Hồi ký Một cơn gió bụi - Trần Trọng Kim

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi Latiku, 21/11/14.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Latiku

    Latiku Lớp 3

    [​IMG]

    Một cơn gió bụi
    là cuốn Hồi ký do Trần Trọng Kim (1883–1953) xuất bản năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1948). Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động.[1] Tác giả Trần Trọng Kim là một học giả, thủ tướng đầu tiên của Việt Nam năm 1945.

    Nguồn:wiki
     

    Các file đính kèm:

    junlin, HieuVy1, hermerry and 26 others like this.
  2. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Mình gửi file epub và mobi
     

    Các file đính kèm:

  3. Tran Khanh Nguyen

    Tran Khanh Nguyen Mầm non

    cám ơn các bạn đã chia sẻ sách.
     
    luongdoan and dqtstock like this.
  4. kerry_13

    kerry_13 Lớp 6

    Mình "trang trí" ebook của @silence00 ở trên lại một tẹo, sửa vài lỗi chính tả và thêm lời ngõ của tác giả. Mình thấy lời ngõ này là khá quan trọng vì nó giống như phút trải lòng, chiêm nghiệm của ông trước khi đi vào những câu chuyện phía sau. Chúc mn đọc sách vui vẻ.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 21/6/20
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bên tusachtiengviet có bản scan rõ đẹp đấy.
     
  6. thanhluanqn

    thanhluanqn Mầm non

    Bản này có bị cắt bớt không ạ.
     
  7. FatDude

    FatDude Mầm non

    cắt là cắt ở đâu bạn??
     
  8. huytran

    huytran Lớp 5

    Thấy bài này đáng quan tâm, có liên quan đến nội dung sách nên copy lại:

    Thực chất chính phủ Trần Trọng Kim và "lòng yêu nước" của ông thủ tướng


    Tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 481, tháng 3/2017, đăng bài “Những hoạt động của Chính phủ Trần Trọng Kim trong cơn biến động của lịch sử (17/4 đến 7/8/1945)” của Nguyễn Gia Kiệm.

    Tác giả viết: “trong thời gian ngắn hoạt động của mình, chính phủ Trần Trọng Kim đã làm một số việc vừa mang tính chất cấp bách (thu hồi hệ thống nền hành chính của thực dân Pháp, cứu đói, thả tù chính trị…). Tuy nhiên thực lực của chính phủ không có nên thành quả rất hạn chế”.

    Qua bài viết của ông Kiệm thì chính phủ Trần Trọng Kim đã hết lòng phục vụ nhân dân, đất nước. Và “ông Trần Trọng Kim không hề có ảo tưởng về phát xít Nhật”…

    Rất tiếc, thực tế lịch sử không phải như vậy mà là ngược lại.

    Trước hết, nói về việc cứu đói. Khi chính phủ Trần Trọng Kim mới thành lập ngày 17-4-1945, báo Ngày Nay ở Hà Nội đã cổ vũ cho chính phủ ấy, nhưng đến tháng 6, chính phủ Trần Trọng Kim đã không làm được điều mình hứa hẹn, báo Ngày Nay không giấu được sự bất lực hoàn toàn của chính phủ, viết:

    “Chúng tôi nhận thấy ai ai cũng thất vọng và chán nản, vì sau hai tháng hô hào và tốn bao giấy mực, dân đói miền Bắc cũng chưa thấy một bao gạo nào ở Nam đưa ra. Lời tuyên bố của thủ tướng còn vang vọng bên tai ta: “Cần nhất là phải tiếp tế cho dân đói miền Bắc” mà tới nay việc làm vẫn chưa đi theo lời nói; tuy rằng gạo miền Nam vẫn chất đầy trong các kho, các nhà máy, tuy rằng giấy bạc vẫn nằm từng xấp dày trong các két sắt của nhà tư sản Việt Nam, tuy rằng nội các vẫn có một bộ tiếp tế và một bộ tài chính:

    “Lẽ dĩ nhiên, nguyên nhân trận chết đói năm 45 chủ yếu không phải là do chính phủ Trần Trọng Kim mà là do chế độ thực dân, là chính sách tàn bạo của Pháp – Nhật. Sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim phần lớn là do tính chất bù nhìn của nó. Nó không thể bớt chỗ nào thừa cho chỗ không có. Nó không thể chống nạn đầu cơ ở miền Bắc lúc ấy vẫn còn gạo trong các kho của quân phiệt Nhật. Nhật tích trữ lương thực để nuôi quân. Từ 9-3 đến giữa tháng 6, việc thu thóc tạ vẫn được thi hành trong lúc hàng chục vạn đồng bào ta chết rũ dọc đường xó chợ. Chính phủ Trần Trọng Kim đâu dám đụng đến việc thu thóc tạ, càng không dám đụng đến kho thóc. Chính phủ đã cam đoan với Nhật là tiếp tế cho Nhật bằng hay hơn Pháp, để xứng đáng với cái độc lập mà Nhật ban cho!

    Cả chính phủ Trần Trọng Kim và Nhật đều bắt buộc mọi sự vận chuyển thóc gạo từ Nam ra Bắc đều phải qua “Ủy ban thóc gạo” ở Sài Gòn mà ủy ban này do công ty Nhật nắm. Khi tải ra đến Bắc thì phải gom gạo cho công ty thóc gạo Bắc kỳ 75% số lượng, công ty này lo bảo đảm trước hết lương thực cho quân Nhật, còn lại mới bán cho dân (Tổng tập Trần Văn Giàu – 2008).

    [​IMG]
    Thủ tướng Trần Trọng Kim

    Đạo dụ của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 13-6-1945, nhắm trực tiếp chống phong trào cách mạng, chống phong trào Việt Minh đang hô hào nhân dân ào đến mở kho thóc của Nhật để tự cứu đói. Theo đạo dụ đó, ai phạm việc phá hoại cầu cống, đường sá, cướp phá hoặc làm hư hại kho ngũ cốc, đồ ăn, gạo, đều bị kết án từ hình!

    Thử hỏi, lúc bấy giờ ai phá hoại giao thông, làm trở ngại sự điều động quân Nhật, ai chủ trương và dẫn đầu nhân dân đang đói đến phá kho thóc Nhật để chia cho dân đói. Chỉ có Việt Minh hô hào dân đói tự cứu. Chẳng lẽ những việc làm trên của chính phủ Trần Trọng Kim là vì nhân dân, là yêu nước ư?

    Về việc “ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị” sự thực như thế nào?

    Đạo dụ ngày 17-5-1945 quy định chỉ thả những chính trị phạm không phải cộng sản, còn những người bị xử tội cộng sản thì không kể tới. Trên thực tế, sau ngày 9-3-1945, có một số rất ít tù cộng sản được ra khỏi nhà lao. Đó là do những cuộc đấu tranh mạnh mẽ tại một số nhà tù buộc địch phải thả một ít người. Một số tù nhân lợi dụng sơ hở của địch trong lúc giao thời đã vượt ngục chứ không phải do “được thả”. Điều rõ ràng là hàng nghìn tù nhân “cộng sản” vẫn bị giam giữ ở các nhà tù cho đến ngày Nhật thua trận. Người tù cộng sản nổi tiếng Tôn Đức Thắng và các tù nhân bị giam ở Côn Lôn chỉ được tự do sau khi cách mạng tháng Tám thành công.

    Về vấn đề thu hồi chủ quyền ở Nam bộ và các nhượng địa như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, chính phủ Trần Trọng Kim cũng thất bại hoàn toàn. Báo Ngày Nay từng đặt hy vọng vào chính phủ Trần Trọng Kim khi chính phủ này vừa mới thành lập thì sau một tháng rưỡi, ngày 2-6-1945, đã không giấu được nỗi nghi ngờ thất vọng, viết trong bài “Cần phải minh bạch” như sau:

    “Đã ba tháng qua từ ngày đảo chính (9-3) mà tình thế vẫn còn ở trong vòng tạm bợ, không dứt khoát, vẫn chưa ký một hiệp ước giữa hai nước Nhật – Việt để định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của hai chính phủ về đất đai, về tổ chức xứ này…”.

    Thì ra, ba tháng sau khi đảo chính, ngay cả việc như công nhận nền độc lập Việt Nam, ký hiệp ước với chính phủ Huế, đặt đại sứ để tiệc tùng và ọ ọe với nhau cho có hình thức độc lập, Nhật cũng chưa chịu làm và sẽ không bao giờ làm cho đến khi chúng bại trận.

    Bắc kỳ và Trung kỳ chỉ có sát nhập ở hình thức là Huế cử một ông khâm sai đại thần ở Hà Nội như hồi sau năm 1884 với người Pháp. Khâm sai đại thần mang áo mão triều đình và lãnh mệnh ở khâm sứ Nhật và quân đội Nhật ở Hà Nội. Báo Thanh Nghị, từng làm trạng sư hùng hồn cho chính phủ Trần Trọng Kim, ngay số 111, đã phàn nàn rằng: “Đối với dân chúng miền Bắc, nội các hành động như một bóng ma”.

    Nam kỳ thì Nhật giữ làm thuộc địa. Mãi đến vài ngày trước khi Nhật đầu hàng, Nhật mới chịu nhả Nam kỳ ra. Ông khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm được chỉ định lãnh chức, lót tót về Sài Gòn thì cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám sắp nổ ra.

    Về hoạt động của các đảng phái chính trị, ông Kiệm viết: “Không thấy tài liệu nào nói chính phủ Trần Trọng Kim cho phép các đảng phái chính trị hoạt động. Nhưng trong thời gian hoạt động của chính phủ Trần Trọng Kim, hoạt động của các tổ chức chính trị rất đa dạng, kể cả hoạt động rầm rộ của Mặt trận Việt Minh mà đằng sau do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Điều này chứng tỏ chính phủ không cấm các đảng phái hoạt động”…

    “Hoạt động rầm rộ của Mặt trận Việt Minh” đâu phải do chính phủ không cấm các đảng phái hoạt động!

    Như trên đã nói, đạo dụ của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 13-6 nhằm trực tiếp chống phong trào Việt Minh, trong đó có điều khoản: “Cấm chỉ mọi cuộc tụ tập trên 10 người”. Sắc lệnh ngày 15-7, cấm các công đoàn hoạt động chính trị. Đạo dụ ngày 30-5 về xuất bản, bắt buộc:

    “Từ nay những báo chí, sách in, tuồng hát, vở kịch, bài diễn thuyết, chương trình, yết thị… phải trình lên Tòa kiểm duyệt, ai không tuân sẽ bị nghiêm trị”.

    Nghị định ngày 28-7-1945 lệnh tất cả các báo chí, sách đã được xuất bản trước ngày đó đều phải xin phép lại ở Bộ Nội vụ trong thời gian hai tháng. Phải gạt bỏ sách báo không ủng hộ chính phủ.

    Một việc cực kỳ quan trọng đối với một chính phủ mới thành lập là Tuyên cáo trước quốc dân về đường lối chính trị của mình. Ông Kiệm đã không đề cập đến. Bởi đây là vấn đề cốt lõi thể hiện rõ ràng đường lối của chính phủ đã hết lòng phục vụ ông chủ phát xít Nhật, không thể lẩn tránh được. Ông Trần Trọng Kim không phải là người không hề có ảo tưởng về phát xít Nhật như ông Kiệm nhận xét.

    [​IMG]
    Chính phủ…

    Bản Tuyên cáo của nội các Trần Trọng Kim đã vạch ra một chương trình hoạt động khá đầy đủ, đồng thời hô hào: “quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc thịnh vượng chung của Đại Đông Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoáng qua”.

    Ông Phạm Khắc Hòe nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của triều Nguyễn nói về bản Tuyên cáo: “Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng…”.

    Bản Tuyên chiếu của nhà vua và Tuyên cáo của Chính phủ Trần Trọng Kim được đăng lên báo đồng thời với tin phát xít Đức đầu hàng không điều kiện làm cho nhân dân bàn tán xôn xao, vì Đức với Nhật là đồng minh, Đức thua, Nhật khó tránh khỏi thất bại, cho nên Trần Trọng Kim lại phải tuyên bố để trấn an dư luận “Việc nước Đức đầu hàng không hại gì đến sự liên lạc mật thiết giữa hai nước Nhật và Việt Nam…

    Sự bại trận ấy không thể giảm bớt lòng chúng ta kiên quyết giúp Nhật Bản đeo đuổi cuộc chiến đấu cho đến khi toàn thắng để kiến thiết vùng Đại Đông Á… ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất, nền độc lập của chúng ta có như thế mới thật vững bền”

    (Hồi ký Phạm Khắc Hòe).

    Ấy thế mà trong quyển hồi ký “Một cơn gió bụi” của ông ta xuất bản ở Sài Gòn năm 1969, Trần Trọng Kim viết: “Ngay lúc đầu trong lời tuyên bố của Chính phủ, tôi đã chỉ nói những công việc quốc dân phải lo để gây dựng lại nền tự chủ của nước nhà mà thôi, chớ không nói gì về việc chiến tranh của nước Nhật Bản (xem phụ lục số 1) với các nước Đồng minh, chú ý muốn tránh sự người Nhật có thể lôi kéo người mình vào cuộc chiến tranh của họ”.

    Để cho khớp lời nói dối ấy, nhà sử học Trần Trọng Kim đã trắng trợn cắt bỏ hẳn trong bản phụ lục số 1 ở cuối quyển hồi ký của ông ta cả đoạn ông hô hào: “Quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thật hợp tác với nước Đại Nhật Bản…”.

    Cứ theo ông Nguyễn Gia Kiệm, thì ông Trần Trọng Kim không có tham vọng chính trị gì. Bởi: “Sau khi triều đình lấy lại được Nam kỳ, khi trở về Huế, Trần Trọng Kim đã xin từ chức: “Việc lấy lại Nam kỳ đã xong, tôi (Ô. Kim) vào tâu vua Bảo Đại, xin cho tôi từ chức. Ngài nói: Ông đang làm được việc sao lại xin thôi, mà ông thôi, lấy ai thay”…

    Có phải đó là lời nói “tự đáy lòng” ông Trần Trọng Kim hay không, xin mời đọc một số đoạn hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc” của ông Phạm Khắc Hòe về các cuộc họp của chính phủ Trần Trọng Kim.

    “Trong những ngày đầu tháng 8-1945, phong trào cách mạng chống phát xít Nhật và đòi đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim dâng lên rất cao. Trong cuộc họp của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 3-8, ông Hồ Tá Khanh – Bộ trưởng Bộ Kinh tế, đứng dậy nói: “Phong trào Việt Minh đang ngày càng mạnh, cả nội các chúng ta nên rút lui để cho Việt Minh lên làm việc may ra họ cứu được đất nước. Không ai rút lui, một mình tôi, tôi cũng xin rút…”.

    Ông Trần Trọng Kim bực tức nói:

    - Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn ào ào chạy ra! Trốn trách nhiệm, chạy dài như thế mà không xấu hổ à?

    Ông Hồ Tá Khanh nói tiếp: “Trách nhiệm của chúng ta lúc này là rút lui, chứ không phải là bám lấy! Bám lấy mới xấu hổ!”.

    Ông Nguyễn Hữu Thí, Bộ trưởng Bộ Tiếp tế, vỗ tay rất to: “Hoan hô ông bạn Hồ Tá Khanh!”.

    Không khí buổi họp trở nên rất căng thẳng.

    Ngày 15-8, Nhật đầu hàng Đồng minh – chính phủ Trần Trọng Kim ở sát bờ vực tan rã.

    Ngày 17-8, chính phủ họp. Ông Trần Đình Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phát biểu: “Toàn dân thắt chặt đoàn kết chung quanh tổ chức mạnh nhất, hăng hái nhất, tức là Việt Minh, làm cho nước ngoài không thể giở thủ đoạn “chia để trị” ra được nữa. Vậy, tôi đề nghị chúng ta rút lui ngay, nhường hẳn quyền bính cho Việt Minh. Theo tôi nghĩ thì cả Hoàng đế cũng nên rút lui”.

    Câu nói này làm cho Trần Trọng Kim nhảy người lên, nghiêm khắc lên án Trần Đình Nam dám đòi nhà vua bỏ ngôi báu. Một cuộc tranh luận sôi nổi dấy lên.

    Các bộ trưởng có thiện chí đều xin từ chức. Chính phủ Trần Trọng Kim không thể tồn tại được. Ông Trần Trọng Kim có muốn duy trì nó cũng không được. Ông đành ấm ức chấp nhận thực tế phũ phàng chứ không phải tự nguyện nhường quyền cho Việt Minh.

    Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập sau cuộc cách mạng tháng Tám 1945 là kết quả của cuộc đấu tranh lâu đài, gian khổ, đầy hy sinh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Pháp, Nhật và tay sai, chứ đâu phải là một chính phủ chuyển tiếp êm thấm. Càng không phải là nhờ thiện chí của ông Thủ tướng Trần Trọng Kim!”.

    Cũng trong hồi ký nói trên, ông Phạm Khắc Hòe viết:

    “Bộ mặt Việt gian phản quốc của Trần Trọng Kim ngày nay chúng tôi mới thấy thật rõ, nhưng đã được những người cộng sản vạch ra một năm trước khi nội các Trần Trọng Kim ra đời.

    Nhà cách mạng Trường Chinh, trong báo Cờ Giải phóng số ra ngày 18-4-1944 đã viết: “Bọn Việt gian thân Nhật bảo: thì đồng bào ta cứ hy sinh cho Nhật miễn sao cho cuộc chiến tranh Đại Á của Nhật được toàn thắng thì nước ta sẽ được độc lập tự do. Xảo quyệt thay giọng lưỡi ấy. Có đời thuở nào hy sinh cho bọn đế quốc đang cướp nước mình lại được độc lập tự do bao giờ. Giá bọn Việt gian thân Nhật nói trắng ngay rằng đồng bào hãy chịu khó hy sinh tính mạng, tài sản để cho một nhóm Việt gian thân Nhật được mũ cao áo dài thì đúng hơn”.

    Nhà cách mạng, nhà sử học Trần Văn Giàu đã nói về thái độ Đảng và Mặt trận đối với chính phủ Trần Trọng Kim như sau:

    “Ta quả quyết từ đầu rằng chính phủ Trần Trọng Kim chỉ có thể là bù nhìn của Nhật mặc dầu là có thể có ông bộ trưởng này hay ông bộ trưởng nọ không muốn làm bù nhìn cho ai hết. Ta quả quyết rằng một chính phủ thành lập sau đảo chính Nhật tất phải có nhiệm vụ ủng hộ cuộc chiến tranh của Nhật, cho nên, đã chống Nhật, cứu nước thì phải chống chính phủ Trần Trọng Kim”.

    Trong báo Cờ giải phóng (số13), bài Tân Trào, có nói rõ:

    “Nội các Trần Trọng Kim không có những tên Việt gian nổi tiếng… ở trong. Giặc Nhật không dám cho những tên chó sản quá lộ lên “cầm quyền”, e mất tín nhiệm với dân.

    Nhưng dù giặc Nhật có giở trò gì chúng cũng không lừa phỉnh được dân ta. Rồi đây, nội các Trần Trọng Kim có làm được công chuyện gì đáng kể không? Nhất định không! Thân phận bù nhìn, nó chỉ có thể giữ việc bù nhìn. Phương châm của nó là: Hứa hẹn thật nhiều, thực hành rất ít hay thực hành trái với lời hứa. Nhiệm vụ của nó là bọc nhung vào ách Nhật, đầu độc đồng bào. Thái độ của nó là: Ca ngợi giặc Nhật, vào hùa với giặc, áp bức bóc lột nhân dân.

    Cho nên, thấy Nhật thu thóc, nó câm miệng. Thấy Nhật tăng thuế, nó gật đầu. Thấy Nhật bắn giết, nó làm thinh. Giúp Nhật bắt lính, bắt phu, nó hô hào đi lính, đi phu cho Nhật”.

    Chủ trương của Đảng Cộng sản và Việt Minh là không ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, không thỏa hiệp với chúng. Chủ trương của Đảng Cộng sản là vạch mặt chính phủ Trần Trọng Kim, đánh đổ nó, trong lúc đó thì ta ngó thấy rằng kẻ thù chính là quân phiệt Nhật, bố đẻ của chính phủ Trần Trọng Kim”… (Tổng tập Trần Văn Giàu).

    Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện viết:

    “Chính phủ Trần Trọng Kim tỏ ra bất lực hoàn toàn trong việc giải quyết những vấn đề lúc đó: nạn đói tiếp tục hoành hành, không một thể chế mới nào được ban hành, việc ân xá tù chính trị không được áp dụng cho những người “cộng sản”, tức là 9/10 người bị giam lúc đó… Chính phủ Trần Trọng Kim tự vạch mặt, đơn giản họ vừa là tay sai của người Nhật (Việt Nam một thiên lịch sử – NXB Khoa học Xã hội, 2007).

    Nói chính phủ Trần Trọng Kim là bù nhìn, là tay sai của Nhật không phải tất cả các vị bộ trưởng là bù nhìn, là tay sai như nhà sử học Trần Văn Giàu đã viết ở trên. Nhiều vị là người yêu nước muốn đem tài năng ra phục vụ đất nước nhưng không làm được trong gọng kìm của ông chủ Nhật. Sau khi nước nhà độc lập, họ ủng hộ chế độ dân chủ cộng hòa. Có người là bộ trưởng trong chính phủ cách mạng.

    Việc chọn ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng đã được người Nhật chuẩn bị từ lâu, không phải là chuyện vơ bèo vạt tép, tùy tiện, gặp đâu hay đó. Ông Trần Trọng Kim “đi” với Nhật cũng là việc tự nguyện có tính toán từ trước khi Nhật đảo chính lật Pháp vài năm. Chính ông Trần Trọng Kim đã kể rõ quá trình ấy trong cuốn hồi ký “Một cơn gió bụi” do chính ông Kim viết, xuất bản ở Sài Gòn năm 1969:

    “… Sáng sớm hôm sau (28-10-1943), tôi đang trong buồng thấy mấy người hiến binh Nhật đem xe hơi đến bảo đón tôi về khách sạn của nhà binh Nhật. Nghe hai tiếng có lệnh, biết là mình không sao từ chối được nữa… Thôi, đành theo số phận, tôi lên xe đi đến khách sạn của Nhật. Đến 5 giờ chiều hôm ấy, thấy hiến binh Nhật đem ông Dương Bá Trạc cũng vào đây…

    Sau một lúc chuyện trò về tình cảm của nhau, ông Dương nói: “Bây giờ chúng ta lâm vào tình cảnh này thật là khó quá. Dù rồi ra chúng ta có về nhà nữa, người Pháp cũng chẳng để yên. Chi bằng ta nói với hiến binh Nhật cho chúng ta ra ngoài để gặp ông Cường Để, ta sẽ bàn cách làm việc gì có ích lợi cho nước nhà…”.

    Tôi nghe ông Dương nói cũng bùi tai, liền bàn với nhau viết thư xin người Nhật giúp chúng tôi ra ngoài. Cách mấy hôm, viên thiếu tá hiến binh Nhật ở Hà Nội đến thăm chúng tôi và nói: “Việc các ông xin ra ngoài là rất phải, để tôi vào Sài Gòn hỏi ý kiến Tư lệnh bộ trong ấy, lệnh trên định thế nào, tôi sẽ nói cho các ông biết”.

    Chúng tôi đợi khách sạn gần ba tuần lễ, viên thiếu tá mới trở về và đến nói cho chúng tôi hay các ông đi đâu bây giờ cũng không tiện, chỉ có ra Chiêu Nam Đảo (Singapore) là yên ổn hơn cả. Các ông ra đấy rồi ông Cường Để cùng các người khác nữa sẽ họp nhau làm việc, rất là thuận tiện… Chúng tôi nhận đi. Chúng tôi đi xe lửa với một toán lính Nhật vào Sài Gòn. Trước hết đến nhà của hiến binh Nhật mất 12 ngày, rồi sau ở nhà của hiệu Đại Nam Công ty 19 ngày. Đến ngày mồng 1 tháng giêng năm 1944 mới xuống tàu thủy sang Chiêu Nam Đảo…”.

    Ở Chiêu Nam Đảo ăn uống cực khổ, thiếu thuốc men, hai ông Trạc và Kim đều ốm. Hai ông thấy “Chiêu Nam Đảo là nơi chiến địa, lương thực cạn khô, mà ở bên Xiêm (Thái Lan) thì thóc gạo nhiều và nhiều người Việt Nam ở bên ấy”. Hai ông “bàn với nhau xin người Nhật cho về Băng Cốc để dẫu có xảy ra việc bất ngờ còn có chỗ lui…”.

    Sau đó, ông Dương Bá Trạc ốm nặng mất ở Chiêu Nam Đảo, còn ông Trần Trọng Kim được Nhật đưa sang Băng Cốc vào cuối tháng 1-1945 cùng với một số người khác.

    Đến ngày 10-3-1945, ông Kim được tin “Nhật đã đánh quân Pháp ở Đông Dương”, ông chỉ “mong chóng được về nhà cho yên phận mà thôi”… “chợt đến ngày 29-3 có một viên trung úy (Nhật) ở Sài Gòn sang Băng Cốc, đến bảo chúng tôi rằng có tàu bay sang đón về. Sau hỏi ra thì chỉ có một mình tôi về…”.

    Ở Sài Gòn mấy ngày, “nhà chức trách Nhật” sắp xếp đưa ông Kim ra Huế để yết kiến vua Bảo Đại. Sáng 5-4, ông Kim đến Huế đã được ông U-sa-bê lãnh sự Nhật ra đón. Sau mấy phút, chính ông U-sa-bê báo tin cho ông Kim biết là gia đình ông ở Hà Nội đã vào đến Huế.

    Quan Ngự tiền văn phòng Tổng lý của triều đình Phạm Khắc Hòe được lệnh sắp xếp nhà ở cho ông Kim và ngày giờ cho ông Kim gặp nhà vua.

    Ngày 7-4, ông Kim yết kiến vua Bảo Đại. Ông Bảo Đại yêu cầu ông Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các (chính phủ). Theo hồi ký của ông Phạm Khắc Hòe thì mấy ngày sau ông Trần Trọng Kim “vui vẻ nhận trọng trách, thành lập chính phủ… Ngày 17-4, trong khi Bảo Đại đang tiếp chuyện với tối cao cố vấn Yokoyama thì Trần Trọng Kim vào tâu lên nhà vua danh sách chính phủ mới… Bảo Đại tán thành toàn bộ danh sách”.

    Việc ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng chính phủ do Nhật lập ra để phục vụ cho chúng đã quá rõ ràng. Thái độ chính trị của ông Kim về sau này càng chứng tỏ lòng yêu nước của ông đã phát triển ra sao.

    Sau khi chính phủ ông sụp đổ, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đối xử với ông cực kỳ khoan dung hiếm thấy ở một cuộc cách mạng nào. Ông được sống yên ổn tự do ở nhà. Chính phủ còn cấp lương cho ông ăn. Chính ông đã viết trong hồi ký Một cơn gió bụi: “Bây giờ tôi không có tiền, may nhờ chính phủ Việt Minh ở Huế trả tôi 1.600 đồng tiền lương quá nửa tháng 8 tôi mới có tiền chi tiêu”. Trong lúc quỹ chính phủ chỉ có 2 triệu đồng bạc Đông Dương và nhân dân đang bị nạn đói, món tiền 1.600 đồng cấp cho ông là không nhỏ, có thể mua được hai tấn gạo.

    Ông ở Huế ba tháng, không hề bị làm phiền gì cả. “Khi hứng thú có thể đem Đường thi ra dịch”… Đến giữa tháng 11-1945, ông trở về nhà ở Hà Nội. Tháng 6-1946, khi quân Quốc đảng Tàu (sang tước khí giới Nhật) phải rút về nước, ông bám theo, sang Trung Quốc tìm gặp ông Bảo Đại (đã đào ngũ) đang ở Hồng Kông. Ông cùng Bảo Đại bàn mưu tính kế, có cả Cousseau, trùm mật thám Pháp tham dự. Ông Bảo Đại gợi ý ông về Sài Gòn trước, cho ông 500 đô la. Cousseau thì “giúp đỡ” thu xếp giấy tờ, phương tiện. Đầu tháng 2-1947, ông về Sài Gòn ở cùng vợ con. Ở đây ông thường xuyên tiếp xúc với bọn cầm đầu thực dân Pháp ở Đông Dương và chờ đợi chúng sử dụng.

    Ông Phạm Khắc Hòe bị Pháp bắt ở Hỏa Lò – Hà Nội, rồi đưa vào giam lỏng ở Đà Lạt để dụ dỗ, thuyết phục ông “cộng tác” nhưng ông Hòe kiên quyết từ chối. Pháp đưa ông trở ra Hà Nội. Từ Đà Lạt xuống Sài Gòn, ông Hòe ghé thăm ông Kim. Ông Kim nói với ông Hòe: “Tôi ở đây chán lắm rồi, không muốn làm gì nữa cả”. Ông Hòe hỏi: “Sao cụ lại chán đời thế?”. “Vì bọn Tây ở đây đểu lắm. Thôi, dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng (dùng thì ra làm, bỏ thì ở ẩn), tôi thấy tuân theo lời dạy của Đức Thánh (Khổng Tử) là tốt hơn cả”.

    Ông Hòe viết trong hồi ký: “Câu nói ấy làm cho chút ít sự kính nể của tôi đối với ông già Trần Trọng Kim tan biến hết!”.

    Làm tay sai cho Nhật. Nhật bại trận, tìm dựa thực dân Pháp, sống ở trong hang ổ của bọn xâm lược, mong chúng dùng giữa lúc nhân dân ta kháng chiến để giữ độc lập. Pháp bỏ không dùng, đành phải ở ẩn, lấy lời Khổng Tử để tự an ủi.

    Lòng yêu nước chân thành, đấu tranh giành độc lập của ông Trần Trọng Kim mà đến nay vẫn còn có người ca ngợi là vậy đó!

    Về chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên để phục vụ cho lợi ích của phát xít Nhật, từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay đã có biết bao tài liệu in trên sách, báo, với những chứng cứ lịch sử rất rõ ràng nhưng vẫn có người đề cao “công lao” của Trần Trọng Kim bất chấp sự thật. Một số người cố tình viết sai sự thật, đổi trắng thay đen, tôn vinh kẻ bán nước, đầu hàng giặc cướp nước, phục vụ quân xâm lược thành người yêu nước như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Hoàng Cao Khải… Đến nỗi chuyện Gia Long cõng rắn cắn gà nhà đã rõ ràng trong lịch sử, mà ông Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử đã lên tiếng công kích “nói Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà là quan điểm cực đoan”! (Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh dẫn lại trên số báo ngày 2-3-2017).

    Với luận điệu “Xác lập quan điểm mới cho những khoảng trống lịch sử” họ tung hoành bằng các công cụ “lịch sử” họ có trong tay. Chuyện Trần Trọng Kim, mới đây thôi, có xa xôi gì mà họ còn xuyên tạc, bóp méo sự thật, huống chi những chuyện đã qua nhiều thế kỷ. Họ đề cao Phạm Quỳnh – một người hết lòng tận tụy phục vụ bọn xâm lược Pháp – là “người yêu nước đến tận cùng” trên sóng truyền hình VTV6 đầu tháng 2-2017. Nguy vậy thay!

    Hà Nội, 4-2017

    Đặng Minh Phương
    Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 446
     
    angoc1234 and amylee like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này