Yêu cầu sách Pyotr Đại Đế - Robert K. Massie (Pulitzer 1981)

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi lamtam, 17/9/18.

Moderators: teacher.anh
  1. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    [​IMG]

    Pyotr Đại Đế: Người con vĩ đại của nước Nga
    (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)


    Tác giả: Robert K. Massie
    Dịch giả: Diệp Minh Tâm
    Số trang: 824 trang
    Giá bìa: 210.000 VNĐ
    Năm xuất bản: 2013

    GIỚI THIỆU SÁCH

    Quyển sách này trình bày cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật lịch sử ngoại hạng: Pyotr I Đại đế (1672-1725), Hoàng đế của Đế quốc Nga (viết theo tiếng Anh là Peter I, tiếng Pháp là Pierre I). Là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử thế giới và gần đây được nhân dân Nga bình chọn là người Nga được yêu mến nhất mọi thời đại. Ông đã đạt thành tựu lớn lao trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, đã đưa một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu dường như hàng trăm năm, trong một thời gian ngắn vượt lên thành một cường quốc khiến cho những nước Châu Âu còn lại phải nể vì.


    Về tác giả:

    Robert Kinloch Massie sinh năm 1929 là một nhà sử học người Mỹ, nhà văn, người đạt giải thưởng Pulitzer. Ông đã nghiên cứu lịch sử nước Mỹ tại Đại học Yale và lịch sử châu Âu hiện đại tại Đại học Oxford. Năm 1967, trước khi ông và gia đình chuyển đến Pháp, Massie đã viết và xuất bản cuốn sách mang tính đột phá của mình Nicholas và Alexandra, tiểu sử Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của Nga.

    Sau đó cuốn Pyotr Đại Đế đã giúp ông đoạt giải thưởng Pulitzer danh giá (năm 1981) cho hạng mục sách Tiểu sử (Biography). Năm 1986, series phim truyền hình dựa trên cuốn tiểu sử (đài NBC) cũng đoạt giải Emmy. Năm 2011, Massie hoàn thành một cuốn tiểu sử khác về Đế quốc Nga là Catherine the Great: Portrait of a Woman (Catherine đại đế)

    Tham khảo thêm bài viết của dịch giả Diệp Minh Tâm về tác phẩm:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/18
    nnt and thanhbt like this.
  2. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Mục lục
    Lời giới thiệu
    Tên riêng và từ đặc biệt

    PHẦN MỘT: NƯỚC NGA THUỞ XƯA
    Chương 1: Nước Nga
    Chương 2: Thời thơ ấu của Pyotr Đại đế
    Chương 3: “Người phụ nữ có trí thông minh tuyệt diệu”
    Chương 4: Cuộc nổi loạn của Cấm vệ
    Chương 5: Tình trạng Ly giáo Sâu sắc
    Chương 6: Những trò chơi của Pyotr
    Chương 7: Chế độ Phụ chính của Sofia
    Chương 8: Sofia bị hạ bệ
    Chương 9: Gordon, Lefort và “Đám Quậy”
    Chương 10: Arkhangelsk
    Chương 11: Azov

    PHẦN HAI: ĐẠI PHÁI BỘ SỨ THẦN
    Chương 12: Đại Phái bộ Sứ thần đi Tây Âu
    Chương 13: “Không thể nào mô tả ông ấy”
    Chương 14: Pyotr tại Hà Lan
    Chương 15: Hoàng thân Công quốc Orange
    Chương 16: Pyotr tại Vương quốc Anh
    Chương 17: Leopold và Augustus
    Chương 18: “Những thứ này làm các ông vướng víu”
    Chương 19: Lửa nung và roi vọt
    Chương 20: Ở giữa bạn hữu
    Chương 21: Voronezh và Hạm đội miền Nam

    PHẦN BA: ĐẠI CHIẾN BẮC ÂU
    Chương 22: Bà chủ của miền Bắc
    Chương 23: Hãy để đại bác quyết định
    Chương 24: Karl XII
    Chương 25: Narva
    Chương 26: “Chúng ta không nên mất tinh thần”
    Chương 27: Sự khai sinh của Sankt-Peterburg
    Chương 28: Menshikov và Ekaterina
    Chương 29: Bàn tay của quân vương chuyên chế
    Chương 30: Vũng lầy Ba Lan
    Chương 31: Karl ở Saxony
    Chương 32: Con đường thênh thang đến Moskva
    Chương 33: Golovchina và Lesnaya
    Chương 34: Mazeppa
    Chương 35: Mùa đông khắc nghiệt nhất trong ký ức
    Chương 36: Các lực lượng hội tụ
    Chương 37: Pultowa
    Chương 38: Đầu hàng bên bờ sông
    Chương 39: Thành quả từ Trận Pultowa

    PHẦN BỐN: TRÊN CHÍNH TRƯỜNG CHÂU ÂU
    Chương 40: Thế giới của Hoàng đế đạo Hồi
    Chương 41: Người giải phóng vùng Balkan
    Chương 42: Năm mươi roi bên Sông Pruth
    Chương 43: Chiến dịch Đức và Friedrich Wilhelm I
    Chương 44: Bờ biển Phần Lan
    Chương 45: Biến cố náo động
    Chương 46: Venice của miền Bắc
    Chương 47: Những báo cáo của một Đại sứ
    Chương 48: Chuyến đi thứ hai đến Tây Âu
    Chương 49: “Hoàng đế là con người đồ sộ”
    Chương 50: Vị khách đến thăm Paris
    Chương 51: Việc giáo dục cho người kế vị
    Chương 52: Tối hậu thư của người cha
    Chương 53: Chuyến trốn lánh của Hoàng Thái tử
    Chương 54: Tương lai bị xét xử
    Chương 55: Cuộc tấn công cuối cùng của Karl
    Chương 56: Vua George I tiến vào Biển Baltic
    Chương 57: Thắng lợi

    PHẦN NĂM: NƯỚC NGA MỚI
    Chương 58: Trong nhiệm vụ đối với đất nước
    Chương 59: Xúc tiến thương mại qua chỉ dụ
    Chương 60: Uy quyền tối cao dưới Thượng đế
    Chương 61: Hoàng đế ở Sankt-Peterburg
    Chương 62: Dọc bờ Biển Caspi
    Chương 63: Chiều tà bóng xế
    Lời kết
    Phụ lục: Những sự kiện đầu tiên dưới triều Pyotr Đại đế
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/18
  3. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Quyển này in ít tính cả tái bản cũng 1000 cuốn thôi!
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/3/20
  4. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    hoangtuna thích bài này.
  5. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Mình đang tìm quyển Pyotr Đại đế : Người con vĩ đại của nước Nga (Robert K. Massie), NXB Tri thức mà các hiệu sách đều hết hàng. Bạn nào có nhu cầu nhượng lại thì liên hệ với mình nhé!
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 15/3/20
  6. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Những sự kiện trọng đại trong cuộc đời Pyotr Đại Đế
    Thuyền buồm không những có thể đi xuôi chiều gió, mà còn có thể đi ngược lại chiều gió. (Pyotr là người Nga đầu tiên lái loại thuyền này, trên sông Yauza, cách Moskva khoảng 5 km.)
    Căn cứ đầu tiên của Hải quân Nga (ở Tagonrog, trên bờ Biển Azov, do Pyotr chọn địa điểm).
    Đô đốc người Nga đầu tiên (Fyodor Matveyevich Apraksin).
    Một hạm đội Nga vượt đại dương, khởi đi từ cảng của Nga và trở về cảng của Nga, do tướng lĩnh Hải quân Nga chỉ huy. Pyotr lái một tàu trong hạm đội này.
    Quy định qưốc kỳ của Nga cho đến khi vương triều chấm dứt vào năm 1917, rồi được phục hồi cho nước Nga hiện nay. Sau khi con tàu khu trục được đặt mua từ Hà Lan về đến Nga, Pyotr quyết định dựa trên cờ của Hà Lan – từ trên xuống dưới là ba mầu đỏ, trắng và xanh – để tạo nên lá cờ của Hải quân Nga – từ trên xuống dưới là trắng, xanh và đỏ. Lá cờ này sau được sử dụng làm quốc kỳ.
    Sa hoàng học đóng tàu từ lễ đặt ki cho đến công đoạn cuối cùng, và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp thợ đòng tàu chuyên môn.
    Huân chương đầu tiên: Huân chương St Andrew, là phần thưởng danh dự ở cấp cao nhất mà Sa hoàng nước Nga ban tặng cùng với tước vị Hiệp sĩ, áp dụng cho đến khi chế độ quân chủ của Nga sụp đổ năm 1917.
    Áp dụng niên lịch theo Tây Âu.
    Cử hành lễ ở tất cả nhà thờ nước Nga vào ngày đầu năm theo niên lịch mới. Thêm nữa, Pyotr Đại đế ra lệnh mọi người trang hoàng nhà cửa trong dịp này, và mọi công dân Moskvva phải "biểu lộ niềm hạnh phúc bằng cách lớn tiếng chúc mừng lẫn nhau."
    Phụ nữ hoàng gia được giải thoát khỏi chế độ biệt lập hà khắc trong cấm cung.
    Mọi quyết định về hôn nhân phải là tự nguyện, hai bên trai gái phải gặp nhau ít nhất sáu tuần trước khi kết hôn, mỗi bên có quyền tự do từ chối bên kia, và việc chú rể vung cây roi trong ngày cưới như là biểu trưng cho quyền hành phải được thay thế bằng nụ hôn thể hiện tình yêu.
    Hệ thống chữ cái mới để in sách Nga văn.
    Tàu chiến của Nga, mang cờ hiệu của Sa hoàng nước Nga, thực hiện một cuộc hải hành đơn độc và tự do trên vùng biển của Hoàng đế Ottoman.
    Thành phố Sankt-Peterburg được xây dựng từ bãi đầm lầy.
    Trường Toán học và Hải hành (ở Moskva).
    Bãi bỏ tước hiệu boyar, thiết lập hệ thống tước hiệu giống như Tây Âu.
    Thành lập Thượng viện.
    Thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
    Thành lập bảng Cấp bậc của Đế quốc Nga, gồm thang cấp bậc cho ba ngành: quân đội, dân sự và tòa án, được sử dụng đến năm 1917.
    Bắt đầu đào Kênh Ladoga (được hơn 30 km khi Pyotr Đại đế qua đời, hoàn tất năm 1932).
    Kết hôn giữa công chúa Nga và người Tây Âu.
    Cho phép Sa hoàng đương quyền chỉ định người kế vị (nhưng Pyotr Đại đế không hành xử quyền này)
    Các câu nói nổi tiếng của Pyotr Đại Đế
    Không phải là anh đến gần mũi tên hòn đạn, mà chúng nó đến gần anh. Em hãy ra lệnh cho chúng nó ngưng bắn. (Thư trả lời em gái Natalia khi biết ông quá hăng say chiến đấu, cầu khẩn người anh không nên đến gần tầm đạn của quân địch.)
    Bớt nghi lễ nhưng thêm hăng hái và thêm trung thành đối với ta và đất nước – đấy là cách bày tỏ lòng kính trọng Sa hoàng. (Trong chỉ dụ quy định thần dân không cần phải quỳ gối hoặc nằm phủ phục trước sự hiện diện của Sa hoàng.)
    Đừng buồn do vận rủi vừa qua, vì thành công liên tiếp khiến cho nhiều người thân bại danh liệt. Hãy quên đi và cố khích lệ binh sĩ của ông. (Thư viết cho Sheremetev.)
    Binh sĩ không nên nghĩ mình chiến đấu cho Pyotr, mà cho chế độ của Sa hoàng được nhân dân giao phó cho Pyotr... Phải biết rằng ông ấy không quý trọng mạng sống của mình, nhưng nên hiểu rằng nước Nga phải trường tồn trong tình hiếu thảo, thanh danh và phồn thịnh. (Lời hiệu triệu binh sĩ Nga trước Trận Poltava.)
    Binh sĩ không thể được no bụng với các lời hứa hão huyền, mà họ cần kho quân nhu đầy đủ. (Tuyên bố với phía Đan Mạch khi thảo luận việc hợp lực đánh Thụy Điển.)
    Ta không cổ vũ con gây chiến tranh mà không có lý do đúng phép tắc. (Thư viết cho con trai, Thái tử Aleksei.)
    Cần thiết phải giải thích những quyền lợi của đất nước là gì, và làm cho dân chúng hiểu được những điều này. (Chỉ thị cho các quan chức triều đình.)
    Tôi tự biết mình có lỗi vì dễ nóng giận. Vì lý do này mà tôi không cảm thấy bị xúc phạm bởi những người nói cho tôi biết điều ấy và can gián tôi, như Ekaterina của tôi. (Câu tâm sự với người chung quanh.)
    Ai biết được? Nó có thể không lạ với ngươi, nhưng lạ với ta. Hãy cho ta xem mọi thứ. (Câu thường nói với quan chức địa phương khi hỏi han địa phương ấy có cái gì lạ không.)
     
    lamtam and thanhbt like this.
  7. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bạn có epub cuốn Catherine the Great không?
     
  8. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    lamtam thích bài này.
Moderators: teacher.anh

Chia sẻ trang này