ĐL-Việt Nam Sa Đéc xưa và nay - Huỳnh Minh <1000QSV1TVB #0259>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 5/10/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0259.Sa Đéc xưa và nay.PNG

    Tên sách : SA-ĐÉC « XƯA và NAY »
    Tác giả : HUỲNH-MINH
    Nhà xuất bản : CÁNH BẰNG
    Năm xuất bản : 1971
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đánh máy : Hoàng Thị Xoan

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Đăng Khoa, Trần Kim Trọng,
    Võ Nữ Kim Như, Trần Khang, Lê Nguyễn Thuỳ Lynh,
    Trần Thị Kim Duyên, Ngô Thanh Tùng

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 03/10/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HUỲNH-MINH và nhà xuất bản CÁNH BẰNG
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CÁC SÁCH BÁO THAM KHẢO
    LỜI GIỚI-THIỆU CỦA GIÁO-SƯ TRẦN VĂN QUẾ
    LỜI NÓI ĐẦU

    PHẦN THỨ NHỨT : SỬ-LƯỢC – ĐỊA-LÝ

    CHƯƠNG 1 : SỬ-LƯỢC

    I. SA-ĐÉC DƯỚI THỜI CHÚA NGUYỄN VÕ-VƯƠNG, NGUYỄN-PHÚC-KHOÁT (VÙNG ĐẤT TẦM-PHONG-LONG VÀ ĐÔNG-KHẨU-ĐẠO)
    II. SA-ĐÉC TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN PHÚC ÁNH BÔN BA TẨU QUỐC
    III. SA ĐÉC QUA CÁC TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN-PHÚC
    IV. QUÂN PHÁP CHIẾM 3 TỈNH MIỀN TÂY LẬP NỀN HÀNH-CHÁNH
    V. ANH HÙNG HÀO KIỆT PHẤT CỜ CHỐNG PHÁP
    VI. NỀN ĐỆ NHỨT CỘNG-HÒA SA-ĐÉC TRỞ THÀNH QUẬN, TỈNH VĨNH-LONG
    VII. SA-ĐÉC TÁCH RỜI VĨNH-LONG TRỞ LẠI TỈNH
    CHƯƠNG 2 : ĐỊA LÝ
    CHƯƠNG 3 : ĐƯỜNG GIAO THÔNG, THỦY, BỘ

    PHẦN THỨ NHÌ : DANH-NHÂN LỊCH-SỬ VÀ NHÂN-VẬT CẬN-ĐẠI

    CHƯƠNG 1 : DANH-NHÂN LỊCH-SỬ

    I. CHƯỞNG-THỦY-DINH QUẬN-CÔNG TỔNG PHƯỚC-HÒA SA CƠ BỊ TÂY-SƠN BẮT TẠI BA-VÁT, TỰ-VẬN ĐỂ BẢO TOÀN DANH TIẾT
    II. KINH-MÔN QUẬN-CÔNG NGUYỄN-VĂN-NHƠN (1753-1822)
    III. ÔNG NGUYỄN VĂN MẬU GIÚP CHÚA NGUYỄN PHÚC ÁNH
    IV. CÁC VÕ TƯỚNG QUÊ Ở SA-ĐÉC PHỤ TÁ NHÀ NGUYỄN-PHÚC
    V. NGUYỄN THỊ DUNG NGƯỜI ĐÀN-BÀ HÁO NGHĨA NHẤT Ở SA-ĐÉC TRONG ĐỜI VUA THIỆU-TRỊ
    VI. HỒ-TRỌNG-ĐÍNH
    CHƯƠNG 2 : NHÂN-VẬT CẬN-ĐẠI
    I. NGUYỄN-VĂN-BIỂU TỤC GỌI ÔNG PHÒNG-BIỂU, ĐƯỢC NHÂN DÂN SA-ĐÉC CAO-LÃNH XƯNG PHỤC TÀI LẠ
    II. LỄ BỘ THƯỢNG THƯ NGUYỄN-ĐĂNG-TAM – NHÂN VẬT SA-ĐÉC CHIẾM ĐƯỢC ĐỊA VỊ CAO TRỌNG NƠI TRIỀU ĐÌNH
    III. NGUYỄN-ĐĂNG-KHOA – VỊ ĐỐC PHỦ VĂN CHƯƠNG VÀ CÓ ĐẠO ĐỨC
    IV. NGUYỄN-ĐĂNG-TRƯỜNG
    V. ĐẶNG THÚC LIÊN – BẬC DANH SĨ, BẬC Y-SƯ KHÉT TIẾNG TẠI SA-ĐÉC
    VI. NGUYỄN QUANG DIÊU – CHÍ SĨ LÀM VINH DIỆU VÙNG TÔNG SƠN SA-ĐÉC
    VII. TIỂU SỬ CỤ VÕ HOÀNH (1873-1946) – NHÀ CÁCH MẠNG BỊ AN TRÍ TẠI SA-ĐÉC
    VIII. LƯU-VĂN-LANG VỊ BÁC-VẬT ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT-NAM
    CHƯƠNG 3 : TÓM LƯỢC PHẦN DANH NHÂN VÀ NHÂN VẬT SA-ĐÉC
    I. NHÂN VẬT XƯA
    II. MỘT ÍT NHÂN VẬT HIỆN ĐẠI

    PHẦN THỨ BA : DI-TÍCH – LỊCH-SỬ – HUYỀN-SỬ

    CHƯƠNG 1 : TRÊN ĐƯỜNG VIẾNG DI-TÍCH LỊCH-SỬ

    I. BẢO-TIỀN – BẢO-HẬU
    II. DI-TÍCH LỊCH-SỬ ĐỨC CAO-HOÀNG
    III. LĂNG THỐNG CHẾ NGUYỄN CÔNG LIÊU
    IV. TIỀN ĐỒN ĐÔNG KHẨU ĐẠO
    V. CÁC CHỢ XƯA CÓ TIẾNG
    VI. CÂY DA BẾN NGỰ
    VII. LĂNG ÔNG BỎ HẬU
    VIII. LĂNG QUAN LỚN SEN TỨC KINH MÔN QUẬN CÔNG NGUYỄN VĂN NHƠN
    IX. SỰ TÍCH MIẾU-VĂN-THÁNH
    X. VỊNH ÔNG ĐỐC VÀ MỘ ÔNG ĐỐC BINH THUẬN
    XI. ĐÌNH VĨNH PHƯỚC VÀ LINH VỊ CHƯỞNG DINH QUẬN CÔNG TỐNG PHƯỚC HÒA
    XII. NGÔI MỘ BÀ DƯƠNG
    XIII. DINH BÀ ĐÔ
    XIV. KINH ĐỐC-PHỦ-HIỀN, XÃ TÂN-PHÚ-TRUNG
    CHƯƠNG 2 : HUYỀN SỬ
    I. CHIẾN TRƯỜNG BÃI HỔ
    II. PHỐ TIÊN BÃI PHỤNG DIỆU HUYỀN
    III. OAI LINH HẦU TƯỚC SĨ-HÒA
    IV. SÓNG GẦM MAN-THÍT
    V. THANH GƯƠM QUI Y
    VI. GÓC SAO THIÊNG NƠI CÂU DA BẾN NGỰ
    VII. CHUYỆN QUAN LỚN SEN
    VIII. CON GÁI ÔNG BỎ HẬU GIẢ ĐIÊN TỪ CHỐI CUỘC ĐỜI VƯƠNG GIẢ
    IX. NGUYỄN VƯƠNG ĐẾN VÙNG NƯỚC XOÁY LONG-HƯNG

    PHẦN THỨ TƯ : SINH-HOẠT TÔN-GIÁO VÀ CHÙA, ĐÌNH CỔ-KÍNH

    CHƯƠNG 1 : SINH-HOẠT TÔN-GIÁO

    I. LÀNG TÒNG-SƠN QUÊ HƯƠNG ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN (ĐOÀN-MINH-HUYÊN)
    II. ĐỨC TÔNG SƯ MINH-TRÍ, NGƯỜI LÀNG TÂN MỸ SA-ĐÉC
    III. ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ : ÔNG LÊ BÁ TRANG VỚI CHỨC NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ (Thiên phong tại Tòa Thánh TÂY NINH)

    CHƯƠNG 2 : CHÙA, ĐÌNH CỔ-KÍNH

    I. CỔ TỰ PHƯỚC THẠNH : NGÔI CHÙA DO VUA GIA-LONG SÁNG LẬP VÀ CÂU CHUYỆN ÔNG HỘ PHÁP ĐÁNH QUỈ
    II. TỔ ĐÌNH BỬU HƯNG TỰ Ở CÁI-CÁC XÃ HÒA LONG
    III. CHÙA KIẾN-AN-CUNG, TỤC GỌI CHÙA ÔNG QUÁCH
    IV. CHÙA BÀ
    V. CHÙA HƯƠNG
    VI. ĐÌNH THẦN TÂN-PHÚ-TRUNG
    VII. ĐẤT LÀNH PHẬT NGỰ
    CHƯƠNG 3 : TỔNG KẾT VỀ ĐẠO GIÁO

    PHẦN THỨ NĂM : HUYỀN-THOẠI VÀ GIAI-THOẠI

    CHƯƠNG 1 : HUYỀN-THOẠI

    I. KHÚC SÔNG CÁI BÈ : CẶP LÂN ĐÁ DẬY SÓNG THẦN
    II. CÔ HAI HIÊN Ở NHA-MÂN CHẾT BA NGÀY LINH THIÊNG HIỂN HÁCH LÀM CHẤN ĐỘNG KHẮP MIỀN HẬU-GIANG
    III. SỰ TÍCH LÀNG BÌNH TIÊN VÀ CẦU RẠCH GỖ ĐỀN
    IV. CHỢ TRƯỜNG ÁN NGHÌN THU GHI NÉT OÁN
    CHƯƠNG 2 : GIAI THOẠI
    I. GIAI THOẠI ÔNG THỢ ĐỨC : MỘT DANH SƯ LỖ BAN KHÉT TIẾNG
    II. CỤ LƯU-VĂN-LANG VỚI NHỮNG ĐIỀU TIÊN ĐOÁN THẦN TÌNH ĐƯỢC CÁC KỶ SƯ PHÁP KÍNH PHỤC
    III. CHÁNH TÍCH TỐT CỦA BẬC CHÂN DÂN : CÂU CHUYỆN ÔNG ĐỐC PHỦ TRẦN-VĂN-CHI VỚI DÂN CHÚNG SA-GIANG
    IV. XOÀI THƠM, XOÀI NGỰ VÀ CAM MẬT : NÔNG SẢN ĐỊA PHƯƠNG SA-ĐÉC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ
    V. GÁI NHA-MÂN NẾU TỈNH BÌNH-ĐỊNH NGOÀI TRUNG CÓ CA DAO TRUYỀN TỤNG

    PHẦN THỨ SÁU : SA-ĐÉC QUA CÁC BỘ MÔN KỊCH NGHỆ VĂN HÓA, HỌC THUẬT VÀ THI THƠ LƯU NIỆM

    CHƯƠNG 1 : SA-ĐÉC QUA CÁC MÔN KỊCH NGHỆ

    I. GÁNH HÁT BỘI ĐẦU TIÊN Ở SA-ĐÉC
    II. SA-ĐÉC VỚI GÁNH XIẾC CÚA ANDRÉ NGUYỄN-VĂN-THẬN
    III. ĐOÀN TÂN THINH RA ĐỜI

    CHƯƠNG 2 : VĂN HÓA VÀ HỌC THUẬT

    CHƯƠNG 3 : SA-ĐÉC DƯỚI MẮT CỦA THI NHÂN

    I. SA-GIANG CẢM TÁC
    II. CHÙA XƯA LINH ỨNG
    III. VƯỜN KIỂNG CỔ THỤ
    IV. VỊNH VƯỜN HOA KIỂNG XÃ TÂN-QUI-ĐÔNG
    V. NHA-MÂN NGÀY XƯA NỔI TIẾNG LÀ GÁI ĐẸP
    VI. ĐẤT NƯỚC MIỀN NAM
    VII. MỘT NHÀ THƠ NÓI VỀ BÁNH PHỒNG TÔM SA-GIANG

    PHẦN THỨ BẢY : KINH TẾ – CÔNG KỸ NGHỆ – SẢN XUẤT

    CHƯƠNG 1 : NGHỀ THỦ CÔNG

    I. BÁNH PHỒNG TÔM SA-GIANG SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT CỦA TỈNH SA-ĐÉC
    II. SA-ĐÉC DANH TIẾNG VỚI CÁC NGHỀ THỦ CÔNG : NGHỀ LÀM PHÁO BÔNG, ĐỒ MÃ CHƯNG CỘ, CHƯNG QUẢ TỨ, LÀM HÌNH NỔI TRÊN LỤA, ĐÈN SÁP
    III. LÒ THỢ BẠC XƯA Ở TÂN-PHÚ Saigon ĐÔNG : TIẾNG TĂM VANG TRUYỀN NGOẠI QUỐC
    IV. SA-ĐÉC VỚI NGHỀ LÀM GẠCH NGÓI ĐƯỢC NỔI TIẾNG TỪ XƯA TỚI NAY

    CHƯƠNG 2 : CÔNG KỸ NGHỆ SA-ĐÉC TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN

    I. DẠO QUA CÁC HÃNG NƯỚC ĐÁ
    II. SẢN PHẨM THẠNH HÀNH NGANG VỚI BÁNH PHỒNG TÔM : NGHỀ LÀM BỘT MÚC Ở SA-ĐÉC
    III. CHIẾU SA-ĐÉC VẪN ĐÁNG KỂ
    IV. TÂN-QUI-ĐÔNG HOA THƠM CỎ LẠ : NƠI SẢN XUẤT HOA KIỂNG TOÀN QUỐC
    V. MỘT NGUỒN LỢI THIÊN NHIÊN : VƯỜN CÒ LỘ THIÊN TRÀM-CÒM XÃ LONG-THẮNG

    TỔNG KẾT SA-ĐÉC
    I. TRẢI QUA BAO CUỘC THĂNG TRẦM LỊCH SỬ TỪ NGÀY XƯA ĐẾN NGÀY NAY
    II. NGÀY XƯA BÓNG CỜ NGUYỄN-VƯƠNG PHẤP PHỚI TRÊN ĐẤT SA-ĐÉC
    III. CỜ TAM SẮC HIÊN NGANG TRÊN LÃNH THỔ MIỀN TÂY SA-ĐÉC
    IV. NGÀY 9 MARS 1945 LÀ NGÀY ĐÁNH DẤU SỰ SỤP ĐỔ CỦA PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG
    V. SA-ĐÉC QUA CÁC NẺO PHỐ PHƯỜNG KHU THƯƠNG MẠI
    VI. ĐƯỜNG SÁ TRONG CHÂU THÀNH
    VII. VỀ MẶT KIẾN-THIẾT
    VIII. XÃ HỘI VIỆN MỒ CÔI (ẤP HÒA-KHÁNH)
    IX. NÔNG NGHIỆP
    X. CƠ SỞ Y-TẾ
    XI. CHÁNH TRỊ VÀ HIỆP HỘI
    XII. CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO TẠI TỈNH SA-ĐÉC
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐỌC TRỰC TUYẾN

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI GIỚI-THIỆU CỦA GIÁO-SƯ TRẦN VĂN QUẾ

    Nền văn-hóa của một dân-tộc là thước ngọc, khuôn vàng, do giá-trị của dân-tộc ấy. Nó cũng sanh tiến với dân-tộc liên-hệ trải qua ba thời-kỳ là quá-khứ, hiện-tại và vị lai. Giữa ba thời-kỳ ấy có một mối liên-quan mật-thiết được coi là bất-di, bất-dịch. Nói một cách khác, quá-khứ chuẩn-bị cho hiện-tại và vị-lai, đến phiên mình phải làm công-việc ấy đối với tương-lai. Thế thường nói : Không (xưa) làm sao có (nay) ? Những công-việc làm của các thế-hệ trước, hay hoặc dở, đều là những bài học quí giá cho thế-hệ đi sau.

    Hiểu rõ căn-bản ấy, nhà Sưu-khảo HUỲNH-MINH trong nhiều năm qua, đơn thương độc mã, đã âm-thầm làm sống lại « dĩ-vãng » nước nhà bằng cách lần-lượt trình bày dưới nhiều khía-cạnh lịch sử các tỉnh miền Nam : « Kiến-Hòa Xưa và Nay », « Bạc-Liêu Xưa và Nay », « Cần-Thơ Xưa và Nay », « Vĩnh-Long Xưa và Nay », Gò-Công, Định-Tường, Vũng-Tàu, v.v… Gần đây, ông Huỳnh-Minh sắp cho ra đời thêm một đứa con tinh-thần nữa là quyển « Sa-Đéc Xưa và Nay ». Thật là một công-trình hy-hữu, đáng khích-lệ và chắc-chắn sau này sẽ được Tổ-quốc ghi công.

    Suốt thời-gian trên 80 năm Pháp thuộc và hơn phần tư thế-kỷ bị nội-chiến, cốt-nhục tương-tàn, hồn nước phiêu-bạt theo mây gió, cảnh núi xương sông máu diễn ra khắp nơi trên lãnh thổ. Ngày hôm nay, ông Huỳnh-Minh nghiễm-nhiên gợi lại dĩ-vãng của dân-tộc nghìn xưa, gián-tiếp làm sống lại trong tâm-hồn người Việt, nhứt là giới thanh-niên, tình thương quê cha mến đất tổ để nhớ lại những gì mà chúng ta phải làm, hầu khôi-phục nghĩa trọng tình xưa !

    Năm 1428, sau khi đã bình được giặc Ngô, thống nhứt sơn-hà, đem lại thanh-bình cho dân-tộc, Vua Lê-Thái-Tổ trong vai tựa quyển « Lam-Sơn thực-lực » phải chẳng đã nói :

    « Trẫm duy : vật bản hồ thiền, nhân bản hồ tổ. Thủy như mộc, thủy tất hữu căn. Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu : nguyên thâm tắc lưu-trường. Phi tiên thế chi, nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an năng nhược thị tai ?

    « Trẫm nghĩ : Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ, ví như cây và nước tất cả có gốc nguồn. (…) Vì rằng : gốc thịnh thì lá tốt, nguồn sâu thì dòng dài. Nếu không phải nhờ ở nhân ân bồi-đấp được dày dặn, phúc đức, chung đức được lớn lao của các đời trước thì đâu có được như thế ? »

    Nay đến lượt trình bày lịch-sử « Sa-Đéc Xưa và Nay », nhà sưu-khảo Huỳnh-Minh đã mỹ-ý dành cái hân-hạnh cho tôi viết bài giới-thiệu. Nhân dịp thông-cảm này, chúng tôi cũng xin mạo-muội góp sức trong muôn một, bằng cách nêu lên những cảm-tưởng của tôi đối với tỉnh Sa-Đéc ngày xưa cũng như ngày nay, để chứng-minh tính-cách chính-xác của các mục đã được nêu lên trong quyển sách này.

    Trước kia, dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Sa-Đéc được tặng cho danh hiệu là : Khu vườn của xứ Nam-kỳ (Le jardin de la Cochinchine), danh hiệu ấy để nói lên tánh-cách phì-nhiêu của điền-địa, màu sắc sum-thịnh của các loài thảo mộc (nhứt là các loại cây trái của toàn hạt).

    Hơn thế nữa, nhờ sông Cửu-Long bồi-đấp, gọi là sông Tiền và sông Hậu, chảy qua rộng lớn, hai bên vườn ruộng xanh tươi, có một cảnh vừa đẹp vừa thiêng-liêng, huyền bí, bao trùm không sao tả được.

    Địa-linh ấy tất phải sinh-xuất ra nhiều nhân-kiệt anh-tài lẫn văn võ, về cựu học cũng như tân học, về phương diện đạo pháp thì tỉnh Sa-Đéc lại cũng là nơi xuất hiện của những bậc chân tu, thánh triết, đem đạo từ-bi tế-độ quần sanh trong đời mạt pháp.

    Các khía cạnh ấy sẽ được trình-bày đầy-đủ chi-tiết trong quyển « Sa-Đéc Xưa và Nay » mà chúng tôi được vinh-hạnh giới-thiệu cùng chư-tôn đọc-giả.

    Giờ đây xin tóm-tắt cảm-tưởng của chúng tôi, trân-trọng trình lên mấy dòng thơ như sau :

    « Thủy-trường » đặc-sắc đất Long-Giang.
    Định, Vĩnh, Kiến, Sa hiệp một đàng.
    Tú khí anh-linh đều hội đủ.

    Miên tràng cảnh vật cõi Nam bang ».

    TRẦN-VĂN-QUẾ
    Giáo-sư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *

    LỜI NÓI ĐẦU

    Vốn sinh trưởng nơi mảnh đất miền Nam yêu mến, hoài bãođến công nghiệp của tiền nhân.

    Cưu mang mối duyên tình với non nước nhà, dù trăm ngàn khổ nhọc trên đường sưu khảo, dù muôn vàn tủi cực khi tìm phương tiện cho đứa con tinh thần được chào đời, chúng tôi vẫn dấn thân tiến mãi trên đường đã vạch.

    Kiểm điểm đoạn đường đã trải qua, suốt thời gian trên 15 năm âm thầm tích cực phục vụ Văn-hóa Dân-tộc, chúng tôi đã cố gắng ấn hành xong các tác phẩm đầu tiên. Loạt sách học làm người :

    - Danh-Nhân Tư-Tưởng, Luyện-Chí, Sống Tranh-Đấu, Sống Vui, Sống Khổ, và các loại sách sưu khảo từng tỉnh của miền Nam : KIẾN HÒA xưa và nay, BẠC LIÊU xưa và nay, CẦN THƠ xưa và nay, VĨNH LONG xưa và nay, GÒ CÔNG xưa và nay, ĐỊNH TƯỜNG xưa và nay, VŨNG TÀU xưa và nay.

    Và hôm nay đến lượt SA-ĐÉC Xưa và Nay ra mắt bạn đọc :

    - Sa-Đéc, nơi Vua Gia-Long trong cơn tẩu quốc đã dừng gót mông trần, lập đại-bản-dinh, xây đắp đồn lũy để tranh hùng với Tây-Sơn. Đến nay hãy còn biết bao di-tích lịch-sử.

    - Sa-Đéc, nơi làng Tòng-Sơn là chốn phát tích của Đức Phật-thầy Tây-An, khai sáng giáo phái Bữu-Sơn Kỳ-Hương, nơi Đức Tông sư Minh-Trí tuyên dương giáo-lý, nơi Đức Huỳnh Giáo-chủ từng giảng đạo dìu dắt tín đồ, là nơi Đạo giáo được sinh khí phát huy tốt đẹp hơn đâu cả.

    - Sa-Đéc, đất hoạt động của các nhà Chí-sĩ, các nhà Cách-mạng, các Anh-hùng kháng Pháp. Chí-sĩnhư Cụ Nguyễn-Quang-Diêu sinh trưởng tại đây. Chí-sĩ như Cụ Võ-Hoành đã bị đưa an trí chốn nầy.

    - Sa-Đéc, nhân tài thịnh phát : nào Bác-vật Lưu-Văn-Lang, Danh-sĩ Đặng-Thúc-Liêng, Phòng Biểu, v.v…

    Lại là nơi đầu tiên phát huy bộ môn kịch nghệ sân khấu, Sa-Đéc qui tụ cũng nhiều ngôi sao sáng kịch trường, nghệ thuật cầm ca. Và trên mọi lãnh vực đáng kể của Sa-Đéc, chúng tôi đề cập có thể nói nếu không đầy đủ hoàn toàn, quyết cũng không để thiếu sót nhiều.

    Lòng đầy nhiệt huyết hăng say phục vụ Văn-hóa, ý nguyện dần-dần thực hiện những hoài bão của chúng tôi về sự hình thành được những bộ sách sưu khảo qua các tỉnh miền Nam, chúng tôi luôn luôn tận tâm, cố gắng vượt mọi nỗi khó khăn, chua xót. Nghị lực có thừa, nhưng phương tiện hằng thiếu thốn.

    Ai bạn tri âm ? Mỗi khi tiếp đón một tác phẩm của chúng tôi chào đời, xin cảm thông cho những điều đau khổ mà chúng tôi đã cưu mang.

    Tuy nhiên, đã tự nguyện phục vụ, thì hy sinh vẫn là lẽ sống của chúng tôi. Với quyển « SA-ĐÉC Xưa và Nay » đây, rất mong được sự ủng hộ nồng nhiệt của quí vị bạn đọc tri-kỷ bốn phương. Hầu cho chúng tôi những khích-lệ quí báu, để càng tiến xa hơn nữa. Luôn luôn nguyện không phụ lòng quí bạn nâng đỡ.

    Tằm nặng nợ dâu. Thọ ân đất nước, đồng bào, chúng tôi hằng rút ruột nhả tơ đáp tạ ơn lòng trong muôn một.

    Hân hoan và chân thành trao bạn đọc một đoạn tơ lòng nữa của chúng tôi : SA-ĐÉC Xưa và Nay.

    HUỲNH MINH

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLỜI TÁC-GIẢ : Giáo-sư Trần-Văn-Quế người miền Nam, một giáo-sư kỳ-cựu nay đã 70 tuổi, cựu giảng-sư Đại-học Văn-Khoa Saigon và Vạn-Hạnh. Nguyên Bộ-trưởng Nghiên-cứu Cải-cách 1951-52. Hiện ông làm Hiệu trưởng Trường Trung học Kiến-thiết Saigon. Giáo-sư Trần-Văn-Quế cũng là một chức-sắc Thiên-phong của Đại-đạo Tam-kỳ.
     
    Heoconmtv thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này