Nhận định Về cái tinh thần trong nghệ thuật - Kandinsky

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi tudonald78, 6/5/19.

Moderators: Cát Cát
  1. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Kandinsky và kinh thánh của nghệ thuật trừu tượng

    [​IMG]
    Tác phẩm On white Il của Kandinsky.



    Nhà phê bình kiêm giáo sư về lịch sử nghệ thuật coi cuốn sách Về cái tinh thần trong nghệ thuật là “kinh thánh của nghệ thuật trừu tượng”. Gieo mầm và góp phần để khu rừng nghệ thuật này nở suốt một thế kỷ qua là danh họa kiêm nhà lý luận người Nga gốc Do Thái Wassily Kandinsky.

    Theo giới thiệu của NXB Mỹ thuật, Về cái tinh thần trong nghệ thuật là một trong số ít cuốn sách lý thuyết đầu tiên và quan trọng nhất của Kandinsky, và cũng là cuốn sách lý thuyết quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật thế giới.



    Năm 1909, ở tuổi 43, Kandinsky hoàn thành bản thảo công trình này, nhưng đến năm 1912 cuốn sách mới được xuất bản lần đầu tiên, sau nhiều lần bị từ chối. Ngay sau khi ra đời, cuốn sách đã gây xôn xao trong giới học thuật và lần lượt được dịch ra trên nhiều thứ tiếng Nga, Đức, Anh, Pháp… với tựa gốc tiếng Anh là Concerning the spiritual in art.

    Với ý nghĩa như tác phẩm lý luận về nghệ thuật quan trọng nhất trong thế kỷ XX, nhưng phải đến một thế kỷ sau, Về cái tinh thần trong nghệ thuật mới có bản dịch tiếng Việt hoàn chỉnh ra mắt tháng 8/2014.





    [​IMG]

    Bìa cuốn sách Về cái tinh thần trong nghệ thuật là chân dung Kandinsky.


    Theo TS. Nguyễn Đức Thành, người tham gia dịch thuật cùng dịch giả chính Nguyễn Hữu Tâm (con trai GS. Ngụy Như Kon Tum) cùng TS. Phạm Long, nhà báo Quang Việt, qua chưa tới 200 trang sách bao gồm cả phiên bản các tác phẩm hội họa của chính tác giả, Kandinsky tuyên bố các tác phẩm nghệ thuật đích thực là phản ánh thế giới bên trong người nghệ sĩ, chứ không phải tái tạo lại thế giới bên ngoài.

    Như vậy, phải mất tới 25 thế kỷ, mới có một bản tuyên ngôn dứt khoát chối bỏ quan điểm của Plato về nghệ thuật.

    Cho đến nay, những lập luận về những tầng hiểu biết khác nhau trong tam giác của cuộc sống tinh thần, về tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ, tác dụng của màu sắc, ngôn ngữ của hình và màu… do Kandinsky nêu ra vẫn còn nguyên giá trị.

    Theo TS. Nguyễn Đình Đăng, khi bàn đến nguyên tắc nhu cầu nội tại, Kandinsky nêu ra ba yếu tố, hay ba nhu cầu bí ẩn. Đầu tiên là mỗi hoạ sĩ, với tư cách là một người sáng tạo, phải thể hiện cái riêng của mình, là yếu tố cá nhân.

    Thứ hai, mỗi hoạ sĩ, với tư cách là đứa con của thời đại mình, phải thể hiện cái thuộc về thời đại đó.

    Thứ ba, mỗi hoạ sĩ, với tư cách là người phụng sự nghệ thuật, phải cung cấp cái thuộc về nghệ thuật nói chung, là yếu tố nghệ thuật thuần túy và vĩnh viễn, thâm nhập tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi thời đại, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.

    Kandinsky cho rằng sự vượt trội của yếu tố thứ ba trong tác phẩm nghệ thuật là dấu hiệu của sự vĩ đại của tác phẩm và sự vĩ đại của hoạ sĩ. Theo đó, sức mạnh của nghệ thuật thuần túy chẳng những không hề giảm sút theo thời gian mà còn lớn dần lên.

    Tạo hình Ai Cập khiến chúng ta ngày hôm nay xao xuyến, xúc động mạnh hơn ở thời được khai sinh là vì dấu ấn của thời đại và cá nhân khi đó phần nào át đi tác động của nó. Ngày nay chúng ta thấy vẻ đẹp của nó trong âm vang vĩnh hằng không bị che phủ của nghệ thuật.

    Mặt khác, tác phẩm nghệ thuật của “ngày hôm nay” càng mang nhiều hai yếu tố đầu thì càng dễ được tâm hồn người đương thời đón nhận. Nhưng tiếp theo đó, nếu yếu tố thứ ba càng nhiều trong tác phẩm nghệ thuật đương đại thì nó càng lấn át mạnh hai yếu tố đầu, đồng thời càng gây khó trong việc tiếp cận ở đương thời. Vì thế, đôi khi phải cần hàng thế kỷ trôi qua trước khi có sự âm vang của yếu tố thứ ba thâm nhập đến tâm hồn con người.

    Cùng với những đóng góp quan trọng về lý luận nghệ thuật, Kandinsky còn là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 20 thuộc trường phái biểu hiện (expressionism) và cũng được tôn vinh với những tác phẩm thuộc trường phái trừu tượng (abstract) hiện đại đầu tiên trên thế giới. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như On white Il, Der blaue reiter…

    Sinh ra trong gia đình kinh doanh ngành trà ở Nga, nhưng từ thuở nhỏ, Kandinsky đã được học vẽ. Sau khi lấy tú tài, ông học ngành luật, kinh tế và dân tộc học tại đại học Moskava (Nga) và lấy bằng tiến sĩ luật ở đó.

    Tuy được đề nghị trở thành giáo sư tại đại học đại học Dorpat (ở Estonia) năm 1896, nhưng lựa chọn cuối cùng của Kandinsky lại là theo học ngành vẽ và từ đó hoạt động nghệ thuật, mỹ thuật ở Đức cho đến khi qua đời ở Pháp năm 1944.



    [​IMG]

    Transverse Line (1923) by Wassily Kandinsky.

    Cuốn này đã được nxb Đà Nẵng tái bản quý 1/2019.

    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 8/5/19
    An05, blublue193, QuangHai and 5 others like this.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này