Nhận định Mastery - Robert Greene

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi dangtuanpr, 1/3/16.

Moderators: Cát Cát
  1. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    MASTERY - ROBERT GREENE
    (Tạm dịch: Bậc Thầy)​

    Trước tiên, mình xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn đã quan tâm tham gia dự án dịch sách Mastery. Như đã hứa mình xin gửi tới các bạn 4 review và 1 bài tóm tắt về của cuốn sách này!

    Các bài review:

    1. Hành trình chinh phục đỉnh cao - Lời bình và tặng phẩm vô giá từ cuốn sách "Bậc thầy"

    2. “Bậc thầy” của Robert Greene: Để trở thànhchuyên gia trong lĩnh vực bạn chọn.

    3. Bình luận sách: “Bậc thầy” của Robert Greene

    4. 20 bài học trong cuốn “Bậc thầy” của Robert Greene

    5. Tóm tắt cuốn sách
     
    huyle1989, 4DHN, lazysking and 3 others like this.
  2. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Hành trình chinh phục đỉnh cao – Lời bình và tặng phẩm vô giá từ cuốn sách “Bậc thầy”

    -Kyle Eschenroeder-


    Điều này sẽ được làm sáng tỏ ở phần kết bài.

    [Bài viết này được minh họa bởi thiên tài Chlore Kendall. Để giúp chúng ta hiểu kĩ hơn về nội dung cuốn sách Bậc thầy, cô đã sử dụng hình ảnh chú mèo con để minh họa. Ngay cả khi bạn không thể dành thời gian để đọc hết bài viết bảy nghìn từ này thì cũng hãy di con chuột xuống để xem những bức tranh tuyệt vời của cô ấy. Khi lướt nhanh qua toàn bài, ta dễ dàng nhận thấy mỗi bức hình đều đi kèm với một dòng chữ in đậm.

    Tôi luôn cảm thấy hứng thú khi đọc cuốn sách mới nhất của Robert Greene – Bậc thầy. Tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào có tính ứng dụng trong công việc cao như cuốn sách này.

    Do đó tôi đã mua mấy chục cuốn “Bậc thầy” để làm quà Giáng sinh cho mọi người.

    Làm cách nào để sở hữu thật nhiều cuốn sách Bậc thầy ….

    Và đó là bởi vì một trong số nhứng cuốn sách này dành cho cộng đồng StarupBros

    Tặng phẩm - cuốn sách Matery miễn phí cho bạn!

    Ước gì tôi có đủ sách cho tất cả các bạn, nhưng thực sự thì tôi chỉ còn lại một ít..

    Tất cả những việc bạn cần làm là hãy đăng ký theo hướng dẫn dưới đây và bạn sẽ trở thành người tiếp thay có khả năng sở hữu bất cứ điều gì bạn muốn. Hoặc ít nhất thì cuốn sách này gửi đến bạn lời nhắn đó là:

    Hãy tham gia để trở thành người may mắn tiếp theo được nhận cuốn “Bậc thầy”.


    Bây giờ hãy đến với lời bình về cuốn sách

    Nào hãy cùng đọc những dòng chia sẻ của tôi về cuốn sách này nhé…. Nói chung, bài phê bình là một kiệt tác bàn đến con đường trở thành bậc thầy. Tôi đã sắp xếp nó theo trình tự dưới đây. Phần thứ nhất là tập hợp những bài học đọng lại trong tôi sau khi đọc xong cuốn sách. Phần thứ hai sẽ không hoàn toàn tuân theo bố cục của tác phẩm vì tôi chỉ tập trung vào những đoạn mà tôi yêu thích.

    Tôi trong tác phẩm của Greene – Greene hiện đang nghiên cứu các bậc vĩ nhân trong mấy thập kỷ qua và đã tích lũy được một vốn kiến thức tổng quát nhất có thể. Điều khiến tôi ngạc nhiên chính là nội dung cuốn sách truyền tải tới người đọc cực kì sâu sắc, chẳng hạn như trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ có Nassim Nicholas Taleb mới cạnh trạnh trên thương trường trực diện. Thậm chí nếu bạn không mong muốn trở thành một chuyên gia thì phần tiểu sử của các bậc vĩ nhân vẫn cuốn hút độc giả lạ thường. Greene đã tìm đọc rất nhiều tiểu sử và tóm lược chúng thành những bài học có tính liên hoàn hay chuỗi câu chuyện đầy thú vị nhưng chỉ gói gọn trong vài trang giấy, nhờ vậy mà chúng được bảo tồn lâu dài. Độc giả hẳn sẽ cảm thấy thích thú khi đọc những câu chuyện kể về anh em nhà Wright, Einstein hay Paul Graham trong cùng một chương. Ông lấy dẫn chứng từ các nhà khoa học, nhà soạn nhạc, nhà phát minh, nhà văn, doanh nhân, và các nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để chúng ta có thể nhìn ra nguyên tắc đạo đức chung của bậc vĩ nhân. Tôi đang tự hoạch định cuộc đời mình và cảm thấy choáng ngợp mỗi khi mà người ta trích dẫn lời của triết gia Nietzche (thực tế là họ thường nhắc đến lời của vị triết gia này). Để đánh giá tính thiết thực của bất kì cuốn sách nào dạng này, người ta sẽ dựa trên mức độ ảnh hưởng của cuốn sách đến cuộc sống của bạn. Sau hai tuần đọc xong cuốn Bậc thầy dường như tôi có thể nhận thấy bài học nào thực sự đọng lại trong tâm trí tôi và bài học nào thì không, hay những ý tưởng nào từ cuốn sách vẫn còn đang ám ảnh hoặc đã rơi vào quên lãng. Thời gian dạy ta chúng ta biết điều gì mới thực sự quan trọng với mình. Trong trường hợp này, hãy xem “Bậc thầy” tác động đến tư tưởng chúng ta như thế nào.


    [​IMG]
    Chú mèo suy tư.

    TÔI ĐÃ TẠO RA BIẾT BAO SỰ ĐỔI THAY.


    Tạo dựng bản thân để có thêm nhiều cơ hội học việc.

    Greene nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập từ người giỏi hơn mình thay vì chỉ tập trung học trong sách vở. Tôi bắt đầu chuyển đối tượng cho mình học tập từ sách vở sang những người giàu kinh nghiệm. Sách cung cấp một lượng thông tin như nhau cho mọi người nhưng mỗi người sẽ sử dụng linh hoạt thông tin đó sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân. Điều này không có nghĩa sách không đem đến sức mạnh tri thức cho con người (Quả thực, sách làm hạn chế khả năng học hỏi từ những người xung quanh). Cách tốt nhất là hãy tạo sự cân bằng, tức là vừa học trong sách vở nhưng vẫn không quên học từ kinh nghiệm của người khác.

    Nâng cao năng lực tiếp thu thông tin

    Tôi từng quá giới hạn phạm vi tiếp nhận thông tin của mình. Trong khi đó, những người có kinh nghiệm dày dặn luôn đón nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Mọi thứ đều có thể giúp họ hoàn thiện năng lực chuyên môn của họ. Chúng ta phải có tư tưởng thoải mái để có thể tạo sự liên kết giữa các ngành công nghiệp khác nhau. Thông thường, một ngành công nghiệp sẽ nhận được bài học sớm hơn ngành công nghiệp khác khi tốc độ phát triển của nó ngày càng mạnh. Hãy nhìn vào ngành công nghiệp âm nhạc và điện ảnh. Mặc dù cả hai đều chịu nhiều áp lực như nhau nhưng thực tế thì âm nhạc phải giải quyết khó khăn trước ngành điện ảnh. Thế giới tự nhiên cũng dạy cho chúng ta nhiều điều trong các lĩnh vực chuyên môn này. Tự nhiên có tác động mạnh mẽ đối với bất cứ ngành nghề nào kể cả ngành công nghiệp nhân tạo.

    Học để biết chấp nhận người khác.

    Tôi biết đây là một lời khuyên kì lạ mà tôi trích dẫn từ cuốn sách viết về hành trình chinh phục đỉnh cao. Khi bạn đọc đến phần xã hội hóa của Greene, bạn sẽ hiểu bản chất của vấn đề. Không có kiến thức xã hội, chúng ta sẽ khó có thể làm được nhiều việc trên đời này cho đến khi nào bản thân đã làm được điều mình muốn. Tương tự như vậy, những mối quan hệ quan trọng cũng sẽ không thể được tạo dựng trừ phi bạn biết chấp nhận người khác. Hãy cùng suy ngẫm đoạn trích dẫn dưới đây mà Greene sử dụng làm lời mở đầu cho phần “Bí quyết trở thành bậc thầy lão luyện”

    Bạn phải cho phép người khác có quyền được sống đúng với bản chất anh ta, dù thế nào thì cũng hãy quy về nguyên tắc đó và việc bạn cần nỗ lực nhất chính là hãy tận dụng triệt để tính cách đó một cách tự nhiên thay vì cứ hi vọng tìm kiếm giải pháp thay thế hoặc quy chụp ngay tức thì rằng tính cách đó chứng tỏ điều gì. Đây mới là ý nghĩa sâu xa của câu châm ngôn – sống và được sống… Nổi đóa trước hành vi đạo đức của con người cũng ngớ ngẩn giống như thể bạn đang tức giận với một tảng đá chỉ vì nó là chướng ngại vật trên con đường bạn đi. Và đối với nhiều người thì hành động khôn ngoan nhất là biết cách tận dụng nguồn nhân lực mà bạn không thể thay thế.

    -Arthur Schopenhauer-

    Chúng ta khó có thể bắt người khác xử sự như ý của mình. Vậy nên càng cố thay đổi họ, ta càng thêm thất vọng khi nhận ra việc này là không thể. Cuối cùng thì người duy nhất chúng ta có thể thay đổi không ai khác ngoài bản thân, vì thế hãy tập trung vào chính mình. Hành vi xấu của người khác giúp chúng ta xử sự tốt hơn thay vì cảm thấy thất vọng trước bản tính con người. Đôi khi chúng ta không thể làm như vậy khi họ tỏ ra quá thân thiết với chúng ta hay nguyên tắc về cách cư xử quá cao. Dù không thể chấp nhận được điều này nhưng hãy cố gắng xử sự đúng mực với họ. Hãy cẩn thận. Greene đã có một cuộc tranh luận thú vị bàn về nhu cầu và mong muốn của người khác thay vì của chính chúng ta. Chúng ta hi vọng người khác, đặc biệt là gia đình và bạn bè thân thiết, đáp ứng được kì vọng của mình và hành động theo cách mà chúng ta muốn. Thay vì nhìn nhận con người theo đúng bản chất, chúng ta lại thêu dệt nên những câu chuyện hư cấu về con người và hành động của họ. Kết quả là chúng ta cảm thấy thất vọng, sợ hãi hay ngưỡng mộ một cách không cần thiết.

    Hãy chú ý lắng nghe tiếng nói từ con tim.

    Tốt hơn hết là mọi người nên hiểu rõ chủ đề thảo luận là gì hoặc biết cách cuốn theo mạch nói chuyện hay miêu tả một vài sự liên quan thú vị khi làm công việc của họ. Đó là một lập luận phi ngôn ngữ, phản xạ nhạy bén với ngôn từ, nhờ đó họ xác định định hướng tốt hơn cho bản thân. Rất nhanh chóng, Malcolm Gladwell cũng đã khám phá ra một hiện tượng tương tự. Lối tư duy này chỉ thể hiện rõ khi nó được đúc rút từ kinh nghiệm nào đó, vì vậy lời khuyên tiếp theo của tôi là…..

    Hãy chăm chỉ luyện tập.

    Trước đó tôi đã bày tỏ quan điểm này nhưng giờ nhắc lại mới là điều quan trọng. Luyện tập chăm chỉ – thúc ép bản thân mình trở nên tốt hơn là thói quen cực kì quan trọng để có thể hướng đến một cuộc sống viên mãn. Công việc có khả năng trở thành nguồn ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Đó không nhất thiết phải là một công việc mang tên “ý nghĩa” ( không ít người đã ẩn danh khi tham gia quỹ từ thiện hoặc tổ chức phi lợi nhuận), nhưng hãy làm việc có ích cho đời. Khi đã thông thạo các kĩ năng và năng lực sáng tạo (đôi khi cả thể lực) như bị vắt kiệt, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống này mới thật đáng sống đến nhường nào. Cần cù lao động là điều đáng hoan nghênh nhưng sẽ chẳng đáng gì nếu năng lực sở trường của bản thân cứ mãi không dậm chân tại chỗ. Luyện tập trong một thời gian dài đến độ chín muồi, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sức mạnh trực giác, một năng lượng siêu nhiên vô hình trong con người mà chúng ta vừa đề cập ở phần trên.

    PHẦN II

    Điểm nổi bật trong cuốn “Bậc thầy”

    Greene trong tác phẩm của mình. Cuốn sách “Bậc thầy” được trình bày một cách ấn tượng theo bố cục sắp xếp tự nhiên, mỗi phần trong bố cục đều tuân theo một khuôn mẫu chung. Nội dung cuốn sách bao gồm các phần sau:

    Lắng nghe tiếng nói từ nội tâm: Nhiệm vụ của cuộc đời – Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi rằng chúng ta nên dành thời gian và công sức vào việc gì.

    Trải nghiệm thực tế: Quá trình học việc lí tưởng – Phần hai sẽ tiết lộ bí mật phương pháp học tập tốt nhất có thể. Greene đi sâu vào các mối quan hệ thầy - trò, sau đó trình bày chi tiết cách tốt nhất để kết thúc giai đoạn học việc.

    Thấm nhuần năng lực tinh thông: Động lực từ người thầy thông thái – trong phần này chúng ta sẽ biết làm thế nào để vận dụng bài học mà người thầy thông thái của chúng ta đã truyền đạt lại.

    Nhìn nhận bản chất của con người:
    Trí tuệ xã hội – Tức là phần này sẽ hướng dẫn người đọc cách (cũng như lí giải việc chúng ta phải) nhìn nhận con người trên phương diện thực tế nhất có thể.

    Đánh thức tư duy sáng tạo – đa chiều:
    Tính sáng tạo – Năng động – nội dung phần năm giúp độc giả nâng cao vốn kiến thức sau khi đã có nền tảng vững chắc, đồng thời cung cấp những kĩ năng chế ngự tính tự mãn.

    Kết hợp tư duy trực giác và tư duy logic để thành người thông thái – cuối cùng các bạn sẽ nhận ra rằng trí tuệ được bồi đắp từ lòng đam mê cuồng nhiệt với lĩnh vực bạn theo đuổi.

    Trước khi chuyển sang các phần khác trong cuốn sách, tôi cần phải nhắc lại điều này – HÃY MUA CUỐN SÁCH NÀY NGAY! Chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy hối hận khi cầm cuốn sách trên tay bởi lẽ đây là một cuốn sách vô cùng hữu ích và lôi cuốn. dễ đọc dễ vận dụng vào đời sống thực tiễn.

    Bắt tay vào làm thôi!

    Một số câu nói và trích đoạn trong cuốn “Bậc thầy”
    Và bây giờ, một người thầy đáng kính, ngài Greene:
    Một số đoạn văn là tập hợp các câu, một số khác bao gồm nhiều đoạn khách nhau và tất cả những đoạn văn đó đều thể hiện ý nghĩa sâu sắc.

    Giới thiệu. Đối với động vật, thời gian chính là là kẻ thù của chúng. Khi lang thang quá lâu trong vùng nào đó, rất có thể chúng sẽ thành miếng mồi béo bở cho động vật khác. Ngược lại, khi chúng đang săn mồi, càng mất thời gian chờ đợi, con mồi càng có cơ hội tẩu thoát. Thời gian trôi đi đồng nghĩa thể lực của chúng cũng không bị giảm sút phần nào. Khi đạt đến giới hạn nhất định, tổ tiên loài săn mồi sẽ thay đổi quá trình này. Nghĩa là càng tập trung quan sát cái gì, chúng càng hiểu rõ và liên hệ thực tế sâu sắc hơn. Cộng thêm kinh nghiệm dày dặn, kỹ năng săn mồi nhờ đó sẽ ngày càng tiến bộ. Đồng thời, luyện tập đều đặn thì khả năng biến kĩ năng săn mồi trở thành công cụ hiệu quả sẽ được cải thiện rõ rệt. Thể lực có thể hao tổn nhưng trí lực vẫn luôn ham học hỏi và tăng khả năng thích nghi. Việc phân bổ và sử dụng thời gian hiệu quả như vậy chính là yếu tố quan trọng giúp chúng ta trở nên tinh thông trong bất kì lĩnh vực chuyên môn nào. Trong thực tế, chúng ta có thể nhận định mối quan hệ với thời gian thay đổi cũng sẽ làm thay đổi chính tư duy con người, đồng thời nó trở nên phổ biến hoặc là một tiêu chuẩn đánh giá đặc biệt.

    Khi chúng ta dành thời gian chuyên tâm vào một việc, tin tưởng rằng trải qua một quá trình kéo dài trong mấy tháng, thậm chí mấy năm sẽ giúp ta am hiểu, tinh thông lĩnh vực đó, thì chúng ta đang làm việc theo bản chất của một loại nhạc cụ tuyệt vời, một nhạc cụ đã phát triển sau hơn hàng triệu năm. Cụ thể là, chúng ta hoàn toàn đạt được năng lực trí tuệ cao siêu hơn, quan sát sâu sắc và thực tế hơn, thực hành và sáng tạo từ kỹ năng, học cách tư duy cho bản thân và có thể xử lý các tình huống phức tạp mà không bị choáng ngợp. Làm theo hướng đi này, chúng ta sẽ có được lối tư duy như người tinh khôn. Trong phạm vi mà chúng ta tin là có thể bỏ qua các bước, tránh lặp lại quá trình thực hiện, đạt đến năng lực siêu nhiên thông qua khả năng tập hợp quần thể xã hội hay bằng một số cách thức dễ dàng, hoặc dựa vào khả năng thiên bẩm, chúng ta sẽ chuyển đổi xu hướng này và thay đổi khả năng tự nhiên của con người. Chúng ta trở thành nô lệ của thời gian – khi thời gian trôi qua, dường như cơ thể bắt đầu có dấu hiệu phát triển chậm lại, khả năng làm việc bị hạn chế, cánh cửa nghề nghiệp cũng bị bó buộc. Chúng ta mắc kẹt giữa biết bao quan điểm cá nhân và nỗi sợ hãi của người khác. Thay vì liên hệ với thực tế, chúng ta cứ loay hoay mãi trong lối tư duy thiển cận. Con người chỉ nghĩ đến khả năng tồn tại trên Trái Đất giờ trở thành động vật dễ bị kích động, không thể suy nghĩ sâu sắc, nhưng cũng không thể sống dựa vào bản năng. - Trước đây nếu con người muốn phát triển điểm mạnh của bản thân thì việc tiếp cận thông tin và kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể phải do những người có chuyên môn thẩm định. Đó là lý do tại sao trong quá khứ không xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân nhưng họ cực kì xuất sắc.

    Đừng bàn đến năng khiếu hay tài năng bẩm sinh. Người ta có thể xướng tên ai đó mặc dù họ chỉ có chút thực tài. Họ trở thành bậc vĩ nhân, "thiên tài" (theo cách chúng ta gọi họ như vậy) dựa vào một số tố chất mà mọi người không biết chính xác là gì nhưng “thiên tài” lại có những phẩm chất đặc biệt này. Đó là điều kiện cần của một anh thợ lành nghề, ban đầu họ học cách sắp xếp và liên kết các bộ phận sao cho hợp lý sau đó mới công bố rộng khắp thành quả của họ, tự cho phép bản thân có thời gian để đầu tư vào lĩnh vực họ theo đuổi, bởi lẽ thiên tài tìm thấy niềm vui khi làm tốt những công việc tầm thường, vụn vặt chứ không phải là ánh hào quang bên ngoài.

    Friedrich Nietzsche
    [​IMG]

    Lắng nghe những gì ở đây

    Phần 1: Lắng nghe tiếng nói từ nội tâm: Nhiệm vụ của cuộc đời - Xác định lại phương hướng – Mục tiêu sống hay chết (Dẫn chứng đầu tiên là tiếng nói cất lên trong con người Buckminster Fuller sau khi ông gặp phải thất bại nặng nề và nảy sinh ý đồ tự tử). Khi bước xuống vũng nước, ông đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho cái chết. Đột nhiên thứ gì đó như đang ra sức ngăn cản ông, Fuller cảm thấy dường như một giọng nói đang văng vẳng bên tai, ngay bên cạnh hoặc rất có thể là từ trong chính con người ông. Nó nói rằng: "Từ bây giờ ông không cần thời gian để xác minh điều bản thân nghĩ như thế nào nữa. Hãy nghĩ đến sự thật. Ông đâu có quyền hủy hoại con người mình như vậy bởi lẽ cơ thể ông vốn không thuộc về ông mà chính Vũ Trụ mới là chủ sở hữu con người hiện tại của ông. Tầm quan trọng của ông sẽ mãi làm lu mờ hình ảnh bản thân, nhưng ông có thể giả định rằng mình sẽ đảm nhiệm tốt vai trò được giao nếu biết cách áp dụng linh hoạt kinh nghiệm tích lũy được vào ưu điểm vượt trội của người khác." Từ trước đến nay, chưa bao giờ ông nghe thấy giọng nói này, nhưng Fuller chỉ có thể hình dung ra một thứ gì đó rất đặc biệt đang tồn tại. Choáng váng bởi những câu nói này, ông quyết định bước ra khỏi vũng nước và quay về nhà. Trên đường đi, ông bắt đầu suy ngẫm đến lời nói ban nãy và nhìn nhận lại cuộc sống của mình, ngay lúc này đâu ông như nhìn thấy tia sáng cuộc đời vừa hiện lên. Có lẽ ông đã hiểu ra những khoảnh khắc trước đó khi ông phạm phải sai lầm nhưng không hẳn là sai lầm, quả là trong cái rủi lại có cái may. Ông cố gắng hòa nhập vào thế giới mà ông vốn không thuộc về nó. Thế giới đó đã nói ông biết điều này chỉ khi ông im lặng lắng nghe. Trải nghiệm ở Stockade thực không uổng phí chút nào bởi ông học được không ít bài học quý báu nói về bản chất con người. Vậy nên sao ông phải tỏ ra hối tiếc. Sự thật là ông nghĩ khác. Fuller tưởng tượng toàn bộ các loại phát minh như mẫu ô tô, nhà cửa hay kiểu kiến trúc thượng tầng mới, tất cả đều cho thấy tư duy trực giác siêu việt của ông. Khi nhìn từng dãy nhà dọc đường về nhà, những hình ảnh đó khiến ông nhận ra rằng mọi người đều rập khuôn như nhau, họ đều không muốn nghĩ đến khả năng sẽ làm việc gì đó khác biệt, độc đáo. Từ giây phút đó Fuller tự nhủ với bản thân rằng mình sẽ chỉ lắng nghe trải nghiệm của bản thân và tiếng nói nội tâm. Ông sẽ tìm ra phương pháp thay thể để hướng mọi người đến nhiều cơ hội mới. Cuối cùng tiền sẽ cứ thế mà vào túi ông. Bất cứ khi nào nghĩ đến tiền trước, chuyện xui xẻo xảy đến ngay sau đó. Ông quan tâm chăm sóc gia đình mình, nhưng họ vẫn sống khá giản dị trong thời điểm này. Mấy năm qua, Fuller luôn làm việc theo những gì con tim mách bảo và phán xét sự việc dựa trên kinh nghiệm bản thân. Khát khao tìm ra ý tưởng đặc biệt đã giúp ông thiết kế thành công loại phương tiện và nhà ở giá rẻ, tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho người tiêu dùng ( bao gồm dòng xe Dymaxion và nhà Dymaxion), ngoài ra ông còn sáng chế mái vòm trắc địa - một mô hình kiến trúc hoàn toàn mới. Ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng và giàu có ngay sau đó.


    Phương pháp này đòi hỏi đức hy sinh. Bạn không thể có tất cả mọi thứ trong hiện tại. Con đường chinh phục đỉnh cao chỉ giành cho những ai thực sự kiên trì. Bạn sẽ bạn phải dấn thân, làm việc hết mình trong năm thậm chí mười năm, và đến một ngày khi bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng từ chính những nỗ lực không ngừng của mình. Tuy nhiên hành trình chinh phục đỉnh cao luôn có muôn vàn thách thức nhưng cũng không kém phần thú vị. Hãy tìm lại hướng đi mới bằng cách thức do chính bạn lập ra, sau đó chia sẽ với người khác định hướng cuộc đời bạn. Hãy nhớ rằng chỉ khi bạn nhầm đường lạc lối thì đó mới là điều đáng hổ thẹn với lương tâm. Cuối cùng, tiền bạc và thành công thật sự sẽ không đến với những ai chỉ biết tập trung vào mục tiêu, nó chỉ giành cho người hướng đến sự tinh thông, thuần thục và hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc sống.


    [​IMG]
    Nhận được hơn cái đầu của bạn

    Phần 2: Trải nghiệm thực tế: Quá trình học việc lí tưởng. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ một kỹ năng mà bạn có thể làm thành thạo, kĩ năng đó sẽ là nền tảng cho bạn tiến đến những kĩ năng quan trọng khác. Bạn tuyệt đối không nên quan niệm rằng bản thân có đủ khả năng học vài kĩ năng cùng một lúc. Việc cần làm là hãy phát triển năng lực tập trung và nên hiểu rằng cứ cố gắng đảm nhiệm một lúc nhiều việc sẽ làm giảm hiệu suất lao động của bạn.


    - 61. Người không thực hành và học hỏi kỹ năng mới thì không bao giờ tạo được khả năng tương xừng hay biết tự kiểm điểm bản thân. Họ nghĩ rằng mình có thể đạt được bất cứ điều gì mà không cần nỗ lực và ít liên hệ với thực tế. Việc cố gắng làm một việc gì đó liên tục sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận với thực tế nhiều hơn, nhờ đó mà ý thức sâu sắc những hạn chế cũng như công việc bạn cần phấn đấu, chăm chỉ làm việc hơn nữa.

    • 67. Tâm lý con người tuân theo một quy luật đơn giản đó là chúng ta thường nghĩ đến cái đáng giá nhất. Giả sử đó là tiền, bạn sẽ chọn một nơi học việc với mức thu nhập cao nhất. Chắc chắn rằng trong môi trường làm việc như vậy, bạn sẽ phải chịu áp lực lớn hơn rất nhiều để chứng tỏ mình xứng đáng với mức lương đó, thông thường cảm giác đó xảy đến khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng. Thay vì tập trung vào kĩ năng cần học tập, lúc này bạn chỉ biết hướng đến bản thân, sự thiếu tự tin, làm thế nào để đồng nghiệp xung quanh cảm thấy hài lòng, ấn tượng. Dường như cái giá khiến bạn phạm phải sai lầm và rút ra bài học từ việc này quá đắt, vậy nên bạn dần lao đầu vào những món tiền lương béo bở, ma lực đồng tiền có thể sai khiến bạn đi đâu, nghĩ thế nào, làm gì. Cuối cùng, khoảng thời gian mà bạn không chịu tận dụng vào việc học hỏi và trau dồi kỹ năng bắt đầu ám ảnh bạn, khi đó bạn sẽ cảm thấy đau đớn, tuyệt vọng vô cùng.

    • 74. Đại ý: Khi hòa nhập vào môi trường mới, nhiệm vụ của bạn là học hỏi và tiếp thu kiến thức càng nhiều càng tốt. Vì lẽ đó, bạn nên cố tỏ ra tự ti như một đứa trẻ, cảm giác mà người khác biết nhiều hơn bạn và bạn phải phụ thuộc vào họ để học tập và tìm ra hương đi an toàn cho quá trình học việc. Hãy bỏ qua những định kiến về môi trường học tập hay lĩnh vực bạn đang theo đuổi cũng như hạn chế thể hiện sự tự mãn. Đừng sợ. Hãy tương tác với mọi người và tích cực tham gia các hoạt động văn hóa của họ. Hãy luôn tỏ ra hiếu kỳ với mọi thứ xung quanh. Giả sử bạn không còn cảm giác mặc cảm tự ti và luôn khao khát học hỏi. Thái độ này đương nhiên chỉ là tạm thời. Bạn sẽ lại tiếp tục phụ thuộc, vì vậy phải mất trong vòng năm đến mười năm bạn mới có thể tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như trau dồi kĩ năng để tuyên bố với người khác rằng bạn hoàn toàn độc lập và trưởng thành.

    • 77. Khi đạt đến độ thuần thục một kỹ năng, thời gian chính là phương thúc diệu kỳ. Giả sử bạn luyện tập đều đặn hàng ngày, hàng tuần thì từng tiểu tiết trong kỹ năng đó bạn sẽ có thể làm thoăn thoắt. Dần dần, toàn bộ kỹ năng này ăn sâu vào tiềm thức của bạn. Lúc này bạn không còn chú ý nhiều đến chi tiết mà có thể quan sát bức tranh tổng thể hơn. Đó chắc chắn là một cảm giác tuyệt vời và chỉ có luyện tập mới giúp bạn đạt đến trình độ siêu đẳng như thế. Tuy nhiên, trở ngại duy nhất khiến bạn khó đạt được thành quả này chính là bản thân và cảm xúc của bạn như chán nản, hoảng loạn, thất vọng, bất an. Bạn không thể ngăn dòng cảm xúc tiêu cực này bởi đó vốn dĩ là điều bình thường và bất kì ai cũng đều trải qua khoảng thời gian tăm tối đó kể cả thiên tài. Việc bạn có thể làm là có đức tin vào hành trình chinh phục đỉnh cao. Cảm giác nhàm chán sẽ không còn khi bạn đã dần đi vào guồng quay công việc. Hoảng loạn sẽ biến mất khi đã làm việc đó nhiều lần. Thất vọng là dấu hiệu của tiến bộ, nó chứng tỏ bạn đang tập trung xử lí các vấn đề và buộc bản thân cần luyện tập chăm chỉ hơn. Thay vì lo lắng, bất an, bạn sẽ bình tĩnh, tự tin hơn một khi làm chủ kĩ năng đó. Tin tưởng rằng tất cả điều này sẽ xảy ra thì quá trình học tập tự nhiên diễn ra suôn sẻ và những thứ khác cũng sẽ đi theo đúng quỹ đạo của nó.

    - 80 [ Theo John Keats] Ông nhận ra rằng chỉ có đặt bút làm thơ thì ông mới nảy ra ý tưởng hay nhất, đồng thời ông phải mạnh dạn viết liên tục bằng không ông sẽ để tuột mẩt những khám phá thú vị như thế.

    - 80. Để trở nên hanh thông, bạn buộc phải tập thích nghi khi tiến hành quá trình luyện tập đối kháng. Nguyên tắc rất đơn giản đó là bạn phải làm ngược lại với những thói quen thường ngày khi thực hành.
    - 81. Cuối cùng, năm giờ làm việc tập trung cao độ tương đương với mười giờ làm việc của mọi người.

    - 82. Trong giới kinh doanh ô tô, người ta không nhắc nhiều đến Henry Ford. Ông đánh mất hai cơ hội và chẳng ai lại mạo hiểm đầu tư một khoản tiền lớn để cho ông thêm cơ hội nữa. Nhưng với bạn bè và gia đình, Ford tỏ ra vô tình lạnh nhạt. Ông nói rằng tẩt cả những chuyện này đều để lại bài học vô giá cho bản thân, anh chú ý đến từng sự cố kỹ thuật trên chặng đường lắp ráp ô tô, cũng giống như chiếc đồng hồ hay một động cơ nào đó, ông gạt đi suy nghĩ thất bại và tập trung tìm ra căn nguyên của vấn đề, đó là không ai kiên nhẫn cho ông thêm thời gian để ông có thể sống trọn với đam mê. Người có tiền lại can thiệp vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và thiết kế. Họ chỉ có thể đề xuẩt những ý tưởng tầm thường và phá hỏng công việc này mà thôi. Ông cảm thấy ức chế với quan điểm rằng có tiền là có quyền, bởi điều quan trọng nhất ở đây là phải là bản thiết kế hoàn hảo.

    - 83. Sai lầm và thất bại chính là cách giáo dục tốt nhẩt. Nhờ nó bạn sẽ nhận ra giới hạn của bản thân. Trái lại, người khác sẽ không nói cho bạn biết điều này vì họ khen ngợi hay bình phẩm bạn như một cách xã giao.
    - 84. Thất bại có hai loại. Loại thứ nhất là khi bạn không bao giờ dám thể hiện ý kiến vì sợ hoặc cứ mãi chờ thời điểm thích hợp. Do vậy, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể rút ra bài học từ những thất bại như vậy.
    - 87. Chúng ta phải tự nghiên cứu thật kỹ công nghệ chúng ta sử dụng, chức năng hoạt động của tổ chức chúng ta đang làm việc, tiềm năng kinh tế lĩnh vực này đem lại hay yếu tố quyết định của nó. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi như những thứ này hoạt động thế nào, làm sao để đưa ra quyết định như vây hoặc tổ chức sẽ tương tác với nhau theo phương thức nào? Trau dồi kiến thức bằng cách này sẽ giúp chúng ta cảm nhận thực tế sâu sắc hơn cũng như nâng cao năng lực vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.

    - 89. Mặc dù người ta có thể đưa ra khái niệm học nghề theo nhiều cách khác nhau nhưng chính một tin tặc tiếp cận hệ thống lập trình lại có khả năng tạo ra ngôn ngữ lập trình khác trong kỉ nguyên mới này. Tương như như việc bạn muốn học thật nhiều kỹ năng, vậy hãy làm theo những gì hoàn cảnh dẫn dắt, nhưng chỉ khi nó liên quan đến cái bạn giành nhiều mối quan tâm nhất. Giống như một hacker, hãy đánh giá cao quá trình tự khám phá và sáng tạo những thứ có tiêu chuẩn cao nhất. Nên nhớ rằng đừng đi theo con đường sự nghiệp mà người khác đã lập sẵn. Dù không biết chắc kết quả sẽ đến đâu, nhưng hãy tận dụng khả năng tiếp cận thông tin ngày càng dễ dàng, toàn bộ kiến thức liên quan đến kỹ năng hiện tại theo cách chúng ta muốn. Bạn sẽ nhận ra loại hình công việc phù hợp với mình và những thứ bản thân nhất định phải tránh xa. Hãy cứ làm thử và mắc lỗi rồi bạn chắc chắn sẽ tiến bộ. Đây chính là cách bạn sống khi còn trẻ. Bạn trở thành lập trình viên xuyên suốt quá trình học việc, giữa bộn bề những mối quan tâm cá nhân. Bạn không còn đi lạc hướng vì sợ phải cam kết mà vì bạn đã sẵn sàng giải quyết mọi chuyện, ý tưởng và cơ hội chắc chắn đến với bạn. Khi điều đó xảy ra, tất thảy kỹ năng bạn tích lũy được sẽ trở nên vô giá. Bạn thành bậc thầy khi biết kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng sao cho phù hợp với cá tính của mình.
    - 90. Bất kỳ mong muốn tìm đường tắt nào cũng sẽ không bao giờ giúp bạn chinh phục được đỉnh cao trí tuệ.

    [​IMG]
    Học tất cả những gì bạn đã được chỉ dạy

    Phần 3: Thấm nhuần năng lực tinh thông: Động lực từ người thầy thông thái
    - 96. [Michael Faraday] Năm 1809, khi đọc được một cuốn sách trong hiệu sách gần nhà, cuối cùng ông cũng bắt đầu có tia hy vọng. Cuốn sách hướng dẫn độc giả tự giúp bản thân với tựa đề “Cải thiện năng lực tư duy” do Đức Cha Isaac Watt biên soạn, xuất bản lần đầu năm 1741. Nội dung bao gồm hệ thống học tập và hoàn thiện rất nhiều kỹ năng trong cuộc sống mà bất kỳ ai cũng có thể đọc, không phân biệt tầng lớp xã hội nào. Cuốn sách còn đưa ra lộ trình hành động để mọi người có thể áp dụng, hứa hẹn sẽ mang lại kết quả tương xứng. Ngay sau đó, Faraday liền nghiền ngẫm nội dung và luôn mang sách quý theo bên mình.
    - 103. Lý do bạn cần một người cố vấn đơn giản là vì cuộc sống vồn rất ngắn ngủi trong khi bạn chỉ có chừng đó thời gian và sức khỏe để học tập và cống hiến. Giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời mỗi người thường trong khoảng gần ba mươi đến tầm bốn mươi tuổi. Bạn có thể học hỏi những điều cần thiết thông qua sách vở, luyện tập hay đôi khi là lời khuyên của người khác, nhưng quá trình học hỏi này sẽ không hoàn toàn thành công hay thất bại. Kiến thức sách vở không thể đúng trong bất kỳ trường hợp hay cá tính nào đó của bạn; chúng thường khá trừu tượng. Khi ta còn trẻ và chưa có nhiều trải nghiệm cuộc đời, ta khó có thể vận dụng vốn kiến thức trừu tượng này vào đời sống hằng ngày. Ngay cả khi bạn có thể rút ra bài học từ chính kinh nghiệm của bản thân thì cũng phải mất mấy năm sau bạn mới cảm nhận thấu đáo ý nghĩa những việc đã xảy ra. nhưng nó thường có thể mất nhiều năm để hiểu đầy đủ ý nghĩa của những gì đã xảy ra. Dù cho bạn giành thời gian tự luyện tập thì kết quả nhận được vẫn không hoàn toàn tương xứng. Thông thường chúng ta tự học nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng quá trình tự học này phải mất đến mười năm thậm chí lâu hơn thế.

    - 104. Cố vấn giống như một viên đá triết gia, nhờ tương tác trực tiếp với người giàu kinh nghiệm như vậy mà bạn có thể sử dụng linh hoạt vốn kiến thức đó một cách hiệu quả và nhanh chóng, biến kiến thức học được được những bậc thầy đáng kính thành tài sản vô giá.
    - 107. Bằng một ý niệm mơ hồ, nhân vật lịch sử hay người đương thời có thể trở thành hình mẫu lí tưởng cho bạn noi theo. Dựa trên quá trình nghiên cứu và một số hình ảnh do bạn hư cấu, nhân vật đó sẽ được nhân cách hóa và thể hiện sinh động hơn. Bạn sẽ tự vấn bản thân rằng liệu họ sẽ làm gì trong tình huống như vậy? Không ít vị tướng lĩnh đã lấy Napoleon Bonaparte làm chủ thể cho họ đặt ra kiểu câu hỏi như vậy. .
    - 112. Giống như Jung, nếu bạn cảm thấy bối rối, phân vân chưa biết định hướng như thế nào thì tốt hơn là hãy chọn [người cố vấn] người có thể giúp bạn xác định rõ mong muốn thực sự của mình là gì, một người nào đó có vai trò quan trọng trong lĩnh vực bạn theo đuổi nhưng không hoàn toàn phù hợp với tính cách con người bạn. Đôi khi thầy giáo sẽ chỉ dạy chúng ta những điều mà bản thân không muốn tiếp thu thậm chí chống đối kịch liệt. Đối với trường hợp thứ hai, có thể ban đầu bạn còn thể hiện chút thái độ tôn trọng, nhất là khi người thầy đó có tính độc đoán. Tuy nhiên, một thời gian sau, bạn sẽ nhận ra mình cần tiếp thu và sàng lọc cái gì từ những kinh nghiệm mà thầy truyền đạt cho mình.
    - 115. Ngay từ lần gặp mặt đầu tiên, ông đã nhận thấy ở Hakuin có đủ tố chất để bắt đầu con đường học đạo chân chính. Haikun là người khảng khái và luôn khát khao vươn tới sự giác ngộ. Ông cho rằng tất thảy các tu sĩ theo học ở đây đều chắc chắn dừng chân bỏ cuộc bất cứ nơi nào. Khi nghe giảng một đạo lí nào đó, họ sẽ khắc ghi lời giáo huấn đó mãi mãi, họ muốn tự huyễn hoặc bản thân rằng mình biết sự thật. Nhưng một thiền sư chân chính không bao giờ ngừng suy nghĩ, không bao giờ ngủ quên với sự thật này. Đó là lý do tại sao mọi người liên tục bị đẩy xuống địa ngục, bắt đầu lại và cảm thấy hoàn toàn vô dụng khi còn là một tu sĩ. Nếu không trải qua bao nỗi thống khổ và ngờ vực, tâm trí sẽ dần trở nên rỗng tuếch cho đến khi tinh thần họ cũng héo mòn theo. Ngay cả giác ngộ vẫn chưa đủ. Bạn phải liên tục trở về xuất phát điểm và thử thách bản thân. -

    [​IMG]
    Tập trung vào những người khác

    Phần 4: Nhìn nhận bản chất của con người: Trí tuệ xã hội

    - 130. [Benjamin Franklin] quyết định sẽ phải làm theo một triết lý mới đó là hoàn toàn chấp nhận bản chất con người. Phẩm chất, tính cách con người vốn dĩ đã ăn sâu trong mỗi chúng ta. Một số nghĩ đơn giản như Keith, số khác lại hay chấp nhặt giống anh trai Keith, hay khắt khe như mấy người thợ in. Ở đâu cũng có những kiểu người như thế và nó tồn tại ngay từ khi xuất hiện nền văn minh nhân loại. Cố gắng thay đổi họ chỉ vô ích bởi nó sẽ khiến họ cay cú và bực bội hơn thôi. Tốt hơn hết là chúng ta nên chấp nhận bản chất con người như cái gai trên bông hồng.

    - 134. Khi chưa đến tuổi trưởng thành [thời thơ ấu của mỗi người], chúng ta thường lý tưởng hóa và nghĩ giáo viên hay bạn bè mình theo chiều hướng khác, chúng ta biến họ trở thành mẫu người mình mong muốn được như vậy. Cách nhìn nhận con người sẽ xen lẫn muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau như tôn thờ, ngưỡng mộ, yêu quý, tức giận hay cần đến họ. Sau đó, chắc chắn rằng thường ở tuổi niên thiếu, chúng ta bắt đầu có cái nhìn khắt khe hơn đối với với người khác, kể cả cha mẹ mình, dù không thể chịu đựng được nhưng sẽ cảm thấy khó chịu khi thực tế họ không như những gì chúng ta tưởng tượng. Khi cảm thấy thất vọng vì điều này, chúng ta thường cường điệu hóa tính xấu của họ.- 135. Chúng ta nhìn nhận người thầy hay lãnh đạo của mình theo mẫu người hồi bé ta từng hình dung, với những người vậy thì điều này thực sự đáng sợ hoặc mù quáng, và mối quan hệ hai bên có thể sẽ rạn nứt dần. Chúng ta cứ nghĩ rằng mình đã hiểu mọi người, nhưng có lẽ chúng ta mới đánh giá người khác qua lăng kính chủ quan. Trong trường hợp này, mọi sự đồng cảm đều vô ích.
    - 136. Khi Benjamin Franklin trưởng thành hơn, cũng như nhiều thanh niên khác ông bắt đầu tin rằng sống hòa đồng với mọi người chứng tỏ bản thân rất có sức thu hút và mình cũng trở nên thân thiện hơn trong mắt người đối diện. Nhưng thực tế cho thấy ông chưa thực sự có khả năng thu hút mọi người. Không hẳn là kiểu thu hút sự chú ý như một đứa trẻ, với ông sức hút là đối sách mà ông cần tập trung thể hiện, đó là tự yêu lấy mình, thể hiện tình yêu theo ngôn ngữ cá nhân hay tính hài hước của ông. Sức hút không liên quan đến việc người khác muốn hay không. Sức hút càng không thể khiến họ thôi tìm hiểu, tiếp xúc ông. Để tạo được sức hút thực sự và gây ảnh hưởng đến cộng động xã hội, bạn phải hiểu mọi người, nhưng để làm được điều đó bạn phải sống vì người khác, nghĩ cho người khác.

    - 137. Thể hiện thái độ tích cực khi chấp thuận việc gì đó là một trong những năng lực chấp nhận đáng tuyên dương nhất. ... Hãy là người quan sát màn kịch của mỗi người, với tấm lòng trắc ẩn, bạn sẽ thấu hiểu được người khác và có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của họ khi cần thiết.
    - 138. ... Cần phải rèn luyện bản thân đừng quá tập trung đến ngôn từ của họ mà hãy chú ý ngữ điệu, ánh mắt hay ngôn ngữ cơ thể của họ vì tất cả những dấu hiệu này có thể tiết lộ cho chúng ta biết người đó đang căng thẳng hay phấn khích thế nào chứ không phải thông qua không nội dung câu chữ. ... Hãy ngừng độc thoại nội tâm và giành sự tập trung cao độ đến người đối diện, bạn sẽ nhận ra tín hiệu từ họ khi chúng tác động đến cảm xúc hay trực giác của bạn.
    - 139. ... Hãy đặc biệt chú ý đến cách người đó phản ứng với những xung đột trong cuộc sống vì con người thường để lộ bản chất trong lúc tức giận
    - 140. ... Trạng thái cảm xúc chúng ta luôn thay đổi. Vậy nên đừng để quan điểm cá nhân ảnh hưởng đến ấn tượng tốt đẹp của mình giành cho người khác. Hãy liên tục quan sát và bạn sẽ sớm đọc vị được ngay người đối diện.

    - 143. Phản đối cách làm rập khuôn của người khác hay tranh luận với quan điểm trái chiều thực sự chẳng mang lại lợi ích gì cho chúng ta. Bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian và khiến mình cũng kém linh hoạt hơn. Cách giải quyết tốt nhất đơn giản là hãy chấp nhận tính cố chấp của người đó và tỏ ra đồng thuận với yêu cầu của họ. Tuy nhiên, cá nhân bạn vẫn phải làm việc để tiếp tục khai thông tâm trí, loại bỏ thói quen xấu và rèn dũa tư tưởng mới.
    - 143. Ngay cả khi chúng ta làm việc tốt, trong thâm tâm ta vẫn mong muốn được người khác khác thừa nhận, tuyên dương cũng như tăng thêm hình ảnh cá nhân trong mắt mọi người. Thường những ai chỉ biết quan tâm đến mình sẽ thể hiện hành động có đạo đức, lương tâm hoặc giúp đỡ mọi người từ những lí do chính đáng.

    - 145. Tự lực cánh sinh và bạn sẽ không phải thất vọng.- 152. Đại ý: Công việc là công cụ tuyệt vời nhất để bạn có thể bày tỏ quan điểm, nhận thức về xã hội. Hãy đặt ra định hướng cụ thể và hiệu quả cho việc bạn làm, bạn sẽ chứng tỏ rằng mình đang nghĩ đến việc mở rộng tổ chức theo quy mô lớn và đang xúc tiến quá trình đó được diễn ra nhanh chóng. Hãy diễn đạt hoặc thể hiện quan điểm, ý tưởng một cách rõ ràng và dễ thực hiện, như vậy khán giả và công chúng sẽ thừa nhận sự quan tâm của bạn đến họ. Hãy để mọi người tham gia vào những dự án của bạn và sẵn sàng tiếp nhận ý kiến phản hồi của họ, điều đó cho thấy bạn mong muốn đội nhóm phát triển không ngừng. Môi trường làm việc đoàn kết, mọi người đồng thuận với nhau sẽ giúp chúng ta ngăn chặn được ý đồ chia rẽ nội bộ của kẻ xấu bởi họ sẽ khó có thể tìm ra kẽ hở từ thành tựu trong công việc của bạn. Nhưng nếu bạn đang gặp phải những áp lực trong chia rẽ nội bộ, đừng nghĩ nhiều làm gì mà hãy phân tán sự chú ý đi. Hãy luôn tập trung và bàn đến những vấn đề mang tính xã hội thông qua công việc của mình, nhờ đó trình độ chuyên môn sẽ được nâng cao và bạn sẽ trở nên nổi bật giữa những người chỉ giỏi nói mà không giỏi làm.
    - 154. [Teresita Fernandez] lập luận rằng đôi khi điều bạn không tiết lộ với mọi người lại có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn cả.

    - 160. Và như vậy, khi chấp nhận mọi người xung quanh đều là bạn bè mình trong vài năm tới, bất đắc dĩ Goethe vạch ra một kế hoạch đó là bản thân sẽ nói ít đi và hiếm khi bày tỏ quan điểm cá nhận về một bất cứ điều gì. Ông sẽ để người đối thoại tiếp tục cuộc trò chuyện về chủ đề nào đó. Mặc dù vẻ ngoài ông tỏ ra rất hứng thú khi lắng nghe nhưng thực chất ông đang quan sát họ như những nhân vật trên sân khấu cuộc đời. Họ sẽ tiết lộ bí mật, những màn kịch thú vị, những ý tưởng điên rồ trong khi ông chỉ luôn mỉm cười và đứng về phía họ. Bạn bè ông không hề nhận ra rằng chính họ đã cung cấp cho ông một nguồn tài nguyên vô tận, từ nhân vật, phân đoạn hội thoại đến những câu chuyện ngớ ngẩn mà ông sẽ sử dụng chúng để soạn kịch hay viết tiểu thuyết sau này. Bằng cách này, ông đã biến nỗi thất vọng trước hoàn cảnh cuộc sống thành một trò chơi thú vị và hiệu quả nhất. –

    [​IMG]
    Bắt đầu khai thác trực giác của bạn

    Phần 5: Đánh thức tư duy sáng tạo – đa chiều: Tính sáng tạo – Năng động

    - 180. Không bao giờ phải cố gắng sáng tạo trong lĩnh vực bạn theo đuổi, chỉ cần có niềm tin và năng lực bản thân thì tính sáng tạo tự khắc sẽ đến. Hãy đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng và thế mạnh của bạn.
    - 195. Những gì bạn phải làm sau đó sẽ thay đổi nhận thức tư duy cũng như dòng chảy cảm xúc của bạn. Ví dụ, nếu công việc gặp nhiều cản trở, thất bại thì hãy tập nhìn nhận vấn đề trên phương diện thực tế rằng bất kể việc gì cũng có điểm tích cực và mang lại lợi ích nào đó. Khó khăn sẽ tôi luyện ý chí thêm can trường và giúp bạn nhận thức rõ hơn những mặt hạn chế cần khắc phục.

    - 196. Người ta xây dựng ngôn ngữ thành một hệ thống nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, dựa trên một số chuẩn mực mà mọi người có thể tuân theo. Ngôn ngữ vốn có tính khuôn mẫu và ổn định, điều này sẽ hạn chế tối đa mẫu thuẫn trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp và biển đổi khôn lường thì sức mạnh ngôn ngữ có thể đanh bật chính chúng ta.

    - 198. Nếu bạn cứ nghĩ quá rập khuôn, bạn sẽ chỉ hướng đến tư duy tầm thường. Thay vào đó, hãy tự do chú ý đến bất cứ điều gì, thoải mái với từng khía cạnh trong quan điểm của bạn, cởi bỏ tư tưởng còn chưa được sáng tỏ và nhường chỗ cho hình ảnh xuất hiện trong tâm trí mình.
    - 200. Sau mười năm suy nghĩ liên tục để tìm ra câu trả lời về thuyết tương đối, một buổi tối nọ Albert Einstein quyết định từ bỏ. Ông nghĩ nên dừng tại đây bởi nó nằm ngoài khả năng của mình. Einstein đi ngủ sớm và khi tỉnh dậy bất ngờ thay, ông đã giải được bài toán hóc búa này.
    - 201. Hãy nghĩ bản thân như một bậc thầy đã giác ngộ. Bởi các vị thiền sư thường sẽ dồn ép các đệ tử và cố ý khiến họ đa nghi, mâu thuẫn nội tâm đến tột độ, nhưng khi nhận thức được khoảnh khắc như vậy họ sẽ đạt đến sự giác ngộ.
    - 202. Vốn dĩ chúng ta hay nhận định rằng những tư tưởng mà mình đã học tập và nghiên cứu đều đúng.
    - 204. Cách tốt nhất để sửa đổi bản tính thiếu kiên nhẫn là hãy tỏ ra lạc quan ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, cũng như một vận động viên, chính nhờ thực hiện chế độ luyện tập khắt khe họ mà họ có được một sức bật phi thường để vượt qua giới hạn bản thân và bỏ được thói quen chỉ luyện tập ở mức độ nhẹ nhàng.
    - 204. Nhìn chung khen ngợi chẳng mấy khi có lợi gì bởi lẽ dần dần người nhận được lời khen sẽ thay đổi từ chỗ đam mê sáng tạo thành thích được người khác chú ý và tung hô cái tôi lên. Nếu không sớm nhận ra điều này, chúng ta sẽ có xu hướng nhảy việc và hướng đến công việc có thể đáp ứng sở thích được khen của mình.

    - 214. Thay vì bắt đầu với vài mục tiêu rõ ràng, họ đi tìm sự thật ẩn sau kết quả to lớn, cụ thể là từ một bằng chứng thực nghiệm nhỏ rất kỳ lạ và không tương xứng với thí dụ điển hình này thế nhưng nó vẫn rất hấp dẫn mọi người. Bằng chứng này thực sự khiến người ta phải chú ý, trông nó như một tảng đá bị mài dũa cho dài ra. Họ không chắc chắn với mục tiêu của mình và cũng không quan tâm việc sẽ ứng dụng phát minh vào thực tiễn họ, nhưng họ sẵn sàng dấn thân để tìm đến cái mới. Khi đã nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực, họ sẽ khám phá ra điều gì đó đi ngược với những quy ước vốn đã được thừa nhận từ lâu, đồng thời mở ra muôn vàn cơ hội nâng cao kiến thức cũng như khả năng ứng dụng thực tiễn.


    -217. Bí quyết để được người khác công nhận cái gì đó đúng là hãy lặp lại nhiều lần.
    -231. Dự án hay vấn đề mà bạn đang giải quyết nên gắn liền với thứ gì đó lớn lao, chẳng hạn như một dấu chấm hỏi lớn, một tư tưởng biết nhìn xa trông rộng hoặc một mục tiêu đem đến nguồn cảm hứng vô tận. Bất cứ khi nào công việc bắt đầu có dấu hiệu khiến bạn thấy nhàm chán, hãy nhớ lại mục đích, mục tiêu to lớn nào đã giúp bạn có động lực nhập cuộc như vậy.

    - 236. Khác biệt không thể hiện ở năng lực sáng tạo ban đầu của não bộ mà ở cách chúng ta nhìn nhận thế giới cũng như khả năng thích ứng khi nhận thức thay đổi. Sáng tạo và thích nghi hay cứ mãi như một nhành cây tầm gửi.

    [​IMG]
    Giải thích: các mèo con siêu việt của Bậc thầy)

    Phần 6: Kết hợp tư duy trực giác và tư duy logic để thành người thông thái

    - 254. ... Đời thực và tiểu thuyết có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi Marcel Proust cần viết về một nhân vật mới, chẳng hạn như một tiêu thư khuê các, ông sẽ săn tìm ngoài đời một cô gái như vậy, nhận lời mời đến tham dự các buổi tiệc tùng để có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu cô ấy kĩ hơn.

    - 259. Tuy nhiên, chúng ta thường quan niệm sai lầm rằng những người thông thái chỉ đơn thuần nghe theo trực giác và vượt ra khỏi lối tư duy logic. Đầu tiên, tất cả bọn họ đều làm việc rất chăm chỉ, tích lũy, trau đồi vốn kiến thức, và phát triển kỹ năng phân tích, nhờ đó mà hiểu biết của họ được nâng lên tầm cao mới. Tiếp đến, khi đạt đến khả năng tư duy trực giác hoặc có tầm hiểu biết sâu sắc, họ luôn suy nghĩ và lập luận theo hướng bao quát hơn. Trong khoa học, người ta phải làm việc trong suốt mấy tháng thậm chí nhiều năm liền mới có thể hình thành năng lực trực giác. Còn trong nghệ thuật, người nghệ sĩ phải nảy ra ý tưởng và hiện thực hóa chúng bằng một tác phẩm cụ thể.

    - 260. Giây phút tự vấn bản thân là cách [Marcel Proust] động viên mình tiếp tục phấn đấu, đồng thời nhắc nhở rằng thời gian còn lại cho ông không còn nhiều.

    - 261. Bạn sẽ không lãng phí thời gian nếu biết chú ý quan sát và rút ra bài học sau từng trải nghiệm trong cuộc sống. Chính nhờ liên tục vận dụng vào thực tiễn lĩnh vực sở trường của bản thân cũng như đánh giá, nhìn nhận vấn đề đó dưới nhiều góc độ khác nhau mà vô hình chung bạn đang tạo dựng nền tảng vững chắc cho những khả năng tiềm ẩn có cơ hội phát triển.

    - 263. Từ việc trải nghiệm và thực hành thường xuyên, người xưa đã trở nên nhạy bén như trước. Họ có thể phản xạ bằng trực giác thay vì bản năng. Trong trường hợp này, trực giác mạnh hơn bản năng ở chỗ nó không bị bó buộc vào bất kì hoàn cảnh tác nhân cụ thể nào mà được người ta vận dụng vào nhiều việc làm khác nhau.
    - 273. Để trở thành người có óc quan sát nhạy bén như vậy, chúng ta phải hạn chế tiếp xúc với công nghệ, thay vào đó hãy tỏ ra “lạc hậu” một chút. Hãy dùng đôi mắt để quan sát và cái đầu để tư duy, phân tích.

    - 288. Luyện tập để đạt thành tích cao dường như không có gì đặc biệt. Hơn nữa, chúng ta cũng không muốn nghĩ đến việc bỏ ra từ 10.000 đến 20.000 giờ luyện tập để thành thạo, tinh thông một lĩnh vực nào đó. Điều kì lạ là những tiêu chí này của chúng ta không đem lại kết quả gì, nó khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chỉ cần nỗ lực không ngừng thì ai cũng có thể vươn tới đỉnh vinh quang hoặc chí ít thì có cái gì đó cứ thôi thúc chúng ta có thêm đông lực. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi tư tưởng chỉ biết cố gắng là đủ và nhận ra những khả năng đặc biệt nhờ luyện tập và phương pháp rèn luyện có thêt tạo nguồn hứng khởi tuyệt vời. Khả năng thành thạo các kỹ năng phức tạp bằng cách tạo dựng liên kết trong não bộ là kết quả sau hàng triệu năm tiến hóa, đồng thời là nguồn năng lực của tất cả các dạng vật chất và tinh thần.

    - 294. Độc giả sẽ nhìn thấy một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết bước ra ngoài đời thực nếu tác giả dồn sức tưởng tượng thật chi tiết nhân vật đó. Điều đó không có nghĩa là nhân vật đó phải được miêu tả thật cụ thể mà chính độc giả sẽ cảm thụ tác phẩm văn học thông qua hình tượng nhân vật đó và hình dung một cách đầy sáng tạo timh tiết của câu chuyện.

    -298. "Hãy biết nhìn xa trông rộng."-301. Tất cả những gì liên quan đến Piraha là những thứ chúng ta có thể trải nghiệm ngay bây giờ hoặc điều gì đó mà cá nhân người ta vừa trải qua cách đây không lâu.

    - 302. Nhờ học hỏi văn hóa nước ngoài từ cái căn bản nhất, [Daniel Everett] không còn ủng hộ với sức mạnh siêu nhiên của một đức tin hay quy tắc ứng xử đặc biệt nào nữa. Để giữ được lập trường, ông nhận định rằng chỉ có ảo tưởng mới bắt nguồn từ tác nhân bên ngoài. - 307. Giờ đâu Goethe đã đi đến kết luận rằng tất cả các dạng kiến thức của nhân loại đều đều thể hiện một ý nghĩa trong cuộc sống mà ông đã cảm nhận được khi hồi trẻ ông từng sút nữa mất mạng. Ông nhận thấy rắng hầu hết mọi người đều tự tạo bức tường ngăn cách khi gặp bất kỳ chủ thể hay quan điểm nào. Nhà tư tưởng thực sự luôn nhận ra mối liên hệ, nắm được bản chất ý nghĩa cuộc sống vận động trong từng trường hợp cụ thể. Tại sao cá nhân mỗi người nên tìm đến thơ ca, hoặc nghệ thuật chứ không liên quan đến khoa học, hay chỉ dành sự quan tâm của mình đến một vài lĩnh vực nhất định? Lối tư duy này là để liên kết tất cả mọi thứ lại với nhau, cũng giống như khung cửi sẽ đan dệt từng sợi vải lại với nhau. Nếu cuộc đời tồn tại như một tổng thể hữu cơ, thì tư duy sẽ làm cân bằng tổng thể đó. - 309. Những rào cản mà con người tạo ra giữa nghệ thuật và khoa học sẽ được tháo bỏ khi con người càng muốn biết và bày tỏ thực tế chung. Ý tưởng của chúng ta sẽ gần gũi với thiên nhiên, sống động và có hệ thống hơn. Bằng mọi giá, bạn nên cố gắng tham gia vào quá trình phổ cập này, mở rộng kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hành trình khám phá họ sẽ nảy sinh muôn vàn ý tưởng và đó cũng chính là phần thưởng xứng đáng cho họ.

    Dịch: Chan Canh - Suong Dem
    Hiệu đính: Trà Ngân
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/3/16
    an234 and mr.buiduytung like this.
  3. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    “ Bậc thầy” của Robert Greene: Để trở thànhchuyên gia trong lĩnh vực bạn chọn.

    “ Mastery” là cuốn sách vừa lên kệ của tác giả trứ danh Robert Greene , chủ nhân của loạt tác phẩm nổi tiếng về doanh thu như: 48 quy luật của quyền lực, Nghệ thuật quyến rũ, 33 chiến thuật trong chiến tranh Điều luật số 50.

    Ông Greene đã trả lời câu hỏi qua thư điện tử với tờ Huffington Post về bản chất của việc trở nên thành thạo nghề thủ công theo cách của Charles Darwin và Henry Ford cũng như cách vận dụng lối tư duy của ông Zen để viết nên cuốn sách này.

    Tại sao lại chọn chủ đề này ?

    Trước khi bắt tay vào viết cuốn”Mastery”, tôi đã dành 12 năm để nghiên cứu về nguồn sức mạnh trong tất cả các lĩnh vực xã hội và trí tuệ. Tôi nhận ra rằng hầu hết những người tôi tìm hiểu( cả trong lịch sử lẫn đương đại) đều sở hữu trí thông minh rất cao. Sau nhiều năm thực hành và trải nghiệm trong lĩnh vực của mình, họ có giác quan thứ 6 về xu hướng văn hóa để khám phá một khía cạnh mới trong thế giới vật chất hay trong thực tế để chọn ra những cơ hội mà không phải ai cũng nhìn ra. Họ có thể liên kết các ý tưởng một cách đầy sáng tạo và nắm bắt trực quan các chủ đề của họ. Một số ví dụ điển hình là Napoleon Bonaparte trong chiến tranh, Albert Einstein trong vật lý, Thomas Edison trong công nghệ và kinh doanh, FDR trong chính trị, Picasso trong nghệ thuật vẽ tranh, Steve Jobs trong máy tính và thiết kế. Tôi rút ra một kết luận rằng họ đều là những chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực của họ, và họ nắm vững một số thứ vô cùng phức tạp và chắc hẳn sẽ dẫn đến thành công khiến chúng ta phải vô cùng ngưỡng mộ.

    Thông thường chúng ta đều nghĩ rằng những trí thông minh vượt trội như vậy đều được di truyền, do bẩm sinh, và có khi lại là do may mắn như có được cha mẹ tuyệt vời hay được giáo dục tốt, tóm lại là những nhân tố vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, những kết luận tôi rút ra sau nhiều năm nghiên cứu những hiện tượng này lại chứng minh điều ngược lại. Những khả năng vượt trội này là kết quả của cả một quá trình mà tất cả họ đều phải trải qua, thậm chí đây là những quá trình vượt quá cả lĩnh vực của họ. Đây là quá trình bao gồm nhiều năm làm việc chăm chỉ cùng rất nhiều sự kiên nhẫn và khả năng vượt khó, cộng thêm tình yêu vô tận dành cho lĩnh vực họ quan tâm. Nhưng quá trình này có thể được thảo luận và tiết lộ một cách sâu sắc, từ cách chọn con đường sự nghiệp đúng đắn đến giai đoạn học nghề đầy lí tưởng, sau đó là làm việc dưới sự cố vấn của một chuyên gia trong lĩnh vực đó, phát triển trí thông minh xã hội, cà cuối cùng là chuyển những kinh nghiệm quý báu đã qua chắt lọc đó thành nguồn sức mạnh đầy sáng tạo. Bất kì ai nắm vững đầy đủ quá trình này đều có thể dễ dàng trở thành chuyên gia bậc thầy trong lĩnh vực mà họ chọn.

    Lý do có quá ít những chuyên gia hàng đầu trong quá khứ là bởi khả năng chọn lựa lĩnh vực phù hợp và niềm đam mê gần như là điều không tưởng đối với phần lớn mọi người. Những nghề nghiệp ở trình độ cao chỉ mở của cho những tầng lớp và dân tộc nhấ định. Để tiếp cận nguồn thông tin cần thiết để nắm được quyền làm chủ hầu hết đều bị kiểm soát chặt chẽ. Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại cấp tiến và cải cách, tất cả những rào cản về mặt xã hội, chính trị, và kĩ thuật đang dần biến mất. Vì vậy, quyền làm chủ sức mạnh có thể mang tính dân chủ; nền văn hóa của chúng ta được hưởng lợi rất lớn từ quyền được đóng góp ý kiến đa dạng và năng lượng vô tận của óc sáng tạo.

    Tôi muốn chia sẻ chúng với bạn đọc nhằm mục đích làm cho quá trình trở thành chuyên gia hàng đầu trở nên rõ ràng, để bộc lộ những nét tinh hoa trong quan điểm của những thiên tài, truyền cảm hứng cho mọi người để họ có thể đạt được mục đích cao hơn, vượt qua những nhận thức bị giới hạn của họ, và nhằm theo đuổi những con đường họ đã chọn, đến những miền xa xôi như họ mong muốn.

    Bạn có tin rằng tất cả mọi người đều có khả năng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực họ chọn?

    Điều này còn tùy. Ví dụ, nếu một người trải qua một quãng thời gian dài luôn nhất mực nghe theo lời cha mẹ và lo âu cho tương lai, và để cảm thấy thoải mái cũng như tìm công việc vì mục đích kiếm tiền giống nghề luật sư chẳng hạn, nhất định ước muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực anh ta hoặc cô ta chọn là điều khó có thể đạt được. Bởi họ không dành toàn bộ tình cảm cũng như trí lực cho lĩnh vực đó. Họ có xu hướng thực hiện những hành động theo lẽ tự nhiên và học chính xác những gì cần thiết để đạt đuợc thành công. Điều này yêu cầu rất nhiều năm đào tạo nếu như họ có tham vọng muốn có được thành công sớm nhất có thể. Tuy nhiên, thời gian trôi đi, họ sẽ phải trả giá cho sự thiếu kết nối bản thân với công việc. Họ thường sẽ là những người bảo thủ và thận trọng đối với những kiến thức họ nhận được; họ coi trọng sự thoải mái quá cao để có thể vượt qua được những giới hạn nhất định. Mục tiêu của họ là duy trì những gì họ có. Họ bắt đầu thay thế những việc quan trọng cũng như những mối bận tâm của họ bằng những giờ phút giải trí. Dần mất đi sự tập trung sâu rộng, họ dần mất đi những thông tin về những thay đổi trong lĩnh vực của mình. Thường thì khi đến độ tuổi 30 hoặc 40, họ tự nhận thấy bản thân không còn phù hợp với công việc nữa, và đó cũng là thời điểm họ dễ bị thay thế bởi những người trẻ tuổi hơn và với mức thuê rẻ hơn. Bản thân họ không có khả năng thích nghi với những thay đổi này bởi họ không phát triển được sự linh động cũng như tinh thần sẵn sàng hết mình cho công việc.

    Tuy nhiên, nếu con người có thể kết hợp những khuynh hướng tự nhiên, hợp nhất niềm đam mê với con đường sự nghiệp thì không có lý do gì mà họ lại không trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Tất nhiên nó sẽ yêu cầu sự chăm chỉ; đồng thời họ cũng sẽ phải vượt qua những rào cản như muốn kéo lui họ lại, và đâu đó trên con đường họ chọn sẽ có những lúc họ rẽ sai hướng. Con đường phía trước không bao giờ là bằng phẳng. Nhưng nếu biết mình là ai, điểm khác biệt của mình so với người khác và kiên định với mục tiêu, họ chắc chắn có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn, đi đến thành công cũng như trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình.

    Những người thực hiện cam kết hết mình trong lĩnh vực họ chọn thường học được nhiều hơn trong vòng 3 năm, trong khi những người vượt qua đơn giản chỉ bởi đó là việc họ phải làm phải mất đến 10 năm để đạt được điều đó. Bằng việc học nhanh hơn bằng cách này, cùng với cường độ mạnh sẽ nhanh chóng giúp chúng ta có động lực mạnh mẽ. Quá trình thực hành và đạt được những kĩ năng sẽ khiến cho công việc trở nên thú vị và đầy thử thách, từ đó khiến chúng ta càng cố gắng thực hành và rút ra kinh nghiệm ở cấp độ cao hơn nữa. Những người đi theo đam mê của mình thường lúc ban đầu không kiếm được nhiều tiền bằng những người lực chọn công việc vì sự an toàn như ngành luật chẳng hạn, nhưng bản thân họ đã luyện được một tinh thần vững chắc rằng họ được thể hiện và phát triển bản thân trong môi trường đó và họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong thời gian dài sau đó.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu một người có niềm đam mê về một thứ gì đó họ không có nhiều năng khiếu hay không được di truyền để có thể làm tốt, ví dụ một người lùn nhưng lại muốn chơi bóng rổ chẳng hạn ?

    Trong tác phẩm “ Bậc thầy”“ Mastery”, tôi có nhắc đến tầm quan trọng của việc kết nối với những khuynh hướng nền tảng. Tôi cũng đưa ra rất nhiều những ví dụ về cách những khuynh hướng này bộc lộ ngay từ khi chúng ta còn nhỏ. Đối với Albert Einstein là khi ông nhận được chiếc la bàn khi mới lên 5 và niềm đam mê của ông đối với những nguồn lực tự nhiên vô hình; đối với Leonardo da Vanci, đó là những ám ảnh từ rất sớm của ông đối với việc mô ả lại hế giới ự nhiênlên mặ giấy( khi chưa hề có giáo viên dạy kèm hay đào tạo); đối với vũ công tuyệt vời Martha Graham, đó là mối quan tâm đặc biệt đối với ngôn ngữ cơ thể và sự chân thành qua những động tác; với John Contrane đam mê chính là sức mạnh tinh thần thể hiện thông qua âm nhạc; còn với Charles Darwin bọ cánh cứng và những loại thực vật mới lạ chính là niềm cảm hứng. Những khuynh hướng này không trực tiếp chỉ ra con đường sự nghiệp. Chúng là những tín hiệu báo trước, là những khuynh hướng tự nhiên. Chúng được thể hiện qua rất nhiều cách và thông qua những kênh khác nhau trong việc chọn nghề. Đồng thời cũng có rất nhiều con đường khác nhau để làm việc với những niềm đam mê này.

    Một trong những chuyên gia hàng đầu tôi phỏng vấn là huấn luyện viên đấm bốc Freddie Roach. Ông đến với quyền anh nhờ cha của mình, một đấu thủ chuyên nghiệp- người bắt đầu huấn luyện thể thao cho những đứa con của ông khi chúng lên 6. Rất khó đểkết luận rằng liệu bản thân Freddie tự mong muốn đến với quyền anh hay do phải chịu sức ép từ cha mình. Trong trường hợp này có lẽ là sự hòa trộn của cả hai yếu tố. Ông là mộtđấu sĩ quyền anh chuyên nghiệp đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đến năm26 Freddie phải nghỉ hưu do ông đã phải chịu quá nhiều cú đấm và để thua trong nhiều trận đấu. Ông dần tìm thấy con đường của mình khi quay trở lại làm huấn luyện viên cho những vận động viên mới vào nghề, mà thực chất đây cũng là cách ông tự đào tạo lại bản thân.

    Trong những năm sự nghiệp, ông đã biết được rằng niềm đam mê thật sự của mình không phải là quyền anh mà là những chiến lược, là tìm ra những điểm mạnh, sau đó giảng dạy những kĩ năng và kiến thức mà ông ấy đã đạt được. Trở thành một huấn luyện viên chính là sự nghiệp dành cho ông tuy rằng nó khiến ông phải chịu đau đớn, cũng như quá trình tự đánh giá bản thân. Theo đuổi con đường này, ông không cần phải bắt đầu lại từ đầu. Ông có thể xây dựng nó dựa trên những kĩ năng mà ông đã có được và chuyển hóa chúng theo những hướng cao hơn. Cảm thấy tràn đầy năng lượng và hưng phấn với con đường mới này, ông dần dần có thểtiến tới vị trí dẫn đầu trong sự nghiệp của mình.

    Cuộc sống không tự chỉ cho ta con đường dễ dàng tới những điều ta muốn, vì vậy chúng ta cần phải linh hoạt và thay đổi không ngừng. Một nghềnghiệp đầy hứa hẹn mà chúng ta lựa chọn ban đầu sẽ có lúc trở nên không còn phù hợp nữa, đó là khi nó không còn hấp dẫn, không còn khiến ta tò mò khám phá và học hỏi nữa. Chúng ta thay đổi, chủ yếu dựa vào mối quan tâm và khuynh hướng của mình. Một người đàn ông quá thấp nhưng lại có tình yêu vô cùng lớn dành cho bóng rổ phải nhận ra rằng mối quan tâm của anh ta vượt quá khía cạnh vật lý của nó. Anh ta chắc chắn hầu như bị hấp dẫn bởi yếu tố chiến thuật và tính cạnh tranh trong thể thao. Nếu anh ta cố gắng thể hiện điều đó trong thể thao và nhận ra rằng chiều cao hạn chế thực sự là một rào cản quá lớn, anh ta có thể làm hết sức có thể để không phải hoàn toàn từ bỏ những điều mà anh ta đã học được. Trở thành huấn luyện viên có lẽ là lựa chọn hoàn hảo. Có rất nhiều những huấn luyện viên có chiều cao hạn chế chẳng hạn như Jeff van Guy. Hoặc nếu anh ta còn đủ tuổi, anh ta có thể tìm hiểu những môn thể thao khác không quá đòi hỏi chiều cao. Thực tế cũng có rất nhiều những ví dụ về những vận động viên thành công từng có sự thay đổi tương tự.

    Nếu như đam mê ban đầu là âm nhạc, rất nhiều người cảm thấy mất kiên nhẫn để theo đuổi nó như một nghề bởi họ cho rằng họ không có đủ năng khiếu ( tương tự như quá thấp để chơi bóng rổ). Nhưng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người đều có những kết nối nhất định với kĩ năng âm nhạc, và hầu hết những đứa trẻ khi mới sinh ra đã có năng khiếu trong một số lĩnh vực âm nhạc. Những nhạc sĩ nổi tiếng bẩm sinh không phải đều là những thiên tài, nhưng nhờ vào tình yêu âm nhạc đã giúp họ không ngừng học hỏi, luyện tập và có khả năng gắn bó với nó rất nhiều năm. Tôi có đề cập nhiều đến vấn đề này trong cuốn sách của mình, qua những ví dụ về Mozart và John Coltrane, từ đó tiết lộ mức độ luyện tập chăm chỉ cũng như họ học nhanh như thế nào chính bởi niềm đam mê đó.

    Bạn có tin rằng những người trở thành bậc thầy trong lĩnh vực họ yêu thích đều cảm thấy hạnh phúc?

    Tôi chỉ muốn nói rằng: các bạn đều được sinh ra một cách đặc biệt. DNA của bạn, cấu trúc não bộ của bạn đã thể hiện rằng bạn là hiện tượng chỉ tồn tại một lần duy nhất trên hành tinh này. Hầu hết mọi người đều có tiềm năng bộc lộ nét riêng của mình thông qua quá trình làm việc và nỗ lực sáng tạo. Đó là ham muốn hết sức tự nhiên của tất cả chúng ta. Tôi tin chắc việc để lãng phí tiềm năng này và không chú trọng nuôi dưỡng sự độc đáo này có thể gây nên bệnh trầm cảm, và cảm giác vô cùng đau khổ. Bạn có thể không nhận thức được nguyên nhân chính xác khiến bạn có cảm giác này nhưng nó lại có thể gặm nhấm bạn từng ngày.

    Hạnh phúc là một khái niệm mang tính chất tương đối. Chúng ta thường kết hợp cảm xúc này với những thứ thoáng qua chẳng hạn như một ngày hoặc tuần đặc biệt chúng ta cảm thấy vui vẻ. Tôi muốn mở rộng khái niệm này chính là cảm giác mãn nguyện. Cảm giác này đến với chúng ta khi ta hoàn thành được một điều gì đó ý nghĩa. Để có thể hoàn thành được điều này đòi hỏi phải vượt qua rất nhiều những đau khổ trên đường chúng ta chọn,có cả sự hi sinh, và rất nhiều những khó khăn kéo ta lùi lại, nhưng khi hoàn thành, từ trong sâu thẳm chúng ta là cảm giác đạt được những thứ mà không gì có thể mang chúng ra khỏi chúng ta. Chúng ta cảm thấy như đang thực hiện lời hứa từ thời thơ ấu, giấc mơ của chúng ta, tiềm năng của chúng ta. Như nhà văn Balzac từng viết: “ Năng khiếu không được thỏa nguyện rút cạn màu sắc ra khỏi cuộc sống của con người”. Chắc chắn có những con đường khác để đạt được cảm giác mãn nguyện ví dụnhư vun đắp một gia đình hay làm việc, vv... Nhưng tôi tin rằng những Bậc thầy thường trải nghiệm cảm giác hoàn thành ở một cảnh giới rất cao trong quãng thời gian dài. Trong cuốn sách, tôi có trích dẫn câu nói của Leonardo da Vinci: “ Một ngày đẹp mang lại giấc ngủ ngon vào cuối ngày, một cuộc đời ý nghĩa mang đến cái chết trong hạnh phúc”

    Bạn có phải là một tác giả bậc thầy ?

    Tôi nhận ra rằng để có thể trở thành bậc thầy trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều cần 15000 đến 20000 giờ làm việc với cường độ cao, không ngừng thực hành và trải nghiệm. Yếu tố thời gian không phải thành phần duy nhất cần thiết để có thể trở thành bậc thầy trong lĩnh vực bạn chọn, nhưng nó là một nhân tố rất quan trọng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự thay đổi định tính trong não bộ con người sau 10000 giờ làm việc dù ở lĩnh vực cờ vua, âm nhạc, hay bất kì lĩnh vực nào yêu cầu trình độ cao. Tôi vẫn giữ quan điểm rằng sẽ có sự thay đổi tương tự về chất khi con số giờ làm của chúng ta đạt đến 20000 giờ. Nó được biểu hiện rõ ràng ở nguồn năng lượng của sự sáng tạo không thể phủ nhận thông qua từng cấp độ trải nghiệm. Đối với tôi, từ năm 1996, tôi đã bắt đầu nghiên cứu và viết về một chủ đề với rất nhiều cuốn khác nhau về cùng một chủ đề. Thời gian tôi dành cho 5 cuốn sách này có lẽ vượt quá cả mốc 20000 giờ- là thời điểm bắt đầu từ khi tôi có ý định dành hàng giờ liền cho mỗi dự án. Đó là còn chưa kể nhiều năm trước 1996 tôi đã làm nhà văn trong các tạp chí, truyền hình và phim truyện.

    Cho đến khi gần hoàn thành xong cuốn “ Mastery” , tôi đã có một trải nghiệm vô cùng thú vị. Dưới áp lực phải hoàn thành 2 chương cuối cuốn sách một cách sáng tạo và theo trực giác ở mức độ cao, tôi thấy dưới áp lực và yêu cầu sự tập trung cao độ như vậy, ý tưởng như từ không trung đến với tôi, nó như một tấm gương phản chiếu những gì tôi viết trong cuốn sách. Cuối cùng, tùy thuộc vào cách công chúng tiếp nhận cuốn sách, họ sẽ là người đánh giá xem liệu tôi có là một bậc thầy trong lĩnh vực này hay không. Tôi nghĩ công chúng đánh giá tôi cao hơn những gì mà tự bản thân tôi đánh giá.

    Hãy cho chúng tôi biết về cách suy ngẫm/ nhẫn nại bạn sử dụng để viết cuốn sách này.

    Khi đọc lại tác phầm này, tôi nhận thấy nó là thành quả của việc vượt qua rất nhiều những thách thức. Tôi đã phải nghiên cứu hàng trăm trang sách về những bậc thầy lớn nhất trong lịch sử, về tâm lý học, khoa học nghiên cứu não bộ, vv... Thêm vào đó, tôi đã phỏng vấn 9 bậc thầy đương đại. Điều này đòi hỏi rất nhiều công sức trong việc sắp xếp công việc, di chuyển, chuẩn bị kịch bản để phỏng vấn, ghi chép lại những cuộc phỏng vấn đó và sau đó là kết hợp với nghiên cứu cuốn sách một cách kĩ lưỡng mà đỉnh điểm là tôi phải tìm cách ghép nối tất cả những chi tiết lại thành một chỉnh thể thống nhất.

    Thông qua những cuốn sách trước đó, tôi biết rằng nó giống như một cuộc đua dài và càng về cuối tôi càng trở nên kiệt sức. Tôi tin rằng có rất nhiều tác giả muốn bỏ cuộc giữa chừng bởi choáng ngợp trước những phần phức tạp và lộn xộn. Tôi thực sự muốn tránh những vật cản kìm hãm bước tiến của mình vì vậy tôi quyết định sẽ biến quá trình này thành quá trình chạy đua đường dài thực thụ và cố gắng tìm cách để xây dựng sức bền trong suốt cuộc đua. Đầu tiên, tôi quyết định tạo thói quen tập thể dục hằng ngày. Tôi cũng đã tập thể dục trước đó nhưng tôi muốn tăng cường thời gian cũng như quãng đường dù lên ít nhiều. Đến một thời điểm nào đó, tôi biết rằng đến một mức độ nào đó, tôi sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi với những sự gia tăng này nữa,đây là cấp độ mà có thểgiúp tôi theo suốt cả một chặng đường dài của dự án. Trong thể thao, những chặng đường dài như vậy trong đường đua xe đạp có lẽ sẽ giúp tăng sức bền lên đáng kể. Tốt hơn hết là ở nguyên tại mặt bằng đó trong một quãng thời gian hơn là cố gắng tăng cường tập luyện và tôi muốn xem những điều này liên tục chuyển thành năng lượng trong công việc của tôi.

    Thứ hai, tôi luyện thói quen suy nghĩ bằng cách dành ra 1,5 giờ mỗi buổi sáng tĩnh tâm ngồi thiền. Tôi muốn đầu óc mình gột sạch mọi suy nghĩ, nhằm tập trung hơn, đạt được mức độ thả lỏng, vô thức thông qua thiền định.

    Tôi luôn giữ hai thói quen này mà không với bất kì sự gián đoạn nào, thậm chí ngay cả khi di chuyển hay những cảm nhận về thời tiết có thể ngăn cản tôi. Vài tháng sau đó, khi những hạn nộp càng trở nên gấp rút, tôi thấy mình trở nên bình tĩnh hơn rất nhiều, có thể tập trung để giải tỏa căng thẳng tốt hơn và tôi có nguồn năng lượng để có thể tập trung trong hàng giờ liền. Tôi chắc chắn rằng những thói quen này sẽ rất hữu ích trong thời gian dài sau đó. Từ đó tôi rút ra được rằng trí óc và cơ thể của chúng ta có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Cảm giác tràn đầy năng lượng ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta, có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của chúng ta. Đây có lẽ không phải là một phát hiện làm thay đổi cả thế giới nhưng đối với tôi, nó đã đi xa hơn cả khái niệm trí tuệ tôi có thể nắm rõ.

    Dịch: Đặng Thúy
    Hiệu đính: Trà Ngân
     
    teacher.anh thích bài này.
  4. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Bình luận sách: “Bậc thầy” của Robert Greene

    Quyển sách tạo động lực này nhắn nhủ đến chúng ta một thông điệp rằng tất cả mọi người đều có thể vươn tới đỉnh vinh quang nếu dành dồn hết tâm trí vào việc đó. Tuy nhiên tại sao chỉ có số ít trong chúng ta làm được điều này, đây cũng là điều mà ông Tomas Chamorro-Premuzicbăn khoăn.

    Trong mỗi hình thái xã hội, mặc dù chúng ta luôn chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của tài năng nhưng dường như người ta vẫn có thể nhận định rằng chưa bao giờ quan đểm này được thể hiện rõ như ngày nay.

    Thế giới vẫn luôn chuyển động và ngày càng phức tạp hơn, do vậybản thân chúng ta phải thích ứng liên tục cũng như trang bị cho mình vốn kỹ năng cần thiết, chẳng hạn như bắt kịp với tiên tiến kĩ thuât,cân bằng công việc hay cuộc sống, và làm chủ năng lực nhận thức, năng lực cảm xúc và xã hội. Robert Branson mới đây cũng chia sẻ rằng: “Chúng ta đang sống một cuộc đời với biết bao thay đổi lớn nhỏ theo cách chúng ta làm mọi thứ, và chỉ những tổ chức, con người cho rằng bản thân họ đang làm những chuyện ngớ ngẩn mới là những cá thể nghĩ họ có được mọi thứ như mong muốn.

    Không có gì bất ngờ khi một số người thường đối mặt với những biến động trong cuộc đời tốt hơn người khác, nhưng vì sao họ làm được như vậy? Trong cuốn sách mới nhất của Robert Greene – Bậc thầy, dựa vào trực giác mà ông đưa ra đáp án cho câu hỏi này đó là khả năng làm chủ môi trường phụ thuộc vào sự phát triển của tư duy bậc cao, đó là sự kết hợp và cân bằng giữa tư duy trực giác và tư duy lo-gic, nó cho phép chúng ta tìm ra một số quy luật nhất định khi dự đoán các sự kiện đồng thời nhận ra tính bất ổn và phức tạp của chúng. Sở dĩ tác giả cho ra mắt cuốn sách này là để giúp bạn phát triển từ xuất phát điểm thấp nhất lên đến đỉnh cao. Nó sẽ là trợ thủ đắc lực ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên của bạn, nhờ “Bậc thầy” mà bạn có thể khám phá ra nhiệm vụ trong cuộc đời, hay định hướng nghề nghiệp phù hợp và làm thế nào để kiến tạo nên con đườngsẽ lèo lái, dẫn dắt bạn hoàn thành từng mục tiêu nhỏ trong suốt hành trình thực hiện sứ mệnh cuộc đời.

    Một măt, cuốn sách của Greene là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều vấn đề quan trọng bàn về khả năng tự hoàn thiện bản thân, chẳng hạn nhưcác giá trị, nghị lực ý chí, khả năng tự nhận thức, tính sáng tạo và các kỹ năng mềm, đây đều là những thứ mà các nhà tâm lý học nhân cách đã và đang khám phá không ngừng suốt hơn 100 năm qua. Tác giả đã dựa trên thuyết tiến hóa, nghiên cứu triết học và văn học lãng mạn để đưa ra lời giải thích đầy thuyết phục về sự tinh thông. Cuốn sách cung cấp cho độc giả rất nhiều tiểu sử cũng như kết hợp giai thoại cá nhân với nghiên cứu một số câu chuyện lịch sử quan trọng nhằm minh họa bối cảnh khác nhau trong quá trình phát triển hay “biến chuyển” để đạt đến độ tinh thông vượt trội. Khát khao vẽ ra một bức tranh toàn cảnh của Greene rất đáng chú ý, đồng thời phải công nhậnnỗ lực tuyệt vời của ông khitái hiện tư tưởng vĩ đại của bậc anh tài.

    Ngược lại, rất nhiều nhận định quan trọng trong cuốn sách này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ( nhưng tiếc thay tác giả lại không thực sự quan tâm đến điều này). Chẳng hạn như, Greene cho rằng sự thông tuệ xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân (mong muốn tìm ra câu trả lời rằng bạn thật sự là ai) nhưng quan điểm này không tương xứng với kết quả nghiên cứu trong nhân chủng học, thuyết tiến hóa và tâm lý học xã hội. Các chuyên gia lại khẳng địnhđịnh vị bản thân cơ bản là do tác nhân bên ngoài, nghĩa là nếumuốn biết mình “thật sự” là ai, chúng ta cần hỏi người khác. Quả thực, từ Herbert Mead đến Charles Horton Cooley và Jacques Lacan, những nhà xã hội học và tâm lý họcnày đều đồng tình rằng ý nghĩa liên quan đến bản thân chúng ta chỉ đến từ người khác (tức thế giới thực tại mà ta đang sống).

    Quan điểm này rất quan trọng bởi lẽthực tế chúng ta không thể biết người khác nhìn nhận, đánh giá mình thế nào,họ nghĩ gì về ta dẫn đến việc thiếumột số kỹ năng xã hội cũng như có biểu hiện ái kỷ ngộ nhận năng lực bản thân. Tương tự như vậy, định nghĩa trí tuệ xã hội (khả năng đánh giá con người qua môi trường tiếp xúc thực tế) mà tác giả đúc kết trong cuốn sách này dường như quá giản lược và tối nghĩa. Trí tuệ xã hội còn thể hiện qua cách ứng xử khôn ngoan trong mối quan hệ tương tác với người khác cũng như khả năng gây ảnh hưởng đến người khác.

    Nhưng có lẽ điều đáng quan tâm ở đây là cuốn sách của Greene viếtrằng khả năng phát triển thành người thông tuệ vốn dĩ không có điểm khác biệt, tất cả đều quy về một ý niệm là “bất cứ ai cũng có thể chinh phục đỉnh cao”. Có thể giả định này đúng nhưng tại sao hầu hết mọi người vẫn không thể thành công ? Cách đây mấy chục năm, một nhà xã hội học, nhà kinh tế học người Ý, Vilfredo Pareto phát hiện nguyên lý khá nổi tiếng, theo đó thì 20% cá nhân thường chiếm đến 80% năng suất lao động.

    Hơn nữa, cácyếu tố quan trọnggóp phần làm nên công thức thành công của Greene (từ các giá trị đến năng lực cảm xúc,trí tuệ và sáng tạo) đều chịu ảnh hưởng của gen di truyền, ngay cả khi môi trường sống cũng đóng vai trò đáng kể.

    Mặc dù còn một vài hạn chế trên nhưngnội dung cuốn sách của Greene khá dễ hiểu và kích thích tư duy con người.Chương kể về quá trình học tập nhờ có sự chỉ bảo của người thầyđầy thú vị, chẳng hạn như câu chuyện của Frank Lloyd, Carl Jung và Glenn Gould, hay những phương pháp rèn luyện tính sáng tạo (đặc biệt là những phần kề về John Coltrane và kiến trúc sư Santiago Calatrava)đã thể hiện giá trị cốt lõi mà tác giả muốn hướng đến độc giả. Tuy nhiên đừng nhầm tưởng rằng cuốn sách “Bậc thầy”chắc chắn sẽ giúp độc giả nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội vươn tới sự hoàn mỹ, vĩ đại.. Thực tế cho thấy cuốn sách được xem như một bản biện chứng chuyên sâu mang tính lý thuyết, bàn về những giả thuyết chung của đa số bậc anh tài. Nó như một bản thể thay thế kép cuốn “Người phi thường ” của Malcolm Gladwell với nội dung phong phú hơn, phong cách đơn điệu hơn, nhưng giống nhau về cách lập luận trong tác phẩm.

    Tomas Chamorro-Premuzic

    Dịch: guesswho
    Hiệu đính: Trà Ngân
     
    teacher.anh thích bài này.
  5. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Đây là 20 điều quan trọng nhất rút ra từ cuốn “Bậc thầy”, tác phẩm mới Robert Greene với sức lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều tầng lớp độc giả.

    Robert Greene từng phỏng vấn rất nhiều người có tài năng xuất chúng cũng như nghiên cứu tiểu sử các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn như là Leonardo Da Vinci, Charles Darwin, Ben Franklin, 50 Cent ...

    Ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng viết về năng lực phát triển bản thân như “48 quy luật của sức mạnh”, “ Nghệ thuật Quyến rũ” và “ Nguyên tắc thứ 50 với 50 đồng xu.”

    20 bài học trong cuốn “Bậc thầy” của Robert Greene

    1- Hiểu rõ bản chất con người mình và nhận thức được phạm trù công việc phù hợp với năng lực bản thân.

    2- Đặt ra mục tiêu cụ thể cho quá trình học việc, giành mấy năm liền để chịu khó quan sát, trau dồi, tích lũy kỹ năng và trải nghiệm.

    3- Hạ cái tôi của mình xuống, luôn khiêm nhường và có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi từ mọi người xung quanh.

    4- Tập chịu khó, chịu khổ, vượt ra giới hạn an toàn của bản thân và bước qua giai đoạn học việc ban đầu nhàm chán

    5- Sau khi kết thúc quá trình học việc, hãy thật can trường, tự tin và sẵn sàng thực hành các kĩ năng đã học được trước đó, đồng thời kết nối muôn vàn ý tưởng khác nhau.

    6- Học cách chấp nhận những lời phê bình và thất bại, cảm thấy biết ơn vì nhờ vậy ta mới có cơ hội học hỏi và hoàn thiện bản thân sau mỗi lần vấp ngã.

    7- Chính cảm xúc chứ không phải lý trí làm nên điểm khác biệt giữa người xuất chúng với người bình thường.

    8- Bồi dưỡng nền tảng kiến thức xã hội và năng lực cá nhân để có thể thể hiện sự đồng cảm khi đặt mình vào hoàn cảnh người khác, nhìn nhận và đánh giá vấn đề từ góc nhìn của họ.

    9- Tập bỏ thói quen đánh giá người khác hay tâng bốc/xỉ nhục họ, chỉ đơn giản là hãy quan sát thay vì áp đặt suy nghĩ, cảm xúc chủ quan hay những hoài nghi cá nhân vào họ.

    10- Cẩn trọng với thói xấu của nhiều người vì nó có thể cản trở sự tiến bộ của bạn, chẳng hạn như: ghen tỵ, bảo thủ, cứng nhắc, tự cao,lười biếng, bốc đồng và hiếu thắng.

    11- Học cách chứng minh bằng hành động, luôn tâm niệm rằng muốn thu phục lòng người thì ta phải thực sự kiên nhẫn và chính những việc bạn làm sẽ nói lên tất cả.

    12- Hãy cố gắng nhìn nhận bản thân dưới góc độ của người khác để có cảm nhận khách quan hơn, nỗ lực hoàn thiện bản thân, khắc phục điểm yếu của mình.

    13- Hãy tỏ ra vui vẻ khi bị người khác chế giễu, đừng chỉ trích họ gay gắt hay đánh giá họ theo ý kiến chủ quan bởi vốn dĩ họ đâu biết họ đang nói cái gì.

    14- Hãy sống như một đứa trẻ, luôn cảm thấy ngạc nhiên, hiếu kỳ với mọi thứ xung quanh để kích thích năng lực sáng tạo trong con người bạn.

    15- Đừng bận tâm đến những ý niệm về thế giới mà người ta đã mặc định từ trước, hãy cứ thả sức tưởng tượng bất cứ điều gì bạn muốn.

    16- Luôn sẵn sàng tiếp thu tư tưởng, quan điểm mới cho dù nó trái ngược với ý kiến của đa số mọi người, đừng sợ khi bạn nghĩ điều gì khác biệt.

    17- Luôn đam mê học hỏi vì đầu tư cho bản thân là sự đầu tư khôn ngoan nhất, hãy kết nối tất thảy những ý tưởng xuất phát từ nhiều môn học và lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

    18- Luôn ý thức được sứ mệnh/ mục đích sống trong cuộc đời và nhận thức rằng mọi hành động của mình đều gắn liền với nó.

    19- Những phẩm chất giúp bạn thành công : tự giác, khát khao, kiên nhẫn, tập trung, nỗ lực, tích cực, kỷ luật, tự tin, tin tưởng vào bản thân, khiêm tốn, có ý thức trách nhiệm, dễ thích nghi, dũng cảm, cởi mở.

    20- Những tính cách cản trở con đường thành công của bạn: Tự mãn,bảo thủ, phụ thuộc, thiếu kiên nhẫn, tự phụ, rập khuôn, kém tập trung, ích kỷ, cố chấp.

    Dịch: nikujin
    Hiệu đính: Trà Ngân
     
    4DHN, teacher.anh and mr.buiduytung like this.
  6. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Tóm tắt sách Mastery

    27 LỜI KHUYÊN ĐỂ CHINH PHỤC MỌI THỬ THÁCH
    Làm thế nào để trở thành bậc thầy trong lĩnh vực của bạn? Là do thiên bẩm, hay nhờ luyện tập?

    Trong cuốn sách, "Sự tinh thông," (Mastery) Robert Greene rút ra từ cuộc nghiên cứu mới nhất, phỏng vấn những bậc thầy thời hiện đại, và khảo sát cuộc sống của những con người vĩ đại thời trước như Albert Einstein, Leonardo da Vinci, và Mozart để khám phá ra điều gì đã tạo nên những thành công xuất chúng đó.

    Ông lập luận rằng thành công ở trong tầm tay của bất kỳ ai, nếu họ có kỷ luật, kiên nhẫn, và tuân theo một số bước quan trọng.

    Được sự cho phép của Greene, sau đây chúng tôi xin trích những lời khuyên để chinh phục mọi thử thách từ cuốn sách của ông:

    1. Tìm kiếm công việc của đời bạn.

    Lúc đầu chúng ta đều rất tự tin về lĩnh vực mình tài giỏi nhưng dần dần cảm xúc đó bị dập tắt bởi khen chê của người bên ngoài. Vậy nên, bước đầu tiên là bạn phải tin tưởng vào bản thân mình và định hướng về nghệ nghiệp của mình dựa trên những ưu nhược đặc thù mỗi cá nhân.

    Leonardo da Vinci đã không lựa chọn nghề họa sỹ mà ông chạy theo đuổi trí tò mò của tuổi ấu thơ, nhờ đó ông trở thành một cố vấn và chuyên gia trong một loạt các lĩnh vực từ kiến trúc cho đến giải phẫu.

    2. Thay vì cạnh tranh trong một lĩnh vực đã bão hòa, hãy tìm một chỗ thích hợp nơi mà bạn có thể chiếm ưu thế.

    Nhà thần kinh học huyền thoại đồng thời là một vị giáo sư tâm lý học V.S. Ramachandran đã lao động không ngừng nghỉ và không dễ dàng thỏa mãn trước những thành công của mình. Khi ông bắt đầu nghiên cứu về các chi ảo và các rối loạn bất thường của não, ông tìm ra rất nhiều câu hỏi về não bộ và ý thức, điều này vẫn tiếp tục cuốn hút ông đến tận ngày này.

    Hãy tìm chỗ đứng phù hợp với bản thân mình và tỏa sáng ở vị trí đó.

    3. Không thỏa hiệp với con đường sai trái.

    Mozart là một cậu bé thần đồng chơi piano. Khi còn rất nhỏ, người cha độc đoán của ông đưa ông đi lưu diễn khắp châu Âu. Khi khám phá ra tài năng soạn nhạc có một không hai, cha ông đã kìm hãm nó lại. Chỉ đến khi chống đối hoàn toàn với cha, ông mới trở thành bậc thầy âm nhạc.

    Chúng ta thường bị lôi cuốn bởi những thứ sai lầm, dù đó là tiền, danh vọng, hay sự chấp thuận của những người xung quanh.

    4. Yêu thích lĩnh vực của bạn từ những thứ cơ bản nhất.

    Hãy lục tìm lại thứ làm bạn say mê từ thời thơ ấu, những thứ đó ko chỉ là một sở thích thoáng qua mà đó là thông điệp về những điều bạn sẽ làm trong tương lai. Với Marie Curie, đó là việc tha thẩn trong phòng thí nghiệm của người cha và bị lôi cuốn bởi những dụng cụ của ông.

    5. Tìm ra cách học nghề lý tưởng.

    Charles Darwin từng là một học sinh bình thường. Ông bỏ bê học hành ở trường, quan tâm nhiều đến các mẫu vật hơn là các tiết học. Khi có cơ hội tham gia chuyến thám hiểm đến châu Mỹ, ông suýt chút nữa đã bỏ lỡ nhưng chính chuyến đi đó đã dẫn ông đến với sự nghiệp của đời mình và một trong những học thuyết có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại.

    Chúng ta thường lệ thuộc và học qua những người thầy. Tuy nhiên chính những kinh nghiệm và sự khám phá mới có thể thay đổi chúng ta và dẫn dắt ta đến với sự thành thạo.

    6. Hãy quan sát kỹ lưỡng mọi vấn đề, không ngừng thực hành, và thử nghiệm.

    Quan sát kỹ lưỡng

    Đừng cố gây ấn tượng với mọi người thay vì đó dừng lại để quan sát họ. Khi bạn nhìn ra được quy luật, bạn có thể chiếm ưu thế.

    Luyện tập, luyện tập, và luyện tập

    Não bộ của chúng ta được thiết lập để kiểm soát các kỹ năng. Bằng việc lặp đi lặp lại một điều gì đó, các tế bào thần kinh sẽ được phục hồi, được lập trình, và áp dụng. Đó là một trong những lý do một con người không thể nào quên được cách đi xe đạp.

    Thử nghiệm

    Nếu không thử, bạn không bao giờ biết được mình có thực sự đã thành thạo hay chưa. Hãy thử nghiệm đến khi bạn thành thục mới thôi, vì đó chính là quá trình để bạn học hỏi và nâng cao trình độ.

    7. Hãy coi trọng giá trị của sự học hỏi hơn tiền bạc, do đó bạn không phải là nô lệ của dư luận.

    Thay vì lựa chọn một công việc nhiều tiền nhưng tốn thời gian, Martha Graham quyết định theo nghiệp giảng dạy với mức lương khiêm tốn vì công việc này cho phép bà dành thời gian để phát triển những đổi mới trong nghệ thuật múa. Điều này đã biến bà trở thành một nhà cách mạng trong nghề như Picasso đối với hội họa.

    Rèn luyện, học hỏi, và dày kinh nghiệm không đến từ những công việc lương cao và áp lực lớn. Những điều đó sẽ biến bạn trở thành một trong vô vàn những người sống chỉ để làm hài lòng người khác.

    8. Nhún mình để thực sự học hỏi.

    Daniel Everett, một nhà ngôn ngữ học tài năng, đã từng thất bại khi học ngôn ngữ của bộ tộc Paraha ở vùng Amazon, điều đã thách thức các nhà nghiên cứu trong nhiều năm trời. Tự đặt mình ở một vị trí quá cao, ông thất bại bởi ông tiếp cận nó với tư cách là một nhà ngôn ngữ học và một nhà truyền giáo.

    Ông đã không tài nào học nổi ngôn ngữ đấy cho đến khi ông ta thay đổi cách tiếp cận, bắt chước những đứa trẻ paraha học tiếng, dựa dẫm vào những người của bộ tộc chịu những hạn chế, mặc cảm, như những đứa trẻ Paraha.

    Trong một hoàn cảnh mới, bạn cần phải học nhiều nhất và nhanh nhất có thể. Nếu bạn còn giữ lại trong mình những định kiến và tự cho mình là thượng đẳng so với người khác thì bạn sẽ không đạt được điều này.

    9. Luyện tập không ngừng , và học cách chịu đựng nỗi đau.

    Siêu sao thể thao Bill Bradley vừa chậm chạp, không thể nhảy cao và chả có hứng thú gì với môn bóng rổ ngoài việc anh ta sở hữu một chiều cao lý tưởng. Nhận thức được điều đó, anh này đã dành ra ít nhất ba giờ mỗi ngày sau giờ học và cuối tuần để gắn tạ vào giầy và bịt mắt kính của mình để có thể rê bóng mà không cần nhìn. Đó chỉ là bước khởi đầu cho chế độ tập luyện của anh.

    Tập luyện cường độ cao và vượt qua những khó khăn trong quá trình tập luyên sẽ mang lại hiệu quả gấp đôi những điều dễ dàng nhưng không có hiệu quả lâu dài.

    10. Tin tưởng vào phương pháp “Cứ làm dù vấp ngã” (trial and error) hơn bất kể điều gì.

    Paul Graham đã luôn luôn bị thu hút bởi những chiếc máy tính. Cách dễ nhất để học là lăn xả vào vấn đề, thất bại, rồi thử lại một lần nữa thay vì học từ một người khác. Kinh nghiệm đó cuối cùng dẫn đến sự sáng tạo ra tổ hợp Y, mang đến một sự hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp.

    Muốn học một kỹ năng hay bất cứ điều gì thì mỗi cá nhân phải tự tìm ra phương pháp phù hợp với đặc thù tính cách của mình.

    11. Hấp thu tinh hoa của một bậc thầy.

    Thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa người cố vấn và người nhận cố vấn là hình thức học hiệu quả và nhanh nhất, vì khi đó bạn tập trung vào một nguồn kiến thức xuất sắc thay vì phân tâm vào nhiều nguồn. Bạn có thể học được cách tư duy đúng đắn mà họ phải mất cả đời để phát triển nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng nên nhớ rằng mục đích của bạn phải là vượt lên trên được những kiến thức đó.

    12. Chọn những người thấy khắt khe nhất.

    Carl Jung tôn kính Freud như là người đi tiên phong trong lĩnh vực của mình, nhưng lại mâu thuẫn với một phần trong học thuyết của ông. Dù sau đó họ đường ai nấy đi, thế nhưng Carl Jung nhận ra rằng việc ông không đồng tình với Freud mang lại một bài học lớn và hình thành ý tưởng cũng như nhận thức cốt lõi của riêng ông.

    Hãy nhớ rằng, cố vấn của bạn càng khắt khe với người ngoài bao nhiêu, họ sẽ càng khắt khe với bạn bấy nhiêu.

    13. Hấp thụ hoàn toàn kiến thức của các bậc thầy – sau đó chuyển đối nó.

    Glenn Gould là học trò piano có triển vọng nhất của người thầy huyền thoại Alberto Guerrero. Gould nhận được những gì Guerrero dạy ông và nhanh chóng phát huy nó theo hướng hoàn toàn khác. Ở tuổi 19 anh tự ra đi trên con đường riêng, nhưng nhiều năm sau, Guerrero vẫn có thể nhận thấy những điều ông dạy Gould, được tiếp nhận hoàn toàn, nhưng được cải tiến bởi tài năng của anh.

    Áp lực chính là khó khăn khi trở thành học trò của một người thầy tài năng. Nhưng hãy vượt qua điều đó bằng việc tiếp thu những điều bổ ích từ người thầy và sau đó phát triển hơn nữa.

    14. Tạo ra sự vận động qua lại với tất cả các mối quan hệ của bạn.

    Freddie Roach, một trong những nhà huấn luyện quyền anh huyền thoại, đã tìm được người học trò tuyệt nhất ở nhà vô địch thế giới tương lai Manny Pacquiao. Anh là học trò giỏi nhất và nhanh nhất của Roach, và qua thời gian, anh học cách nắm bắt các chiến lượt và chỉ dẫn của Roach để rồi từng bước tiến xa hơn so với khi anh chỉ luyện tập một mình.

    Mối quan hệ đạt đến trạng thái tốt nhất là khi có sự tương tác.Học giáo lý của một người khác không bao giờ hiệu quả bằng việc thích ứng và cải thiện nó.

    15. Làm chủ trí thông minh xã hội.

    Một trong những rào cản lớn nhất để trở thành bậc thầy là luôn nghĩ cách đối phó với những người khác. Quá dễ dàng để sống một cuộc sống như một chuỗi những trận chiến và những cuộc đụng độ quyền lực mà thực ra chỉ là thứ yếu.

    Thật là sai lầm khi cho rằng một cá nhân có thể giỏi đến mức có thể một mình đương đầu với xã hội. Những bậc thầy sử dụng trí thông minh xã hội để khuếch đại những kỹ năng của họ, hơn là dùng để biến người khác thành những trở ngại.

    16. Chấp nhận những chỉ trích và thích nghi với cơ cấu quyền lực và xã hội.

    Ignaz Semmelweis là một trong những nhà tiên phong sớm nhất sử dụng kỹ thuật khử trùng, thứ có thể và thực sự cứu hàng triệu sinh mạng kể từ khi được sử dụng. Nó dường như không bao giờ được thông qua trong lúc sinh thời của ông bởi sự cậy quyền, ngạo mạn khi ông làm việc với cấp trên, và việc ông từ chối chứng minh ý tưởng của mình. Ông qua đời trong nghèo khổ và bị bỏ rơi ở tuổi 47.

    Hãy tận dụng những người có quyền thay vì xa lánh họ. Nếu không thiên tài sẽ bị lãng phí.

    17. Hãy xây dựng và giữ gìn hình tượng của bạn một cách cẩn thận.

    Teresita Fernandez, một người điêu khắc và là người thắng cuộc của “bằng hữu thiên tài”, đã để những người khác xác định về cô. Điêu khắc và làm việc với kim loại thường chủ yếu dành cho nam giới, và cô được coi là một làn gió mới trong ngành này. Bằng việc sử dụng thời gian cho cá tính của mình, cũng như cho nghệ thuật, cô đã đạt được thành công của mình.

    Chúng ta đều mang mặt nạ trong xã hội này. Nhận thức được điều đó hơn là e dè về nó sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong bất kỳ tình huống nào.

    18. Đừng bức xúc với sự kém cỏi của người khác, và học cách khai thác họ.

    Nhà thơ và tiểu thuyết gia người Đức Johann Wolfgang von Goethe trải qua thời tuổi trẻ trong cung điện của một vị công tước lỗi lạc. Trong quãng thời gian này ông nhận ra không khí của cung điện ngột ngạt và hời hợt. Tuy nhiên, thay vì bài xích, ông dùng những hành xử của họ làm nguồn cảm hứng cho những vở kịch và tiểu thuyết sau này của mình.

    19. Loại bỏ chủ nghĩa bảo thủ để phát triển trí tuệ.

    Một khi bạn đã theo đuổi một nghề nghiệp nào đấy, tư duy của bạn rất dễ bị gò bó vào lĩnh vực này, dập khuôn theo những quy tắc của nghề đó.

    Chìa khóa của sự tinh tường là loại bỏ chủ nghĩa bảo thủ và trở nên táo bạo hơn.

    20. Tiếp thu mọi kiến thức và để đầu có của bạn chắt lọc chúng.

    Não bộ được kết cấu để tạo ra những kết nối. Khi chúng ta tập trung quá chăm chú vào một công việc được giao, dưới áp lực, não bộ của chúng ta sẽ hoạt động kém hiệu quả đi. Để có những sáng kiến đột phá, các bậc thầy thường đọc và tiếp thu mọi thông tin liên quan nhằm kích thích não bộ tạo những liên kết mới.

    Đó chính là cách Louis Pasteur thực hiện bước nhảy vọt trong việc tạo ra vac-xin. Ông đã dành nhiều năm phát triển thuyết vi trùng. Qua học thuyết này, ông đã phát hiện ra việc vô cùng quan trong đó là: một đàn gà bị tiêm virut gây bệnh lại sống sót. Ông nói: “Cơ hội chỉ ưu ái những người chuẩn bị tốt nhất.”

    21. Tránh tiếp cận mọi thứ dưới góc nhìn quen thuộc.

    Để luyện được tư duy sáng tạo bạn phải loại bỏ được những lối mòn trong thói quen tư duy, phân loại thông tin, tìm ra đường tắt nhằm giải quyết vấn đề.

    Sự ra đời của Google hoàn toàn nhờ vào việc Larry Page và Sergey Brin phát hiện ra lỗi của các trình duyệt cũ mà những người khác lại coi là bình thường: thuật toán cũ sắp xếp thứ tự tìm kiếm đơn thuần dựa trên số lần từ được tìm kiếm xuất hiện trên trang đó. Phát hiện này đã khiến Google thành công như ngày hôm nay.

    22. Đừng để sự thiếu kiên nhẫn phá hỏng kế hoạch của bạn.

    Sức mạnh lớn nhất của John Coltrane, tính tùy hứng, đã từng là một điểm yếu của ông. Vì tính cách này nên khi giải quyết vấn đề thay vì việc suy nghĩ để tìm ra giải pháp mới ông ta thường bắt chước và dập khuôn theo lối mòn cũ. Sau nhiều năm, ông ta học được cách thu thập kiến thức chuyên môn và biến chúng thành của mình để tạo ra những tác phẩm mang tính cá nhân mạnh mẽ và khác biệt với mọi người.

    Một trong những trở ngại lớn nhất của sáng tạo là thiếu kiên nhẫn. Hãy học cách tuân theo một quy trình cụ thể và tìm ra cá tính đích thực của bạn.

    23. Cân bằng được trí tuệ khoa học và trừu tượng.

    Trong khi những kỹ sư giỏi nhất trên thế giới liên tục thất bại khi tìm cách tạo ra một cỗ máy biết bay, thì hai thợ cơ khí xe đạp- Orcville và Wilbur Wright đã thành công trong lĩnh vực này, dựa trên ý tưởng: khác với tàu thủy, chỉ chuyển động trên một đường thẳng, máy bay còn cần có khả năng nghiêng lái như một chiếc xe đạp.

    Lý thuyết cơ khí và tư duy ứng dụng đều đóng vai trò quan trọng trong công việc sáng tạo và phát mình.

    24. Đừng sa đà trong những vấn đề kỹ thuật.

    Nhân vật hàng đầu của "Neurobotics"- bà Yoky Matsuoka được giao một nhiệm vụ bất khả thi là tạo ra một chiếc tay robot giống như thật. Thay vì việc coi nó là một bài toán kỹ thuật, bà nghiên cứu theo phương pháp tìm hiểu về tay con người. Trong khi trước đó không ai quan tâm đến những chi tiết về giải phẫu này thì bà lại sử dụng nó như một chìa khóa cho phát minh này.

    Sa đà trong vấn đề kỹ thuật khiến con người bỏ qua những câu hỏi quan trọng. Bằng việc tìm hiểu về tay người, Matsuoka đã vượt lên trên những con người chỉ tìm hiểu về mặt kỹ thuật trong nhiều năm.

    25. Kết nối trực giác với lý trí.

    Đây là bước cuối cùng trong chuỗi xử lý thông tin của não bộ: Nghiên cứu sâu một lĩnh vực cụ thể, trải nghiệm thực tế, tiếp thu học hỏi, và khơi dậy những tiềm năng sáng tạo giúp não bộ tích lũy được những kiến thức chuyên sâu, khả năng phản xạ và ứng phó nhanh trong bất kỳ tình huống nào.

    Kết nối trực giác với lý trí cho phép con người chạm đến những khả năng cao nhất của bản thân mình.

    26. Nhìn thế giới qua lăng kính của bản thân mình.

    Albert Einstein là nhà khoa học theo trường phái cực đoan. Ông ghét cách người ta giảng dạy vật lý và hướng dẫn làm thí nghiệm trong trường học. Những thành tựu vĩ đại của ông bắt nguồn từ một lối đi khác. “Học thuyết tương đối” được ông tìm đơn giản chỉ đến từ những hình ảnh như tàu hỏa, chùm ánh sáng, đàn ông và phụ nữ.

    Bằng quyết định tách xa khoa học thực nghiệm thông thường, và lấy sự chán ghét chính quyền để xóa bỏ những quy định kìm ông lại, ở tuổi 20 Einstein đã làm được những điều tưởng chừng phi lý nhưng lại vô cùng hợp lý.

    27. Rèn luyện cũng quan trọng không kém năng khiếu bẩm sinh.

    Cesar Rodriguez, người được mệnh danh là “phi công xuất sắc cuối cùng của nước Mỹ”, không phải là một phi công tài năng bẩm sinh. Thậm chí ban đầu ông còn kém hơn các bạn đồng môn. Nhưng ông đã bắt kịp mọi người, rồi vượt lên tất cả bằng việc rèn luyện không ngừng nghỉ. Ông hiểu rõ chiếc máy bay của mình từ trong ra ngoài và ứng phó tốt hơn bất cứ những phi công có tài năng thiên bẩm nào. Điều đó đã giúp ông có được ba chiến tích và danh hiệu như ngày hôm nay.

    Thành công nhờ hàng ngàn giờ tập luyện tưởng chừng là điều hiển nhiên nhưng đó là con đường chắc chắn nhất để đạt được thành công.
     
    4DHN, an234, teacher.anh and 2 others like this.
  7. nandy

    nandy Mầm non

    Bạn ơi cuốn này hiện có bán trên thị trường ko vậy? Mình đi tìm ko có thấy. Hic
     
  8. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Theo thông tin mình được biết cuốn sách sẽ được xuất bản trong năm nay bạn nhé! Mình cũng đang đợi cuốn sách này được xuất bản. Khi nào có sách mình sẽ thông báo lại cho bạn trên topic này nhé!
     
    nandy, lazysking and 4DHN like this.
  9. lazysking

    lazysking Mầm non

    Bạn dangtuanpr cho mình hỏi là quyển sách The Mastery đã được dịch xuất bản chưa vậy?
     
  10. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Cùng câu hỏi, mà vẫn chưa có câu trả lời. Cuốn sách này vẫn chưa thấy được xuất bản dù hơn 1 năm đã trôi qua. :think:
     
  11. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    NXB chưa phát hành thì công bố bản dịch tạm để tụi mình tham khảo đi bạn @dangtuanpr . ^^
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    Chờ gần 2 năm rồi hic.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đúng rồi, chưa xuất bản mà, có sao đâu.

    «GT3»
     
  14. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cuốn này hủy dự án rồi mà. Vì nghe đâu đã mua bản quyền xuất bản.
     
  15. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Chị nói thế các bạn ném gạch vỡ đầu em à!
    Phải nói rõ là: NXB Trẻ mua bản quyền rồi, nên mình không được phép công bố bản dịch nữa!
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  16. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Đó. Thì đấy. Có người mua bản quyền xuất bản rồi. Nên dự án nghỉ. :V
     
  17. V/C

    V/C Mầm non

    Mua bản quyền thì đã sao, bản tự dịch chẳng lẽ không được chia sẻ???
    Làm ebook có thấy xin phép nxb đâu? chỉ thấy câu ”đạo đức kinh điển": Nếu có điều kiện... mua sách nxb...
    Hay làm ebook sách đã xuất bản là không vi phạm bản quyền!!!
     
    darkdragon28 and angoc1234 like this.
  18. V/C

    V/C Mầm non

    Cái câu: "Nếu có điều kiện mua sách nxb" nên cho vào sọt rác, làm ebook thì nên đề thế này:
    “Ebook này được tạo ra để giúp những độc giả nghèo & mọt thích đọc free".
     
    lemontree123 thích bài này.
  19. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Em đang chờ đợi cuốn này, :)) bực cả mình khi mà chờ thì chẳng thấy cái gì xuất hiện :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. an234

    an234 Lớp 3

    gửi cho tớ bản ebook đi. tớ đợi sách giấy mới mà không có
     
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này