Lịch sử Nhiếp chính Ỷ Lan - Quỳnh Cư

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 3/8/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    s.jpeg
    NHIẾP CHÍNH Ỷ LAN
    Tác giả: Quỳnh Cư
    Nhà xuất bản Phụ Nữ
    Nguồn: Gacsach.com
    Biên tập: @V.C
    Bìa & Ebook: @inno14
    -----*-----
    Giới thiệu:
    Khi nhắc đến triều Lý, người ta không thể không nhắc đến cái tên Ỷ Lan. Bà là một người đàn bà nhiếp chính có tài trị nước của dân tộc. Tên thật là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay là Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Tương truyền, mẹ mất lúc mười hai tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như “cô Tấm trong truyện cổ tích”. Sử cũ có ghi: Ỷ Lan là cô Tấm trong truyện Tấm Cám nên đền thờ trên quê hương bà mang tên đền thờ Bà Tấm.
    Giai thoại kể rằng, hồi đó vua Lý Thánh Tông đã bốn mươi tuổi vẫn chưa có con phải đi cầu tự. Lần đó, xa giá nhà vua đi đến chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ngồi trong kiệu gió vi vu, ông vén rèm nhìn phong cảnh nương dâu đồng quê hết sức hữu tình. Cảm thấy tâm hồn thư thái rất nhiều, ông bèn xuống kiệu đi dạo. Khi lững thững bước vào một nương dâu, khoan khoái hít thở không khí đồng nội, chợt ông nghe thấy tiếng hát trong trẻo, tinh nghịch cất lên:
    «Tay cầm bán nguyệt xênh xang
    Một đôi thức cỏ lai hàng tay ta»
    Tò mò, nhà vua bèn tiến về phía có tiếng hát và nhìn thấy một thôn nữ đang dựa người vào gốc cỏ lan, tay cầm liềm, miệng mấp máy theo điệu hát. Dáng nàng thon thả, màu nâu đất của chiếc áo vẫn không che được sức sống và vẻ đẹp tươi mới của nàng. Nhà vua đứng lặng người đi. Viên quan hầu cận vội tiến tới chỗ người con gái, khẽ bảo:
    — Thiên tử đang đứng trước mặt nhà ngươi đó, sao không quỳ lạy đi!
    Giật mình, cô gái thôn quê vội quỳ xuống khẽ tâu:
    — Thần dân xin kính chào bệ hạ.
    Nhà vua sực tỉnh. Ông lặng ngắm người thiếu nữ tay vẫn cầm nắm lá dâu đang quỳ lạy trước mặt khẽ hỏi:
    — Vì sao chỉ có mình ngươi cặm cụi ở đây?
    — Dạ, muôn tâu bệ hạ, cha mẹ thần sớm nay dạy thần hôm nay phải hái xong chỗ lá dâu ở ruộng này, thần lo công việc không xong nên không dám đi đâu.
    Nhà vua khẽ gật đầu:
    — Ra thế đấy! Thế tên ngươi là gì?
    Cô gái chợt ngẩng lên, khuôn mặt xinh xắn yêu kiều, thoáng vẻ tinh nghịch:
    — Dạ, tên thần là Khiết, nhưng mọi người vẫn quen gọi là Tâm ạ.
    Vua cảm thấy vui vui. Ông nghĩ: “Cô thôn nữ này bạo đây. Từ xưa đến nay đâu có cô gái nào, được nhà vua hỏi đến lần đầu tiên lại dám nhìn mặt rồng như vậy?”
    Sau buổi gặp mặt bất ngờ ấy, từ một cô thôn nữ có tiếng hát trong trẻo đắm say lòng người, cô gái nọ đã được vua vời vào cung hầu hạ - nơi biết bao cô gái con nhà quyền quý mơ ước. Ông xây dựng cho nàng một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, Hàng Gai, Hà Nội) và đặt tên là cung Ỷ Lan (đứng dựa gốc cây lan) để kỉ niệm buổi gặp mặt ý nghĩa đó.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 3/8/16
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    NHIẾP CHÍNH Ỷ LAN
    Giai thoại kể rằng, hồi đó vua Lý Thánh Tông đã bốn mươi tuổi vẫn chưa có con phải đi cầu tự. Lần đó, xa giá nhà vua đi đến chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ngồi trong kiệu gió vi vu, ông vén rèm nhìn phong cảnh nương dâu đồng quê hết sức hữu tình. Cảm thấy tâm hồn thư thái rất nhiều, ông bèn xuống kiệu đi dạo. Khi lững thững bước vào một nương dâu, khoan khoái hít thở không khí đồng nội, chợt ông nghe thấy tiếng hát trong trẻo, tinh nghịch cất lên:
    «Tay cầm bán nguyệt xênh xang

    Một đôi thức cỏ lai hàng tay ta»
    Tò mò, nhà vua bèn tiến về phía có tiếng hát và nhìn thấy một thôn nữ đang dựa người vào gốc cỏ lan, tay cầm liềm, miệng mấp máy theo điệu hát. Dáng nàng thon thả, màu nâu đất của chiếc áo vẫn không che được sức sống và vẻ đẹp tươi mới của nàng. Nhà vua đứng lặng người đi. Viên quan hầu cận vội tiến tới chỗ người con gái, khẽ bảo:
    — Thiên tử đang đứng trước mặt nhà ngươi đó, sao không quỳ lạy đi!
    Giật mình, cô gái thôn quê vội quỳ xuống khẽ tâu:
    — Thần dân xin kính chào bệ hạ.
    Nhà vua sực tỉnh. Ông lặng ngắm người thiếu nữ tay vẫn cầm nắm lá dâu đang quỳ lạy trước mặt khẽ hỏi:
    — Vì sao chỉ có mình ngươi cặm cụi ở đây?
    — Dạ, muôn tâu bệ hạ, cha mẹ thần sớm nay dạy thần hôm nay phải hái xong chỗ lá dâu ở ruộng này, thần lo công việc không xong nên không dám đi đâu.
    Nhà vua khẽ gật đầu:
    — Ra thế đấy! Thế tên ngươi là gì?
    Cô gái chợt ngẩng lên, khuôn mặt xinh xắn yêu kiều, thoáng vẻ tinh nghịch:
    — Dạ, tên thần là Khiết, nhưng mọi người vẫn quen gọi là Tâm ạ.
    Vua cảm thấy vui vui. Ông nghĩ: “Cô thôn nữ này bạo đây. Từ xưa đến nay đâu có cô gái nào, được nhà vua hỏi đến lần đầu tiên lại dám nhìn mặt rồng như vậy?”
    Sau buổi gặp mặt bất ngờ ấy, từ một cô thôn nữ có tiếng hát trong trẻo đắm say lòng người, cô gái nọ đã được vua vời vào cung hầu hạ - nơi biết bao cô gái con nhà quyền quý mơ ước. Ông xây dựng cho nàng một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, Hàng Gai, Hà Nội) và đặt tên là cung Ỷ Lan (đứng dựa gốc cây lan) để kỉ niệm buổi gặp mặt ý nghĩa đó.



    Nói chung thì tôi không đánh giá cao truyện lịch sử của tác giả Quỳnh Cư.
     
    Trungndcit thích bài này.
  3. Trungndcit

    Trungndcit Mầm non

    Theo: "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link"
    thì Tôn xưng của Vua nhà Lý:
    "Theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, vào năm Thiên Thành thứ 7 (1034), Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ban chiếu định các đình thần khi tâu việc phải gọi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là "triều đình" (朝庭)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại đổi là "vạn thặng" (萬乘); danh xưng này lấy ý từ sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: "Một trời muôn xe" (一天萬乘), "Giết một vị vua có vạn cỗ xe thì cũng không khác việc giết một kẻ thường dân [làm nhục mình]" (視刺萬乘之君、若刺褐夫). Sau cùng, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link yêu cầu quan viên gọi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là "phật" (佛)."

    Xin mọi người cho ý kiến về cách sự dụng từ trong truyện tôn xưng vua là: "Thiên tử", "bệ hạ" có hợp lý không nhỉ?
     
    vutananh, Thanhang72 and quang3456 like this.
  4. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Bạn hãy thử so sánh cách dùng từ "Phật", ví dụ trong câu này: "— Thần dân xin kính chào bệ hạ"/"— Thần dân xin kính chào Phật"... và còn nhiều câu khác trong cuốn sách nữa.

    Vấn đề này theo cá nhân mình thấy thực sự là rất khó trong cách dùng từ vì nó là một câu chuyện lấy bối cảnh từ xa xưa rồi chuyển tải bằng chính ngôn ngữ của chúng ta trong thế giới hiện đại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/8/16
    Trungndcit thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này