Chính luận Lịch sử Văn Học Việt 1800-1945 - Vũ Hân <1000QSV1TVB #0185>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 29/9/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0185.Văn Học Việt 1800-1945.PNG
    Tên sách : VĂN-HỌC VIỆT-NAM (1800-1945)
    Tác giả : VŨ-HÂN
    Nhà xuất bản : Nhà sách KHAI-TRÍ
    Năm xuất bản : 1973
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com
    Đánh máy : kehetthoi

    Kiểm tra chính tả : Vũ Minh Anh, Nguyễn Minh Khôi,
    Võ Ngọc Thùy Trinh, Kim Thoa, Nguyễn Phát An,
    Trương Thu Trang, Nguyễn Mỹ Quỳnh Dao

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 11/09/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả VŨ-HÂN và Nhà sách KHAI-TRÍ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    LỜI NHẮN GỞI

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU : MỘT ÍT KHÁI-NIỆM VỀ 2 VẤN ĐỀ VĂN-HỌC VÀ VĂN-HỌC-SỬ

    I. NHẬN ĐỊNH SƠ LƯỢC VỀ DANH TỪ VĂN-HỌC
    A) Văn học là gì ?
    B) Quan niệm về văn học của người Trung Hoa trước kia
    C) Quan niệm về văn học của người Việt-Nam ta ngày nay

    II. NHẬN ĐỊNH SƠ LƯỢC VỀ KHOA VĂN HỌC SỬ
    A) Văn học sử là gì ? Vài dòng nhận xét về văn học sử nước Tàu và nước Pháp
    B) Nhận xét sơ lược về Văn học sử Việt Nam và những công tác của cố giáo sư Dương Quảng Hàm cùng các học giả đương thời
    C) Quan niệm của chúng ta đối với vấn đề Văn học sử

    CHƯƠNG THỨ I : ĐẠI CƯƠNG VĂN-HỌC VỀ THẾ-KỶ XIX Ở VIỆT-NAM

    I. NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ TINH THẦN CỦA NỀN VĂN HỌC THẾ KỶ XIX TẠI VIỆT NAM : VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN

    II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN HỌC THẾ KỶ XIX TẠI VIỆT-NAM
    A) Nhà Nguyễn thống nhất sơn hà vào đầu thế kỷ XIX và cục diện Âu Châu lúc bấy giờ
    B) Xã hội và chính sách nội trị cùng ngoại giao của nhà Nguyễn
    C) Học qui và thi cử dưới đời nhà Nguyễn

    III. PHÂN ĐOẠN LỊCH SỬ VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN
    A) Văn chương tiền bán thế kỷ mười chín (XIX)
    B) Văn chương hậu-bán thế kỷ XIX

    IV. TÍNH CHẤT ĐẠI CƯƠNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NỀN VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN
    A) Nội dung văn học nhà Nguyễn
    B) Hình thức văn học nhà Nguyễn

    V. KẾT LUẬN

    CHƯƠNG THỨ II : ĐẠI CƯƠNG VĂN HỌC THẾ-KỶ XX KỂ TỪ 1900-1945 (GIAI ĐOẠN TIỀN-BÁN THẾ-KỶ)

    I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN HỌC VÀO KHOẢNG TIỀN BÁN THẾ KỶ XX TẠI NƯỚC TA (1900-1945)
    A) Sơ lược lịch sử trong và ngoài nước
    B) Chính sách cai trị của thực dân Pháp (kinh tế, chính trị và giáo dục)

    II. VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NHẮC SƠ QUA NGUỒN GỐC CỦA THỨ CHỮ NÀY

    III. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
    A) Thời kỳ phôi thai
    B) Thời kỳ phát triển
    C) Thời kỳ thịnh hành (1913-1934)

    IV. TÓM LƯỢC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM CẤU TẠO TRONG BA THỜI KỲ TIẾN TRIỂN CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
    A) Luận thuyết, khảo cứu, phê bình
    B) Dịch thuật
    C) Du ký và phóng sự
    D) Truyện và tiểu thuyết
    E) Kịch bản
    G) Thi phẩm

    V. THAY LỜI KẾT LUẬN
    A) Giai đoạn thứ nhất (1905-1925)
    B) Giai đoạn thứ nhì (1925-1945)

    CHƯƠNG THỨ BA : LỊCH-SỬ BÁO-CHÍ VIỆT-NAM KỂ TỪ 1905-1945 (GIAI ĐOẠN TIỀN-BÁN THẾ-KỶ 20)

    I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA BÁO CHÍ VIỆT-NAM

    II. TÌNH TRẠNG CHUNG CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM

    III. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM TỪ 1905-1945

    IV. SƠ LƯỢC VỀ 3 NHÓM : NAM PHONG TẠP CHÍ, ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ VÀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
    A) Đông Dương tạp chí (1913-1917)
    B) Nam Phong tạp chí : (1917-1934)
    C) Nhóm Tự Lực Văn Đoàn (1932-1945)

    V. TÌM HIỂU SƠ LƯỢC BA TẠP CHÍ ĐỒNG THỜI VỚI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN : THANH NGHỊ – TRI TÂN – TAO ĐÀN
    A) Thanh nghị tạp chí
    B) Tri Tân tạp chí
    C) Tao đàn tạp chí

    CHƯƠNG PHỤ LỤC : VĂN CHƯƠNG TlỀN-BÁN THẾ KỶ 20 TẠI VIỆT-NAM

    I. VẤN ĐỀ THƠ MỚI
    A) Thái độ xét lại của các học giả văn nhân thi sĩ đối với vấn đề thi ca
    B) Sự phát triển của thơ mới từ tiệm tiến đến bột phát
    C) Bàn về thể cách Thơ Mới

    II. VẤN ĐỀ TIỂU THUYẾT
    A) Từ phôi thai tiến dần đến phát triển
    B) Bước vào thế kỷ 20, tiểu thuyết tiến đến thời thịnh hành
    C) Truyện và tiểu thuyết khác nhau như thế nào ?

    III. VẤN ĐỀ BÚT KÝ VÀ TÙY BÚT
    A) Bút ký là gì ?
    B) Tùy bút là gì ?
    C) Nguyễn Tuân và tùy bút

    IV. VẤN ĐỀ PHÓNG SỰ
    A) Phóng sự là gì ?
    B) Nội dung và hình thức của văn phóng sự
    C) Kỹ thuật xây dựng các thể văn phóng sự

    V. VÀI DÒNG VỀ CÁC TƯ TRÀO VĂN CHƯƠNG THẾ GIỚI TRONG KHOẢNG TIỀN BÁN THẾ KỶ 20
    A) Tính chất đại cương về các tư trào văn học thế giới
    B) Điểm qua các tư trào văn học trên thế giới.

    KẾT LUẬN
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NHẮN GỞI

    Quyển « Văn-học Việt-Nam thế-kỷ XIX, tiền-bán thế-kỷ XX » đây, lẽ dĩ nhiên không phải là một sáng-tác-phẩm mà nó chỉ là một tập sách biên khảo nho nhỏ để giúp cho các bạn học sinh nam-nữ xa gần có một ý-niệm tổng-quát về một giai đoạn lịch sử văn-học nước nhà : Giai đoạn từ thế-kỷ 19 đến tiền-bán thế kỷ 20 (1802-1945), nghĩa là từ thời cực thịnh của văn Nôm đến khoảng vươn cao của văn chương Quốc-ngữ.

    Bởi vậy, sau khi biên khảo tập sách nhỏ này, Vũ-Hân tôi chỉ có 2 điều ước mong rất cụ-thể :

    Điều ước mong thứ nhất là cố-gắng làm sao cho tập sách nhỏ này được ra mắt bạn đọc bốn phương nhất là để nó được đến với các bạn học sinh nam nữ hiện tại ở bậc Trung-Học đệ-nhị-cấp, đang hằng ngày cắp sách đến trường hoặc đến với các bạn vì thiếu điều kiện đến trường mà phải ở nhà « tự-học », hầu giúp cho họ có thêm chút ít tài liệu về văn chương đất nước trong khi tra khảo học tập làm bài hoặc soạn bài.

    Điều ước mong thứ hai là làm sao cho tập sách nhỏ này được các bạn Giáo-sư đồng-nghiệp khắp nơi chú ý đến để nếu có thể, được các bạn góp phần xây dựng thêm cho, nghĩa là Vũ-Hân tôi rất chân thành mong được các bạn góp thêm ý kiến hoặc chỉ giáo cho những điểm sai lệch và thiếu sót mà soạn giả không thể nào tránh khỏi trong khi biên soạn. Và đồng thời cũng rất mong quý bạn đồng nghiệp giới thiệu tập tài liệu nhỏ này với những học trò của quý bạn, khuyên họ nên xem tập sách này như là một phần nào về tài liệu văn chương Việt-Ngữ để họ có thể dùng đó mà soạn những bài giải đáp, những câu hỏi về giảng-văn cũng như về luận văn mà quý bạn sẽ ra cho họ.

    Tóm lại, nếu 2 điều ước mong trên được thực-hiện hoàn toàn thì kẻ « lược khảo » tập « Văn học Việt Nam thế kỷ XIX, tiền-bán thế kỷ XX » nầy lẽ tất nhiên sẽ vô cùng vui sướng. Tuy nhiên, trước khi kết thúc mấy dòng nhắn gởi trên đây, Vũ-Hân tôi xin nguyện mãi mãi ghi ơn các bậc thầy đã dầy công rèn luyện tôi về môn Việt-ngữ cách đây trên 20 năm đã gây cho tôi một ý thức sâu đậm về nền văn chương đất nước. Bên cạnh đó tôi cũng không bao giờ dám quên ơn các bậc học-giả, các vị giáo-sư đàn anh, vì nhờ những tài liệu về văn học rất uyên-thâm của quý-vị mà tôi đã hằng ngày nghiên-cứu, tìm tòi học tập thêm để trong một thời gian « góp gió thành bão » mới có thể biên soạn ra được tập sách cỏn con này…

    Đến đây tôi không còn dám dài dòng nhắn gởi nữa, chỉ kính mong các thầy của tôi trước kia hiện còn sống hoặc đã quá vãng, mong các bậc học giả, các bậc giáo sư đàn anh thông cảm cho… và cuối cùng cũng rất mong các bạn học-sinh xa gần nên tìm đến với tôi, tìm để thông cảm tôi qua mấy chương sách nhỏ sắp bắt đầu lược trình kế tiếp theo đây…

    Đà-nẵng, đầu hè năm Đinh-Mùi (1967)
    Người soạn sách
    VŨ-HÂN
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này