Tâm sự Vị trí của người phụ nữ Việt trong xã hội và gia đình ngày nay

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Derby, 26/12/15.

Moderators: amylee
  1. Derby

    Derby Lớp 7

    Hi everyone,

    Nhờ sư khuyến khích của bạn 4DHN và lời hứa với bạn vancuong7975, mình xin mạnh dạn đề xướng cuộc thảo luận về “Vị trí của người phụ nữ Việt trong xã hội và gia đình ngày nay”.

    Thứ nhất mình cũng xin thú nhận về khả năng tiếng Việt còn rất yếu kém so với các bạn trong này cộng với sự thiếu hụt về kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để các bạn thông cảm khi mình phát biểu điều gì có vẻ không thuận tai hoặc khi vô tình dùng mixed language.

    Qua những lời trao đổi của các bạn mấy ngày nay, mình thấy rằng các phụ nam đã nhìn thấy và hiểu được cái gánh nặng mà người phụ nữ Việt phải carry out trong vai trò làm vợ, mẹ, dâu và con. Nhất là khi các phụ nữ này thuộc về một gia đình lớn (rất nhiều người ở cả hai phía).

    Cá nhân mình thì mình thấy phụ nữ Việt dù ở trong hay ngoài nước đều là “những nữ anh hùng” xứng đáng là con cháu của hai bà Trưng. Trừ thế hệ được sanh ra / lớn lên ở nước ngoài như bọn mình, hầu hết phụ nam người Việt đều cho rằng housework là đặc biệt dành cho đàn bà nên Vietnamese women hầu như chẳng nhận được practical assistance nào hết.

    Mình đưa topic này ra vì muốn hiểu thêm về đời sống của người phụ nữ trong nước. Vì vậy mình xin các bạn tham gia focus on “what should be done to support those wonderful women who have made our lives a heavenly bliss.”

    Theo ý kiến thô sơ của mình thì chính phụ nữ phải nói ra họ mong muốn chồng và con (son) giúp đỡ việc gì. Phải mạnh dạn đi ra ngoài cái phong tục Việt Nam cổ xưa (traditional) để giúp chồng hiểu được việc chia sẻ housework với vợ là privilege mà chỉ có những người đã cưới rồi mới có. :D Vì có khi lý do mà các nữ anh hùng của chúng ta, phải làm hết mọi việc một mình, chỉ là vì đã không bỏ thì giờ ra giúp chồng hiểu rõ bổn phận của họ :); hoặc các ông chồng dù muốn giúp, cũng không có đủ training để trở thành efficient assistants thôi, phải không?

    Mong tất cả các bạn tham gia gặp được nhiều vui vẻ.
     
    Last edited by a moderator: 28/12/15
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi xin trả lời bạn luôn. Ở Việt nam, người phụ nữ ngoài những công việc như một người đàn ông Việt nam bình thường - cái này thì rất bình đẳng - thường thì về nhà họ phải làm mọi công việc nội trợ: đi chợ, nấu ăn, quét dọn, giặt giũ, đưa đón con đi học, dạy con học, chăm sóc con cái, con cái càng nhỏ thì họ càng vất vả. Ngoài ra họ còn phải lo hoàn thành các nghĩa vụ của người vợ, người con dâu. Ở trong Nam, vấn đề làm dâu có vẻ nhẹ nhàng hơn ngoài Bắc nhiều. Áp lực của họ là: nhiều khi đi làm về đã rất mệt mỏi về nhà lại không được nghỉ ngơi đầy đủ nên có thể dễ ức chế tâm lý.

    Còn người đàn ông support họ được gì à? Nhiều người không hề support đâu gì đâu và phó mặc hết cho vợ "việc nhà". Tốt lắm thì:

    Hôm nay mùng 8-3
    Tôi giặt cho bà cái áo của tôi!
    :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/12/15
  3. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Những điều anh @4DHN nêu lên là một thực tế ở Việt Nam, càng ở vùng quê, vùng sâu hay chỉ ngay vùng ngoại thành các thành phố lớn vấn đề bất bình đẳng này càng lộ rõ. Thậm chí ngay trong các gia đình trí thức trẻ hiện nay vẫn tồn tại tình trạng vợ đi làm về chưa kịp thay đồ vội vã lao vào bếp nấu nướng, cùng lúc xoay vòng chăm con trong khi chồng đủng đỉnh đi tắm rửa, đọc báo, xem ti vi... có người chờ cơm lâu quá còn gọi với vào bếp cằn nhằn vợ: "Em nấu gì mà lâu thế? Anh đói chết được!" :D.
     
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Theo mình nghĩ, phụ nữ Việt Nam nên học tập phụ nữ Nhật, nghĩa là thôi lấy chồng, sống độc thân cho lành mạnh.

    Các cuộc hôn nhân mà mình đã chứng kiến có tỷ lệ đau khổ/ hạnh phúc là: 10/1. Quả thật rất đáng lo ngại.
     
    4DHN thích bài này.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cũng tốt, nhưng những người đó có nên sinh con không? Bây giờ ở Việt Nam vấn đề người mẹ đơn thân có vẻ đã dần dần được chấp nhận và ngày càng ít bị dị nghị, kỳ thị. :D
     
    teacher.anh thích bài này.
  6. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Việc sinh con theo mình tùy vào khả năng của người mẹ. Nếu người phụ nữ có đủ khả năng tài chính và kỹ năng chăm sóc cũng như dạy bảo con nhỏ, sắp xếp cuộc sống, ứng phó biến cố. Cô ấy có quyền chọn việc sinh con mà không cần thiết có hôn nhân một cách tự do.

    Hiện nay, vai trò của các ông bố trong việc dạy dỗ con cái khá mờ nhạt. Phần lớn vẫn là : "Con hư tại mẹ". Dường như tại Việt Nam, vai trò của các ông bố là chăm lo về tài chính. Nếu phụ nữ tự chủ được vấn đề tài chính thì không cần thiết kết hôn nếu cô ấy không muốn và có con một cách độc lập. Điều này nên được tôn trọng.
     
    4DHN thích bài này.
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Với sự đòi hỏi ngày càng nhiều về khả năng của phụ nữ. Mình thật tình không biết vai trò của phụ nam nằm ở đâu trong gia đình.

    Nếu xét ở phương diện các cá nhân tranh đấu ngoài xã hội thì việc tồn tại đơn lẻ được coi như bình thường.

    Nhưng nếu trong mối quan hệ gia đình thì vai trò của phụ nam hiện nay dễ dàng xóa bỏ khi người phụ nữ có thể đảm nhiệm hết vai trò.

    Rõ ràng, muốn thiết lập nền tảng gia đình thì các phụ nam phải thay đổi. Nhưng hình như điều này chưa được nghĩ đến. Đa số các phụ nam vẫn còn tư tưởng vin vào truyền thống và hưởng thụ những đặc quyền không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
     
    4DHN thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi không rõ bạn có gia đình chưa, nếu bạn có gia đình rồi thì bạn sẽ hiểu vai trò của phụ nam trong gia đình. cute_smiley15cute_smiley18cute_smiley26cute_smiley26:Rotmat1:
     
  9. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT


    Việc nhận định không cần thiết vai trò của phụ nam khiến nhiều bạn nữ trẻ sẽ quyết định không bước vào cuộc sống hôn nhân hơn.

    Nhiều phụ nữ đã bước vào cuộc sống hôn nhân cũng không đánh giá cao về vai trò của các phụ nam.

    Như vậy, rõ ràng nếu không muốn bị đào thải ra khỏi cuộc sống gia đình, sự thay đổi về nhận thức và hành động của phụ nam là cần thiết.
     
  10. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Định tham gia, nhưng mình chưa lập gia đình chẳng biết nói gì, đành thôi vậy.
     
    4DHN thích bài này.
  11. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Về mặt thể xác, phụ nữ khi sinh ra đúng là có nhiều thiệt thòi khi phải: mang nặng đẻ đau hay như đến tháng thì rất vất vả...còn đàn ông thì về mặt thể xác hoàn toàn "sung sướng"

    Về mặt tinh thần, phụ nữ suy nghĩ bằng cảm xúc nhiều hơn và đàn ông ngược lại tư duy bằng lý trí nên khi đối mặt với cuộc sống phụ nữ sẽ có đời sống phức tạp hơn đàn ông.

    Thế nên, nói khi sinh ra phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn đàn ông là đúng nhưng để tìm kiểm sự bình đẳng thì rất khó khăn.

    Ví dụ:

    1. Việc khuân vác là một việc nặng và nó thường được đàn ông đảm nhiệm. Nhưng để bình đẳng người phụ nữ có chịu để cánh đàn ông ngồi đó còn mình xắn tay ra vác đồ trên lưng mà không dị nghị?

    2. Việc thêu thùa là một sở thích của phụ nữ nhưng để bình đẳng người đàn ông cũng chạy ra tranh thêu tranh với các chị em thì liệu các chị em có kêu người đàn ông đó là một thằng đàn bà?

    Vậy nên bình đẳng giới tính là một cụm từ tương đối, nó phụ thuộc vào bản chất giới tính. Vì tôi là đàn ông nên việc này việc kia là của tôi còn đây là phụ nữ nên việc này việc kia sẽ phù hợp với thể chất của người phụ nữ hơn.

    Còn nếu bạn muốn làm những việc đối giới tính của mình không phải là lợi thế thì cũng được thôi nhưng phải chấp nhận sự thiệt thòi vì rõ ràng đó là yếu điểm cạnh tranh của bạn.

    Cả 2 giới tính đều có những khó khăn riêng, đàn ông là gánh nặng lớn nhất là tài chính, phụ nữ gánh nặng lớn nhất là về thể xác và cảm xúc. Nên quan điểm của mình là đàn ông có thể chia sẻ với phụ nữ một chút còn phụ nữ hãy thấu hiểu đàn ông một chút thì sẽ dễ sống hơn.

    Còn 1 ý nữa ở Việt Nam tuy gia đình là gia đình nam quyền nhưng người quyết định trong gia đình là phụ nữ.
     
  12. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Hai bạn @Ban Tang Du Tử@dangtuanpr "phán" như thánh nhiều kinh nghiệm nhỉ :D, mình nhớ không lầm các bạn đều chưa trải qua vai người đàn bà và người đàn ông trong gia đình :).

    Từ góc nhìn của "người trong cuộc" mình chỉ nêu ra nhìn nhận về cách nghĩ của nam và nữ trước - sau hôn nhân và vai trò đóng góp của người đàn ông trong mỗi gia đình dưới con mắt cá nhân như thế này:

    Khi quen nhau, yêu nhau: Hai người cuốn hút nhau vì sự khác biệt, cưới nhau vì "ngỡ" (trong tiềm thức) khả năng chinh phục đối phương của mình sẽ là số một :D. Nói nôm na là anh/chị nào cũng có ảo tưởng mình có thể "cải tạo/thuần hoá/dạy" đối phương theo kiểu "dạy vợ/chồng từ thuở bơ vơ mới về".

    Khi chung sống: "Có ở trong chăn mới biết chăn có rận" hay "cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" - bao thói hư tật xấu của người bạn đời phô bày ra hết, lúc đó bắt đầu có sự so sánh bla bla bla... :D.

    Nói vòng vo tam quốc vậy chung quy mình muốn nói gì? Mình muốn nói để có thể giúp phụ nữ đỡ "nhọc" việc trong nhà, để đàn ông "siêng" hơn một tẹo, cái chính là cả hai đều phải bớt đi một chút cái tôi của mình. Hai người lấy nhau không phải là 1+1=2 mà là 1+1=1 (mỗi người mất đi 1/2 chính mình).

    Còn bảo đàn ông không có đóng góp gì nhiều, không có vai trò gì mấy ngày nay là chưa chuẩn, với đàn ông, theo những quan sát hâm đơ của mình, với họ, việc chăm lo cho gia đình đầy đủ về kinh tế được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là việc chứng tỏ được người đàn ông trong vai trò là phái mạnh, thậm chí việc người phụ nữ có thể tự lập về tài chính không hẳn đã giúp họ thấy bớt sức ép trong chuyện kiếm tiền mà ngược lại, còn làm tăng thêm mặc cảm tự ti vì nghĩ mình đã không làm tròn vai trò một người đàn ông. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/15
  13. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Mời mọi người xem phim Cô Dâu 8 Tuổi để thấm thía sự bất công mà xã hội dành cho phụ nữ.

    Vài năm trước, Tùng cũng có viết một bài về phụ nữ trên Học Làm Giàu, nội dung đại khái là khẳng định phụ nữ cũng có quyền làm giàu, thành công trong sự nghiệp chứ không chỉ "mặc định" là quản gia hay osin trong gia đình. Tùng viết bài này sau khi dự hội thảo nghe ông Quách Tuấn Khanh thuyết giảng về làm giàu mà lại chê bai phụ nữ, lấy phụ nữ ra làm trò đùa này nọ. Vì cảm thấy những gì ổng nói có thể làm lệch lạc nhận thức, khiến cho việc phân biệt giới tính càng thêm nghiêm trọng nên trên đường về suy nghĩ, đến nhà liền gõ liền. Kết quả không được mấy anh lớn ủng hộ lắm, nhưng có một bạn nữ có cùng quan điểm nên đã ủng hộ, vinh danh mình. Thế là vô tình mình lọt vào danh sách thành viên được vinh danh và nhận kỷ niệm chương cùng quà tặng từ Hà Nội gửi vào.

    Tùng nghĩ quan trọng là phải nâng cao nhận thức của người phụ nữ, giúp họ nhận ra quyền lợi chính đáng của mình và đấu tranh cho nó. Điều này, Anandi trong Cô Dâu 8 Tuổi làm rất tốt, mọi người nên xem để học tập nhé!
     
  14. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Có thể chưa trải qua nhưng em quan sát và học hỏi ss Rùa ạ!
     
    4DHN and teacher.anh like this.
  15. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Hôm bữa mình có xem 1 phim.
    Cô gái mạnh mẽ luôn nhìn nhận tình yêu - tình dục một cách khoa học, có thể làm tất cả mọi thứ mà không cần đàn ông. Cô ấy không muốn kết hôn chỉ muốn xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân.
    Anh chàng thì trăng hoa, bay bướm chuyên trị tình một đêm.
    Nhưng cuối cùng cả hai đều đã thay đổi...

    Mình nghĩ ai cũng có thể sống như cô gái hay chàng trai ấy, nhưng rồi cũng sẽ có một ngày họ sẽ nhận ra điều gì đó...
     
    thanhbt and teacher.anh like this.
  16. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Nhận ra điều gì vậy bạn? Để ba chấm khó đoán quá.

    Dĩ nhiên giữa phụ nam và phụ nữ có một sự cần thiết nhau tự nhiên, không chỉ là trong những trách nhiệm chung, mà còn là trong việc bù khuyết cảm xúc.

    Tuy nhiên, đang nói vấn đề trong hoàn cảnh cụ thể là Việt Nam, rõ ràng sự thể hiện mờ nhạt và càng lúc càng ít cần thiết như các phụ nam hiện nay khiến cho phụ nữ thất vọng. Và chính sự thất vọng này là vấn đề chúng ta nên nói tới.

    Bình đẳng được nhiều người hiểu là phân công công việc hay đảm trách những công việc, vai trò như nhau hoặc giống nhau giữa nam và nữ. Điều này gây ra một sự bất cập. Dĩ nhiên. Vì nó không phù hợp với tự nhiên.

    Theo mình, bình đẳng chính phải là trao quyền và cơ hội ngang nhau cho các phái. Tại sao phụ nữ sau bộn bề công việc, họ còn phải lao động thêm ở nhà như một nghĩa vụ? Điều này khiến cho họ không có đủ thời gian để củng cố sức khỏe và kiến thức... và vì vậy họ bị tước đi một số cơ hội khả dĩ khi không có thời gian để đầu tư.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/15
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Xin hỏi bạn @teacher.anh giả sử ai đó yêu cầu bạn dừng tất cả các công việc nội trợ kiểu như: nấu ăn, làm bánh, làm kem, làm nước hoa, làm son.... để bạn có thời gian đọc sách, xem phim, đi chơi với bạn bè... thì bạn nghĩ thế nào? :Rotmat1:
     
  18. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Sao anh Tư @4DHN nỡ gạt đi niềm yêu thích của em, em là người thích đủ thứ mà. cute_smiley23cute_smiley23cute_smiley23
    E vẫn đọc sách, dịch sách, xem phim, rong chơi cà phê cà pháo nhưng em cũng thích chui vô bếp nấu ăn, làm bánh, "vơn vơn và vơn vơn" vì khi làm những việc đó em thấy vui. Khi nấu ăn cho những người thân yêu mà họ thích thú là không cần ăn em đã khoái rồi, chẳng phải hạnh phúc giản đơn thế thôi sao? 3cat1133cat1133cat113
     
    thichankem and 4DHN like this.
  19. Derby

    Derby Lớp 7

    Mình đã viết xong cái mở đề rồi nhưng có tìm thấy trang mà bạn nói là "Tôi thấy đây là một vấn đề rất thú vị nên đã chuyển thành một topic mới để thuận tiện cho việc thảo luận." đâu?
    Mình cũng rất thích 2 câu thơ trên vì ít nhất người phụ nam này còn giặt được cái áo của mình một năm một lần. Có người mấy chục năm cũng chưa từng cầm đồ dơ bỏ vào máy giặt dùm vợ một lần thì sao?
     
    4DHN thích bài này.
  20. Derby

    Derby Lớp 7

    Cứ nói đại đi bạn ơi, không trúng thì trật, lo gì? Có cái option nào khác nữa đâu??? :D
     
    vancuong7975 thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này