẽ bạn đã không lãng phí thời gian của mình.
    [​IMG]
    Bộ não của con người vốn được "thiết kế" để không bao giờ đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu. Nguồn ảnh: Awarenessact.com.
    Kinh điển Phật giáo cũng có một câu chuyện mô tả đời sống rất sinh động. Một tử tù vượt ngục và bị đuổi gấp. Trong khi chạy trốn, anh ta rơi xuống vực sâu, nhưng bám được vào một cành cây leo và cứ thế lơ lửng trên vách đá.
    Cứ nghĩ thế là may, nhưng không hẳn: Có một con chuột đen và một con chuột trắng đang gặm dần cành cây leo mà anh ta đang bám vào. Phía trên, quan quân truy bắt đã đuổi đến nơi. Và dưới đáy vực, rắn độc ngóc đầu chờ.
    Trong hoàn cảnh tuyệt vọng ấy, tử tù bỗng nhìn thấy một nhánh cây khác trên đầu anh ta. Một bầy ong đang làm tổ trên đó, và tự dưng có mấy giọt mật rơi vào miệng tử tù. Vào đúng khoảnh khắc ấy, mọi nguy khốn của anh ta dường như đi vắng. Chỉ còn lại vị mật ngọt tan trong miệng.
    Những giọt mật là ẩn dụ của khoái lạc nhất thời. Hai con chuột đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm, gặm nhấm sinh mệnh của chúng ta từ từ. Ta không thể làm gì trước một kết cục chung nhất là cái chết. Khi vị ngọt qua đi, tử tù sẽ còn xót xa và đau đớn hơn nữa với hoàn cảnh mà anh ta đang phải chịu.
    Đấy là quan điểm cơ bản của đạo Phật: Bản chất của đời sống là khổ. Không chỉ với nghĩa hẹp là những gì con người nói chung quan niệm là đem đến khổ đau (ví dụ như nỗi đau thể xác, bị hành hạ, bị làm nhục…) mà chỉ một trạng thái rộng hơn, khi con người ta sống với tâm thế chịu đựng (suffering) thực tại, vì chỉ mải chăm chú vào khoái lạc (với ẩn dụ là những giọt mật), từ đó bị đánh lừa và không thể hài lòng với những gì đang có.
    Không thể chấp nhận được rằng đời sống này là vô thường, luôn thay đổi, và mọi thứ chỉ là tạm thời, cho đến khi ta qua đời.

    Những sự thật khắc nghiệt
    Mỗi chúng ta có trung bình 30 nghìn ngày để sống, và đây là một vài sự thật khắc nghiệt mà tất cả sẽ phải đối mặt:
    Mọi thứ đều tàn lụi. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn hẳn sẽ cảm thấy ngậm ngùi khi ngoái nhìn lại và cảm nhận. Ai cũng già đi. Thêm một ngày là thêm một quãng trên hành trình tới cái chết. Cha mẹ từng dắt bạn chập chững những bước đầu tiên, giờ bạn là người dắt họ. Và sau này bạn và con bạn cũng thế.
    Những người bạn ấu thơ khi lớn lên sẽ nhạt nhẽo dần, có thể trở nên hoàn toàn xa lạ. Tình yêu đầu thường sẽ tan vỡ, để lại nuối tiếc thậm chí nhiều năm về sau. Và cả bông hoa ngoài hiên kia nữa, một sớm mai còn đẹp là thế, sáng hôm sau đã lụi tàn.
    Đa số mọi người sẽ làm bạn thất vọng. Một nghiên cứu cho biết có 60% số người được khảo sát đã thú nhận rằng họ từng chia sẻ bí mật của bạn thân cho một bên thứ ba.
    Điều này quả là đáng thất vọng: Chúng ta hầu như không thể tin tưởng ai tuyệt đối. Đứa con bạn kỳ vọng thường sẽ không như bạn mong muốn, vì nó sẽ sống cuộc đời của nó. Người ta yêu nhất thường không yêu ta. Người bạn tin tưởng nhất có thể phản bội.
    Sự vô nghĩa của đời sống. Khó khăn dường như một điều cơ yếu của đời sống này, nhưng điều đáng sợ hơn cả là tính vô nghĩa của nó, nếu như ta nhìn rộng hơn, vượt qua những định kiến cá nhân, trên cả tình cảm lẫn cuộc sống nhỏ nhoi của ta.
    Đứa trẻ nào gia nhập hành trình sống cũng bắt đầu với sự ngây thơ, rồi lớn lên và vật lộn với những lo toan chung rất đời, như là tiền bạc, địa vị, các mối quan hệ, nỗ lực, những nỗi thất vọng.
    Như ta đã từng. Nhưng rồi có ý nghĩa gì không? Tất cả những gì ta làm được, tất cả những buồn vui của ta, những người ta hoặc yêu thương hoặc căm ghét, rồi một ngày cũng phải "để gió cuốn đi", như Bod Dylan đã hát.
    Sự cô độc của kiếp người. Bạn phải chấp nhận rằng tri kỷ có lẽ với đa số chỉ là khái niệm trong văn chương hoặc điện ảnh, còn lại cơ bản là chúng ta không thể hiểu được nhau. Dù đôi khi ta bất chợt thấy mình đồng cảm với ai đó, nhưng chừng đấy không đủ để mỗi cá nhân bớt cô độc khi đêm xuống, với cuộc đời rất cá biệt, những tình cảm sâu kín chưa từng bắt gặp ở bất cứ đâu.
    Bạn sẽ không bao giờ hài lòng. Trong cuốn sách nổi tiếng Homo Sapiens (Lược sử loài người), Giáo sư người Israel Yuval Noah Harari đã nói về cơ chế não bộ được di truyền qua hàng triệu năm giải thích vì sao chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc.
    Cách đây hàng triệu năm, con người chỉ mong có đủ ăn, và bớt bệnh tật. Sau hai cuộc cách mạng nông nghiệp và công nghiệp, con người đã giải quyết được những vấn đề cơ bản này, nhưng thế là không đủ.
    Thế kỷ 21 là thế kỷ của tham vọng chinh phục thiên nhiên, và cố đạt đến sự bất tử. Tức là đủ ăn và tuổi thọ cao là chưa đủ. Con người còn muốn quyền lực của thánh thần. Sự không thỏa mãn ấy là đặc trưng hình thành qua tiến hóa, biến con người thành giống loài thống trị trái đất.
    Khi chưa có tiền, bạn sẽ nghĩ tiền là hạnh phúc. Người có tiền nhưng không có sức khỏe chỉ mong rằng mình không còn phải nằm giường bệnh. Người không có tình yêu chỉ nghĩ được rằng người mình yêu mến là tất cả. Chúng ta luôn hy vọng, và đạt được thì lại bắt đầu thất vọng.
    Cơ chế của não bộ là như thế: Con người sẽ không bao giờ được hạnh phúc vĩnh cửu. Đấy là động lực sống của chúng ta, và cũng là nỗi đau khổ đẹp đẽ của chúng ta.

    Nếu ta đã "nhỡ" phải sống?
    Alain de Botton, một triết gia, nhà văn người Anh nổi tiếng với cuốn best seller "Sự an ủi của triết học", đã từng viết về một trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người ta suy nghĩ về bản chất khổ của đời sống trong bài luận có tên "Ngợi ca nỗi chạnh lòng": "Chạnh lòng không phải là một cơn thịnh nộ hay cay đắng, mà là một dạng nỗi buồn cao quý xuất hiện khi chúng ta ngộ ra rằng đau khổ và thất vọng là trung tâm của trải nghiệm đời người. Nó không phải là một chứng rối loạn cần chữa trị; nó là sự thừa nhận dịu dàng, bình tĩnh, vô tư về bao nhiêu đau đớn mà chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua".
    Karl Pillemer, Giáo sư ngành Phát triển con người của Đại học Cornell, đã tiến hành thí nghiệm trên 1.200 người từ 70-100 tuổi và rút ra một kết luận: "Trong lĩnh vực lão khoa, có một lý thuyết gọi là "lựa chọn cảm xúc xã hội".
    Thứ họ tranh luận là điều phân biệt những người từ 70 tuổi trở lên so với những người trẻ hơn chính là cảm giác hạn chế về thời gian. Bạn thực sự nhận thức được rằng những ngày mình còn trên đời đang được đếm ngược. Thay vì chán nản, mọi người bắt đầu đưa ra các lựa chọn tốt hơn".
    Việc đặt câu hỏi rằng liệu được sinh ra trên đời này có đáng hay không không có nghĩa là coi thường các sinh linh và hạ thấp giá trị của đời sống, mà là để chúng ta có thể một lần suy ngẫm đến giá trị của sự tồn tại này, thông qua một lăng kính trái ngược.
    Điều đó có thể làm ta trở nên tốt hơn, một khi ta có thể thừa nhận "dịu dàng, bình tĩnh, vô tư" sự thật khắc nghiệt là mình đã được sinh ra, và không còn cách nào khác là phải chọn lựa một cách sống.
    Và một lúc nào đó, cảm thấy hơi chạnh lòng vì những người đã gia nhập cuộc sống này cùng với ta, bất chấp địa vị, giàu nghèo, danh vọng, đều có một nỗi khổ chung vắt vẻo trên cây đời, trên cùng một con đường đến bên kia thế giới. Đấy có lẽ là một nỗi buồn đẹp đẽ, đẹp hơn cả việc chưa từng được sinh ra.

    Ban Cầm (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
     
    amylee thích bài này.
  6. htahta

    htahta Lớp 7

    [​IMG]
    người ta chỉ quan tâm trái cây lành lặn
    người ta chỉ gieo hi vọng cho mầm non trẻ
    người "có tuổi" có còn hi vọng
    chỉ làm đau bản thân và xã hội?
    covid, gĩan cách mới biết buồn vì xa cách?
    nỗi buồn của tôi đã có từ lâu rồi
    khi nói mình căm ghét "xã hội"
    1 xã hội thu nhỏ bởi mình có đi xa bao nhiêu
    là tôi nói ghét bản thân này thôi
    trái cây tốt ở bề ngoài lẫn chất
    còn trái cây tôi "biến thái" hoàn toàn 3D_17
     
  7. htahta

    htahta Lớp 7

    Chỉnh sửa cuối: 28/12/21
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này